intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thu hoạch: Quốc phòng an ninh về dân quân tự vệ

Chia sẻ: Duong Le | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

1.279
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lực lượng dân quân tự vệ là một lực lượng rất cần thiết và không thể thiếu được trong chiến tranh nhân dân Việt Nam, dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng, không thoát ly sản xuất, công tác là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tham khảo nội dung bài thu hoạch "Quốc phòng an ninh: Dân quân tự vệ" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thu hoạch: Quốc phòng an ninh về dân quân tự vệ

  1. MỞ ĐẦU Lịch sử  dựng nước và giữ  nước dân tộc Việt Nam ta đã trải qua rất  nhiều cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ  quốc, chúng ta đã rất tự hào  với   những  vị  anh  hùng  dân tộc  như   Bà  Trưng,  Bà  Triệu,  Lê Lợi,  Quang  Trung ..., tự  hào với những chiến thắng như  chiến thắng “Gò Đống Đa”,   “Điện Biên Phủ”..., đặc biệt những thắng lợi mà chúng ta giành được trong  các cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền, chiến tranh giải phóng dân tộc  trong thời đại Hồ  Chí Minh dưới sự  lãnh đạo của Đảng đã kế  thừa và phát   triển truyền thống quân sự quốc phòng lên một bước mới. Vận dụng và phát  triển sáng tạo học thuyết Mác ­ Lênin về  chiến tranh, quân đội và quốc  phòng vào điều kiện cụ  thể  Việt Nam, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn và  sáng tạo vấn đề  tổ  chức lực lượng trong khởi nghĩa và chiến tranh cách  mạng với phương châm “vũ trang toàn dân đi đôi với xây dựng Quân đội  nhân dân”, đồng thời giải quyết tốt vấn đề  về  hậu phương chiến lược và  lực lượng đồng minh chiến lược của cách mạng. Từ những kinh nghiệm và  những bài học xương máu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, ta có thể  khẳng định rằng xây dựng nền quốc phòng toàn dân với lực lượng dân quân   tự  vệ  vững mạnh, là nhiệm vụ  chiến lược và thường xuyên lâu dài, vừa  khẩn trương cấp bách trong cục diện đất nước ngày nay, đó là nhiệm vụ  của toàn dân, toàn quân ta. Dân quân tự  vệ  là lực lượng vũ trang quần chúng, không thoát ly sản   xuất, công tác, là một bộ  phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nước   Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng   sản Việt Nam, sự  quản lý, điều hành của Chính phủ  và của Uỷ  ban Nhân   dân, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự các cấp, là một trong   những công cụ  chủ  yếu để  bảo vệ  Đảng, bảo vệ  chính quyền, bảo vệ  tính  
  2. mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước  ở  cơ  sở. Lực lượng này   được tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân, được tổ chức ở các cơ   quan Nhà nước, đơn vị  hành chính sự  nghiệp, tổ  chức kinh tế, tổ chức chính   trị ­ xã hội gọi là tự vệ. NỘI DUNG 1.  Tính  tất   yếu   phải  xây  dựng  nền  quốc   phòng  toàn  dân  và  lực  lượng dân quân tự vệ Xuất phát từ  quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng ta là luôn luôn  xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, kết   hợp chặt chẽ  phát triển kinh tế  ­ xã hội với củng cố  quốc phòng ­ an ninh   trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ  mối quan hệ  gi ữa xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc, xây  dựng Tổ  quốc luôn đi đôi với bảo vệ  Tổ  quốc Xã hội chủ  nghĩa. Vì thế  những quốc gia dân tộc khi giành đượ c chính quyền, giành đượ c độc lập   tự  do thì phải luôn chú trọng, quan tâm giải quyết mối quan hệ  này. Xây   dựng Tổ  quốc và bảo vệ  Tổ  quốc là hai vấn đề  khác nhau nhưng giữa   chúng có mối quan hệ  ch ặt chẽ, bi ện ch ứng, h ữu c ơ tác độ ng qua lại lẫn  nhau. Xây dựng Tổ qu ốc là làm cho đất nướ c từng bướ c phát triển về mọi   mặt kinh tế, chính trị  xã hội, quân sự, khoa học k ỹ  thu ật.. Tuy nhiên chỉ  xây dựng Tổ  quốc không thôi thì chưa đủ, cùng với xây dựng ta còn phải  phối kết hợp với việc b ảo vệ  T ổ  qu ốc, có như  vậy xây dựng mới có cơ  sở, nền tảng v ững ch ắc để tiế p tục phát triển và huy độ ng đượ c mọ i tiềm  năng vốn có. Bảo vệ  Tổ  quốc là để  chống lại mọi âm mưu thủ  đoạ n củ a  kẻ  thù nhằm chống phá ta về  mọi mặt, trên cơ  sở  đó bảo vệ  mọi thành  tựu xây dựng đất nướ c của mọi thế  hệ  nh ững ng ười Vi ệt Nam chúng ta.  An ninh chính trị, tr ật t ự  xã hội  ổn định là điề u kiện cho đấ t nướ c phát  triển về  mọi mặt, do đó những quốc gia đã có độ c lập chủ  quyền phải   2
  3. chăm lo đến việc xây dựng và bảo vệ. Xây dựng để  bảo vệ, bảo vệ  để  xây dựng, hai v ấn đề  đó tuy mới thoạt nghe t ưởng ch ừng hoàn toàn khác   nhau,nhưng gi ữa chúng có mối quan hệ  vô cùng mật thiết, không thể  tách  rời, luôn tác động qua lại lẫn nhau. M ối quan h ệ  h ữu c ơ đó là điều kiệ n   tiền đề để thúc đẩy đất nướ c phát triển, xây dựng Tổ quốc giàu mạ nh, xã  hội dân chủ, công bằng, văn minh. Xuất phát từ những quan điểm, tư tưởng nhận thức của Đảng ta về việc   giải quyết mối quan hệ  giữa xây dựng với bảo vệ  Tổ  quốc trong quá trình  lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng ta luôn luôn cho rằng xây dựng và bảo  vệ  có một mối quan hệ  luôn luôn đi đôi trong suốt quá trình lãnh đạo cách   mạng. Bản chất âm mưu của kẻ thù không thay đổi là xoá bỏ chế độ Xã hội   chủ  nghĩa, do đó xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc là quy luật phổ  biến của các   nước đi lên chủ nghĩa xã hội, quan điểm của Đảng ta phù hợp với lí luận của   chủ nghĩa Mác­Lê nin. Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ, nó vẫn và luôn  luôn là quy luật phổ  biến của cách mạng Xã hội chủ  nghĩa. Trong suốt quá  trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng giải quyết tốt mối quan hệ  này. Xuất phát từ thực tiễn của địa hình, của vị trí địa lí, chính trị, quân sự của  Việt Nam trong khu vực. Việt Nam có địa hình: chiều dài lớn, chiều rộng   hẹp, có đường bờ  biển dài trên 3200 km,có nhiều đảo và quần đảo, có vị  trí  rất quan trọng ở khu vực Đông Dương. Việt Nam là nước đầu tiên trong khu  vực đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở  Đông Nam Á đã và đang giương cao ngọn cờ  đấu tranh giải phóng dân tộc,   giành độc lập tự  do cho Tổ  quốc, đòi toàn vẹn lãnh thổ  trước các cường đế  quốc lớn; đồng thời cũng đã giành được nhiều thắng lợi to lớn và vang dội,  gây được uy tín lớn trên trường quốc tế, điều đó làm cho kẻ thù vô cùng tức  tối và càng làm cho chúng chống phá ta quyết liệt hơn. 3
  4. Xuất phát từ đặc điểm, tình hình thực tiễn của đất nước ta hiện nay, đặc  biệt là từ  những năm đổi mới, chúng ta đã thu được những kết quả  to lớn   trong nhiều lĩnh vực song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó kẻ  thù  cấu kết với nhau triệt để lợi dụng những khó khăn và tìm mọi cách để chống   phá, thôn tính Việt Nam. Nước ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời   kỳ hoà bình, đang thực hiện những đường lối của Đảng về phát triển kinh tế  ­ xã hội sau những năm đổi mới, đẩy lùi lạm phát, đưa kinh tế  nhanh chóng  phát triển, trật tự an ninh được giữ  vững. Nhân dân tin tưởng vào đường lối   lãnh đạo của Đảng, phấn khởi hăng hái khắc phục những khó khăn chống tệ  nạn xã hội. Bên cạnh đó ta còn vấp phải một số  khó khăn như  nền kinh tế  còn mất cân đối về  cơ  cấu, tệ  nạn xã hội còn nhiều do đó an ninh chính trị  chưa thật vững chắc. Sau sự  sụp đổ  của Liên Xô và các nước xã hội chủ  nghĩa ở Đông Âu, Việt Nam vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa   mà Bác và Đảng ta đã chọn. Việc kiên định với mục tiêu, con đường đã chọn   của Đảng và nhân dân ta càng làm cho kẻ  thù chống phá ta quyết liệt hơn.  Chúng thông qua những hoạt động diễn biến hoà bình để  thực hiện xoá bỏ  chủ nghĩa xã hội  ở Việt Nam, triệt tiêu sự  lãnh đạo của Đảng ta. Chúng tiếp  tục chống phá về  chính trị, tư  tưởng, văn hoá, kích động đấu tranh đòi đa  nguyên chính trị, đa đảng đối lập; chúng chống phá trên lĩnh vực kinh tế, gây  rối loạn về  chính trị; chúng lợi dụng vấn đề  tôn giáo, vấn đề  dân tộc để  chống Việt Nam; chúng móc nối sử dụng bọn phản động tay sai trong chế độ  cũ, vô hiệu hoá sức mạnh lực lượng vũ trang của ta. Xuất phát từ  kinh nghiệm trong lịch sử truyền thống dựng nước và giữ  nước của dân tộc, xây dựng đất nước vững mạnh luôn luôn làm cơ  sở  cho  việc bảo vệ  Tổ quốc. Thực hiện việc kết hợp xây dựng kinh tế  để  củng cố  quốc phòng. Truyền thống động viên sức người, sức của tạo nên sức mạnh  tổng hợp to lớn trước những tình huống khi chiến tranh xâm lược xảy ra. 4
  5. Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, ta có thể rút ra kết luận vấn đề   xây dựng một nền quốc phòng toàn dân với lực lượng dân quân tự  vệ  vững   mạnh của nước ta trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng và cần   thiết. 1. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của l ực l ượ ng dân quân tự vệ Lực lượ ng dân quân tự  vệ  là lực lượ ng chiến lượ c của “chi ến tranh   nhân dân” Việt Nam, là công cụ  bạo lực và là một trong những l ực l ượng   chuyên chính của chính quyền nhân dân  ở  cơ  sở, là một bộ  phận của lực  lượ ng vũ trang nhân dân, là một trong nh ững công cụ  chủ  yếu để  bảo vệ  Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân củ a   đất nướ c, đồng thời lực lượ ng dân quân tự  vệ  cũng l à nòng cốt cho phong  trào toàn dân đánh giặc ở địa phương. Theo đường lối quân sự của Đảng ta, lực lượng vũ trang nhân dân gồm 3   thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Từ trước tới   nay, dân quân tự  vệ  luôn luôn giữ  vai trò quan trọng trong chiến tranh nhân  dân. Nói đến chiến tranh nhân dân nhất thiết phải nói đến lực lượng dân quân  tự vệ. Vì vậy, việc nhận thức vai trò của dân quân tự vệ là rất quan trọng. Trong chiến tranh lực lượng dân quân tự  vệ  luôn là lực lượng đi đầu  trong công tác bảo vệ trật tự an ninh tại hậu phương đồng thời cũng tham gia   chiến đấu hiệu quả mỗi khi cần thiết. Dân quân tự  vệ  còn có vai trò là lực lượng chủ  yếu để  tiến hành chiến  tranh du kích  ở  vùng sau lưng địch và để  bảo vệ  hậu phương rộng lớn của ta   trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống  Pháp, dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang đông đảo nhất, lại không thoát ly sản  xuất mà luôn luôn bám đất, bám dân để giữ làng, chống địch càn quét khủng bố,  làm thất bại âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh  người Việt” của chúng. Dân quân tự vệ đảm nhiệm việc trừ gian tiễu phỉ, tiêu  5
  6. hao và tiêu diệt sinh lực địch, đánh vào hậu phương của chúng... Dân quân tự vệ  với những vũ khí thô sơ như giáo mác, gậy gộc, súng đạn... tự chế cũng đã tìm   cách đánh giặc rất tài tình khiến cho địch ăn không ngon, ngủ  không yên. Dân  quân tự vệ còn là lực lượng nòng cốt động viên tổ  chức và rèn luyện toàn dân  tham gia giết giặc. Dân quân tự vệ giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo  vệ hậu phương của ta. Lực lượng dân quân tự vệ là một khái niệm mới có trong mấy chục năm  gần đây tuy nhiên về  bản chất lực lượng này đã luôn luôn tồn tại trong thế  trận chiến tranh nhân dân của ta từ rất lâu rồi. Từ  thời phong kiến trong các   cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân ta  đã biết lập thế  trận  “vườn không nhà trống” với thế trận này người dân tuy không trực tiếp đánh  phá quân địch nhưng cũng đã làm cho chúng không thể  cướp phá lương thực  làm suy yếu một phần sức mạnh của chúng. Có thể nói nhờ có lực lượng tại   chỗ  này mà vó ngựa quân Nguyên Mông không thể  đạp gẫy được một ngọn  cỏ nào của nước ta. Cho đến những cuộc chiến tranh hiện đại với các nước đế quốc gần đây  một lần nữa lực lượng dân quân tự vệ lại đóng góp một phần vào thắng lợi vẻ  vang của nhân dân ta trước những cường quốc quân sự  nhất nhì thế  giới.   Thậm chí dân quân tự  vệ  đã bắn rơi được máy bay Mỹ  chỉ  với những vũ khí  đơn giản như súng 12.7 ly, hay các loại pháo hạng nhẹ. Vai trò chiến đấu của   lực lượng dân quân tự vệ thậm chí đã trở thành thành ngữ  “giặc đến nhà đàn   bà cũng đánh”. Dân quân tự vệ là công cụ chuyên chính chủ yếu của chính quyền nhân  dân  ở  cơ sở  để  thực hiện chuyên chính đối với thù trong giặc ngoài bảo vệ  lợi ích dân tộc và lợi ích của nhân dân. Trong quá trình đấu tranh vũ trang   cách mạng, dân quân tự  vệ  tỏ  ra rất mực trung thành với dân tộc, với nhân  dân lao động. Dân quân tự  vệ  đóng vai trò hậu thuẫn tin cậy của nông dân   6
  7. lao động trong cuộc đấu tranh nhằm thực hiện cuộc cách mạng dân chủ,  trong cuộc vận động giảm tô, giảm tức cải cách ruộng đất. Dân quân tự vệ  cùng công an nhân dân ra sức giữ  gìn trật tự  xóm làng yên vui trấn áp bọn   phản động. Vì vậy, dân quân tự vệ đã được nhân dân ta hết lòng tin yêu giúp   đỡ, nhờ đó mà không ngừng phát triển vững mạnh. Trong lao động sản xuất lực lượng dân quân tự  vệ  lại là lực lượng   chủ  yếu làm ra của cải vật chất cho xã hội trên đồng ruộng cũng như  là  trong các nhà máy xí nghiệp. Như ta đã biết dân quân được tổ chức ở các phường, xã, thị trấn, tự vệ  được tổ chức trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị  hành chính sự nghiệp, tổ  chức kinh tế, tổ  chức chính trị  ­ xã hội, ngoài nhiệm vụ  giữ  gìn an ninh  ở  địa phương ra thì công việc hàng ngày và cũng là nhiệm vụ  chính của họ  chính là lao động sản xuất. Theo pháp lệnh về dân quân tự vệ thì lực lượng  dân quân tự  vệ  có độ  tuổi từ  18 đến 45 đối với nam và 18 đến 40 đối với   nữ  do đó lực lượng dân quân tự  vệ  là lực lượng đang trong độ  tuổi lao   động nhiệt tình và sáng tạo nhất của cuộc  đời và vì vậy lực lượng dân  quân tự vệ đóng vai trò rất quan trọng trong lao động sản xuất. Tóm lại, trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, lực lượng dân quân tự vệ  giữ một vai  trò chiến lược hết sức quan trọng. Khẳng định vai trò chiến lược   của dân quân tự  vệ, không phải chúng ta chỉ  căn cứ  vào những thắng lợi mà  dân quân tự  vệ  đã giành được trong thực tiễn chiến tranh  ở  cả hai miền mà   chính là chúng ta đã xuất phát từ đường lối quân sự  mác­xít của Đảng ta, từ  bản chất của chiến tranh nhân dân, xuất phát từ  đặc điểm của chiến tranh   nhân dân ở nước ta. Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ Lực lượng dân quân tự vệ có các nhiệm vụ sau: 7
  8. 1. Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao lực lượng địch,  làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc, bảo vệ địa phương, cơ sở; 2. Phối hợp với công an, bộ  đội biên phòng, bộ  đội thường trực và các   đoàn thể  nhân dân giữ  vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự  an   toàn xã hội; bảo vệ  các công trình quốc phòng, các kho vũ khí trang bị  kỹ  thuật, phát hiện và thu giữ  các loại vũ khí trang bị  quân sự  tồn giữ  bất hợp   pháp ở địa phương, tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; 3. Bổ  sung cho quân đội, phối hợp với quân đội chiến đấu, phục vụ  chiến đấu, phục vụ tiền tuyến; 4. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối,  chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, xung kích trong lao   động sản xuất, bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai,  địch họa và các sự cố nghiêm trọng khác. Với nhiệm vụ đó, công tác dân quân tự  vệ hiện nay cần được triển khai   toàn diện, có chiều sâu, gắn kết chặt chẽ với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn  diện, cũng như xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội của địa phương,   đặc biệt, trong thời kì mới, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước  có sự phát triển với yêu cầu ngày càng cao, nên đồi hỏi công tác dân quân tự vệ  phải có sự đổi mới hơn nữa, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ngang tầm nhiệm   vụ trên. 2. Phươ ng hướ ng xây dựng lực lượ ng dân quân tự  vệ  trong giai   đoạn hiện nay Lực lượng dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt giữ gìn an ninh trật tự tại  các đoàn thể  cơ  sở  địa phương, đồng thời cũng là lực lượng hùng hậu trong  công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, vì vậy xây dựng lực lượng dân  quân tự  vệ  trong giai đoạn hiện nay không chỉ  là đơn thuần xây dựng lực  8
  9. lượng này theo khía cạnh quân sự chính trị mà còn phải áp dụng những tiến bộ  của khoa học kỹ thuật để hoạt động xây dựng đất nước của dân quân tự vệ có   hiệu quả hơn. Định hướng chung của Đảng ta về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ  là tạo sự ổn định và hợp lý về số lượng, nâng cao về chất lượng, xây dựng   lực lượng dân quân tự  vệ  một cách có tổ  chức và quy mô phù hợp với yêu   cầu, nhiệm vụ, đặc điểm dân tộc, tôn giáo điều kiện địa lý và nhiệm vụ  quốc phòng an ninh của từng địa phương và sự  chuyển đổi về  cơ  chế  kinh  tế trong giai đoạn hiện nay. Định hướng cụ  thể  về  xây dựng lực lượng dân quân tự  vệ  được thể  hiện theo 4 điểm sau: 1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả  công tác giáo dục quốc phòng, tạo  chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ các  cấp và của lực lượng dân quân tự  vệ  đối với nhiệm vụ  xây dựng nền quốc   phòng toàn dân vững mạnh, đáp  ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc   Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống. Phải giáo dục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chủ  trương, chính sách của Nhà nước về  xây dựng nền quốc phòng toàn dân cho   cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành và thế hệ trẻ. Kết hợp giáo dục tập trung   ở các lớp với giáo dục thường xuyên bằng nhiều hình thức, làm cho mọi cán  bộ, đảng viên  ở  tất cả  các cấp, phải ngành và nhân dân có nhận thức đúng   đắn và đầy đủ về việc xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân. Kết hợp  quốc phòng ­ an ninh với kinh tế, phối hợp chặt chẽ  các hoạt động quốc  phòng, an ninh và đối ngoại; thấy rõ những âm mưu, thủ đoạn chống phá của  các thế lực thù địch. Từ đó nâng cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa xã hội, đề  cao ý thức cảnh giác cách mạng, xác định rõ trách nhiệm, trước hết là của đội   ngũ cán bộ. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng thuộc trách nhiệm của mỗi   9
  10. người, mỗi tổ chức, kiên quyết đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến  hòa bình" bạo loạn lật đổ  của các thế  lực thù địch, bảo vệ  vững chắc độc   lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia. 2. Đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an  ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế  ­ xã hội với củng cố  quốc  phòng ­ an ninh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất  nước: Tăng cường xây dựng tỉnh, thành phố  thành khu vực phòng thủ  vững  chắc, làm nền tảng của thế  trận quốc phòng toàn dân, thế  trận an ninh nhân  dân, coi trọng xây dựng cơ  sở  vững mạnh toàn diện. Tập trung chỉ  đạo xây  dựng thế  trận quốc phòng, an ninh, đặc biệt là ở tuyến biên giới, đảo và các  địa bàn trọng điểm ở nội địa. Nắm chắc tình hình, chủ động phát hịên và đối  phó có hiệu quả với những âm mưu, thủ đoạn phá hoại của địch, không để bị  bất ngờ trong mọi tình huống. Giải quyết tốt tình hình an ninh ở cơ sở, các vụ  khiếu kiện, tố cáo và mâu thuẫn trong nội bộ, nhất là những điểm nóng; xử lý   kịp thời và có hiệu quả các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để  chia rẽ đoàn kết dân tộc, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa. Các Bộ, ngành, địa phương cần nắm vững và tổ chức thực hiện có hiệu   quả việc kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh.  Bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch A, triển khai xây dựng cụ thể kế hoạch B của   các ngành, các cấp, trước hết là đối với các Bộ, ngành Trung ương. Các cấp,   các ngành, các địa phương phải thể  hiện rõ sự  kết hợp chặt chẽ  giữa phát  triển kinh tế với quốc phòng trong xây dựng và thực hiện các dự án dài hạn,  ngắn hạn, các dự  án liên doanh, các khu công nghiệp, khu chế  xuất, trong   điều chỉnh bố  trí dân cư, xây dựng củng cố  bến cảng, sân bay, đường giao   thông thủy, bộ, chú trọng phát triển giao thông nông thôn, vùng núi, vùng sâu,  vùng xa. Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế ­ quốc phòng trên từng địa   10
  11. bàn cụ  thể. Kết hợp thực hiện tốt các chính sách xã hội với chính sách hậu   phương quân đội. Coi trọng xây dựng tiềm lực và nguồn bảo đảm để  đáp  ứng nhu cầu quốc phòng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. 3. Xây dựng, nâng cao sức mạnh tổng hợp, tạo bước phát triển mới về  chất   lượng   và   sức   mạnh   chiến   đấu   của   lực   lượng   dân   quân   tự   vệ   địa   phương: Các Bộ, ngành và các địa phương phải chăm lo xây dựng để nâng cao sức  mạnh chiến đấu toàn diện. Xây dựng cơ quan quân sự địa phương, cơ quan và  cán bộ  chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng  ở  các Bộ, ngành với  chất lượng tốt, đủ  sức làm tham mưu cho lãnh đạo, chỉ  huy thực hiện công  tác quốc phòng trong thời kỳ mới. Xây dựng bộ  đội địa phương đủ  số  lượng, có chất lượng. Tổ  chức  huấn luyện cho từng đối tượng theo đúng nội dung chương trình quy định   sát với tình hình nhiệm vụ  địa bàn hoạt động, phù hợp với sở  trường cách  đánh của từng lực lượng. Nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng Dân quân tự  vệ  theo quy   định của pháp lệnh về  Dân quân tự  vệ, nhất là chất lượng về  chính trị. Duy  trì số  lượng, quy mô tổ  chức và phương thức hoạt động phù hợp với từng  vùng, từng địa phương. Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, huấn luyện   quân sự  để  bảo vệ  an ninh chính trị, trật tự  an toàn xã hội, thực sự  là lực  lượng nòng cốt xung kích trong phòng, chống thiên tai ở cơ sở. Duy trì huấn luyện và quản lý chặt chẽ lực lượng dự bị động viên, quân  nhân dự  bị  và phương tiện kỹ  thuật. Xây dựng đội ngũ sĩ quan dự  bị, đảm   bảo đủ  số  lượng và chất lượng. Thực hiện nghiêm túc kế  hoạch động viên,  huấn luyện diễn tập từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ sĩ quan dự  bị và các đơn vị dự bị động viên. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn, gọi công  11
  12. dân nhập ngũ và công tác tuyển sinh quân sự hàng năm, có chính sách ưu tiên  đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Tổ chức sơ kết việc thực hiện Pháp lệnh về Dân quân tự vệ, Pháp lệnh  về  Lực lượng dự  bị  động viên, rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định   phương hướng, biện pháp lãnh đạo, chỉ  đạo, tổ  chức thực hiện. Trong năm  2001, tổ  chức sơ  kết 5 năm thực hiện hai pháp lệnh trên  ở  cấp quân khu và   trong toàn quốc. 4. Từng bước hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công   tác quốc phòng và tăng cường quản lý nhà nước về công tác quốc phòng. Bộ  Quốc phòng cần phối hợp chặt chẽ  với các Bộ, ngành, các cơ  quan   liên quan giúp Chính phủ nghiên cứu soạn thảo mới, bổ sung, sửa đổi các văn  bản về  công tác quốc phòng  ở  các Bộ, cơ  quan ngang Bộ, cơ  quan thuộc  Chính phủ và địa phương cho phù hợp với tình hình mới. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác quốc phòng ở  các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp của Chính phủ  và chỉ  đạo của Bộ  Quốc phòng. Thực hiện tốt cơ  chế  "Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành,  cơ   quan   quân   sự   làm   tham   mưu"   đã   được   xác   định   trong   Nghị   quyết   số  02/BTC ngày 30 tháng 7 năm 1987 của Bộ Chính trị. Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của  mình cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ  quốc phòng, kịp thời chấn chỉnh, xử  lý các vi phạm theo quy định của pháp   luật. Các Bộ  trưởng, Thủ  trưởng cơ  quan ngang Bộ, Thủ  trưởng  cơ  quan   thuộc Chính phủ, Chủ  tịch  ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố  trực thuộc  Trung ương phải có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện nghiêm túc ở  cấp   tỉnh. Hàng năm, báo cáo kết quả  thực  hiện công tác quốc phòng lên Thủ  12
  13. tướng Chính phủ  (qua Bộ  Quốc phòng, thời gian theo quy định của Bộ  quốc  phòng). Trong khi đó công cuộc đổi mới  ở  nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng  đã và đang tạo ra những biến đổi to lớn và phát triển toàn diện về  kinh tế,   chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước. Xuất phát từ  những nhiệm vụ  trên  của lực lượng dân quân tự vệ chúng ta phải xây dựng lực lượng dân quân tự  vệ  trở  thành một lực lượng kiên định vững vàng về  chính trị, hoạt động có  hiệu quả, thực sự là lực lượng nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, công cụ chủ  yếu bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân ở cơ sở trở thành một nhiệm vụ  cấp bách trong toàn Đảng toàn dân.  ­ Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ có phẩm chất chính trị vững vàng.  Dân quân tự vệ  là lực lượng vũ trang quần chúng, một bộ  phận của lực  lượng vũ trang cách mạng do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo, cho nên tất yếu nó   phải mang bản chất giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân thể hiện   trong dân quân tự vệ trước hết ở sự giác ngộ chủ nghĩa Mác­ Lênin, tư tưởng   Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng ta, kiên định mục tiêu, lý tưởng   phấn đấu cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng  xã hội chủ nghĩa do Đảng,  Bác Hồ và nhân dân ta đã sáng suốt lựa chọn; ở sự kiên định bảo vệ thành quả  đấu tranh cách mạng đã giành được, cùng toàn Đảng toàn dân và toàn quân  tiếp tục giành thắng lợi trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. ­ Dân quân tự  vệ  phải quán triệt những quan điểm cơ  bản và tư  tưởng  chỉ  đạo của Đảng ta về  nhiệm vụ  quốc phòng, bảo vệ  Tổ  quốc trong tình  hình mới. Ngày nay, nhiệm vụ  xây dựng đất nước và phát triển kinh tế  là trọng  tâm,  nhưng   củng   cố   quốc   phòng,  an   ninh  là   vô   cùng   quan   trọng.  Các   địa   phương, các ngành kinh tế  không những phải hoàn thành nhiệm vụ  kinh tế  dân sinh mà còn có nhiệm vụ  thực hiện kế  hoạch phòng thủ  đất nước. Các  13
  14. thành viên của lực lượng dân quân tự  vệ  là những người trực tiếp lao động  sản xuất, công tác ở các địa phương, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp. Đồng thời  họ  là một bộ  phận của lực lượng vũ trang nhân dân, là một trong những lực  lượng nòng cốt của khu vực phòng thủ  tỉnh, thành, huyện, quận và của nền   quốc phòng toàn dân, của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.  Ở cương vị của mình,  mỗi cán bộ, chiến sĩ dân quân tự  vệ  đang trực tiếp thực hiện hai nhiệm vụ  chiến lược: họ vừa trực tiếp lao động sản xuất để  xây dựng, phát triển kinh   tế  xã hội, vừa là thành viên hoạt động trong một bộ  phận của lực lượng vũ  trang nhân dân, trực tiếp bảo vệ  sự nghiệp xây dựng chủ  nghĩa xã hội  ở cơ  sở. Do vậy dân quân tự vệ phải quán triệt quan điểm của Đảng ta về kết hợp   quốc phòng, an ninh với kinh tế, để dân quân tự vệ  vừa thực hiện tốt nhiệm  vụ quân sự, tích cực tham gia công tác giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn  xã hội, vừa phát huy tốt vai trò nòng cốt trong sản xuất ở cơ sở; phải tỉnh táo,   cảnh giác và nhạy cảm chính trị, có nhận thức đúng đắn trước những diễn  biến phức tạp của tình hình, trước những âm mưu thủ  đoạn của các thế  lực   thù địch.  Mỗi thành viên dân quân tự  vệ  phải luôn nêu cao quan điểm độc  lập tự chủ, tự lực tự cường, quan điểm quốc phòng toàn dân và chiến tranh  nhân dân của Đảng để  trong mọi hoàn cảnh, kể  cả  khi địa phương có biến   động hoặc khi có chiến tranh. Nhận thức của dân quân tự  vệ  về  nhiệm vụ  quốc phòng, bảo vệ  Tổ  quốc phải được thể hiện bằng hành động, thành quyết tâm thực hiện nhiệm  vụ  chính trị, tích cực hoạt động tham gia bảo vệ  địa phương cơ  sở; tuần tra   canh gác, phối hợp với các lực lượng vũ trang khác trên địa bàn để  truy quét  tội phạm hình sự, phát hiện, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu diễn biến  hoà bình, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; ngăn chặn các vụ vượt  biên, vây bắt truy quét gián điệp, biệt kích xâm nhập, góp phần bảo vệ  an  ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. 14
  15. Mỗi thành viên của dân quân tự  vệ  phải quán triệt sâu sắc mục tiêu,  chức năng và nhiệm vụ  của dân quân tự  vệ. Vì  ở  đó phản ánh những kinh   nghiệm chỉ  đạo xây dựng và hoạt động của dân quân tự  vệ  trong quá trình  đấu tranh cách mạng, đấu tranh vũ trang dưới sự  lãnh đạo của Đảng; nó cụ  thể  hoá đường lối quân sự  của Đảng về  xây dựng lực lượng vũ trang quần   chúng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.  ­ Tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ phải tuân theo đường lối xây   dựng và tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng. Lực lượng dân quân tự vệ là lực lượng do Đảng tổ chức và lãnh đạo, do  đó tổ  chức và hoạt động của dân quân tự  vệ  phải tuân theo đường lối xây  dựng và tổ  chức lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng. Quan điểm rất cơ  bản của Đảng ta trong đường lối xây dựng lực lượng cách mạng là: để  tiến  hành chiến tranh nhân dân, nhất thiết phải động viên toàn dân. Đây là sự vận  dụng sáng tạo quan điểm cách mạng của chủ nghĩa Mác ­ Lênin luôn coi cách  mạng là sự  nghiệp của quần chúng, coi bạo lực cách mạng là bạo lực của  quần chúng. Phải phát động và tổ chức lực lượng của toàn dân, của cả nước   đánh giặc, không những có lực lượng vũ trang đánh địch mà nhân dân cả nước   cùng tham gia đánh giặc bằng mọi phương thức thích hợp. Việc tiến hành xây   dựng lực lượng, động viên toàn dân phải dựa trên cơ sở  xây dựng lực lượng   chính trị rộng rãi của quần chúng đồng thời phải xây dựng lực lượng vũ trang  nhân dân, gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự  vệ, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Đây là hình thức thích hợp nhất để  động viên và tổ  chức toàn dân đánh giặc, vừa có lực lượng cơ  động vừa có   lực lượng tại chỗ.  Tổ  chức dân quân tự  vệ  phải được xây dựng vững mạnh và rộng khắp  trong mọi hoàn cảnh cả thời bình và thời chiến. Nó phản ánh phong trào cách  mạng của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bảo vệ sự nghiệp của nhân dân tại   15
  16. cơ sở. Tính vững mạnh và rộng khắp của dân quân tự vệ phải dựa trên cơ sở  xây   dựng   lực   lượng   chính   trị   quần   chúng,   kết   hợp   giữa   nghĩa   vụ   và   tự  nguyện. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay nước ta đang tiến hành sự nghiệp  đổi mới, xây dựng nền kinh tế  nhiều thành phần, vận động theo cơ  chế  thị  trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và mở  rộng quan hệ hợp tác tế với các nước trên thế giới, thì việc xây dựng tổ chức  dân quân tự  vệ  trong các thành phần kinh tế  đang là một đòi hỏi khách quan  của sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ  Tổ quốc. Khi cơ  cấu nền kinh tế tồn tại   nhiều thành phần, thì mọi thành phần kinh tế  đều có quyền lợi, nghĩa vụ  và  trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ  Tổ quốc. Do đó, tổ  chức  dân quân tự vệ không thể chỉ do địa phương hoặc chỉ do thành phần nhà nước   tiến hành, mà nó còn phải được tổ  chức trong tất cả các thành phần kinh tế.   Trong tình hình hiện nay, bên cạnh những bạn bè quan hệ  với ta vẫn còn  những lực lượng thù địch chống đối ta, lợi dụng thời cơ  này để  thực hiện  những mưu đồ chính trị. Tình hình này đòi hỏi chúng ta luôn giữ vững nguyên   tắc, đồng thời phải linh hoạt, mềm dẻo trong xử lý các tình huống. Điều đó  đòi hỏi trong hoà bình quốc phòng an ninh, càng phải vững mạnh. Sức mạnh   quốc phòng phải thể hiện ngay trong thời bình, trong xây dựng, luôn sẵn sàng  xử lý thắng lợi trong mọi tình huống. Việc tổ chức lực lượng dân quân tự vệ  vững mạnh và rộng khắp trên tất cả các địa bàn, trong tất cả các thành phần   kinh tế  là tạo ra lực lượng tại chỗ  đủ  sức giải quyết thắng lợi tình hình khi   có tình huống "diễn biến hoà bình", vũ trang gây bạo loạn và các tình huống  khác. Sự vững mạnh và rộng khắp của lực lượng dân quân tự vệ là một nhân   tố tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân. 16
  17. KẾT LUẬN 1. Sự cần thiết của lực lượng dân quân tự vệ Lực lượng dân quân tự  vệ  là một lực lượng rất cần thiết và không thể  thiếu được trong chiến tranh nhân dân Việt Nam. Trong thời bình lực lượng dân quân tự vệ là lực lượng chính tham gia lao  động làm ra phần lớn của cải vật chất cho xã hội, đồng thời dân quân tự  vệ  hoạt động tích cực cũng có thể  đẩy lùi được các tệ  nạn xã hội như  làm cho  các đoàn thể  cơ  sở   ở  điạ  phương trở  nên vững mạnh hơn từ  đó mới có thể  thực hiện tốt các chỉ thị của trung ương góp phần xây dựng chính quyền trung   ương ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng. Trong thời chiến lực lượng dân quân tự vệ chính là lực lượng đảm bảo cho   hậu phương vững chắc đồng thời chi viện sức người sức của cho tiền tuyến thân  yêu. Có thể nói lực lượng dân quân tự vệ là một trong những thế mạnh c ủa   chúng ta các nước khác ví dụ  như  Nam Tư  đã rất thiếu sót khi không chú  trọng phát triển lực lượng này. Trong chiến tranh Nam T ư, Nam T ư đã bắn  rơi đượ c máy bay tàng hình F117A của Mỹ nh ưng đáng tiếc là họ lại không   bắt sống được tên phi công nhảy dù ra từ  chiếc máy bay này, nếu điều này  xảy ra tại Việt Nam thì chắc chắn tên phi công này sẽ bị các lực lượng dân  quân tự vệ của ta tóm gọn. 2. Suy nghĩ của bản thân Truyền thống dựng nước và xây dựng đất nước ta từ nghìn đời nay đã để lại   cho chúng ta rất nhiều bài học quý giá, điều đó càng được thể  hiện rõ qua các  cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Qua đó chúng ta cũng thấy được lịch sử  vẻ vang hào hùng đánh giặc giữ nước của ông cha ta. Thế hệ trẻ ngày nay muốn  đưa đất nước đi lên con đường công nhiệp hoá hiện đại hoá đất nước và vững  17
  18. bước tiến vào thế kỷ 21 phải kế thừa truyền thống lịch sử hào hùng của ông cha  ta thủa trước, lấy đó làm nền móng vững chắc để xây dựng đất nước Việt Nam   vững mạnh. Thế hệ trẻ ngày nay không chỉ cố gắng học tập tốt trên mọi lĩnh vực mà   còn phải biết giữ  gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phải biết chân trọng những  thành quả đấu tranh giữ nước của các thế hệ đi trước. Đã có bao nhiêu người  nằm xuống để  cho chúng ta có được sống yên bình ngày hôm nay, chúng ta  ngày nay phải biết trân trọng những thế  hệ  đi trước, phải có ý thức trách  nhiệm trước vận mệnh của đất nước. Chúng ta ngày nay không chỉ  học để  biết, để  tự  hào, để  hãnh diện mà là để  hành động đóng góp một phần công  sức dẫu nhỏ bé cho sự  nghiệp xây dựng và bảo vệ  Tổ  quốc, cố  gắng nhiều   hơn nữa để xứng đáng là những công dân có ích cho đất nước. Lực lượng dân quân tự vệ của ta đã được xây dựng, quản lý mấy chục   năm nay theo những chính sách rất hợp lý của Nhà nước có thể  nói là hoàn  chỉnh tuy nhiên tôi cũng đưa ra ý kiến chủ quan của bản thân mình hy vọng  rằng nó có thể giúp ích cho việc cải tiến về tổ chức của l ực l ượng này. Lực   lượng dân quân tự  vệ  của ta được huấn luyện về  chính trị  và quân sự  tập  chung mỗi năm một lần. Trong tình hình hiện nay các thế  lực phản động   thường xuyên sử  dụng những thủ  đoạn diễn biến hoà bình lôi kéo, lừa gạt  nhân dân ta điển hình là sự  kiện một số  đồng bào Tây Nguyên vượt biên  sang Campuchia vừa qua vì vậy theo ý kiến tôi việc huấn luyện lực lượng  dân quân tự vệ là rất cần thiết đặc biệt là huấn luyện tư tưởng chính trị cho   lực lượng này, đặc biệt chú trọng  ở  các địa bàn biên giới, các vùng quê hẻo  lánh bởi vì đó chính là những nơi mà kẻ thù thường xuyên lợi dụng trình độ  dân trí thấp của người dân để  thực hiện những hành động phá hoại cách  mạng. 18
  19. Sau khi được trang bị một số chuyên đề  Quốc phòng ­ An ninh, tôi thấy   rằng nghiên cứu  kỹ  thuật quân sự  là một vấn  đề  không  đơn giản, ngoài  những kiến thức được các thầy truyền đạt rất cô đọng và súc tích mang tính   khoa học cao, mang lại vào cho chúng tôi một lý tưởng cách mạng sâu sắc,  một tinh thần yêu nước nồng nàn. Đó chính là sự thành công của môn học tuy  còn mới nhưng đã đem lại hiệu quả vô cùng to lớn.  19
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ  Quốc phòng, Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến  chống Mỹ cứu nước (1954 ­1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006. 2. Bộ Quốc phòng, Giáo trình giáo dục quốc phòng (Tài liệu bổ trợ) dùng  cho đối tượng 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần  thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011. 4. Học viện Chính trị  Quân sự, Đổi mới giáo dục quốc phòng trong hệ  thống giáo dục quốc gia, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002. 5. Luật Nghĩa vụ quân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. 6. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý luận  chính trị khối kiến thức hai, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt   Nam tập 7, Hà Nội, 2014. 7. Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử  Quân sự  Việt Nam, Lịch sử  Quân sự  Việt Nam tập 14, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2