intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuyết trình Quản trị hệ thống thông tin

Chia sẻ: Hồ Hoàng Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:72

384
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quyển In the Age of the Smart Machine: The Future of Work and Power, Shoshana Zuboff đã nghiên cứu những ảnh hưởng đến dữ liệu của một hệ thống máy tính mới với sự bảo hiểm tự động đòi hỏi quá trình xử lý. Trước đó, việc xử lý của những thư kí đòi hỏi phải làm bằng tay sử dụng giấy, viết, và sổ cái. Sau khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin thì những người thư kí chỉ sử dụng bàn phím máy tính, điện thoại khi họ cần liên lạc với khách hàng để xác nhận thông tin....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuyết trình Quản trị hệ thống thông tin

  1. Chương 4: IT và thiết kế công việc BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ HỆ THỐNG THÔNG TIN DANH SÁCH NHÓM THUYẾT TRÌNH: Lưu Thị Thùy Trang K064061098 Lương Thị Hồng Ngân K064061039 Nguyễn Văn Tuyên K064061109 Vũ Thị Thùy Dương K064060982 Trương Huy Tùng K064061106 Nguyễn Khánh Hòa K064061002 Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh K064061066 Lê Ngọc Trúc Huỳnh K064061010 Hồ Ái Nhân K064061047 Lương Thị Thùy Dương K064060981 Vũ Thúy Hằng K064060994 Trang 1
  2. Chương 4: IT và thiết kế công việc Mục lục Chương 4: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC .......................... 1 KHUNG THIẾT KẾ CÔNG VIỆC ................................................................................... 3 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THAY ĐỔI BẢN CHẤT CÔNG VIỆC NHƯ THẾ NÀO? ........................................................................................................................................... 4 Thay đổi phương pháp làm việc ................................................................................ 6 Thay đổi chuẩn mực liên lạc ...................................................................................... 8 Thay đổi cách ra quyết định của tổ chức và việc xử lý thông tin ........................... 8 Thay đổi sự cộng tác ................................................................................................. 10 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÃ THAY ĐỔI NƠI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO? ..... 14 Bài 1: Thanh toán di động – Một xu hướng mới ............................................................ 29 Bài 2: Intel tăng cường khả năng cá nhân hóa và di động hóa Internet .................. 34 Bài 3: Làm việc từ xa .................................................................................................... 38 Bài 4: Nên hay không nên cho nhân viên làm việc tại nhà...??? Khi một nhân viên đặt ra câu hỏi:“Tôi có thể làm việc tại nhà được không?”, liệu công ty của bạn đã có quy định sẵn để trả lời cho câu hỏi chưa? Làm việc tại nhà còn là một vấn đề khá mới mẻ hiện nay. .......................................................................................................................... 39 Bài 5: Bảy nguyên tắc quản lý các nhân viên làm việc từ xa ................................... 42 Bài 6: Làm việc từ xa ở thời xăng tăng giá: Hiệu quả! ............................................. 47 Bài 7: Hạn chế rủi ro khi làm việc từ xa ................................................................... 48 Bài 8: Cisco cải thiện chức năng làm việc từ xa ...................................................... 51 Bài 9: Top các thiết bị làm việc từ xa ........................................................................ 52 Bài 10: Giải pháp cơ động .......................................................................................... 55 Bài 11: Quản lý sự thay đổi thế nào cho hiệu quả?-CHANGE MANAGEMENT ........ 57 Bài 12: Tái tổ chức doanh nghiệp và thách thức ............................................................. 61 Bài 13: Giữ chân nhân viên CNTT thời khan hiếm nhân lực ......................................... 63 Bài 14: Khó khăn nhân sự: Mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoàn cảnh ......................... 69 Bài 15: Teleworking - một xu hướng nghề nghiệp tất yếu Cập nhật: 03/01/2008 . 79 Bài 16: E-work - xu hướng nghề nghiệp tất yếu......................................................... 82 Bài 17: Những nét mới trong đào tạo và thu hút nhân lực công nghệ cao của Ấn Độ ......................................................................................................................................... 88 Trang 2
  3. Chương 4: IT và thiết kế công việc Chương 4: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC (Lưu Thị Thùy Trang_K064061098) Trong quyển In the Age of the Smart Machine: The Future of Work and Power, Shoshana Zuboff đã nghiên cứu những ảnh hưởng đến dữ liệu của một hệ thống máy tính mới với sự bảo hiểm tự động đòi hỏi quá trình xử lý. Trước đó, việc xử lý của những thư kí đòi hỏi phải làm bằng tay sử dụng giấy, viết, và sổ cái. Sau khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin thì những người thư kí chỉ sử dụng bàn phím máy tính, điện thoại khi họ cần liên lạc với khách hàng để xác nhận thông tin. Hệ thống công nghệ thông tin mới đã tạo ra sự rối loạn và các nhân viên cảm thấy xa lạ với quy trình xử lý công việc này. Những thư kí không hiểu một cách đầy đủ dữ liệu trên màn hình xuất phát từ đâu hoặc những thông tin đó có nghĩa là gì. Cảm giác thỏa mãn đạt được từ việc quản lý giấy tờ và viết trên sổ cái bị bỏ qua. Những thông tin mà những người thư kí phải xử lí trở thành con số không hơn là những dòng dữ liệu, thiếu ý nghĩa và tầm quan trọng. Zubuff đã nhận ra rằng các thư ký đã bị vô hiệu hóa chính bởi sự thiếu hụt về tính cụ thể, điều mang đến cho họ cảm giác về sự chắc chắn và khả năng điều khiển. Vì những lợi ích mà nhà phân tích đã giải thích, “ Giờ đây chúng ta có những con số không tên, không sổ sách, không ghi chú, không giấy tờ. Một sự thật duy nhất chúng ta đã bỏ qua là khi chúng ta trao đổi với khách hàng”. Những thư kí đã thực sự đánh mất các kĩ năng. Một người quản lí miêu tả một hệ thống mới như một nhu cầu: “ Ít suy nghĩ, phán đoán và sự can thiệp bằng tay hơn hệ thống cũ mà nó thay thế”. Ý kiến đó đã được đáp lại bằng những lợi ích mà nhà phân tích – người đã rất tự hào về những kiến thức, thông qua việc ghi nhớ và trải nghiệm, sự đa dạng của những hạn chế đòi hỏi mà công việc của nhà phân tích yêu cầu ông ta phải biết. Sau khi thực thi hệ thống, ông ta đã ghi chú : “Hệ thống máy tính được yêu cầu để biết tất cả các hạn chế - điều đó thật tuyệt vì tôi không còn biết đến chúng nữa. Tôi đã từng, nhưng hiện tại tôi không cần biết đến một nữa công việc mà tôi đã từng làm. Tôi cảm thấy rằng tôi đã bỏ lỡ nó – một máy tính hiểu biết nhiều hơn”. Những thư kí mới được tuyển dụng bởi khả năng sử dụng vi tính chứ không phải khả năng thấu hiểu các quá trình kinh doanh. Trang 1
  4. Chương 4: IT và thiết kế công việc Tự bản thân công việc trở nên thông thường và máy móc hơn. Nó được tự động hóa, điều đó có nghĩa là công nghệ đã thay thế sức lao động của con người. Nhưng để hoạt động được hệ thống đó phải được trang bị những thông tin cần thiết để khi các nhân viên được trang bị đầy đủ thì việc truy cập hàng loạt những thông tin cho phép họ đi xa hơn yêu cầu của công việc, có được cái nhìn bao quát hơn và hiểu được những khái niệm trừu tượng hơn. Một nhà phân tích đã chia nhỏ miêu tả công việc của ông để pushing button. Những nhân viên khác thấy rằng họ đã từng làm việc với những người giám sát nhưng hiện tại họ chủ yếu làm việc trên máy. Sự suy giảm về khả năng tương tác của con người gây rắc rối cho nhiều nhân viên, một vài người đã đăng kí thay đổi những áp đặt lên họ. Mặc dù việc tự động hóa trong công việc có thể làm tăng năng suất và cắt giảm chi phí nhưng nó cũng làm suy giảm đạo đức và sự hài lòng về công việc, nó cũng là nguyên nhân làm các nhân viên đánh mất đi một số kĩ năng xử lý công việc. Những hạn chế này có thể chính là nguyên nhân gây ra những rắc rối thêm vào, như là việc gia tăng tốc độ thay thế nhân viên hay việc vắng mặt không có lí do chính đáng, cuối cùng có thể dẫn đến giảm năng suất. Tam giác chiến lược hệ thống thông tin, đã đề cập ở chương một và chương ba đã đưa ra giả thuyết rằng việc chuyển đổi hệ thống thông tin là kết quả của việc thay đối những đặc trưng của một tổ chức. Công việc văn phòng ở ví dụ trên đã minh họa cho cách mà nó diễn ra. Mặc dù việc triển khai hệ thống thông tin được thực hiện vì lý do công việc nhưng một số hậu quả trong tổ chức là không thể dự đoán được. Kĩ năng của các nhân viên không được sử dung đúng mức, và các nhân viên cũng không được đào tạo sử dụng hệ thống thông tin. Họ không thể hoàn thành tốt công việc. Thay vào đó họ thích những phương pháp thủ công hơn. Những người quản lý quá trình thực thi không tạo nên một sự thay đổi thích đáng trong chiến lược tổ chức để hỗ trợ cho những thay đổi trong hệ thống thông tin. Chương 3 đã khảo sát việc công nghệ thông tin tác động đến các tổ chức thực và ảo như thế nào. Ở chương này chúng ta sẽ nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin lên khía cạnh nguồn nhân lực trong thời đại thông tin. Nó nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến sự thay đổi bản chất công việc, ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến từng loại nhân viên, sự phát triển của môi trường công việc mới. Chương này xem xét bằng cách nào công nghệ thông tin có thể giúp công việc được tiến hành dễ dàng. Nó nghiên cứu công việc được thay đổi như thế nào, công việc được thực hiện ở đâu, và công việc được quản lý như thế nào. Thuật ngữ hệ thống thông tin ( IS ) và công nghệ Trang 2
  5. Chương 4: IT và thiết kế công việc thông tin ( IT ) đựơc dùng thay thế cho nhau trong chương này và chỉ những yếu tố cơ bản được cung cấp về công nghệ được sử dụng. Mục đích của chương này là nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống thông tin lên lên quá trình tiến hành công việc của từng cá nhân. Chương này sẽ giúp các nhà quản lí hiểu được những khó khăn trong việc thiết kế kĩ thuật – công việc chuyên môn và phát triển khả năng phán đoán, xác định những khó khăn và vượt qua rào cản về công nghệ thông tin. KHUNG THIẾT KẾ CÔNG VIỆC (Lương Thị Hồng Ngân_K064061039) Một khung đơn giản có thể được dùng đánh giá những công nghệ đang xuất hiện có thể ảnh hưởng thế nào đến công việc. Như được gợi ý bởi những Hệ Thống Thông Tin Hình Tam Giác Chiến Lược (Chương 1), khung này liên kết chiến lược tổ chức với những quyết định của hệ thống thông tin. Khung này hữu ích trong việc thiết kế những đặc trưng chính yếu của những công việc bằng việc hỏi những câu hỏi chính yếu và giúp nhận dạng nơi mà hệ thống thông tin có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện, những hiệu quả, và mức độ hài lòng của người công nhân. Xem xét những câu hỏi dưới đây:  Những công việc gì sẽ thực hiện? Hiểu được những công việc gì cần hoàn thành trong quá trình làm việc của người công nhân yêu cầu một sự định giá kết quả chính xác mà họ cần, những đầu vào, và sự biến đổi cần thiết để đưa đầu vào ra kết quả.  Công việc được thực hiện như thế nào? Một số việc được làm tốt nhất bởi con người và một vài việc khác thì được làm tốt nhất bởi máy vi tính. Chẳng hạn như, giao dịch trực tiếp với những khách hàng thì được thực hiện tốt nhất bởi con người, bởi vì tính không thể dự báo được của việc tương tác có thể đòi hỏi một loạt công việc phức tạp mà không thể làm tự động được. Hơn nữa, hầu hết mọi người đều muốn giao dịch trực tiếp với những người khác. Mặt khác, những máy tính tốt hơn nhiều hơn tại viêc theo dõi kiểm kê, tính toán sự bồi thường, và nhiều công việc được lặp đi lặp lại khác, là những việc cho con người thường xuyên gặp lỗi.  Ai sẽ làm công việc? Nếu một người sẽ làm công việc này, sự đánh giá này quyết định ai có thể làm. Cần những kĩ năng gì? Bộ phận nào của tổ chức sẽ làm công việc này và ai ở trong nhóm đó? Có phải toàn bộ nhóm sẽ làm việc này hay không? Trang 3
  6. Chương 4: IT và thiết kế công việc  Công việc sẽ thực hiện ở đâu? Với việc mạng và Internet ngày càng phổ biến, ngày nay những nhà quản lý có thể thiết kế công việc cho những người công nhân mà không cần tiếp xúc với họ. Công việc sẽ được thực hiện cục bộ? Từ xa? Hay bởi nhóm làm việc phân tán về mặt địa lý?  Hệ thống thông tin có thể tăng việc thực hiện,mức độ hài lòng, và hiệu quả cho người công nhân đang làm việc như thế nào? Một khi những nhiệm vụ công việc và những cá nhân làm công việc được xác định, sự sáng tạo bắt đầu. Hệ thống thông tin có thể phối hợp với người làm công việc như thế nào? Đâu là sự sắp xếp tốt nhất cho việc sử dụng hệ thống thông tin để hỗ trợ cho công việc của con người? Điều gì có thể làm tăng sự chấp nhận những thay đổi do công nghệ thông tin đem lại. Hình vẽ minh họa 4.1 chỉ ra những câu hỏi có thể sử dụng trong một khung để kết hợp chặt chẽ hệ thống thông tin vào thiết kế công việc. Mặc dù nó nằm ngoài phạm vi nghiên cứu hiện tại vào thiết kế công việc của chương này, nhưng khuyến khích người đọc có thêm tài liệu mẫu và học cách thiết kế công việc nói chung. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THAY ĐỔI BẢN CHẤT CÔNG VIỆC NHƯ THẾ NÀO? Sự tiến bộ của công nghệ thông tin cung cấp một bộ mở rộng của những công cụ mà làm cá nhân những công nhân năng suất hơn và mở rộng những năng lực tiềm tàng của họ. Họ thay đổi cách mà công việc được thực hiện và bản chất chính của công việc đó. Mục này khảo sát 3 phương pháp mà công nghệ thông tin mới thay đổi cuộc sống người làm thuê: bằng việc sáng tạo ra những thể loại công việc mới, bằng việc sáng tạo ra những phương pháp mới cho cách làm việc truyền thống, và bằng việc giới thiệu những thách thức mới trong quản lý nguồn nhân lực mang lại do việc sử dụng công nghệ thông tin. Trang 4
  7. Chương 4: IT và thiết kế công việc Công việc gì cần thực hiện? Cách tốt nhất để hoàn thành những công việc này là gì? Được làm bởi 1 người. Được làm bởi máy. Ai là người sẽ làm những công việc đó? Tự động hóa những công việc Người đó ở đâu khi đang làm việc? Công nghệ thông tin có thể tăng cường tính hiệu quả và mực độ hài lòng của những người công nhân đang làm những công việc đó như thế nào? Hình vẽ 4.1 Khung cho những tác động đến thiết kế công việc. Tạo ra những thể loại công việc mới Công nghệ thông tin thường dẫn đến việc tạo ra những công việc mới hay định nghĩa lại công việc hiện tại. Lĩnh vực sản suất theo công nghệ cao xuất hiện trọn vẹn Trang 5
  8. Chương 4: IT và thiết kế công việc hơn 40 năm qua. Theo một nguồn đánh giá rằng vào năm 1988, hơn 3,8 triệu người trên khắp thế giới làm việc trong những vị trí trực tiếp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, như là những người viết chương trình, những nhà phân tích, người quản trị công nghệ thông tin, lắp ráp phần cứng, thiết kế website, nhân viên bán phần mềm, tư vấn công nghệ thông tin. Rất nhiều những công việc này đơn giản không tồn tại thậm chí vài năm trước đây. Mới đây hơn, một nghiên cứu bởi Hiệp Hội Công Nghệ Thông Tin của Mỹ xác định số lượng công nhân công nghệ thông tin ở Mỹ là 9,9 triệu người đầu năm năm 2002. Hầu hết những người công nhân công nghệ thông tin đó làm việc cho những công ty không chuyên về công nghệ thông tin. Thậm chí bên trong những tổ chức không chuyên về công nghệ thông tin truyền thống, việc sử dụng hệ thống thông tin tạo ra những thể loại công việc mới, như là những giám đốc tri thức những người mà quản lý những hệ thống tri thức của công ty (xem Chương 9 để biết thêm về kiến thức quản lý). Những phòng ban hệ thống thông tin cũng thuê những cá nhân người mà giúp tạo ra và quản lý những công nghệ, như những phân tích viên hệ thống và những người quản trị mạng và cơ sở dữ liệu. Internet đã mang lại nhiều công việc, như là những người quản lý web và những người thiết kế trang web. Hầu hết mỗi bộ phận trong mỗi doanh nghiệp có người nào đó “ biết máy tính” như một phần công việc của họ. Phương pháp mới để làm các công việc truyền thống (Nguyễn Văn Tuyên_ K064061109) Thay đổi phương pháp làm việc Công nghệ thông tin đã thay đổi phương pháp làm việc. Hiện nay nhiều công việc truyền thống được làm bằng máy vi tính. Chẳng hạn như là việc máy vi tính kiểm tra chính tả của tài liệu, văn bản, công việc mà lẽ ra theo truyền thống thì người biên tập hoặc người viết phải làm. Một công việc được làm cần có kĩ năng và nghệ thuật thì gần như đã bị thay đổi bởi sự ứng dụng công nghệ thông tin, giống như công việc ở đầu chương 4 này. Công nhân làm một công việc thì không những phải biết làm cái gì mà còn phải biết làm như thế nào. Ngày nay, các công việc chính thì gần như chắc chắn được làm bằng máy vi tính, bởi vì máy vi tính phân công công việc cho từng người. Ngày xưa, khi công nhân làm một việc thì cần hợp tác với những người khác trong tổ chức của họ, bởi vì họ phải cùng nhau hoàn thành công việc được giao; bây giờ có lẽ họ Trang 6
  9. Chương 4: IT và thiết kế công việc sẽ không bao giờ biết được những đồng nghiệp đó bởi vì máy tính sẽ phân chia công việc cho từng người. Xét một cách tổng thể, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức đã thật sự làm thay đổi các công việc hằng ngày của công nhân trong tổ chức. Zuboff miêu tả về một nhà máy sản xuất giấy. Công việc ở đấy đã căn bản thay đổi từ khi ứng dụng hệ thống thông tin. Trước khi áp dụng công nghệ thông tin, thì có một bể pha chế hỗn hợp giấy và cố gắng biết được khi nào giấy thật sự có mùi, có độ chắc chắn và các thông số khác tượng trưng cho hỗn hợp.Ví dụ: một công nhân phải nắm được tổng số khí Clo trong hỗn hợp bằng cách ngửi và ép vào cục bột nhão. Dĩ nhiên là họ thông thạo về cách làm ra giấy, nhưng họ không thể diễn tả các cách thức làm ra giấy cho bất cứ ai khác một cách chính xác được. Sau khi công ty cài đặt một hệ thống thông tin và điều khiển nhằm mục đích tăng năng suất trong sản xuất thì thay vì công nhân trực tiếp nhìn và kiểm tra bể chứa thì hệ thống sẽ làm thay bằng cách liên tục kiểm tra các thông số và đưa ra kết quả trên một bảng đặt tại phòng điều khiển. Giấy được đưa ra tại phòng điều khiển, đọc các thông số và ra các quyết định trên việc làm ra giấy như thế nào. Thật sự dễ dàng hơn khi ta muốn tạo ra các loại giấy có cùng chất lượng khi ta nhìn vào bảng điều khiển thay vì dựa vào cảm tính của con người như ngửi, nếm và nhìn vào bể. Các kết quả khác nhau trong việc tạo ra giấy cho thấy sự cần thiết ứng dụng hệ thống thông tin. Tuy nhiên, quy trình xử lí và đưa ra kết quả là các số liệu điện tử mang tính trừu tượng, vì vậy nó đòi hỏi kĩ năng hiểu các số đo, trạng thái và dữ liệu đưa ra bởi hệ thống máy tính. Một ví dụ khác : nhân viên bán hàng có thiết bị liên lạc vào máy tính xách tay không chỉ giúp họ cập nhập thông tin kho hàng, mà còn giúp họ trong chức năng bán hàng. Trước khi có hệ thống thông tin, người bán phải xử lí dữ liệu bằng tay để theo dõi bảng kiểm kê trong quá trình trao đổi của họ. Khi gặp khách hàng nó chỉ có thể nói được cái gì thiếu trên ngăn và điền vào bất cứ kho mà họ muốn. Với công nghệ thông tin, nhân viên bán hàng trở thành người marketing và tư vấn bán hàng, giúp đỡ khách hàng với số hiệu và dữ liệu, cách bố trí của người bán trước kia, và bổ sung cũng như dự đoán nhu cầu cơ bản dựa trên việc phân tích dữ liệu lúc trước của cửa hàng trong hệ thống thông tin. Kĩ năng cần phải có của người bán là có sức thuyết phục nhiều hơn. Họ cần phải biết phân tích dữ liệu và lên kế hoạch, ngoài việc biết sử dụng máy tính. Những kĩ năng đó của nhân viên bán hàng đã thay đổi đáng kể từ khi ứng dụng công nghệ thông tin . Mạng internet cũng đã cho phép thay đổi nhiều công việc. Ví dụ, trong vòng vài phút, người phân tích tài chính có thể tải về (download) một bản báo cáo hàng năm trên Trang 7
  10. Chương 4: IT và thiết kế công việc trang web của công ty và kiểm tra những gì thể hiện triển vọng phát triển của công ty. Người quản lí thư viện có thể kiểm tra tài sản của các thư viện trực tuyến (online) khác và yêu cầu số lượng riêng biệt cho khách hàng của họ hoặc tải về bài báo cáo về con số phát triển của cơ sở dữ liệu. Người marketing chuyên nghiệp có thể nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ của đối thủ ở trên trang web mà không cần phải lo sợ sự cảnh giác của công ty về sự tò mò của họ. Công việc bán hàng cũng đã cơ bản thay đổi từ khi được bổ sung các hệ thống trực tuyến. Kĩ thuật giúp cho người đại diện chuẩn đoán và giải quyết vấn đề từ Motive Communications. Giá và thời gian để truy cập web đòi hỏi phải giảm xuống, năng suất cá nhân tăng lên và tạo cho người làm những công cụ mới. Thay đổi chuẩn mực liên lạc Công nghệ thông tin có thể thay đổi chuẩn mực liên lạc của người làm việc, những người ngồi giao tiếp với máy vi tính đưa ra số lượng ngày công. Ví dụ: người thư kí ngân hàng ngồi trước máy tính để xứ lí việc cho vay tiền có ít lí do để liên lạc với đồng nghiệp, những người làm những việc giống như người thư kí đó. Trước khi ngồi vào máy tính của mình, người thư kí có thể chuyển giấy tờ cá nhân để xử lí và nhân đó nói chuyện với dồng nghiệp. Công nhân sử dụng máy tính xách tay trên công trường thì tiếp thu được những kinh nghiệm khác biệt so với những người không sử dụng. Ví dụ: công nhân sửa chữa, khôi phục dữ liệu cho máy tính xách tay, bằng cách kết nối bằng sóng radio đến mạng của công ty. Họ có thể gửi và nhận các bức thư ngắn, hoặc là kết nốt vào cơ sở dữ liệu của công ty để lấy thông tin về khách hàng hiện tại. Bằng cách đó thì trước khi gặp khách hàng họ sẽ nhìn vào những lần dao dịch trước đó để có một sự chuẩn bị tốt hơn khi thu xếp hoặc sửa chữa các vấn đề hiện có. Thay đổi cách ra quyết định của tổ chức và việc xử lý thông tin (Vũ Thị Thùy Dương_K064060982) Công nghệ thông tin không chỉ thay đổi các quá trình ra quyết định của tổ chức, mà còn thay đổi thông tin được sử dụng trong việc ra quyết định. Dữ liệu được xử lý để tạo ra thông tin chính xác và kịp thời hơn, được nắm bắt sớm hơn trong việc xử lý. Xem những người bán hàng là những người sử dụng những thiết bị đầu cuối di động. Khi họ hoàn thành cuộc gọi dịch vụ, họ nhập thông tin vào những thiết bị đầu cuối chứa dữ liệu, việc đó giúp cơ sở dữ liệu càng có tính hiện thời và thay đổi công việc của họ từ một trong những dịch vụ đơn giản đến một việc bao gồm cả số lượng nhỏ các dữ liệu nhập vào. Hiển nhiên, hàng tá nhân viên nhập liệu, những người mà công việc của họ là đọc Trang 8
  11. Chương 4: IT và thiết kế công việc các bảng dữ liệu và nhập thông tin vào máy tính không cần thiết nữa. Công việc của thư ký nhập liệu bị loại bỏ với sự ra đời của những thiết bị đầu cuối hỗ trợ trường dữ liệu. Công nghệ thông tin có thể thay đổi số lượng và kiểu thông tin có thể có cho những người làm việc. Như được mô tả ở trước, sự tác động mạnh mẽ của dịch vụ có khả năng truy cập những mẫu tin của công ty từ những thiết bị đầu cuối di động. Việc truy cập những thông tin này trong khi ngoài phạm vi tạo cho họ càng nhiều thông tin có tính hiện thời hơn trước đó. Trước khi có những thiết bị đầu cuối chứa dữ liệu, họ chỉ phải truy cập vào cái gì họ mang theo. Công nghệ thông tin cung cấp cho họ sự truy cập thời gian thực đến toàn bộ cơ sở dữ liệu. Hơn nữa, tổ chức bây giờ duy trì những cơ sở dữ liệu kinh tế mang tính lịch sử lớn, được gọi là những kho dữ liệu, nó có thể được khai thác bằng cách sử dụng công cụ để phân tích các kiểu dáng, các khuynh hướng, và các mối quan hệ trong kho dữ liệu. Ví dụ, Fingherhut, một doanh nghiệp bưu điện trị giá 2 tỉ đô duy trì một kho dữ liệu đã được tạo ra từ các giao dịch mua bán từ 50 năm qua. Sử dụng những kỹ thuật khai thác dữ liệu, đội marketing của Fingerhut gần đây đã phát hiện ra những khách hàng mà chuyển nơi cư trú gấp 3 lần sự mua sắm của họ trong vòng 12 tuần sau sự di cư của họ, với sự mua sắm nhiều nhất vào 4 tuần đầu. Họ mua vật dụng gia đình, thiết bị truyền thông, đồ trang trí, nhưng lại tránh mua sắm trang sức và đồ điện gia dụng. Những người làm về tiếp thị ở Fingerhut bây giờ đề nghị một danh sách của người yêu cầu đã được tinh chỉnh cho người yêu cầu, và không gửi bất kỳ danh sách nào khác trong suốt khung 12 tuần đó. Bởi vậy, công việc của các nhân viên tiếp thị ở Fingerhut đã thay đổi để phản ánh lượng thông tin lớn hơn sẵn sàng cho họ. Công nghệ thông tin không chỉ có thể tạo ra thông tin then chốt có tính sẵn sàng sử dụng hơn cho người ra quyết định, mà nó cũng yêu cầu họ những công cụ như là những hệ thống hỗ trợ quyết định, những hệ thống thông tin thực thi giúp phát triển quá trình ra quyết định của họ. Ví dụ, bộ phận sản xuất bán dẫn của Motorola đã vận hành một hệ thống thông tin thực thi trên mạng Intranet của họ, cho phép những người quản lý truy cập một cách nhanh chóng và phân tích thông tin trong kho dữ liệu từ những máy tính bàn. Trong vòng khoảng 5 phút, người sử dụng có thể xác định khách hàng đang mua gì, những lược sử đặt hàng của họ, và tình trạng của đơn đặt hàng hiện tại. Trong bài báo cũ năm 1958, “Havard Business Review”, Leavitt và Whisler đã dự báo chắc rằng Công nghệ thông tin sẽ làm ngắn lại giới hạn của việc quản lý trung Trang 9
  12. Chương 4: IT và thiết kế công việc gian vào những năm 80. Nhờ vào Công nghệ thông tin, những công việc thực thi ở cấp cao có thể phải truy cập vào thông tin, mô hình, công cụ ra quyết định mà có thể cho phép chúng thừa nhận những công việc đã thi hành trước đó bởi các quản lý trung gian. Những nhiệm vụ khác rõ ràng hơn trong những mô tả công việc cụ thể của các quản lý trung gian vào thời điểm có thể trở nên như một thủ tục quen thuộc hay hình thức được lập trình sẵn. Nhờ vào Công nghệ thông tin , chúng có thể được thực thi bởi các quản lý cấp thấp hơn. Như Leavitt và Whisler đã tiên đoán, những năm 80 đã chứng kiến một sự rút ngắn lại của những quản lý trung gian. Xu hướng này phần nào đó có thể quy cho sự giảm biên chế lan rộng của các đoàn thể. Tuy nhiên, nó cũng có thể quy cho những sự thay đổi trong việc ra quyết định được đưa ra bởi Công nghệ thông tin. Kể từ thập niên 80, Công nghệ thông tin đã trở thành một công cụ tuyển dụng thậm chí phổ biến hơn của những người ra quyết định thực thi. Công nghệ thông tin đã nâng cao lượng thông tin cho những người ra quyết định này, và cung cấp những công cụ cho việc lọc và phân tích thông tin. Thay đổi sự cộng tác Công nghệ thông tin góp phần làm cho công việc trở nên hướng đồng đội hơn. Các nhân viên có thể gửi các tài liệu một cách dễ dàng hơn thông qua mạng máy tính cho những người khác, và họ có thể hỏi những câu hỏi một cách dễ dàng hơn thông qua email. Internet tăng cường mạnh mẽ sự hợp tác. Những công nghệ khác, chẳng hạn như hội nghị truyền thông dùng hình ảnh và những hệ thống xuất bản, cung cấp những ứng dụng mang tính cộng tác. Những hệ thống này làm tăng tốc chuyển đổi thông tin theo cách hiệu quả về chi phí. Những thay đổi trong công việc phác thảo cùng với thay đổi kỹ thuật này. Tuy nhiên, Những quản lý thường thiết kế lại các công việc để lấy được lợi ích từ những hoạt động giao tiếp nhóm. Ví dụ, một hãng cung cấp giải pháp thường dùng Lotus Notes, một chương trình làm nhóm, như là điều cơ bản cho quản lý dự án và thực thi nhiệm vụ. Những người tư vấn sử dụng phần mềm làm nhóm để lưu trữ và phân tích dữ liệu, để soạn và hiệu chỉnh các tài liệu, và để nghiên cứu, chuyển giao kiến thức giữa các dự án. Tóm lại, toàn bộ quá trình công việc được xây dựng quanh những ứng dụng của hệ thống phần mềm làm nhóm, trong khi trước đó, công việc được hoàn thành một cách độc lập với hệ thống thông tin. Những ví dụ trước chỉ ra rằng làm thế nào một hệ thống thông tin là một thành phần chủ chốt trong việc thiết kế của công việc hoàn thành bởi các công nhân. Công nghệ thông tin có thể thay đổi một cách mạnh mẽ các công việc hằng ngày, điều mà lần Trang 10
  13. Chương 4: IT và thiết kế công việc lượt thay đổi những kỹ năng cần thiết của các công nhân. Những ví dụ cho thấy rằng việc mở rộng hệ thống thông tin cho môi trường làm việc thay đổi hiệu quả công việc. Những Thách Thức Mới Trong Quản Lý Nhân Sự (Trương Huy Tùng_K064061106) Sự sắp xếp công việc mới tạo nên nhiều thách thức trong việc giám sát, đánh giá, bồi dưỡng, và thuê mướn nhân viên. Khi hầu hết công việc được thực hiện bởi các cá nhân ở những vị trí trung tâm trong công ty, thì sự giám sát và đánh giá đươc thực hiện tương đối dễ dàng. Một nhà quản lý có thể giám nhân viên bán hàng những người mà làm việc cả ngày trong văn phòng. Khá đơn giản để xác định những nhân viên có mặt và sản xuất không. Những tổ chức hiện đại, đặc biệt là những tổ chức ảo, thường phải đối mặt với những thách thức trong việc quản lý lực lượng lao động trên một diện rộng khắp thế giới, những công việc độc lập với sự giám sát trực tiếp, hay làm nhiều công việc hơn trong đội. Như được giới thiệu ở chương trước, các đội ảo sử dụng IT để làm cho các hoạt động truyền thông được thực hiện dễ dàng nhằm hoàn thành công việc được giao. Khá hơn so với những công việc ở trung tâm văn phòng, nhiều nhân viên bán hàng làm việc dựa vào máy tính xách tay, điện thoại, văn bản nhằm đưa chúng đến khách hàng, đồng nghiệp của họ. Những sản phẩm có công nghệ phức tạp, như là những chương trình phần mềm, là điều cần thiết của một đội nhằm để dựa vào công việc bán hàng nhằm kết hợp những năng lực của nhiều nhân viên lại với nhau. Có thể là một sự khó khăn để nói cá nhân nào đã kết thúc công việc bán hàng, hay trong việc chia từng phần thưởng cho các cá nhân. Một công nghệ giải các quyết vấn đề, trưởng bộ phận nhân viên điện tử, thay thế giám sát trực tiếp một cách tự động hóa các tiến trình hoạt động của công việc, như là số lượng các cuộc gọi diện thoại, các email đã gửi, hay số lần lướt Web. Sự đánh giá trực tiếp nhân viên có thể được thay thế, một phần, bằng việc trả cho sự thực hiện các chiến lược đền bù là bồi dưỡng cho người công nhân trong việc phân phối sản phẩm hoặc đáp ứng được những mục tiêu trong công việc. Có công nghệ thông tin việc tuyển dụng cũng có sự khác biệt, với hai lý do. Thứ nhất, những công ty sử dụng công nghệ thông tin thì yêu cầu nhân viên phải có kiến thức sử dụng công nghệ để hổ trợ cho công việc hay họ có thể được huấn luyện các kỹ Trang 11
  14. Chương 4: IT và thiết kế công việc năng cần thiết mà công việc yêu cầu. Các thủ tục tuyển dụng liên kết các hoạt động nhằm xác định các kỹ năng của ứng cử viên. Một ví dụ, công ty có thể yêu cầu ứng cử viên ngồi trước một máy vi tính để trả lời những câu hỏi căn bản mà người phỏng vấn nêu ra hay lướt Web nhằm để đánh giá trình độ kỷ năng của các ứng cử viên. Hoặc là công ty có thể chỉ chấp nhận những đơn xin việc được đệ trình trên Web site; Lý do thứ hai là, việc sử dụng công nghệ thông tin ảnh hưởng đến cách bố trí các kỹ năng không mang tính công nghệ trong tổ chức. Những chức năng trong công việc văn phòng, có thể được thực hiện bằng tay thì nhanh chống hơn, vì vậy một số công nhân tài giỏi ở những kỹ năng này thì thường được tuyển dụng. Những công ty sử dụng IT có thể phân loại được những nhân viên giỏi trong lĩnh vực văn phòng từ những ứng cử viên được tuyển dụng. Tiếp cận theo cách Tiếp cận theo cách truyền thống: giám sát chủ mới: đánh giá khách quan quan Sự giám sát Cá nhân và không Điện tử hay sự đánh theo những nghi giá qua sản phẩm thức.Người quản lý thường có mặt hay dựa vào những người khác để bảo đảm nhân viên có mặt và sản xuất Sự đánh giá Tập trung giám sát Tập trung vào đầu trực tiếp.Nhà quản lý xem ra của sản phẩm(như báo cách thức nhân viên thể cáo sản xuất trong 1 ngày hiện trong công việc.Yếu tố cụ thể).hoặc là dựa vào các chủ quan(con người) là rất mục tiêu (ví dụ như đáp quan trọng. ứng việc buôn bán hạng ngạch).Miễn là những hàng hóa này được sản xuất hay đạt được các mục tiêu đề ra,thì người nhân viên sẻ Trang 12
  15. Chương 4: IT và thiết kế công việc đạt được năng suất công việc như mong đợi.Trong trường hợp này, yếu tố chủ quan ít quan trọng và khó đạt được Sự đền bù và bồi Thường là những cá Thường là một đội dưỡng nhân hay những hợp đồng đã được qui định. Tuyển dụng Các cá nhân với một Dựa vào điện vài kỹ năng vi tính,thường tử,thông qua Web site để là các kỹ năng trong công tuyển dụng việc văn phòng Thiết kế công việc là một hoạt động kết hợp các kỹ năng nhằm phục vụ cho các tiến trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy một tổ chức mà vận dụng công nghệ một cách hiệu quả cộng với một lực lượng lao động với trình độ cao về IT sẽ tạo nên một tổ chức vững mạnh. Những công ty sử dụng IT đòi hỏi sự phối hợp các kỹ năng phải tốt hơn việc sử dụng chính công nghệ đó. Điều đó sẽ đòi hỏi một vài các kỹ năng về văn phòng và ngay cả những kỹ năng quản lý bị tác động bởi công nghệ. Điều đó có thể cũng triển khai thêm những kỷ năng khác. Như công ty bánh của bà Field, nơi mà sử dụng IT không chỉ cho điều hành mà còn giúp cho các nhà quản lý nhà kho biết được sự cần thiết phải cho thêm bánh vào lò vào các ngày nào hay dựa vào những đều kiện thời tiết nào. Trong trường hợp công ty của bà Field, thì những kỹ năng IT ở trung tâm của công ty nhưng lại ít cần thiết hơn trong các nhà kho, khi ấy kỹ năng bán hàng hiện giờ là tiêu điểm cho việc tuyển dụng nhân viên mới. Thêm vào đó, các qui trình thiết kế công việc thường là có sự khác biệt ở các công ty về IT, bởi vì quá trình này cần phải phản hồi được các chiến lược của công ty nhằm tối ưu hóa các kỹ năng cũng như những yêu cầu về môi trường sản xuất. Những công việc có thể được đều hành bởi bộ phận trung tâm nhưng với sự hợp tác của những đối tác khác. Tóm lại, Bà Field sử dụng những phản hồi từ những nhà quản lý nhà kho vào việc thiết kế công việc cho các bộ phận nhân viên, và những nhà quản lý kho sử dụng những công vụ tuyển dụng đã làm cho việc tách các kho một cách phù hợp hơn. Hệ thống thông tin mới, cũng thách thức những kỹ năng của nhân viên. Những nhân viên mà không thể giữ được nhịp độ tăng trưởng của công việc thì dễ bị thất Trang 13
  16. Chương 4: IT và thiết kế công việc nghiệp hơn. Khi những dịch vụ mà có trình độ thấp hay các công việc văn phòng thì trở nên được tự động hóa một phần. Chỉ có những người công nhân có khả năng học được những công nghệ mới, và thích nghi được với những sự thay đổi của công việc thì có thể dự đoán được sự ổn định lâu dài trong những hợp đồng thuê mướn của mình. Những công ty này mở những khóa đào tạo về chuyên môn một cách sâu rộng để đảm bảo cho công nhân của mình sử dụng IT một cách thành thạo hơn. Tóm lại ở hình 4.3.cho thấy nhờ có IT mà công việc được thay đổi một cách ấn tượng. Nhờ IT mà nhiều công việc mới được tạo ra. Khi các công ty giảm qui mô của mình xuống và sử dụng công nghệ thay thế cho con người, thì ông William Bridges đã có những tranh cải, ông William đã cho rằng, các doanh nghiệp đã xa rời cấu trúc tổ chức được xây dựng chuyên cho các công việc mang tính chất đặc thù, mà ở đó người công nhân được cho có thể là làm vịêc tốt hơn các công nghệ. Ở nhiều doanh nghiệp hiện nay việc mà người công nhân gắn liền với những chức năng không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên khi những đặc thù của công việc không còn nữa thì IT có thể cho phép những người công nhân có thể làm việc hiệu quả hơn trong môi trường làm việc tương lai. Hiệu quả là IT có thể giúp những người công nhân làm việc và phối hợp với nhau để hoàn thành công việc một cách tốt nhất xung quanh những nhiệm vụ cần được làm. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÃ THAY ĐỔI NƠI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO? (Nguyễn Khánh Hòa_K064061002) Phần này sẽ cho một ví dụ về tác động quan trọng khác của IT trong công việc: khả năng làm việc tại bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào của nhiều nhân viên. Trang 14
  17. Chương 4: IT và thiết kế công việc Công việc Công nghệ thông tin (IT) tạo ra hàng triệu việc làm mới, chủ yếu là trong các ngành công nghiệp mới. Dàn xếp công Công nghệ thông tin thay đổi cách thức làm việc, mô việc hình liên lạc, hình thành cách giải quyết, và sự hợp tác. Có ngày càng nhiều hơn những công việc đòi hỏi làm việc nhóm, khả năng này có được là nhờ thông tin liên lạc và hợp tác kĩ thuật. Các ràng buộc về mặt địa lý của nhiều ngành nghề đã bị loại bỏ, nên đã có thể liên lạc từ xa và có các đội nhóm ảo. Nguồn lực con Nhiều chiến lược mới đòi hỏi phải thuê mướn, giám người sát, đánh giá và phải có rất ít khả năng xảy ra bồi thường, đòi hỏi phải làm việc nhóm. Công nghệ thông tin yêu cầu những kĩ năng mới mà nhiều nhân viên còn thiếu. Hình 4.3 Tóm tắt tác động của công nghệ thông tin trong đời sống nhân viên Liên lạc từ xa (telecommuting) và nhân viên lưu động (mobile worker) thường dùng để miêu tả một cách dàn xếp công việc. Liên lạc từ xa (telecommuting) thỉnh thoảng còn được gọi là làm việc từ xa (teleworking), nghĩa là các nhân viên thỏa thuận với ông chủ cho phép họ làm việc tại nhà hay tại các địa điểm thuận tiện khác thay vì phải đến công ty. Liên lạc từ xa (telecommuting) là sự kết hợp giữa viễn thông (telecommunication) và việc đi lại thường xuyên (commuting), theo đó những nhân viên này sử dụng viễn thông thay cho việc thường xuyên đến sở làm. Nhân viên lưu động (mobile worker) có thể làm việc tại bất cứ nơi nào họ muốn. Họ được trang bị đầy đủ các phương tiện kĩ thuật cần thiết để kết nối với các đồng nghiệp, truy cập vào hệ thống máy tính của công ty, mạng nội bộ, và các nguồn thông tin khác. Họ có khả năng lưu động và vẫn đảm bảo công việc. Liên lạc từ xa đã xuất hiện từ những năm 1970 nhưng đến cuối những năm 1990 mới trở nên phổ biến. Các công ty nhận thấy rằng xây dựng khả năng liên lạc từ xa có thể là một công cụ quan trọng để thu hút và giữ chân nhân viên, gia tăng năng suất làm việc của họ, cung cấp sự linh hoạt cho những cá nhân phải làm việc quá sức, giảm không gian làm việc do đó cắt giảm chi phí, và tuân theo luật Không Khí Sạch (Clean Air Act). Chẳng hạn các hệ thống Cisco có đến 2/3 nhân viên của công ty làm việc tại Trang 15
  18. Chương 4: IT và thiết kế công việc nhà. Sau khi qui định này được áp dụng, năng suất đã nhảy vọt lên 25% và công ty tiết kiệm được một triệu đô la chi phí quản lý. Liên lạc từ xa cũng mang lại lợi ích cho hãng hàng không mới – Jet Blue Airway. Toàn bộ 550 đại lý đặt vé của Jet Blue làm việc tại nhà, khoản tiết kiệm kiếm được đã giúp cho hãng này báo cáo lợi nhuận sáu tháng đầu năm kể từ chuyến bay đầu tiên. Liên lạc từ xa cũng hứa hẹn mang đến cho nhân viên những lợi ích tiềm ẩn: lịch làm việc linh hoạt, sự cân đối tốt hơn giữa công việc và gia đình, giảm áp lực, giảm thời gian và chi phí cho việc đi lại thường xuyên, linh loạt hơn về mặt địa lý. Nhân viên của Cisco cho biết rằng “họ thích thiết lập lịch làm việc cho riêng mình, tránh được giờ cao điểm, dành nhiều thời gian hơn cho con cái, và ít ra còn được làm việc bán thời gian trong một môi trường thoải mái”. Thành quả này không chỉ đến với Cisco. Gần 75% những người làm việc từ xa trong cuộc khảo sát AT&T đã trả lời rằng họ thỏa mãn với cuộc sống của bản thân và gia đình hơn trước khi họ bắt đầu được làm việc tại nhà. Các nhân tố tạo nên xu hướng liên lạc từ xa và làm việc lưu động Công nghệ thông tin ngày nay cho phép các nhân viên làm việc tại nhà, ở vị trí của một khách hàng, hay trong khi đang di chuyển. Vào năm 2001, theo khóa học hàng năm của Mỹ về làm việc từ xa (Telework America study) được tài trợ bởi AT&T, có hơn 28 triệu người Mỹ làm việc từ xa trong ngành thời trang, và con số này tiếp tục gia tăng. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng trong mười đến mười lăm năm tới, 50% số công việc sẽ được thực hiện từ xa. Các nhân tố chỉ rõ khuynh hướng này được thể hiện ở hình 4.4. Đầu tiên, công việc là kiến thức nền tảng gia tăng. Kinh tế Mỹ tiếp tục dịch chuyển cơ cấu từ công nghiệp sang dịch vụ. Được trang bị với công nghệ thích hợp, một nhân viên có thể tạo ra, chuyển hóa, và đóng góp kiến thức hiệu quả tại nhà cũng như tại công ty. Sự chuyển đổi đến loại công việc chỉ dựa trên nền tảng kiến thức đã tạo ra khuynh hướng tối thiểu nhu cầu cần có một địa điểm cụ thể để làm việc. Nhân tố định hướng Tác động Hướng đến công việc Loại trừ những công việc đòi hỏi phải làm dựa trên nền tảng kiến thức việc tại những nơi nhất định. Việc thay đổi về nhân Cung cấp cho nhân viên sự linh hoạt về mặt Trang 16
  19. Chương 4: IT và thiết kế công việc khẩu học và lối sống địa lý và thời gian. Những công nghệ mới Tạo nên những công việc thiết thực và hiệu quả về chi phí được thực hiện từ xa . Hình 4.4 Những nhân tố định hướng làm việc từ xa Thứ hai, người làm việc từ xa có thể thay đổi thường xuyên giờ làm việc của họ cho phù hợp với lối sống riêng. Do đó, các bậc cha mẹ có thể sắp xếp lịch làm việc của họ để dành thời gian đưa con đến trường cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa khác. Liên lạc từ xa sẽ cung cấp một sự thay thế hấp dẫn cho các bậc cha mẹ để chăm sóc con cái mà không phải vắng mặt tại sở làm. Liên lạc từ xa có thể sử dụng cho những người không thể ra khỏi nhà do ốm đau, tàn tật, thiếu phương tiện đi lại. Liên lạc từ xa có thể cung cấp cho người lao động sự thuận tiện vô cùng to lớn về mặt địa lý. Người lao động có thể tự do sống bất cư nơi nào mình muốn, thậm chí là cách xa công ty, nâng cao tinh thần và sự thỏa mãn công việc của họ. Chính sách về nơi làm việc cũng có thể duy trì và phát triển số lượng nhân viên. Nhiều nhân viên có thể làm việc tại nhà hiệu quả hơn so với cũng thời gian đó nếu họ làm việc ở công ty. Hơn thế, những trở ngại như tắc nghẽn giao thông, chuyến bay bị hủy, thời tiết xấu và cảm nhẹ sẽ làm giảm đáng kể đến năng suất làm việc. Các công ty cũng sẽ hài lòng với lợi ích này. Những công ty mà xây dựng làm việc từ xa như tiêu chuẩn làm việc của họ thì có thể thuê được nhiều nhân tài từ những vùng đất rộng lớn hơn là những công ty lúc nào cũng đòi hỏi nhân viên phải có mặt. Thứ ba, nhân tố dẫn đầu cho làm việc từ xa là kĩ thuật mới, giúp cho nó có tính khả thi, ngày càng tốt và rẻ hơn. Ví dụ: Giá của máy tính cá nhân không ngừng giảm, gần như là gấp đôi cứ sau mỗi mười tám tháng. Sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật di động đã làm cho làm việc lưu động hiệu quả và năng suất hơn. Tốc độ của thông tin liên lạc nhờ vào bộ điều giải (modem) và các kĩ thuật tinh vi như ADSL, ISDN, cáp modem và vệ tinh liên lạc đã tăng theo cấp lũy thừa trong khi chi phí thì tụt xuống. Web mà cung cấp giao diện dễ sử dụng đến các trình ứng dụng tinh vi được các công ty lớn sử dụng, chẳng hạn trang vận hành trên các máy tính cỡ lớn (mainframe). Công nghệ mới hỗ trợ việc liên lạc từ xa và công việc lưu động (Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – K06406 1066) Trang 17
  20. Chương 4: IT và thiết kế công việc Các hệ thống phần mềm mới đang thay đổi từng chút cách mà công việc được thực hiện. Ví dụ, những nhân viên bán hàng Hewlett-Packard đã sử dụng máy tính xách tay được trang bị phần mềm bán hàng tự động từ Trilogy. Phần mềm này cho phép họ định dạng và trích dẫn các khách hàng đặt hàng tại điểm bán hàng, bảo đảm chính xác. Sự đổi mới này đã cải tiến mạnh mẽ mức độ hài lòng của khách hàng, và cắt bớt giá thành. Công nghệ đã làm cho đội ngũ nhân viên bán hàng càng năng suất và càng biến đổi nhanh. Phần mềm của Trilogy, doanh số biểu hiện rằng không còn phải phối hợp giữa quá trình bán hàng với những người khác điều khiển cập nhật cấu hình và đánh giá thông tin nữa. Sản phẩm tạo nên cuộc cách mạng về loại sản phẩm di chuyển được là máy vi tính xách tay. Hiệu quả của máy tính xách tay là nhân viên có thể đem theo cả văn phòng bên mình. Một số công việc mang tính truyền thống phải thực hiện trên màn hình máy vi tính thì bây giờ có thể thực hiện trên đường đi. Hiện tại, việc rớt giá và nhảy giá trong việc thực hiện khiến cho máy tính xách tay thành một sự lựa chọn trong rất nhiều máy tính. Những máy tính xách tay trước đây thiếu khả năng xử lý, không gian ổ cứng, và khả năng đa truyền thông. Người dùng phải sử dụng màn hình nhỏ và giải quyết kém, điều này đã làm kéo dài những công việc khó khăn. Nó kéo theo những hệ thống nặng nề và cồng kềnh. Máy tính xách tay nhỏ gọn ngày nay mang đến màn hình gần giống với kích cỡ của màn hình máy tính để bàn, bộ vi xử lý mạnh, kết nối không dây, thẻ nhớ rộng, ổ đĩa cứng có dung lượng lớn và khả năng đa phương tiện phạm vi rộng. Những máy tính xách tay tiên tiến này trở thành công cụ làm việc ảo đầu tiên. Máy tính xách tay đã trở thành thứ không thể thiếu trong những lĩnh vực chuyên môn, như là tư vấn, các nhân viên thường đi công tác và cần xử lý ngay lúc đó những tập tin của mình và bằng giao tiếp điện tử. Ví dụ, tư vấn viên của PeopleSoft, đại lý cung cấp phần mềm hoạch định nguồn lực kinh doanh, có thế nhập máy tính của họ tại những công ty trên toàn thế giới và xử lý ngay bằng mạng lưới công ty mà không cần cấu hình. Sự ràng buộc kỹ thuật của việc đi lại giữa các phòng ban đã được loại ra. Máy tính xách tay đã cách mạng hóa công việc cũng như trong việc sử dụng không chuyên nghiệp. Ví dụ, sinh viên thường mang máy tính xách tay từ nhà đến lớp học hay thư viện. Sinh viên cũng có thể gửi và nhận email, làm việc trong các nhóm dự án và làm các bài kiểm tra tại nhà. Máy tính di động ra đời sớm hơn đó là thiết bị số hỗ trợ cá nhân (PDA), mang đến sự lựa chọn hiệu quả cho những chức năng nào đó. PDA cũng phổ biến như PalmPilot, đem đến sự quản lý giao tiếp, kế hoạch, ghi chú và email. Bởi vì PalmPilot Trang 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2