ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
----------------------<br />
<br />
NGUYỄN THỊ BÍCH NGOAN<br />
<br />
SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH<br />
HÓA TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT<br />
<br />
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu<br />
Mã số: 62 22 01 10<br />
BẢN TÓM TẮT<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br />
Tập thể hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS LÊ TRUNG HOA<br />
2. TS. NGUYỄN THỊ KIỀU THU<br />
<br />
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
0.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, lí do chọn đề tài<br />
Theo Langacker“Danh hóa là một hiện tượng không chỉ phổ biến mà còn rất quan trọng về<br />
mặt lý thuyết...”. Tiếng Anh và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình nên phương<br />
thức danh hóa cũng khác nhau, chính vì thế, với mong muốn tìm hiểu, khảo cứu, phát hiện ra<br />
những nét tương đồng và dị biệt về phương thức biểu hiện cũng như về ngữ nghĩa của hiện tượng<br />
danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó đưa ra những nhận xét, nhận định về những đặc<br />
trưng có tính loại hình của hiện tượng này trong hai ngôn ngữ nói trên. Vì vậy, chúng tôi đã chọn<br />
đề tài của luận án này là: “So sánh đối chiếu phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng<br />
Việt”. Phạm vi nghiên cứu là các ngữ liệu thể hiện danh hóa được trích từ các văn bản văn học<br />
Anh và Việt.<br />
0.2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án<br />
0.2.1. Mục đích của luận án: tìm hiểu các phương thức danh hóa trong tiếng Anh và<br />
tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của hai ngôn ngữ Anh – Việt; làm rõ hơn cơ<br />
chế vận hành của cấu trúc ngôn ngữ cũng như những khác biệt về loại hình ở hiện tượng danh<br />
hóa này của hai ngôn ngữ; giúp cho người học tiếng Anh và tiếng Việt ứng dụng ngôn ngữ tốt<br />
hơn; giúp cho việc chuyển dịch văn bản một cách chính xác và tinh tế hơn.<br />
0.2.2. Nhiệm vụ của luận án: Nhận diện các phương thức danh hóa xuất hiện trong các<br />
văn bản văn học tiếng Anh và tiếng Việt; Mô tả, phân tích những kết quả của quá trình danh hóa<br />
trong hoạt động giao tiếp và phản ánh, từ đó tổng kết, hệ thống các phương thức danh hóa, rút ra<br />
các mô hình danh hóa trong hai ngôn ngữ;<br />
0.3 Lịch sử vấn đề<br />
0.3.1 Tình hình nghiên cứu hiện tượng danh hóa trong tiếng Anh<br />
Trong tiếng Anh, hiện tượng danh hóa được các nhà ngữ học quan tâm và nghiên cứu khá<br />
nhiều. Chẳng hạn như: N.Chomsky, F.Newmeyer, Spencer, Vendler, Abney ngoài ra còn có<br />
Grimshaw, Ravelli và Banks, Lees, V.Adams, J.yoon, R.Quirk, Heyvaert đặc biệt là Haliday, nhìn<br />
của ngữ pháp chức năng, đã nêu ra khái niệm ẩn dụ ngữ pháp như là kết quả của hiện tượng danh<br />
hóa.<br />
0.3.2. Tình hình nghiên cứu hiện tượng danh hóa trong tiếng Việt<br />
Hiện tượng danh hoá được các nhà Việt ngữ học chú ý khi nghiên cứu ngôn ngữ trên các<br />
bình diện cú pháp, ngữ nghĩa, chức năng và đặc biệt là trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa<br />
ngôn ngữ và tư duy.<br />
Trong tiếng Việt, hầu như các nhà Việt ngữ học đều nhận thấy sự tồn tại của hiện tượng danh<br />
hoá chẳng hạn như: Nguyễn Đức Dân, Phan Khôi, Nguyễn Văn Tu, Hồ Lê, Đái Xuân Ninh, Đỗ<br />
Hữu Châu, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Tài Cẩn, Diệp Quang Ban, Đinh Văn Đức. Trong các công<br />
trình nghiên cứu về từ, cấu tạo từ, từ loại tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành,<br />
Nguyễn Phú Phong, Nguyễn Kim Thản,.. cũng như các nghiên cứu về loại từ tiếng Việt của Lý<br />
Toàn Thắng, Hà Quang Năng, Lưu Vân Lăng, Cao Xuân Hạo…một số cấu trúc - ngữ nghĩa kết<br />
quả của hiện tượng danh hóa cũng được đưa ra nhưng chưa được đi sâu mô tả.<br />
0.4 Phương pháp nghiên cứu, nguồn ngữ liệu<br />
Luận án đã sử dụng phương pháp miêu tả, phân tích; phương pháp thống kê; phương pháp so<br />
sánh đối chiếu. Luận án chủ yếu khảo sát ngữ liệu trong các tác phẩm văn học tiếng Anh và Tiếng<br />
Việt.<br />
<br />
2<br />
<br />
0.5. Ý nghĩa của luận án<br />
0.5.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Đề tài nghiên cứu này góp phần bổ sung, hoàn thiện, hệ thống hóa phương thức và ngữ<br />
nghĩa của hiện tượng danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó đưa ra một bức tranh có tính<br />
so sánh đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt có tính loại hình của hiện tượng này trong<br />
hai ngôn ngữ nói trên.<br />
0.5.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Các kết quả nghiên cứu của công trình là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên<br />
cứu, các nhà sư phạm, các học viên khi gặp hiện tượng danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt,<br />
đồng thời có thể vận dụng các tri thức, các tài liệu từ công trình này trong việc dịch thuật, soạn<br />
thảo văn bản có chứa hiện tượng danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt<br />
0.6 Bố cục của luận án<br />
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm bốn chương, như sau:<br />
- Chương I: Cơ sở lí luận.<br />
- Chương II: So sánh đối chiếu phương thức danh hoá động từ trong tiếng Anh và tiếng<br />
Việt<br />
- Chương III: So sánh đối chiếu phương thức danh hoá tính từ trong tiếng Anh và tiếng<br />
Việt<br />
- Chương IV: So sánh đối chiếu phương thức danh hoá mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng<br />
Việt<br />
CHƯƠNG I<br />
CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ<br />
1.1 Khái quát về danh từ, động từ, tính từ, danh ngữ, mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng<br />
Việt<br />
1.1.1 Khái quát về danh từ trong tiếng Anh và tiếng Việt<br />
1.1.2 Khái quát về động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt<br />
1.1.3 Khái quát về tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt<br />
1.1.4 Khái quát về mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt<br />
1.2. Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Anh và tiếng Việt<br />
Hiện tượng chuyển loại theo quan điểm ngôn ngữ học hình thức:<br />
Đối với quan điểm này thì hậu tố có thể dùng để phái sinh cấu tạo từ hoặc phương thức biến<br />
hình cũng là một hình thức khác của chuyển loại theo ngôn ngữ học hình thức. Kết quả của quá<br />
trình phái sinh là một từ mới còn kết quả của quá trình biến hình lại là hình thức khác của một từ.<br />
Trong quá trình chuyển loại từ tiếng Anh có hiện tượng chuyển loại khác có nghĩa liên quan đến<br />
từ gốc hoặc có một ý nghĩa nữa mà không cần hậu tố hữu hình. Điều này cho thấy mối quan hệ<br />
giữa hình thức và chức năng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Chẳng hạn như love (v) – love (n))<br />
đây được gọi là hình thức phái sinh zero.<br />
- Hiện tượng chuyển loại hoán dụ theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận<br />
Hoán dụ dùng để chỉ một hình ảnh tu từ mà ở đó tên gọi của một thực thể được sử dụng, là<br />
vật chứa thay cho chất được chứa đựng bên trong. Ngoài ra còn có một loại khá khác biệt của<br />
phép hoán dụ, đó là một vật có thể dùng để chỉ hành động chẳng hạn như danh từ có thể sử dụng<br />
để chỉ hành động; hoặc tính từ có thể được dùng chỉ hành động; và động từ chỉ hành động có thể<br />
dùng để chỉ kết quả.<br />
Chuyển loại là một trong những xu hướng vận động, biến đổi của từ. Sự vận động, biến đổi<br />
này có thể xảy ra trong sự phát triển nghĩa của một từ cũng như trong sự chuyển hóa của từ từ loại<br />
này sang từ loại khác. Xét một cách sâu xa, hiện tượng chuyển di từ loại là biểu hiện giữa mối<br />
<br />
3<br />
<br />
quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Các nhà Đông phương học Xô-viết đã khẳng định rằng việc<br />
chuyển di "các từ từ loại này sang từ loại khác mà không thay đổi vỏ âm thanh của chúng (tức là<br />
hiện tượng chuyển loại) là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của các ngôn ngữ này<br />
(ngôn ngữ đơn lập)” dẫn theo Hà Quang Năng, “Đặc trưng ngữ nghĩa của hiện tượng chuyển<br />
loại các đơn vị từ vựng tiếng Việt” [43, tr.141-144].<br />
Chuyển loại cũng là một phương thức cấu tạo từ và việc chuyển loại cực kỳ hiệu quả để tăng<br />
vốn từ vựng tiếng Anh vì nó cung cấp một phương pháp dễ dàng để tạo ra những từ mới từ những<br />
từ hiện có. Hiện tượng chuyển di từ loại là một các phương thức cấu tạo từ có khả năng sản sinh<br />
rất cao, và cũng là một trong những phương thức danh hóa động từ được đề cập trong luận án.<br />
1.3. Hiện tượng / phương thức danh hóa<br />
1.3.1. Định nghĩa danh hóa<br />
Danh hóa là một qui trình ngữ pháp để tạo lập danh từ từ những từ loại khác, thường là<br />
động từ hoặc tính từ. [121, tr. 395]<br />
Crystal [96] cũng định nghĩa danh hóa là:<br />
1. Là quá trình thành lập một danh từ từ một từ loại khác ví dụ như: redness hay refusal.<br />
2. Là sự phái sinh một mệnh đề thành một danh ngữ ví dụ như:<br />
Her answering of the letter was expected được phái sinh từ mệnh đề: She answered the<br />
letter (Cô ấy trả lời bức thư).<br />
Theo R. Quirk và cộng sự, danh hóa là hiện tượng một danh ngữ có tính tương ứng một<br />
cách hệ thống với một cấu trúc tiểu cú (clause structure). Thường thì trung tâm của danh ngữ đó<br />
có mối liên hệ về hình thái học với một động từ hoặc tính từ, tức là cấu trúc của danh ngữ sẽ<br />
tương đương về nghĩa với cấu trúc có động từ hoặc tính từ tương ứng. Như vậy trong quá trình<br />
danh hóa có thể có danh từ chuyển loại (do quá trình chuyển loại) hoặc danh từ phái sinh (do quá<br />
trình phái sinh)<br />
Theo Quan điểm của A.Spencer thì xét trên bình diện hình thái học hay bình diện từ<br />
vựng, danh hóa được hiểu là danh từ hóa, tức là danh hóa ở cấp độ từ. Nói một cách cụ thể hơn,<br />
danh từ hóa là sự chuyển hóa từ một từ loại phi danh từ sang từ loại danh từ. Theo Spencer, có hai<br />
loại danh hóa chính: danh hóa tính chất (property nominalization), tức danh hóa phái sinh từ tính<br />
từ (deadjectiveal nominalization), và danh hóa hành động (action nominalization), tức danh hóa<br />
phái sinh từ động từ (deverbal nominalization).<br />
Huddleston & Pullum lại xem danh hóa là quá trình thành lập từ, trong đó: “Danh từ<br />
được thành lập từ các lớp từ khác, bằng cách thêm phụ tố, chuyển loại hoặc biến đổi âm vị”<br />
[115, tr. 1696]. Hai tác giả đặc biệt quan tâm đến các phụ tố để thành lập danh từ. Huddleston và<br />
Pullum đã phân chia các loại danh hóa vào những nhóm ngữ nghĩa - từ vựng tương ứng với các<br />
hậu tố sau:<br />
Danh hóa chỉ người hoặc dụng cụ (Person / instrument nominalizations): -ant /-ent; -ard; arian; -ee; -eer;-er / -or / -ar; -ist; -nik; -ster…<br />
Danh hóa chỉ hành động/ trạng thái/ quá trình (Action/state/process nominalizations): -age; –<br />
al; –ance/-ence; –ation/-ion/-ition/-sion/-tion/-ution; -dom ; –hood ; –ing; –ity/-ety/-ness; –ment<br />
…<br />
Khác với những nhà ngôn ngữ học theo khuynh hướng ngữ pháp hình thức, Halliday đã<br />
đề cập đến danh hóa theo một hướng khác đáng chú ý, ông cho rằng: “Danh hóa là một công cụ<br />
có sức mạnh nhất để tạo ra ẩn dụ ngữ pháp”.<br />
Trong tiếng Anh, một trong những ngôn ngữ biến hình, ý nghĩa ngữ pháp của từ được<br />
biểu thị bằng sự biến đổi hình thái của từ, việc danh hóa động từ, tính từ hay mệnh đề cũng được<br />
thực hiện bằng sự biến đổi hình thái động từ hay tính từ.<br />
Còn trong tiếng Việt, một ngôn ngữ phân tích tính, danh hóa được thực hiện chủ yếu bằng việc<br />
kết hợp động từ, tính từ hay mệnh đề với các yếu tố ngữ pháp chuyên dùng (Theo cách gọi của<br />
Đinh Văn Đức). Yếu tố ngữ pháp chuyên dùng được kết hợp với động từ, tính từ để tạo ra danh từ<br />
<br />
4<br />
<br />
tương ứng, ví dụ như: sự, việc, cái, nỗi, niềm…. Những từ trên theo quan điểm một số nhà ngôn<br />
ngữ học, chính là những danh từ có nội hàm hẹp nhưng ngoại diên rộng. Trong luận án này chúng<br />
tôi sử dụng thuật ngữ của Đinh văn Đức, ngoài ra chúng tôi sẽ không xét về từ loại của các từ<br />
này, mà xem xét chúng như những “yếu tố danh hóa” dùng để kết hợp để chuyển di từ loại từ<br />
động từ, tính từ sang danh từ.<br />
Dưới đây chúng tôi đưa ra một định nghĩa về hiện tượng danh hóa: Danh hóa là một phương thức<br />
ngữ pháp để biến đổi và chuyển di từ loại từ động từ, tính từ hoặc mệnh đề bằng cách thêm vào<br />
động từ, tính từ, hay mệnh đề đó một yếu tố danh hóa nhất định (có thể là yếu tố zero) để biến<br />
chúng thành danh từ hoặc danh danh ngữ.<br />
Danh hóa xảy ra ở hai cấp độ: Danh hóa ở cấp độ từ và danh hóa ở cấp độ trên từ (hay còn<br />
gọi là danh hóa ở cấp độ cú pháp)<br />
1.3.2 Phân loại hiện tượng danh hóa<br />
Khi nghiên cứu hiện tượng danh hóa, cụ thể là danh hóa động từ, các nhà ngôn ngữ học<br />
tri nhận đã phân biệt hai loại danh hóa đó là danh hóa hành động (action nominalization) và danh<br />
hóa thực hữu (factive nominalization)<br />
Trong tiếng Anh, việc danh hóa động từ, tính từ, mệnh đề được thực hiện bằng sự biến<br />
đổi hình thái của động từ hay tính từ. Trong tiếng Việt thì việc danh hóa chủ yếu thực hiện bằng<br />
việc kết hợp động từ, tính từ hay mệnh đề bằng các “yếu tố danh hóa” chẳng hạn như: sự, việc,<br />
cái, cuộc, nỗi, niềm, những, mọi, vụ… Có nhiều cách gọi các từ trên, trong luận án này chúng tôi<br />
xem chúng là “ yếu tố danh hóa” để chuyển động từ, tính từ thành danh từ để có được hiện tượng<br />
danh hóa.<br />
CHƯƠNG II<br />
SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HOÁ ĐỘNG TỪ TRONG<br />
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT<br />
Trong chương này, luận án đi vào khảo cứu, giải quyết nhiệm vụ thứ nhất của luận án, đó<br />
là đối chiếu phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt.<br />
2.1 Danh hóa động từ trong tiếng Anh<br />
Trong tiếng Anh, việc nhận dạng hiện tượng danh hóa thường dễ dàng và rõ ràng hơn nhiều<br />
so với tiếng Việt. Để danh hóa động từ trong tiếng Anh, chỉ cần kết hợp động từ với phụ tố -ing, er và các phụ tố khác như –ment, -ion, - ance, -or, -ity, -al… hoặc phụ tố zero (tức là không cần<br />
kết hợp với bất kỳ phụ tố nào khác)<br />
Chúng tôi khảo sát điển cứu ba tác phẩm tiếng Anh Gulliver’s Travels (Jonathan Swift,<br />
1726); Red sky in the morning (Elizabeth Laird, 2006) ; The professor (Charlotte Bronte, 2012)<br />
kết quả như sau:<br />
Bảng 1<br />
Stt<br />
1<br />
<br />
Phương thức danh<br />
hóa động từ<br />
Kết hợp phụ tố -ing<br />
<br />
Gulliver’s<br />
Travels<br />
258<br />
<br />
Red sky in<br />
the morning<br />
79<br />
<br />
The<br />
professor<br />
122<br />
<br />
459<br />
<br />
2<br />
<br />
Kết hợp phụ tố -ion<br />
<br />
172<br />
<br />
26<br />
<br />
86<br />
<br />
284<br />
<br />
3<br />
<br />
Kết hợp phụ tố zero<br />
<br />
32<br />
<br />
54<br />
<br />
66<br />
<br />
152<br />
<br />
4<br />
<br />
Kết hợp phụ tố -er<br />
<br />
68<br />
<br />
10<br />
<br />
10<br />
<br />
88<br />
<br />
5<br />
<br />
Kết hợp phụ tố - 40<br />
ment<br />
Kết hợp phụ tố - 13<br />
<br />
7<br />
<br />
28<br />
<br />
75<br />
<br />
2<br />
<br />
10<br />
<br />
25<br />
<br />
6<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />