Báo cáo Chuyên đề Phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh trong trường học
lượt xem 1
download
Slide chuyên đề Phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh trong trường học trình bày 2 nội dung chính, đó là: Cơ sở triển khai, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh trong trường học; xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo Chuyên đề Phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh trong trường học
- CHUYÊN ĐỀ PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG HỌC 1
- PHẦN 1 CƠ SỞ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG HỌC 2
- I. Luật trẻ em (Số 102/2016/QH13 thông qua ngày 5/4/2016, có hiệu lực từ 1/6/2017) * Điều 43. Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em - Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;... - Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. * Điều 85. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Quy định tiêu chuẩn trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường. - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. 3
- II. Nghị định số: 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường ( Có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2017) Điều 2: Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. 4
- Điều 3. Yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em - Địa điểm đặt cơ sở giáo dục, lớp độc lập không vi phạm quy định tại khoản 13 Điều 6 của Luật trẻ em và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm. 5
- - Cơ sở vật chất bảo đảm các yêu cầu sau: + Có khuôn viên, cổng trường, biển tên trường, tường rào, hàng rào, sân vườn, cây xanh bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện; + Có sân chơi, bãi tập, khu để xe phù hợp và thân thiện với người học; + Có khối phòng học, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát, có bàn ghế phù hợp với người học. Có khu nhà ăn, nhà nghỉ đối với các cơ sở giáo dục tổ chức bán trú, nội trú; + Có công trình vệ sinh, nước sạch và các công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thân thiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng. 6
- - Thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em của cơ sở giáo dục, lớp độc lập bảo đảm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học; được sắp xếp và sử dụng an toàn, hợp lý, dễ tiếp cận. 7
- Điều 4. Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy - Đối với cơ sở giáo dục: Có tài liệu, học liệu về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống TNTT, phòng chống xâm hại; 8
- Điều 5. Hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện - Đối với cơ sở giáo dục Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học. 9
- 1. Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 1.1. Mục tiêu tổng quát: Kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội. 10
- 1.2. Các mục tiêu cụ thể: - 10.000 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn; - Giảm 25% số trẻ em tử vong do TNGT đường bộ so với năm 2015. - Giảm 6% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2015. - 90% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết các quy định về ATGT. - 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước. - 90% trẻ em sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thủy. 11
- 1.3. Nội dung: 1.3.1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội, đặc biệt là phòng, chống đuối nước, tai nạn giao thông. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể. 12
- 1.3.2. Xây dựng Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em a) Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại các trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở. Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; b) Triển khai các hoạt động can thiệp, cải tạo môi trường học tập, vui chơi nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học; c) Rà soát và hoàn thiện các tiêu chuẩn Trường học an toàn. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận các trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. 13
- 1.3.3. Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình An toàn giao thông đường bộ cho trẻ em tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ, sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông cho học sinh. Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em; 14
- 1.3.4. Phòng, chống đuối nước trẻ em a) Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em. Kiện toàn và phát triển mạng lưới dịch vụ đảm bảo an toàn cho trẻ em trong môi trường nước. Triển khai chương trình bơi an toàn cho trẻ em; b) Nghiên cứu, hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn trong môi trường nước cho trẻ em; c) Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về phòng, chống đuối nước trẻ em; d) Rà soát, hoàn thiện các quy định về an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em; đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em. 15
- 1.4. Tổ chức thực hiện * Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội : a) Hướng dẫn các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện C.trình; b) Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức; rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách; nâng cao năng lực về phòng, chống TNTT trẻ em cho CB ngành LĐTBXH; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành, đặc biệt là phòng, chống đuối nước; xây dựng Ngôi nhà an toàn; xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em; c) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Chương trình; sơ kết, tổng kết việc thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng Chương trình phòng, chống TNTT trẻ em giai đoạn 2021 - 2030. 16
- * Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng Trường học an toàn phòng, chống TNTT trẻ em. 17
- * Bộ Giao thông vận tải: Chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện công tác phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy cho trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của ngành giao thông vận tải về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. 18
- * Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong công tác gia đình; tăng cường công tác quản lý bể bơi và hoạt động dạy bơi cho trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. 19
- 1. Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới: "Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng mở rộng chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em thuộc gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; gắn với Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng trường học an toàn, thân thiện và xây dựng cộng đồng vững mạnh". 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 13: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
29 p | 440 | 76
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 12: Phong cách ngôn ngữ báo chí
23 p | 423 | 62
-
Bài giảng Lịch sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ 19
28 p | 474 | 54
-
Bài giảng Lịch sử 10 bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ Tổ quốc bảo vệ Tổ quốc
30 p | 673 | 54
-
Bài giảng Sinh học 8 bài 42: Vệ sinh da
32 p | 606 | 43
-
Bài giảng Kỹ thuật 5 bài 15: Vệ sinh phòng bệnh cho gà
23 p | 252 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn