Báo cáo kiến tập ngành nghề: Thực trạng công tác quản lý văn bản đi tại Văn phòng thành phố Bà Rịa
lượt xem 18
download
Báo cáo kiến tập ngành nghề: Thực trạng công tác quản lý văn bản đi tại Văn phòng thành phố Bà Rịa với mục tiêu nhằm nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý văn bản đi; Chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm và biện pháp khắc phục của công tác quản lý văn bản đi tại Văn phòng thành phố Bà Rịa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo kiến tập ngành nghề: Thực trạng công tác quản lý văn bản đi tại Văn phòng thành phố Bà Rịa
- PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG VÀ LƯU TRỮ Tên sinh viên: Đỗ Thị Hương Lớp: 1905QTVD BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH NGHỀ ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐI TẠI VĂN PHÒNG THÀNH PHỐ BÀ RỊA Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Mạnh Cường Cơ quan kiến tập: Thành ủy Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Thành phố Hồ Chí Minh, 2022 LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thiện báo cáo kiến này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo cơ quan, các Cán bộ làm việc tại Thành ủy Bà Rịa đã tạo điều kiện giúp tôi có cơ hội để kiến tập ở môi trường mới này. Xin gửi lời cảm ơn đến các anh, các chị ở Văn phòng thành phố. Đặc biệt là chị Nguyễn Kim Anh, đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dạy cho em những kiến thức thực tiễn. Giúp em có thể áp dụng được những kiến thức đã học vào trong quá trình Kiến tập và từ đó em đã thu được bản Báo cáo Kiến tập vô cùng quý giá này. Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy, cô giáo trong Khoa Quản trị văn phòng và Lưu trữ và Giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Mạnh Cường đã trực tiếp giảng dạy những kiến thức về Công tác Văn thư. Giúp tôi có nền tảng cơ bản để có thể làm bài Báo cáo này một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất. Trong quá trình làm Báo cáo Kiến không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự bỏ qua và góp ý. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là báo cáo kiến tập đập lộc của riêng tôi làm. Không có bất kì hành vi gian lận nào. Các vấn đề được đưa ra trong bài là do tôi quan sát, phân tích được một cách khách quan và học hỏi qua các anh chị hưỡng dẫn mà có được. Kết quả này chưa bao giờ được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Người viết đề tài Đỗ Thị Hương
- NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP Qua đọc Báo cáo Kiến tập cùa sinh viên Đỗ Thị Hương, sinh viên kiến tập đã nắm rõ cơ bản về quy trình công tác Văn thư nói chung và công tác Quản lý văn bản đi nói riêng tại Văn phòng Thành ủy Chấp hành tốt quy định, quy chế làm việc tại Văn phòng, chịu khó nghiên cứu, học hỏi kinh nghiêm trong thời gian kiến tập, có tác phong đạo đức tốt. Bà Rịa, ngày 29 tháng 5 năm 2022
- MỤC LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cơ quan hành chính nhà nước hay cũng như cơ quan Đảng thì văn bản là phương tiện quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Nó là công cụ cơ bản để giúp cơ quan quản lý và điều hành hoạt động của mình. Mỗi năm có hàng nghìn văn bản đi, đến trong mỗi cơ quan, tổ chức. Nếu việc quản lý văn bản không đúng quy trình, lỏng lẻo thì cơ quan có thể không kiểm soát được số lượng văn bản của mình. Trên thực tế còn có rất nhiều cơ quan tổ chức nói chung và ở Văn phòng thành phố Bà Rịa nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế trong quy trình quản lý văn bản đi. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý văn bản, tôi đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng công tác quản lý văn bản đi tại Văn phòng thành phố Bà Rịa” để làm Báo cáo kiến tập. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về Công tác Văn thư Lưu trữ đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Tại Việt Nam, cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết trên báo, tạp chí, các luận văn tốt nghiệp, các khoá luận…Trong quá trình làm bài tập lớn, Tiểu luận, Báo cáo tôi đã tiếp cận với nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. Đây là nguồn tài liệu rất phong phú giúp cho việc định hướng, lựa chọn những nội dung quan trọng để thực hiện đề tài. Nhất là đối với sinh viên đang theo theo học ngành Quản trị văn phòng. Một số sách, giáo trình, có liên quan đến nhu cầu thông tin như: 6
- Triệu Văn Cường (2016), Giáo trình văn thư, Nxb Lao động, Hà Nội Vương Đình Quyền (2011), Lý luận và phương pháp công tác văn thư, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp về công tác văn thư lưu trữ Nguyễn Kim Anh Những đề tài nghiên cứu kể trên đã chỉ ra những cái đạt được, chưa đạt được và phải đạt được từ đó đưa ra những cách thức để tiếp thu và khắc phục tốt hơn. Tuy nhiên những bài viết và đề tài trên chưa có đề tài nào nói rõ và chuyên sâu tới công tác quản lý văn bản đi văn bản của Đảng. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài “ Thực trạng công tác quản lý văn bản đi của Văn phòng thành phố Bà Rịa” để làm bài Báo cáo kiến tập. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý văn bản đi. Chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm và biện pháp khắc phục của công tác quản lý văn bản đi tại Văn phòng thành phố Bà Rịa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về thực trạng quy trình quản lý văn bản đi tại Văn phòng thành phố 4.2. Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt không gian: tại Văn phòng thành phố Bà Rịa + Về mặt thời gian: từ năm 2020 cho đến nay 7
- 5. Phương pháp nghiên cứu Tuân thủ nguyên tắc thống nhất tính khoa học về nhận thức. Vận dụng Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: tác giả đã thu thập và phân tích các công trình nghiên cứu và các bài viết về công tác văn thư nói chung và quy trình quản lý văn bản đi nói riêng để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài Về mặt khoa học: Đề tài đã tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận liên quan đến công tác quản lý văn bản đi tại Văn phòng thành phố nhằm tạo điều kiện để củng cố, phát triển hơn công tác quản lý văn bản ở đây. Về mặt thực tiễn: Đề tài đánh giá đúng thực trạng quản lý văn bản đi tại cơ quan. Từ đó đưa ra một số biện pháp cụ thể để nhằm giúp cơ quan có thể khắc phục trong thời gian tới. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý văn bản đi Chương 2. Thực trạng công tác quản lý văn bản đi tại Văn phòng thành phố Bà Rịa Chương 3. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý văn bản đi tại Văn phòng thành phố Bà Rịa. 8
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐI 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm về văn bản Từ xưa cho đến nay, giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của con người và được thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau. Trong đó, ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể diễn ra dưới hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ viết hoặc hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ nói. Sản phẩm của quá trình giao tiếp ngôn ngữ nói được gọi là diễn ngôn, còn sản phẩm của quá trình giao tiếp bằng chữ viết chính là văn bản. Theo Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên, Hà Nội, 2018: Cách tiếp cận từ góc độ ngôn ngữ “Văn bản là một chỉnh thể của các đơn vị ngôn ngữ được liên kết với nhau theo những quy tắc nhất định nhằm truyền tải một thông tin trọn vẹn và đáp ứng một mục đích giao tiếp nhất định”. Cách tiếp cận từ góc độ quản lý “Văn bản là phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ hay một ký hiệu nhất định”. [7, tr.295]. 9
- Khoản 1, Điều 3, Nghị định 30/2020/NĐCP ngày 05/3/2020 của Chính phủ: “Văn bản là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định”. Như vậy, ta thấy có rất nhiều định nghĩa về văn bản, tuy nhiên tác giả thống nhất sử dụng khái niệm: “Văn bản là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định” 1.1.2. Khái niệm về văn bán của Đảng Văn bản của Đảng là các giấy tờ, tài liệu, thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết, được liên kết chặt chẽ, hoàn chỉnh cả về nội dung, thể thức, hình thức do tổ chức đảng ban hành theo thẩm quyền quy định trong Điều lệ Đảng và các quy chế làm việc của các cấp uỷ Đảng. căn cứ theo Quy định số 66QĐ/TW, ngày 6/2/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng Văn bản của Đảng là phương tiện, là công cụ chủ yếu, phổ biến nhất để tổ chức các mối quan hệ trong hệ thống của Đảng, trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo và trong các quan hệ đối ngoại. 1.2. Vai trò của văn bản Đảng 1.2.1. Là cơ sở đảm bảo thông tin cho hoạt động lãnh đạo của Đảng Hoạt động lãnh đảo của Đảng phần lớn được đảm bảo thông tin bởi hệ thống văn bản lãnh đạo, quản lý. Đó là các thông tin về chủ trướng, đường lối của Đảng và Nhà nước liên quan đến mục tiêu và phương hướng hoạt động lâu dài của cơ quan, đơnn vị; là nhiệm vụ, mục tiêu hoạt đọng cụ thể của từng cơ quan, đơn vị; phương thức hoạt động quann hệ 10
- công tác giữa các cơ quan, đơn vị với nhau; tình hình đối tượng bị lãnh đạo quản lý, sự biến động của cơ quan, đơn vị, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị . Ngoài ra còn liên quan đến các kết quả đạt được trong quá trình lãnh đạo, quản lý. 1.2.2. Phương tiện truyền đạt các chủ trương, ý định lãnh đạo Thông thường, các chủ trương, ý định lãnh đạo của các cơ quan Đảng được truyền đạt sau khi đã được thể chế hóa thành các văn bản. Các chủ trương, ý định lãnh đạo được truyền đạt nhanh chóng và đúng đối tượng, được đối thượng thông suốt, hiểu được nhiệm vụ và nắm được ý của lãnh đạo muốn truyền đạt nhằm để yên tâm, tin tưởng và thực hiện. Nếu như không truyền đạt thông tin bằng văn bản thì thông tin sẽ bị lộ, mất thời gian dẫn đến việc thực hiện chủ trương đưa ra không được kịp thời và hiệu quả. Vì vậy cần có một hệ thống, một tổ chức xây dựng, ban hành và vận chuyển một cách khoa học 1.2.3. Phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của Đảng Kiểm tra có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt đọng quản lý. Nếu như không có kiểm tra, theo dõi thường xuyên, thiết thực và chặt chẽ thì mọi Nghị quyết, Chỉ thị,… chỉ là lý thuyết xuông. Để kiểm tra có kết quả cũng cần chú ý đúng mực cả hai phương diện của quá trình hình thành và giải quyết văn bản. Cụ thể như kiểm tra sự xuất hiện các văn bản trong hoạt động của cơ quan và kiểm tra về nội dung và sự hoàn thiện của các văn bản khi được trình kí và luân chuyển tới các cơ quan. Chính vì vậy để kiểm soát được văn bản ở mỗi cơ quan, thì các cơ quan cần đặc biệt quan tâm tới việc phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho mỗi bộ phận tránh tình trạng phân công không rõ ràng 1.3. Chức năng của văn bản Đảng 11
- Cũng giống như chức năng của văn bản hành chính, văn bản của Đảng cũng có 3 chức năng cơ bản như: chức năng thông tin, chức năng pháp lý, chức năng quản lý, điều hành, chức năng văn hoá – xã hội. Chức năng thông tin Đây là chức năng cơ bản nhất, tổng quát nhất của văn bản. Chức năng thông tin của văn bản thể hiện trên những phương diện sau: Ghi lại thông tin Truyền đạt thông tin trong hệ thống tổ chức và toàn xã hội. Giúp các cơ quan, tổ chức thu nhận thông tin phục vụ cho hoạt động của mình. Chức năng pháp lý Nội dung thông tin phản ánh trong văn bản là phát ngôn chính thức của một cơ quan, tổ chức, đơn vị, nó có giá trị pháp lý. Các văn bản quy phạm pháp luật, là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Chức năng quản lý, điều hành: Văn bản gắn liền với chức năng quản lý, điều hành hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức. Chức năng văn hoá – xã hội Văn bản là sản phẩm phản ánh sự sáng tạo của con người, từ lao động sản xuất đến hoạt động văn hoá tinh thần, vì vậy nó có giá trị văn hoá. Đồng thời, sự sản sinh của mỗi văn bản đều do nhu cầu của xã hội, giải quyết các vấn đề của xã hội. Là công cụ chủ yếu để truyền tải thông tin về đường lối, chủ trương, quan điểm; các thể chế liên quan đến cơ cấu tổ chức, lề lối làm việc; mối quan hệ tạo nên sự thống nhất trong toàn hệ thống của Đảng và hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Qua hệ thống văn bản, các cấp uỷ đảng tổ chức thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và hoàn thành nhiệm vụ 12
- chính trị theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình. Văn bản của Đảng còn là cứ liệu, là bằng chứng lịch sử để nghiên cứu, tổng kết hoạt động của Đảng. 1.4. Quy trình quản lý văn bản đi Đánh máy, nhân bản văn bản Bản gốc văn bản sau khi đã được người có thẩm quyền ký duyệt cho phép ban hành được đánh máy, in một hoặc hai bản để trình ký chính thức. Nhân bản phải đúng số lượng văn bản và đúng thời gian quy định. Kiểm tra văn bản trước khi ký Người soạn thảo văn bản kiểm tra nội dung văn bản, kiểm tra thể thức văn bản trước khi trình ký. Trước khi trình ký. Nếu không đạt yêu cầu, chuyển trả lại đơn vị soạn thảo văn bản để chỉnh sửa văn bản thuộc thẩm quyền ký của cấp ủy, chánh văn phòng cấp ủy hoặc người được chánh văn phòng ủy quyền kiểm tra nội dung văn bản trước khi trình ký. Nếu nội dung đạt yêu cầu, ký nháy vào nơi nhận và trình lên cho Chánh văn phòng Trình và ký văn bản Văn thư trình lãnh đạo cơ quan ký văn bản. Các văn bản trình lãnh đạo cấp ủy ký thuộc trách nhiệm của văn thư văn phòng cấp ủy. Người đứng đầu cơ quan quy định thẩm quyền ký văn bản. Việc ký văn bản phải đúng thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ được giao; người ký phải chịu trách nhiệm về nội dung văn bản mình ký và đăng ký chữ ký mẫu tại văn thư. 13
- Người ký không dùng bút chì, bút mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai để ký văn bản; không ký tắt, ký nháy vào bản chính. Cho số văn bản đi Văn bản của cấp ủy đánh số theo thể loại văn bản và nhiệm kỳ cấp ủy. Văn bản của cơ quan Đảng trực thuộc cấp ủy đánh số theo thể loại văn bản và nhiệm kỳ cấp ủy mà cơ quan Đảng trực thuộc. Đăng ký văn bản đi Các văn bản chính thức phát hành của cấp ủy, cơ quan đều do văn thư thống nhất đăng ký vào cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đi. Tài liệu tuyệt mật phát hành được đăng ký vào sổ riêng. Giấy giới thiệu, giấy đi đường đăng ký vào sổ riêng theo từng loại. Thủ tục phát hành văn bản đi Phát hành theo nơi nhận hoặc danh sách thực nhận. Văn bản tối mật, tuyệt mật, có quy định thu hồi đánh số bản, ghi tên nơi nhận và đóng dấu thu hồi vào phía trên trang đầu văn bản. Văn bản tuyệt mật gửi đi phải kèm theo phiếu gửi và gửi bằng hai bì. Văn thư có trách nhiệm chuyển giao văn bản đến cán bộ đưa thư của cơ quan, để gửi văn bản đi kịp thời nhất là đối với văn bản mật. không được chậm trễ. Gửi một bản cho đơn vị hoặc cán bộ xử lý công việc để lập hồ sơ. Phát hành văn bản trên mạng thông tin diện rộng của Đảng thực hiện theo Quy định của VPTW. Văn bản điện tử phát hành trên mạng phải bảo đảm đúng thể thức, chính xác về nội dung văn bản giấy tương ứng. Lưu văn bản đi 14
- Lưu tệp toàn văn (text) vào cơ sở dữ liệu văn bản đi Lưu đủ bản thảo có bút tích sửa về nội dung của lãnh đạo và bản gốc, bản chính. Văn bản phải lập hồ sơ công việc, lưu hai bản chính. Các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, chuyên viên ghi trên phiếu xử lý lưu kèm bản chính để nộp lưu vào lưu trữ hiện hành. Các văn bản tuyệt mật cho vào hai bì, có niêm phong để lưu nguyên bì. Theo dõi, kiểm tra gửi nhận văn bản đi Kiểm tra, theo dõi kết quả giao nhận văn bản theo định kỳ 6 tháng một lần; hình thức kiểm tra qua mạng, điện thoại, thực tế,... Làm báo cáo tóm tắt nội dung các văn bản đã phát hành. 15
- CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐI TẠI VĂN PHÒNG THÀNH PHỐ BÀ RỊA 2.1. Khái quát về thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2.1.1. Về vị trí địa lý Bà Rịa là một thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện đang là đô thị loại II. Thành phố Bà Rịa cách Thành phố Hồ Chí Minh 72km về phía Đông Nam, cách thành phố Vũng Tàu 20km về phía Đông Bắc. Địa giới hành chính thành phố: Phía Đông giáp huyện Đất Đỏ; Đông Nam giáp huyện Long Điền. Phía Tây và Tây Bắc giáp thị xã Phú Mỹ (huyện Tân Thành cũ). Phía Nam giáp thành phố Vũng Tàu. Phía Bắc giáp huyện Châu Đức. Thành phố có diện tích 91,46 km², dân số năm 2017 là 205192 người, mật độ dân số đạt 2243 người/km². Thành phố Bà Rịa được thành lập vào ngày 02/6/1994 trước đây gọi là thị xã Bà Rịa. Ngày 22/8/2012 đổi tên thành Thành phố Bà Rịa ngày nay. Thành phố Bà Rịa là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hoa – xã h ́ ội của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Là hạt nhân thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tính chất của thành phố được khẳng định: Là trung tâm thương mại dịch vụ của tỉnh và của tiểu vùng. Là trung tâm giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học của tỉnh và của tiểu vùng. Co v ́ ị trí quan trọng về an ninh Quốc phòng. Thành phố Bà Rịa co vai trò quan tr ́ ọng trong việc kết nối về không gian kinh tế giữa các trung tâm công nghiệp của tỉnh và thực hiện vai trò cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho các khu công nghiệp, cung ứng vật tư đồng thời tiêu thụ nông sản cho sản xuất nông nghiệp, cung ứng hàng hoa tiêu dùng cho các huy ́ ện lân cận. Thành phố Bà Rịa co 11 ́ 16
- đơn vị hành chính gồm 08 phường và 03 xã. Khu vực nội thành gồm 8 phường: Phước Hưng, Phước Trung, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Hương, Long Toàn, Kim Dinh, Long Tâm. Khu vực ngoại thành gồm 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng. 2.1.2.Điều kiện tự nhiên Địa hình thành phố khá bằng phẳng, hơi dốc ở phía bắc. Thổ nhưỡng gồm hai loại đất chính là đất xám và đất đỏ bazan. Do nằm trong khu vực Đông Nam Bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của toàn khu vực gồm 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ khoảng 25,4 °C đến 27,2 °C. 2.1.3.Về kinh thế xã hội Tại thành phố, một số hoạt động nông nghiệp như trồng cà phê, cao su, điều, cây ăn quả. Bà Rịa là một đầu mối giao thông của các tuyến Quốc lộ là 51, 52, 56 và tỉnh lộ 52. Bà Rịa còn là một đầu mối giao thông buôn bán, có đường ống khí đất chạy qua, có điều kiện phát triển thương mại và những ngành công nghiệp sử dụng khí đốt làm nguyên liệu và nhiên liệu. Các mục tiêu an sinh xã hội được thực hiện tốt. Cụ thể, đã giải quyết và giới thiệu việc làm cho 2.446 lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 1.394 lao động. Hiện nay trên địa bàn thành phố Bà Rịa đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Đồng Nhân, khu đô thị Kim Dinh, khu đô thị Lan Anh Residential, khu đô thị Bà Rịa Gate. 17
- 2.2.Khái quát về Văn phòng Thành phố Bà Rịa 2.2.1. Tổ chức lãnh đạo của Văn phòng Sơ đồ cơ cấu tổ chức v Ban v v 18
- Lãnh đạo: 01 đồng chí (Đ/c) Bí thư, 02 Đ/c phó Bí thư (01 phó Bí thư thường trực, 01 phó Bí thư Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Bà Rịa) Bí thư là người chịu trách nhiệm chung về các mặt hoạt động của Ban chấp hành Đảng bộ tại địa phương, phụ trách chung về lãnh đạo điều hành công việc của Đảng bộ. Lãnh đạo việc thực hiện và chấp hành tốt chủ trương, chính sách , nghị quyết mà cấp trên giao. Phó Bí thư thường trực: Giúp Bí thư điều hành công việc hàng ngày, chỉ đạo trực tiếp công tác văn phòng cấp ủy nhằm thực hiện tốt công tác tham mưu. Các ban Đảng cũng chịu sự chỉ đạo của Bí thư và phó Bí thư. Tổ chức bộ máy hoạt động của văn phòng: Gồm 01 Chánh văn phòng và 02 Phó văn phòng (01 Phó văn phòng tổng hợp và 01 Phó văn phòng hành chánh quản trị). Chánh văn phòng phụ trách chung, tham mưu, giúp thường trực chỉ đạo chung về các mặt hoạt động của văn phòng. Phó văn phòng tổng hợp trực tiếp phụ trách phòng tổng hợp và bộ phận văn thư –lưu trữ. Phó văn phòng hành chánh quản trị trực tiếp phụ trách phòng kế toán tài chính và điều hành các bộ phận tạp vụ, tài xế và bảo vệ. Tổ chức biên chế của văn phòng có 25 cán bộ biên chế gồm: Tổ tổng hợp; 19
- Tổ văn thư –lưu trữ; Tổ tài vụ; Tổ tài xế; Tổ tạp vụ; Tổ bảo vệ. Trong đó có 02 nhân viên hợp đồng thuộc tổ tạp vụ và tổ bảo vệ. Mỗi tổ có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó điều hành các công việc hàng ngày trong tổ mình, dưới sự phân công của Chánh hoặc Phó văn phòng. Bộ phận nghiên cứu tổng hợp có: 01 cán bộ phụ trách khối kinh tế. 01 cán bộ phụ trách khối nội chính. 01 cán bộ phụ trách khối văn hoá xã hội. 01 cán bộ phụ trách khối vận động quần chúng. 01 cán bộ phụ trách khối xây dựng Đảng Chính quyền. Cán bộ tổng hợp chịu sự lãnh đạo điều hành của đồng chí Chánh và Phó văn phòng Bộ phận văn thưlưu trữ gồm có: Nhân viên đánh máy, in ấn. Nhân viên văn thư. Nhân viên giao liên. Cán bộ lưu trữ. Các cán bộ nhân viên trong văn phòng làm việc tuân theo nội quy của cơ quan và quy chế cụ thể của tổ. 2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Văn phòng thành phố Bà Rịa 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo chuyên đề: Bể lắng ly tâm
25 p | 1372 | 189
-
Báo cáo thực tập trường cao đẳng nghề kinh tế kĩ thuật bắc ninh 2009-2011
50 p | 670 | 186
-
Báo cáo thực tập “Thực trạng kênh phân phối Dược phẩm tại Việt Nam- Áp dụng cho việc hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH DP GIA PHÚ”
62 p | 913 | 166
-
Đề tài: Báo cáo về các nhà máy đã tham quan thực tế
46 p | 2075 | 133
-
Báo cáo thực tập tại nhà máy Diesel Sông Công và xí nghiệp trung đại tu oto Hà Nội
68 p | 552 | 125
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: "Xây dựng website bán hàng điện tử trực tuyến bằng OpenCart" tại Trung tâm đào tạo quản trị mạng & an ninh mạng Quốc tế Athena
65 p | 407 | 73
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Y sỹ
22 p | 768 | 73
-
Báo cáo thực tập " Kết hợp sản xuất tại Dự án Nhà máy Công nghệ Kyocera Mita Việt Nam, Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, Việt Nam "
30 p | 380 | 62
-
Báo cáo thực tập rèn nghề tại Hạt kiểm lâm liên huyện RPH BĐ Chi cục kiểm lâm Bạc Liêu
28 p | 312 | 52
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 6)
20 p | 244 | 45
-
Báo cáo thực tập: Tìm hiểu về công nghệ phay-bào và thực hành các thao tác chế tạo các chi tiết trên các máy phay-bào
11 p | 232 | 34
-
Báo cáo thực tập: Lễ tân khách sạn văn phòng – Trường THDL Bách Nghệ Hà Nội
85 p | 409 | 29
-
Báo cáo kiến tập " Nhận thức về nhiệm vụ, chức năng, cơ sở vật chất và hoạt động chung của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội "
32 p | 145 | 22
-
Luận văn Báo cáo thực tập cao đẳng nghề dầu khí
111 p | 156 | 21
-
Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường: Ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS trong đánh giá các điều kiện sinh cảnh sống của loài cò Thìa (Platalea minor) tại vườn quốc gia Xuân Thủy–Nam Định
81 p | 105 | 18
-
Báo cáo kiến tập: Thực trạng công tác quản lý văn bản đi tại Văn phòng thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
50 p | 74 | 17
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Sử dụng công nghệ hạt nhân cho mục đích hòa bình (nhóm 1)
9 p | 107 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn