Đề tài: Báo cáo về các nhà máy đã tham quan thực tế
lượt xem 133
download
Bài báo cáo trình bày nội dung tham quan thực tế tại các nhà máy Yakult, nhà máy Ajinomoto Long Thành và nhà máy bia Việt Nam. Đây là tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm tham khảo để viết báo cáo tương tự. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Báo cáo về các nhà máy đã tham quan thực tế
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BÁO CÁO KIẾN TẬP ĐỀ TÀI: BÁO CÁO VỀ CÁC NHÀ MÁY ĐÃ THAM QUAN THỰC TẾ SVTH: Trần Thị Thúy Hồng MSSV: 3005140254 LỚP: 14CDTP2
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TP.HCM, ngày 25 tháng 6 năm 2016. LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều dù trực tiếp hay gián tiếp từ người khác. Trong suốt 2 năm học vừa qua tại trường, các thầy cô đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức quý báu. Em rất biết ơn các thầy cô đã tạo điều kiện tốt cho em học hỏi về ngành học của mình. Cho em biết những kiến thức đã học nó được áp dụng ra sao vào thực tế cuộc sống cũng như nghề nghiệp tương lai của em. Học phần kiến tập em cảm thấy nó là một môn rất hay. Ban đầu chúng em còn lạ lẫm với môn này nhưng vì trước khi đi kiến tập các thầy cô của khoa đã có một buổi nói về nó nên chúng em đã biết nên làm gì để đáp ứng được yêu cầu của môn học. Chúng em cũng rất cám ơn về điều này. Tuy chỉ đi tham quan có một ngày nhưng số lượng kiến thức thực tế của chúng em được nâng cao rõ rệt. Chúng em được tận mắt chứng kiến và hiểu biết thêm rất nhiều về chuyên ngành học của mình. Để thu được những kết quả này thì em thật sự cám ơn các thầy cô khoa Công Nghệ Thực Phẩm đã tạo điều kiện cho chúng em về phương tiện đi lại, liên hệ với nhà máy để bóc lịch tham quan. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô bên khoa Công Nghệ Thực Phẩm đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em được hoàn thành học phần Kiến Tập đúng thời hạn và đúng yêu cầu mục tiêu đưa ra. SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 2
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Kiến tập là giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường xã hội thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên chúng em có cơ hội cọ sát thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học được trên giảng đường nhà trường với môi trường thực tiễn bên ngoài. Đây cũng là bước chuẩn bị cho đợt thực tập tốt nghiệp sắp tới cũng như là cho công việc trong tương lai. Hiện nay, ngành công nghệ thực phẩm đang có xu hướng phát triển rất lớn. Em là một sinh viên khoa Công Nghệ Thực Phẩm, em cần phải có một nền tảng kiến thức chuyên ngành thật tốt cũng như kiến thức và sự quan sát thực tế để biết được sự vận dụng giữa kiến thức và thực tế là như thế nào. Nhờ vào học phần kiến tập mà em đã biết được phần nào về điều đó và đôi nét về công ty thực phẩm, biết được một công ty thực phẩm phải đáp ứng những yêu cầu, chỉ tiêu gì; những quy trình sản xuất, xử lý nước thải được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nào và chi tiết hơn là em đã biết được cụ thể về 3 nhà máy mà em đã tham quan thực tế, đó là nhà máy: Yakult, Ajinomoto, Bia Việt Nam. Phần dưới đây là bài báo cáo của em khi đã đi tham quan thực tế 3 nhà máy trên. Vì thời gian tham quan nhà máy có hạn, có thể em cũng chưa thật sự nắm rõ về những gì được tham quan một cách sâu sắc nhất, cũng như là số lượng kiến thức của em SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 3
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM còn hạn chế. Nên bài báo cáo có gì còn sai sót là điều không tránh khỏi mong các thầy cô thông cảm và em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm cho bản thân. PHẦN THỨ NHẤT NHÀ MÁY YAKULT I. Tổng quan về công ty TNHH Yakult: 1. Lịch sử hình thành: 1.1. Công ty Yakult Honsha: Vào những năm 1920, Nhật Bản vẫn còn là một nước nghèo về kinh tế và điều kiện vệ sinh không được chú trọng, vì vậy mà gây cho nhiều trẻ em bị chết do các bệnh truyền nhiễm và sự thiếu thốn về dinh dưỡng. Đây là những vấn đề trăn trở rất lớn cho các nhà quản lý và các nhà khoa học. Vào thời điểm đó, Minora Shirota hiện là sinh viên nghiên cứu thuộc lĩnh vực y khoa tại trường Đại học Hoàng Gia Kyoto (bây giờ là Đại học Kyoto) đã đặt ra quan điểm về y học phòng ngừa, với mục đích là giúp mọi người phòng bệnh. Và ông bắt đầu lao vào nghiên cứu về nhóm vi sinh vật sống cộng sinh trong đường ruột của chúng ta mà ông nhận thấy rằng chúng có vai trò rất lớn đối với sức khỏe. Từ những nghiên cứu đó, ông đã khám phá ra chủng khuẩn thuộc nhóm lactobacilli mà có hiệu quả ức chế vi khuẩn SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 4
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM gây hại trong đường ruột của chúng ta. Sau đó ông trở thành là người đầu tiên phân lập và nuôi cấy ổn định thành công chủng khuẩn lactobacilli vào năm 1930, mà được biết với tên gọi là Lactobacillus casei Shirota. Tập đoàn Yakult được giáo sư Minoru Shirota thành lập vào năm 1935 tại Nhật Bản. Ông là người đã có công phát hiện và nuôi thành công loại vi khuẩn Lactobacillus casei Shirota – một chủng khuẩn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của con người. Ngày nay Yakult đã trở thành một tập đoàn lớn mạnh có mặt ở hơn 33 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi ngày có hơn 30 triệu chai Yakult được tiêu thụ trên toàn thế giới. Tiến sĩ Minoru Shirota Cột mốc lịch sử: 1935, Yakult được thương mại lần đầu tiên trên thị trường Nhật Bản. 1955, Công ty Yakult Honsha được thành lập. Trung tâm nghiên cứu được thành lập ở Kyoto. 1963, Yakult triển khai hệ thống Yakult Ladies – hệ thống giao hàng tận nhà tại Nhật Bản. 1967, Thành lập Viện nghiên cứu vi sinh của Yakult đặt tại Kunitachi – Nhật Bản. 1968, Yakult được giới thiệu trên thị trường trong dạng chai nhựa mới. 1981, Chứng khoán của công ty được liệt kê vào danh sách lựa chọn đầu tiên của Sở chứng khoán Tokyo. SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 5
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 1998, Yakult được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản chứng nhận FOSHU. 2005, Chi nhánh trung tâm nghiên cứu vi sinh được thành lập tại Châu Âu (Bỉ). 2007, Công ty Yakult Việt Nam bắt đầu kinh doanh. 1.2. Công ty Yakult Việt Nam: Công ty Yakult Việt Nam Yakult Việt Nam được thành lập vào ngày 26/06/2006, với tổng vốn đầu tư trên 400 tỉ đồng do sự góp vốn của công ty Yakult Honsha của Nhật Bản (80%) và tập đoàn Danone của Pháp (20%). Yakult Việt Nam bắt đầu kinh doanh vào tháng 08 năm 2007. Hiện sản phẩm Yakult đã có mặt ở hầu hết các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ khắp các tỉnh thành Việt Nam. Ngoài ra, Yakult còn được phân phối trực tiếp đến tận nhà của khách hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Nha Trang, Vinh qua hệ thống giao hàng Yakult Lady. Nhà máy luôn duy trì quy trình sản xuất với tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, giống như ở nhà máy sản xuất Yakult ở Nhật Bản. Quá trình sản xuất Yakult áp dụng tiêu chuẩn sản xuất nghiêm ngặt, đảm bảo thu được sản phẩm gần 99% (điều đó có nghĩa là 99% nguyên vật liệu thô được tận dụng tối đa đến sản phẩm cuối cùng, rất ít chất thải được thải ra ngoài). Sản xuất lô đầu tiên vào ngày 09/04/2008. Với triết lý: Yakult "đóng góp cho cuộc sống khỏe mạnh của người dân trên toàn thế giới", Yakult tin rằng việc bảo vệ môi trường trái đất là khía cạnh quan trọng nhất trong việc vận hành sản xuất nhằm hòa hợp với cuộc sống và xã hội. Tổng số lượng nhân viên của công ty là khoảng 60 người, trong đó bộ phận quản lý gồm 3 người Nhật, 53 người còn lại là nhân viên. Gồm 6 phòng ban: SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 6
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Phòng tổng vụ: gồm 9 người đảm nhiệm chức năng hành chính, nhân sự. Phòng tạo chai: 6 người. Phòng lên men (còn gọi là phòng tăng sinh): 9 người. Phòng sản xuất: 11 người. Phòng rót chai, đóng gói. Phòng quản lý chất lượng: 5 người. 2. Sản phẩm kinh doanh: Công ty Yakult Honsha: đang kinh doanh 3 dòng sản phẩm là thực phẩm và thức uống, dòng mỹ phẩm và dược phẩm. Công ty Yakult Việt Nam: Sản phẩm sữa chua uống lên men Yakult Sản phẩm kinh doanh của công ty Yakult Việt Nam chỉ có sữa chua uống lên men Yakult. 3. Triết lý kinh doanh: SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 7
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Quan niệm của Giáo sư Minoru Shirota mong muốn các thế hệ sau, khi kinh doanh dòng sản phẩm Yakult đều phải dựa trên 3 quan điểm của ông như dưới đây, được biết đến với tên gọi thuyết Shirota – là nguồn gốc cho tất cả hoạt động kinh doanh của công ty Yakult: Kiện trường trường thọ: Ruột không chỉ là nơi thu nhận chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể mà còn có chức năng về miễn dịch. Vì vậy nếu chúng ta biết cách giữ cho đường ruột được khỏe mạnh thì chúng ta sẽ có cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ hơn. Chi phí hợp lý: Giáo sư Minoru Shirota mong muốn rằng mọi người trên thế giới đều có thể thưởng thức những tính năng có lợi của khuẩn sữa Yakult. Đó là lý do tại sao công ty chúng tôi cố gắng đưa ra một mức giá mà ai cũng có thể chấp nhận được. Y học phòng ngừa: Quan điểm này chú trọng phòng bệnh tốt hơn là chữa bệnh. Luyện tập thể thao, ăn uống hợp lý và bổ sung probiotics hàng ngày là những cách để duy trì sức khỏe tốt. 4. Nghiên cứu và phát triển: Yakult Honsha có 2 viện nghiên cứu vi sinh Yakult đặt tại Nhật Bản và Bỉ. Viện nghiên cứu vi sinh trung tâm Yakult thông qua cam kết của mình để khám phá và phát huy một phong cách sống lành mạnh, có nhiều năm nghiên cứu việc sử dụng các vi khuẩn đường ruột như là một yếu tố trong việc duy trì sức khỏe, tiến hành một loạt các nghiên cứu về lợi ích của vi sinh vật. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng hơn 250 nhà nghiên cứu đang tích cực theo đuổi nghiên cứu nhằm áp dụng vi khuẩn có lợi một cách có hiệu quả trong việc phòng SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 8
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM và điều trị bệnh. Ngoài ra, Yakult hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng khoa học và y tế, tổ chức hội nghị hội thảo và nghiên cứu, tất cả chỉ để nâng cao hiểu biết về vai trò của vi khuẩn có lợi cho sức khỏe như thế nào. II. Nguyên liệu và quy trình sản xuất Yakult: 1. Yakult là gì? Nguyên liệu để sản xuất Yakult là gì? Yakult là sữa uống lên men được sản xuất từ sữa bột gầy, đường, nước và chứa khuẩn sống Lactobacillus casei Shirota. Vậy sữa bột gầy là gì? Sữa bột gầy (skimmed milk sữa tách bơ) là sữa có hàm lượng chất béo không quá 1%. Sữa bột gầy Đường Nước L.casei Shirota Nguyên liệu sản xuất Yakult Theo tiếng Nhật, tên Yakult bắt nguồn từ chữ “Jahurto” có nghĩa là “sữa chua” (theo thuật ngữ Esperanto phổ biến vào khoảng năm 1880). Lactobacillus casei Shirota: Đây là một chuẩn vi khuẩn lactic thuộc một loài thông thường nhưng khác với các chủng khác ở chỗ chúng đề kháng mạnh mẽ với dịch dạ dày (độ acid rất cao) và dịch mật cùng các enzyme tiêu hóa khác, do đó đến được ruột non và phát triển được trong ruột non. Trước hết chúng giúp phục hồi khu hệ vi sinh vật đường ruột đã bị hủy hoại sau một đợt điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tác dụng này gọi là probiotic. Ngoài ra chúng có tác dụng thúc đẩy nhu động của ruột, giúp nhuận tràng, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại trong đường ruột, hạn chế các tác dụng hình thành và tích lũy các chất gây thối rửa ruột. Chúng còn có hiệu quả điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể, giúp phục hồi chức năng miễn dịch đã suy giảm ở những người nghiện thuốc lá, hạn chế tác động dị ứng với những người mẫn cảm với phấn hoa dẫn đến viêm mũi. SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 9
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Các nghiên cứu còn chứng minh vi khuẩn này tạo nên sự cân bằng muối và cải thiện các triệu chứng viêm kết ruột non ở những trẻ em bị hội chứng ruột ngăn. Vi khuẩn này còn làm gia tăng đáng kể hoạt tính của các tế bào NK (natural killer) ở những bệnh nhân bị viêm tủy sống do nhiễm virus IITLV, tức là những người mắc bệnh IIAM/TSP. Đặc biệt là nếu sử dụng thường xuyên sản phẩm của vi khuẩn này sẽ làm giảm nguy cơ bị ung thư bàng quang và ức chế sự phát triển của các khối u ở ruột. Về cơ bản, công thức chế bến Yakult không khác các loại sữa chua lên men khác là mấy và điểm khác biệt lớn nhất của sản phẩm đó là lợi khuẩn Lactobacillus casei Shirota. Như chúng ta đã biết, cơ thể của một người trưởng thành có khoảng 11,5kg vi khuẩn tồn tại trong đường ruột. Trong đó, nếu là cơ thể của một người khỏe mạnh thì số vi khuẩn có lợi sẽ chiếm 85%. Những vi khuẩn này đi vào cơ thể chúng ta bằng nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là vẫn qua đường miệng. Để có thể tồn tại trong ruột non thì các lợi khuẩn này phải sống sót được sau khi chịu tác động của dịch vị dạ dày, dịch vị mật của hệ tiêu hóa và tỷ lệ sống sót của các lợi khuẩn thường rất là thấp. Vì L.casei Shirota có tỷ lệ sống sót rất cao khi tiến đến ruột non của chúng ta, nó giúp cơ thể của chúng ta trong việc hỗ trợ và cải thiện tiêu hóa, điều hòa hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nên đó là điểm khác biệt lớn nhất của Yakult với các loại sữa chua lên men khác. 2. Yakult tác động như thế nào? Mỗi chai Yakult có chứa hơn 6.5 tỉ khuẩn L.casei Shirota. Khi dùng Yakult hàng ngày, khuẩn L.casei Shirota hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, điều hòa hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 10
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Lợi ích của khuẩn Lactobacillus casei Shirota đối với cơ thể chúng ta: Làm tăng vi khuẩn có lợi và làm giảm vi khuẩn có hại trong đường ruột: Theo như nghiên cứu của R. Tanaka (1994) số lượng vi khuẩn trong 1gram phân là: trước khi dùng Yakult, số khuẩn có lợi là 5 tỉ, số khuẩn có hại là 30 triệu. Còn sau khi dùng Yakult thì số khuẩn có lợi là 15 tỉ, số khuẩn có hại là 6 triệu. Như vậy, ta có thể thấy nhờ vào khuẩn L.casei Shirota số lượng khuẩn có lợi gia tăng (tăng gấp 3 lần), còn số lượng khuẩn có hại giảm đáng kể (giảm 5 lần). Giảm sự hình thành các độc tố trong đường ruột: Theo như nghiên cứu của R. Tanaka (1981), sau khi bắt đầu sử dụng lợi khuẩn L.casei Shirota thì hàm lượng các chất gây hại có trong nước tiểu cũng giảm. Giúp ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón: Theo như nghiên cứu của Yakult Honsha Co., Ltd. (1992), L.casei Shirota có những tác dụng nhằm cải thiện bệnh tiêu chảy và táo bón. Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng và ngăn ngừa ung thư: Theo như nghiên cứu của F. Nagao (2000), khi dừng bổ sung L.casei shirota thì sự gia tăng hoạt tính tế bào NK trở lại như mức ban đầu, còn tiếp tục dùng là yếu tố quan trọng để duy trì được sức khỏe của hệ miễn dịch. Như vậy, Không giống như hầu hết những chủng khuẩn bình thường khác trong yogurt, khuẩn L.casei Shirota có khả năng sống sót trong dịch vị dạ dày và dịch vị mật, tiến đến ruột vẫn sống, hỗ trợ phục hồi sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. 3. Quy trình sản xuất: Quá trình sản xuất sản phẩm probiotic nói chung hay sữa lên men nói riêng đòi hỏi phải được sản xuất với công nghệ cao trong điều kiện vệ sinh hết sức nghiêm ngặt để sản phẩm sản xuất ra là an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Điều quan trọng nhất của quá trình sản xuất là tránh sự nhiễm tạp của bất kỳ vi sinh vật nào khác bởi vì sản phẩm rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của chúng. Hơn nữa, cần phải duy trì lượng khuẩn probiotic trong sản phẩm biểu hiện hoạt tính có lợi của chúng cho sức khỏe người sử dụng. Đó là những lý do mà tại sao Yakult lại được sản xuất trong điều kiện hết sức nghiêm ngặt với công nghệ hiện đại như hình được diễn tả dưới đây: SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 11
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Quy trình sản xuất sữa uống len men Yakult Giải thích quy trình: 1. Chuẩn bị nguyên liệu: sữa bột gầy + đường glucose và đường cát trắng. 2. Bồn hòa tan: hòa tan sữa bột gầy với đường glucose và đường cát trắng bằng nước nóng. 3. Thiết bị tiệt trùng: tiệt trùng ở nhiệt độ cao để có nguồn sữa tiệt trùng/nước đường tiệt trùng. 4. Bồn lên men: cấy men yakult vào nguồn sữa đã tiệt trùng, ủ lên men trong vài ngày. Sau thời gian lên men, trong bồn lên men có chứa hàng tỷ khuẩn sống và lúc này sữa trong bồn là đặc sệt. Sau đó hỗn hợp này được đồng hóa. 5. Bồn nuôi cấy men Yakult: khuẩn L.casei Shirota đã được hoạt hóa và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm được cấy vào bồn, ủ lên men tạo men Yakult. Men Yakult được dùng để cấy vào bồn lên men. 6. Thiết bị đồng hóa: sữa sau lên men được bom qua thiết bị đồng hóa để thành sữa lên men đồng hóa. Sữa sau khi đồng hóa sẽ được chuyển vào bồn lớn có chứa dung dịch đường tiệt trùng. 7. Bồn lưu trữ chứa dung dịch đường tiệt trùng: sữa lên men sau khi đồng hóa được bom vào bồn lưu trữ và khuấy đều với nước đường tạo thành sữa bán thành phẩm. SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 12
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 8. Hệ thống xử lý nước. 9. Bồn chứa nước tiệt trùng. 10. Thiết bị trộn: dung dịch sữa đặc sau lên men được trộn với nước vô trùng để pha loãng thành sữa uống bán thành phẩm. Mục đích của giai đoạn này là để trung hòa vị chua của sản phẩm sau khi lên men, đồng thời đường cũng là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho khuẩn L.casei Shirota sống trong thời hạn sử dụng. 11. Bồn chứa sữa bán thành phẩm. 12. Máy tạo chai: các chai nhựa polystyrene được sản xuất ngay tại nhà máy bằng máy tạo chai. Các hạt nhựa polystyrene được đun nóng và tạo khuôn dạng chai Yakult. Sau đó chúng được chuyển qua bồn chứa lớn vô trùng cho các công đoạn tiếp theo. 13. Bồn chứa chai. 14. Máy xếp chai. 15. Máy in hạn sử dụng, thông tin sản phẩm. 16. Máy rót sữa, đóng nắp nhôm. 17. Máy đóng gói 5 chai: sản phẩm được đóng gói 5 chai thành một lốc bằng nhực polyprolylene. 18. Máy đóng gói hoàn chỉnh: đóng gói 10 lốc thành một thùng bằng nhựa polyprolylene. 19. Kho lạnh: thành phẩm cuối cùng sẽ được vận chuyển đến kho lạnh
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 5. Xử lý chất thải: Quá trình sản xuất Yakult áp dụng theo công nghệ khép kín, đảm bảo thu được sản phẩm gần 99% so với nguyên liệu thô ban đầu, chính vì vậy có rất ít chất thải được thải ra ngoài môi trường. Hơn nữa, toàn bộ nguồn nguyên liệu vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất này đều là những thành phần sạch, không tạo ra rác thải độc hại, không khói thải, cũng như không gây tiếng ồn. Tuy nhiên tất cả các chất thải (chủ yếu ở dạng lỏng) được đưa vào dây chuyền xử lý hiện đại, xử lý đến tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả thải ra môi trường. Ngoài ra, lượng nước thải sau khi sản xuất được xử lý bằng công nghệ vi sinh và sau đó sẽ tiếp tục được xử lý bởi hệ thống xử lý chất thải của VSIP (Khu Công Nghiệp Việt Nam Singapore) trước khi thải ra môi trường. Bằng việc duy trì nghiêm túc thực hiện việc áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng HACCP, ISO 22000 và hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001, công ty Yakult không chỉ cam kết với khách hàng về mặt đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn cam kết về việc bảo vệ mội trường, cam kết chỉ đạo và quản lý để đưa các hoạt động sản xuất vận hành theo cách thân thiện với môi trường. 6. Các hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng: Hệ Thống Quản lý Chất Lượng HACCP: là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiêm soát điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm trong ca chuỗi thực phẩm cho tới điểm tiêu thụ cuối cùng. ISO 22000: quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Hệ Thống Quản Lý Môi Trường ISO 14001: được xây dựng nhằm tạo ra một hệ thống quản lý để giúp các tổ chức giảm bớt những tác động tiêu cực của mình tới môi trường. Tiêu chuẩn này cung cấp một khung chuẩn cho các tổ chức nhằm chứng minh những cam kết của mình về vấn đề môi trường. Hệ Thống Quản Lý An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp OHSAS 18001: hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Được các tổ chức tiêu chuẩn thế giới và các tổ chức thương mại hàng đầu xây dựng, OHSAS 18001 cung cấp cho tổ chức một khung kiểm tra việc quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp thích hợp và hiệu quả tại nơi làm việc. SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 14
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Các tiêu chuẩn đã được chứng nhận của Yakult Công Ty Yakult không chỉ cam kết với khách hàng về mặt đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn cam kết về việc bảo vệ môi trường, cam kết chỉ đạo và quản lý để đưa các hoạt động sản xuất vận hành luôn đảm bảo sức khỏe, an toàn nơi làm việc đối với người lao động và thân thiện đối với môi trường. III. Kết quả đạt được sau chuyến tham quan: Sau chuyến tham quan công ty Yakult em biết được sữa chua uống lên men Yakult được làm ra như thế nào, nguồn gốc từ đâu, có khác với những loại sữa chua uống lên men khác hay không. Cụ thể là em nhận được những điều sau đây: Ông Minoru Shirota là người thành lập ra công ty Yakult. Nguyên liệu để làm ra Yakult: nước, đường, sữa bột gầy và khuẩn Lactobacills casei Shirota. Khuẩn L.casei có những lợi ích gì với cơ thể chúng ta. Nắm rõ quy trình sản xuất của Yakult. Các hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng tại công ty. Đây là những kết quả thiết yếu mà em nhận được khi tham quan công ty, ngoài ra em còn biết thêm rất nhiều điều, như là: số người làm việc trong công ty, nguồn nguyên liệu lấy từ đâu, sản phẩm Yakult được phân phối như thế nào,……….. IV. Tài liệu tham khảo: http://text.xemtailieu.com/tailieu/baocaothuctapnhanthucnhamayyakult 104328.html http://kiemtailieu.com/kinhdoanhtiepthi/tailieu/congtyyakultviet nam/7.html SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 15
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM http://www.corporate.yakult.vn/lichsuhinhthanhvachungnhan? tab=yakult_vietnam http://www.yakult.vn/veyakult?frame=yakultlagi PHẦN THỨ HAI NHÀ MÁY AJINOMOTO LONG THÀNH I. Tổng quan về công ty Ajinomoto: 1. Lịch sử hình thành: 1.1. Tập đoàn Ajinomoto: Nhà khoa học Nhật Bản, tiến sĩ Kikunae Ikeda sống ở Đức hai năm để học vật lý sau khi tốt nghiệp Đại học Hoàng gia Tokyo tại Nhật Bản. Trong suốt thời gian sống tại Đức, ông quan tâm tới vị của nhiều loại thức ăn khác nhau mà lần đầu tiên ông được thưởng thức như cà chua, pho mát, măng tây và thịt. Vào thời kỳ đó, các nhà khoa học tin rằng chỉ có bốn vị cơ bản. Tuy nhiên, tiến sĩ Ikeda cảm thấy có thể có một vị đặc trưng khác với bốn vị cơ bản đó. Sau hai năm sống tại Đức, Tiến SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 16
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM sĩ Ikeda quay về Nhật Bản. Ông nhận thấy có một vị chưa được nhận biết trong các món ăn ngon, khác biệt hoàn toàn so với bốn vị cơ bản là ngọt, mặn, chua và đắng. Ông nhận thấy vị này rõ rệt nhất trong nước dùng nấu từ tảo biển khô, một món truyền thống trong ẩm thực Nhật Bản. Sau đó, vào năm 1908, ông phân tích thành phần của tảo biển khô và phát hiện ra rằng vị này được tạo ra bởi glutamate trong tảo biển. Ông đặt tên cho vị này là umami. Sau khi khám phá ra umami, ông đã cố gắng phát triển một chất tạo vị mới dựa trên glutamate. Tiến sĩ Ikeda tin tưởng vào sự cải thiện điều kiện dinh dưỡng của người Nhật thông qua vị umami. Ông nhận thấy cần phải phổ biến chất dinh dưỡng tới các hộ gia đình dưới dạng một sản phẩm. Do đó, ông đã tiếp cận với Saburosuke Suzuki – một nhà sản xuất Iốt, với ý tưởng khởi sự một ngành kinh doanh giúp thương mại hóa ý tưởng của ông. Năm 1909, một năm sau khi dành được bằng sáng chế, bột ngọt AJINOMOTO được bán ra với tư cách là gia vị có vị umami đầu tiên trên thế giới. Tập đoàn Ajinomoto được thành lập từ năm 1909 tại Tokyo, Nhật Bản với sản phẩm gia vị umami đầu tiên trên thế giới mang thương hiệu AJINOMOTO. Với hơn 100 năm thành lập và với thế mạnh về công nghệ sản xuất axit amin và khả năng phát triển đổi mới công nghệ. Hiện nay Tập Đoàn Ajinomoto đã có 136 công ty con và 20 công ty thành viên trên khắp thế giới, có 128 nhà máy, nhiều văn phòng đại diện tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng đội ngũ gần 31.300 nhân viên trên toàn cầu. Các sản phẩm đa dạng của Tập đoàn Ajinomoto đang được phân phối đến hơn 130 quốc gia, đóng góp cho cuộc sống hạnh phúc của con người trên toàn thế giới. Cột mốc lịch sử: 5/1909, Bán sản phẩm AJINOMOTO tại Nhật Bản vào ngày 20 tháng 5 năm 1909. SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 17
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 5/1910, Chọn đại lý độc quyền tại Đài Loan và bán sản phẩm AJINOMOTO. 8/1910, Chọn đại lý độc quyền tại Hàn Quốc và bán sản phẩm AJINOMOTO. 8/1917, Khai trương văn phòng mua hàng và kinh doanh tại New York. 2/1918, Mở văn phòng kinh doanh tại Thượng Hải. 5/1926, Thành lập The Larrowe Suzuki Company tại Mỹ (giải thể năm 1936). 6/1927, Mở văn phòng bán sản phẩm tại Singapore. 3/1935, Thành lập Tianjin Kogyo Co. tại Trung Quốc. 6/1939, Thành lập Manchuria Nosan Kagaku Kogyo Co. tại Tianjin, Trung Quốc. 2/1946, Đổi tên công ty thành Tập đoàn Ajinomoto. 1/1947, Khôi phục xuất khẩu AJINOMOTO sang Mỹ. 5/1954, Bắt đầu quảng cáo trên truyền hình tư nhân (thời gian quảng cáo 1 phút). 8/1956, Thành lập Ajinomoto do Brasil Industriae Comercio (Hiện nay là Ajinomoto Interamericana Indutria e Comercio Ltda). 5/1958, Thành lập of Union Chemicals, Inc. tại Philippines (Hiện nay là Ajinomoto Philippines Corporation). 3/1960, Thành lập Công ty Ajinomoto Thái Lan. 7/1961, Thành lập Công ty Ajinomoto Malaya (Hiện nay là Ajinomoto (Malaysia) Berhad). 6/1963, Thành lập AjinomotoINSUD S.p.A. tại Italia. (Giải thể năm 1977). 2/1968, Thành lập Ajinomoto del Peru S.A. 7/1969, Thành lập PT Ajinomoto Indonesia. SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 18
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 10/1984, Thành lập Heatland Lysine, Inc.( Hiện nay là Ajinomoto Heartland LLC tại Mỹ). 2/1991, Thành lập Công ty B&W Việt Nam (Hiện nay là Công ty Ajinomoto Việt Nam). 5/1991, Thành lập Công ty West African Seasoning tại Nigeria. 12/1996, Thành lập Công ty Ajinomoto Trung Quốc. 10/2003, Thành lập Ajinomoto (Ấn Độ) Pvt. Ltd, thành lập AJINOMOTO FOODS EUROPE S.A.S. tại Pháp. 1.2. Công ty Ajinomoto Việt Nam: Ngày 22/2/1991, công ty Ajinomoto Việt Nam chính thức thành lập với nhà máy Ajinomoto Biên Hòa đặt tại khu công nghiệp Biên Hòa I, Đồng Nai. Hơn 25 năm thành lập và phát triển: được thành lập từ năm 1991, Công Ty Ajinomoto Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tập Đoàn Ajinomoto, Nhật Bản với giá trị đầu tư ban đầu hơn 8 triệu đô la Mỹ. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng mở rộng và nâng công suất sản xuất các sản phẩm với tổng chi phí xây dựng, hoạt động và phát triển thị trường lên đến 65 triệu đô la Mỹ. Hiện Công Ty Ajinomoto Việt Nam có hai văn phòng hoạt động tại TP.HCM và Hà Nội cùng nhà máy: nhà máy Ajinomoto Biên Hòa hoạt động từ năm 1991 và nhà máy Ajinomoto Long Thành đưa vào vận hành từ năm 2008. Ngoài ra công ty có 5 trung tâm phân phối lớn tại tỉnh Hải Dương, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai và Cần Thơ cùng 57 kho bán hàng và hơn 236 đội bán hàng trên toàn quốc. Tổng số nhân viên làm việc tại Công Ty Ajinomoto Việt Nam lên đến hơn 2.300 người. Công ty Ajinomoto Việt Nam SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 19
- KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Cột mốc lịch sử: 1992, chính thức vận hành sản xuất và tung ra thị trường bột ngọt AJINO MOTO. 1997, áp dụng công nghệ lên men vi sinh sử dụng trực tiếp nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất bột ngọt. 2000, hạt mêm Ajingon ra đời, trở thành sản phẩm tiên phong trong ngành hàng hạt nêm tại thị trường Việt Nam. 2005, phát triển mở rộng và tăng cường các kênh bán hàng truyền thống và hiện đại trên 63 tỉnh thành toàn quốc. 2006, Mayonnaise Ajingon, sản phẩm Mayonnaise đầu tiên sản xuất trong nước, được tung ra thị trường với tên gọi ban đầu LISA. 2008, khánh thành nhà máy Ajinomoto Long Thành và tung ra thị trường sản phẩm cà phê lon BIRDY. 2009, trung tâm phân phối miền Nam đi vào hoạt động, trở thành trung tâm phân phối chủ lực cho thị trường toàn quốc. 2010, phát triển và tung ra thị trường dòng sản phẩm gia vị nêm sẵn Aji Quick. 2012, khánh thành trung tâm phân phối miền Bắc, và tung ra thị trường nước tương Phú Sĩ. 2013, khánh thành phân xưởng nước hầm xương và thịt, đánh dấu bước cải tiến quan trọng nguyên liệu sản xuất hạt nêm Ajingon, đồng thời tung ra thị trường cà phê và trà sữa birdy hòa tan 3in 1. 2014, khánh thành phân xưởng gia vị bột tại nhà máy Ajinomoto Long Thành và đưa vào vận hành hệ thống lò hơi sinh học tại nhà máy Ajinomoto Biên Hòa giúp tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường. 2015, tung ra thị trường mơ ngâm đường Ume Chan, sản phẩm tiên phong của tập đoàn Ajinomoto bên cạnh trà Matcha sữa Birdy 3in 1 và các sản phẩm gia vị lẩu AjiQuick. 2016, đang xây nhà máy Ajinomoto long thành 2, viện nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. SVTH: TRẦN THỊ THÚY HỒNG Page 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tiểu luận: Mạch đếm sản phẩm
24 p | 740 | 110
-
CHUYÊN ĐỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
25 p | 300 | 81
-
Báo cáo về tiền lương trong các Doanh nghiệp công nghiệp
79 p | 223 | 62
-
Đề tài: Bảo vệ so lệch dòng (BVRSL)
18 p | 203 | 55
-
Đề tài báo cáo: Quy trình sản xuất màng nhựa đơn
23 p | 208 | 50
-
Đề tài: “Báo cáo thực tập tình hình sản xuất-kinh doanh của công ty đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn”
38 p | 207 | 43
-
Báo cáo bài tập lớn: Nghiên cứu chuẩn ISO/IEC 9126 trong đánh giá chất lượng phần mềm
29 p | 315 | 42
-
Gợi ý đề cương báo cáo thực tập tốt nghiệp: Đại học quản trị kinh doanh
12 p | 708 | 42
-
Báo cáo khoa học: " HI ỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƯỢNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG Ở ĐỒNG THÁP"
10 p | 159 | 35
-
Báo cáo thực tập kỹ thuật tại Công ty TNHH MTV DAP Vinachem
43 p | 224 | 35
-
Đề tài " THỰC TRẠNG VỀ CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÙNG ĐÔNG BẮC "
95 p | 218 | 34
-
Báo cáo khoa học: " NUÔI CUA LỘT (Scylla SP.) TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ KHÁC NHAU"
12 p | 169 | 28
-
Báo cáo: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18
62 p | 125 | 22
-
Báo cáo khoa học: " NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG CÁ ĐỐI (Liza subviridis)"
6 p | 140 | 17
-
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT: XÂY DỰNG QUI TRÌNH CHẨN ĐOÁN BẮP CÓ CHUYỂN CÁC GENE KHÁNG SÂU (CryIA [b]) VÀ GENE TĂNG CƯỜNG CHUYỂN HÓA ĐƯỜNG (Invertase) BẰNG KỸ THUẬT PCR
5 p | 71 | 12
-
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Điều tra giống, kỹ thuật canh tác sắn tại xã Bom Bo, Bù Đăng, Bình Phước
33 p | 136 | 10
-
Báo cáo khoa học: Bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chương trình đại cương về Khoa học chính trị trong các trường Đại học và Cao đẳng
218 p | 79 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn