intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo chí và luật pháp

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:55

383
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luật pháp là những quy phạm hành vi do Nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội. Luật pháp là một hệ thống những chuẩn mực xã hội có tính bắt buộc được Nhà nước dùng sức mạnh đảm bảo

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo chí và luật pháp

  1. Báo chí và luật pháp TS. Đặng Thu Hương
  2. 1. Mối quan hệ giữa báo chí và luật pháp  Khái niệm luật pháp: - Luật pháp là những quy phạm hành vi do Nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội. - Luật pháp là một hệ thống những chu ẩn mực xã h ội có tính bắt buộc được Nhà nước dùng sức mạnh đảm bảo - Nhà nước quản lí, điều hành các mối quan h ệ XH bằng luật pháp (những điều bắt buộc, những điều cho phép, các hình thức trừng phạt, cấm đoán, tha bổng..)
  3. 1.Mối quan hệ giữa báo chí và luật pháp  Hệ thống các văn bản pháp luật - Hệ thống văn bản chính thức: Hiến pháp, các bộ luật, các pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, thông tư.
  4.  Tại sao nhà báo cần am hiểu pháp luật?
  5. 1. Mối quan hệ giữa báo chí và luật pháp  Sự cần thiết phải am hiểu luật của nhà báo - Nhà báo trước hết là công dân - Yêu cầu nghề nghiệp báo chí (tuyên truy ền, giải thích pháp luật) - Đặc trưng, tính chất nghề nghiệp (va ch ạm, cọ xát tiếp xúc với mọi đối tượng,…) - Do vậy, nhà báo phải là người am hiểu pháp luật, vận dụng kịp thời luật pháp vào hoạt động nghiệp vụ của mình, và hướng dẫn cho mọi người sử dụng các quyền và nghĩa vụ của mình theo luật pháp
  6. 1.Mối quan hệ giữa báo chí và luật pháp  Các quyền của nhà báo - Được đăng tải tác phẩm BC ở các cơ quan BC mà không bị kiểm duyệt. - Có quyền được ghi tên thật hay bút danh. Bản quyền tác phẩm báo chí được luật pháp bảo vệ - Quyền được hưởng nhuận bút và các chế độ theo quy định của tòa soạn. - Quyền được cải chính những thông tin đăng sai - Quyền được bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự của nhà báo - Quyền được hưởng một số ưu tiên theo quy định của Nhà nước - Quyền được trao tặng các danh hiệu nghề nghiệp
  7. 1. Mối quan hệ giữa báo chí và luật pháp  Mối quan hệ BC-LP: Mối quan hệ 2 chiều - BC cung cấp tư liệu, số liệu, nhân chứng… trung thực khách quan, chính xác để các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, khởi tố các vụ án. - BC phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra khám phá các vụ việc trong đời sống XH - BC tạo ra dư luận xã hội, giám sát sự thi hành pháp luật của các cơ quan công quyền - Các cơ quan chức năng phối hợp với BC để thực hiện nhiệm vụ chung
  8. 2. Cơ sở pháp lý của hoạt động báo chí Việt Nam  Cơ sở chung: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992 - ‘Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin’ (Điều 69) - ‘Nghiêm cấm những hoạt động văn hóa, thông tin làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam’ (Điều 33) Các bộ luật Báo chí, các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước và của các bộ, ban, ngành có thẩm quyền
  9. 3. Luật Báo chí năm 1957  Hoàn cảnh ra đời: - Trước CMT8, nước ta tồn tại 2 xu hướng BC rõ nét: * BC của thực dân Pháp và những người thân Pháp * BC của những người yêu nước và cách mạng - Sau CMT8, Đảng và Nhà nước đã chăm lo xây dựng hệ thống văn bản pháp lí cho hoạt động BC. *
  10. * 10.10.1945 Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh về việc duy trì tạm thời các luật lệ hiện hành, nhưng chỉ thi hành ‘khi nào không trái với nguyên tắc độc lập của nước VN và chính phủ dân chủ CH’ * 29.3.1946 – Sắc lệnh số 41 – Hội đồng kiểm duyệt báo chí * 1946 – 1954: KCCP * 1954: xóa bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí
  11.  Đầu năm 1956: có 29 tờ báo (9 tờ tư nhân), 22 tạp chí, đặc san  Chủ tịch nước ban hành sắc lệnh số 282 ngày 14.2.1956 về chế độ báo chí.  Được QH thông qua, trở thành Luật số 100/SL-L-002 ngày 20.5.1957 về chế độ báo chí.
  12. Nội dung Luật Báo chí 1957 1. Đảm bảo quyền tự do ngôn luận của nhân dân: - Quyền tự do ngôn luận dành cho mọi người không phân biệt thành phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, giới tính. - Quyền không bị kiểm duyệt trước khi in - BC được các cơ quan NN tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng để hoạt động nghiệp vụ - Nhân dân có quyền trả lời, đính chính những điều nói sai có liên quan đến mình
  13. Nội dung Luật Báo chí 1957 2. Những điều BC không được làm: - BC không được tuyên truyền chống lại đường lối chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước, chống phá pháp luật - Ko được phá hoại sự nghiệp củng cố hòa bình, th ực hiện thống nhất và hoàn thành độc lập và dân ch ủ - Ko được chia rẽ dân tộc, gây tổn hại tình hữu ngh ị với nhân dân các nước, tuyên truyền cho chủ nghĩa đế quốc, cho chiến tranh - Ko được tiết lộ bí mật quốc gia - Ko được dâm ô, trụy lạc, đồi bại
  14. Nội dung Luật Báo chí 1957 3. Xác định những quy định cụ thể về điều kiện hoạt động của báo chí và thủ tục cấp giấy phép, thể lệ lưu chiểu 4. Quy định về hình thức kỷ luật, tùy theo lỗi nặng nhẹ mà bị cảnh cáo, tịch thu ấn phẩm đình bản tạm thời, đình bản vĩnh viễn, phạt tiền hoặc bị truy tố trước pháp luật
  15. Ý nghĩa của Luật Báo chí 1957  Là bộ luật báo chí hoàn chỉnh, trọn vẹn đầu tiên ở nước ta.  Tạo hành lang pháp lý rộng rãi cho báo chí kiểu mới hoạt động trong giai đoạn mới  Từ đây, báo chí VN khẳng định vai trò, vị trí, nghĩa vụ, và quyền lợi của mình trong hệ thống chính trị, tư tưởng của Đảng  Đồng thời, tạo dk cho BC có cơ hội mở rộng quan hệ giao lưu với BC khu vực và thế giới  Tuy nhiên Luật 1957 Ko đề cập đến việc quảng cáo trên báo chí Sau Luật BC 1957, có Nghị định số 297/TTG (9.7.1957) quy định chế độ, và quyền lợi của người làm báo chuyên nghiệp; và Nghị định số 298/TTg (9.7.1957) quy định chi tiết thi hành Luật về chế độ báo chí 1957
  16. 4. Luật Báo chí 1990 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí 1999
  17. Bối cảnh chính trị - xã hội  Từ 1957 đến 1990: hơn 30 năm  1955-1975: KCCM  1975-1986: Thời kỳ bao cấp  1986-1990: Thời kỳ đổi mới - Trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, tư duy chính tr ị và đổi mới toàn diện. - BC cũng có nhiều đối mới và thu được những thành quả bước đầu. - Trong bối cảnh mới (thay đổi về cơ chế, giao lưu hòa nhập với quốc tế..) nhiều điều của luật 1957 đã không còn phù hợp
  18. Nội dung của Luật Báo chí 1990  Luật BC 1990 có 7 chương, 31 điều  Nghị định 133 HDBT (22.4.1992) quy định chi tiết việc thi hành Luật BC  Luật BC 1990 kế thừa những nguyên tắc đúng đắn của Luật về chế độ BC 1957, bổ sung và hoàn thiện một bước pháp luật nước ta về báo chí
  19. Những điểm mới của Luật BC 1990  Xác định rõ BC là cơ quan ngôn luận của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, không có báo chí tư nhân (d.1).  Thể hiện rõ & đầy đủ hơn quyền tự do dân chủ của nhân dân qua BC (d.2)  Vai trò, trách nhiệm của BC theo đường lối của Đảng (d.3)  Nêu đầy đủ về quyền thông tin và được thông tin của công dân (d.4)  Quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin (d.7)  Quyền và nghĩa vụ trả lời và cải chính (d.5,8,9)
  20. Những điểm mới của Luật BC 1990  Quy định đầy đủ, chi tiết hơn về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan BC và nhà báo; của cơ quan chủ quản BC (d.12), của Nhà nước đối với BC (d.17)  Quy định trách nhiệm của các cơ sở in và tổ chức phát hành (d.12 và 21)  Quy định về quảng cáo trên BC (d.25)  Quy định về khen thưởng và kỷ luật (d.27)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2