intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Carré (ca-rê) ở chó mèo

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

190
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NGUYÊN NHÂN: -Đây là một loại bệnh truyền nhiễm rất mạnh, gây ra do một loại siêu vi trùng (virus) tên là Paramyxovirus, chuyên tấn công trên chó và một vài loài thú ăn thịt khác. Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện ra những triệu chứng vô cùng đa dạng thể hiện ở nội quan con vật và lớp biểu mô. Bệnh rất nguy hiểm, vì nếu tiến triển thì phần lớn là gây chết. -Là nổi ám ảnh lớn nhất của tất cả những người nuôi chó con, bệnh ca-rê ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng trên chó con...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Carré (ca-rê) ở chó mèo

  1. Bệnh Carré (ca-rê) ở chó mèo NGUYÊN NHÂN: -Đây là một loại bệnh truyền nhiễm rất mạnh, gây ra do một loại siêu vi trùng (virus) tên là Paramyxovirus, chuyên tấn công trên chó và một vài loài thú ăn thịt khác. Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện ra những triệu chứng vô cùng đa dạng thể hiện ở nội quan con vật và lớp biểu mô. Bệnh rất nguy hiểm, vì nếu tiến triển thì phần lớn là gây chết. -Là nổi ám ảnh lớn nhất của tất cả những người nuôi chó con, bệnh ca-rê ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng trên chó con dưới sáu tháng tuổi và tỉ lệ chết rất cao, cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. TRIỆU CHỨNG: -Bệnh carré có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày. Trong thời gian này, bệnh không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào cả. Khi phát bệnh, có tất cả sáu triệu chứng được ghi nhận. Những triệu chứng này có thể riêng rẽ hay thể hiện cùng lúc. Việc chẩn đoán bệnh có khả năng cao nếu phát hiện những triệu chứng sau đây: +Sốt cao liên tục, kéo dài. +Viêm catarrhe vùng mắt, mũi (mắt chảy nhiều ghèn, mũi chảy dịch xanh). +Triệu chứng trên hệ tiêu hóa: ói mửa, tiêu chảy. +Triệu chứng trên hệ hô hấp: ho, khạc, nhiều đàm. +Triệu chứng thần kinh: co giật, nhai giả (miệng cứ nhai như đang ăn), chảy nước bọt nhiều, tru sủa mất ý thức. +Triệu chứng trên da: viêm da, lớp biểu bì hóa sừng. -Bệnh tiến triển tối đa
  2. trong vòng năm tuần, kết quả theo ba hướng khác nhau: lành bệnh; lành bệnh kèm với di chứng (co cơ, giật cơ, viêm phổi, mất men răng, hư thận) và chết. -Còn một dạng nữa là dạng không điển hình, thường thấy trên những con chó có tuổi nhưng không được chích lại vaccin đầy đủ. Triệu chứng thường thấy là viêm não trên chó già thể hiện những triệu chứng thần kinh (liệt, co giật), hiếm hơn là triệu chứng viêm da và thần kinh kết hợp. ĐIỀU TRỊ: Điều trị bằng huyết thanh: huyết thanh đặc trị dùng với liều 2ml/kg thể trọng bằng đường dưới da hoặc bằng đường tĩnh mạch, liều tới thiểu phải là 10ml. lặp lại liều này 2 đến 4 ngày sau. Điều trị bằng huyết thanh chỉ có hiệu quả ở giai đoạn đầu mới phát bệnh. Hiện nay,loại huyết thanh này dường như không còn hiện diện nữa. Đây gọi là huyết thanh ngựa chửa nghĩa là dùng mầm bệnh tiêm vào ngựa cái đang mang thai, sau đó giết đi để trích máu lấy huyết thanh, có lẽ vì lý do nhân đạo mà loại huyết thanh này không còn hiện diện nữa. Điều trị bằng phương pháp không đặc hiệu: đây là phương pháp thường được sử dụng nhất. -Đầu tiên là phải chống lại những bệnh phụ nhiễm, GEN- TYLO (chó) để tiêu diệt những vi trùng cơ hội gây bệnh cho chó. -Điều trị các triệu chứng thần kinh co giật , liệt cơ: CALCI MAX. -Điều trị các triệu chứng về dạ dày, ruột như chống ói, chống tiêu chảy. -Điều trị các triệu chứng khí phế quản và phổi, màng phổi: BROMHEXIN (viên) hoặc SG.BROMHEXINE (tiêm) PHÒNG BỆNH: -Cách ly các cá thể khỏe mạnh và cá thể mắc bệnh. Các chó con mới đưa về phải cách ly tối thiểu 12 ngày mới nhập chung vào cùng bầy đựoc và trong thời gian
  3. cách ly phải theo dõi sát sao thân nhiệt của con vật. Sát trùng khu vực nhiễm bệnh bằng ANTIVIRUS-FMB. -Khi phát hiện có cá thể trong bầy mắc bệnh, lập tức tiêm ngừa huyết thanh cho cả bầy. Huyết thanh sẽ có hiệu lực trong vòng hai tuần lễ. Nhưng như đã đề cập ở trên, huyết thanh này có lẽ không còn nữa trên thị trường. -Việc phòng bệnh hiệu quả nhất là sử dụng vaccin để tiêm phòng cho cả bầy. Lần chích vaccin đầu tiên bao gồm từ hai đến ba mũi. Nếu hai mũi thì tiêm vào tuần thứ 8 và tuần thứ 12. Nếu ba mũi thì tiêm vào tuần thứ 6, tuần thứ 9 và tuần thứ 12. Vaccin này sẽ được tiêm lặp lại mỗi năm một lần trong suốt cuộc đời con vật. -Việc sử dụng các dạng vaccin kết hợp phải rất thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2