intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh phó lao

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

194
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh phó lao (Johnes disease - Paratuberculosis) là một bệnh mãn tính, làm suy nhược cơ thể, gây ảnh hưởng đến đường ruột của tất cả động vật nhai lại như bò, cừu và dê. Mặc dù có nhiều con trong đàn gia súc có thể bị nhiễm bệnh, nhưng thông thường chỉ có dưới 5% số con bị nhiễm bệnh thể hiện triệu chứng lâm sàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh phó lao

  1. Bệnh phó lao Bệnh phó lao (Johnes disease - Paratuberculosis) Giới thiệu bệnh Bệnh phó lao (Johnes disease - Paratuberculosis) là một bệnh mãn tính, làm suy nhược cơ thể, gây ảnh hưởng đến đường ruột của tất cả động vật nhai lại như bò, cừu và dê. Mặc dù có nhiều con trong đàn gia súc có thể bị nhiễm bệnh, nhưng thông thường chỉ có dưới 5% số con bị nhiễm bệnh thể hiện triệu chứng lâm sàng. Trong hoàn cảnh bị kích thích, thiếu dinh dưỡng, hoặc bị nhiễm ký sinh trùng thì tỷ lệ gia súc phát bệnh sẽ nhiều hơn, thậm trí gia súc mắc bệnh có thể chết. Không có cách nào điều trị được bệnh này.
  2. Sự lưu hành cụ thể và thiệt hại về kinh tế của bệnh phó lao đến nay chưa được hiểu biết rõ, bởi vì chưa có phương pháp kiểm tra chẩn đoán để phát hiện ra sự nhiễm vi khuẩn Mycobacterium? paratuberculosis trong cơ thể động vật sống còn chưa phát triển lâm sàng bệnh. Một số nghiên cứu trong lò giết mổ gia súc ở New Zealand và United States đã xác định được 4-18% số bò đực nhiễm Mycobacterium? paratuberculosis. Một công trình nghiên cứu lớn ở miền đông United States và Puerto Rico vào năm 1987 đã được thực hiện trên 7.540 con bò. Kết quả cho thấy 2,9% số bò đực giống sữa và 0,8% số bò đực giống thịt bị nhiễm Mycobacterium paratuberculosis.
  3. Sự thiệt hại kinh tế rõ rệt nhất do bệnh phó lao là làm giảm sản lượng sữa và giảm khối lượng thịt đối với những con bò đã biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Sản lượng sữa của những con bò sữa mắc bệnh này đã được ước tính giảm mất 7,8% trong chu kỳ tiết sữa cuối cùng và khối lượng thịt xẻ của chúng cũng bị? giảm đi mất 59 kg. Nguyên nhân Bệnh này gây nên bởi vi khuẩn Mycobacterium? paratuberculosis. Loại vi khuẩn này không gây bệnh cho các động vật không nhai lại. Sự truyền nhiễm vi khuẩn này chủ yếu theo đường thức ăn, nước uống dính phải phân từ con vật bị nhiễm bệnh. Gia súc đã có triệu chứng lâm sàng thì mỗi ngày có thể thải ra theo phân trên 500 tỷ vi khuẩn. Hiển nhiên, môi trường chuồng trại có thể trở nên ô nhiễm rất nặng và gia súc trong trại đó sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh này. Có đến 35% số bò nhiễm bệnh có lâm sàng sẽ bị nhiễm vi
  4. khuẩn M. paratuberculosis trong sữa của chúng. Cũng có những báo cáo cho biết những con bê con mới sinh ra từ con mẹ có lâm sàng bệnh ở mức nặng đã bị nhiễm bệnh này. Mycobacterium? paratuberculosis đề kháng với môi trường và các loại thuốc xát trùng. Chúng có thể sống được một năm trong nước tù đọng, phân và lớp đất sâu. Chúng cũng có thể chống chịu được độ lạnh -14oC trong vòng một năm. Khả năng sống của lchúng bị giảm đi trong môi trường có nước tiểu và sử lý ủ chua. Những con bê con dưới 6 tháng tuổi dễ cảm nhiễm nhất với bệnh này. Phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn mà bê bị nhiễm, thường chỉ có khoảng 1/3 số bê bị? nhiễm vi khuẩn Mycobacterium? paratuberculosis. Triệu chứng lâm sàng bệnh chỉ ít khi xuất hiện ở gia súc dưới 2 hoặc 3 năm tuổi. Thông thường, đây là bệnh của con vật trưởng thành mà nó bị nhiễm mầm bệnh từ lúc mới được vài tháng tuổi. Mycobacterium? paratuberculosis nhiễm và sống trong các
  5. tế bào đường ruột nhưng không phá huỷ chúng. Vi khuẩn cũng có khả năng chống lại sự tiêu diệt bởi các tế bào miễn dịch của cơ thể. Dấu hiệu của bệnh mãn tính này được gây nên bởi khả năng miễn dịch của cơ thể khi tồn tại vi khuẩn Mycobacterium? paratuberculosis, chứ không phải do vi khuẩn phá hoại trực tiếp tế bào đường ruột. Triệu chứng lâm sàng của bệnh Gần 5% số gia súc bị nhiễm bệnh thể hiện triệu chướng lâm sàng của bệnh. Lý do của tình trạng này chưa được biết. Những con vật nhiễm bệnh mà chưa thể hiện lâm sàng thì? coi như vật ủ bệnh và là nguồn truyền mầm bệnh ra môi trường ở trang trại. Triệu chứng lâm sàng bệnh ít khi xuất hiện ở gia súc dưới 2 hoặc 3 năm tuổi. Những con vật mắc bệnh có thể bị ỉa chảy gián đoạn và dần dần trở nên ỉa chảy thường xuyên hơn. Có những trường hợp khác thì ỉa chảy xuất hiện đột ngột và kéo dài đến khi chết. Sút cân là hiện tượng điển hình của bệnh này và có thể bắt đầu ngay từ khi con vật chưa bị ỉa chảy. Mặc dù con vật nhiễm bệnh rõ ràng với triệu chứng xù lông và giảm sữa nhưng nó vẫn ăn uống
  6. bình thường cho đến khi chuyển sang giai đoạn cuối cùng của bệnh. Sút cân nhưng không bị ỉa chảy là dấu hiệu chủ yếu của bệnh này ở dê và cừu. Chẩn đoán Những con vật có biểu hiện bệnh mãn tính nhưng không ỉa chảy, đôi khi vẫn ăn? bình thường thì nên quan sát kỹ. Bệnh phó lao chỉ được thông báo khi có kiểm tra hậu phẫu bệnh tích. Rất khó có thể xác định những con nào nhiễm bệnh, vì không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Nuôi cấy phân lập vi khuẩn Mycobacterium? paratuberculosis qua phân thì rất đắt vì? mất nhiều thời gian cho vi khuẩn phát triển. Nuôi cấy vi khuẩn phải giữ mẫu trong tủ ấm trong 4 tháng. Vi khuẩn thải ra gián đoạn nên nhiều khi bị nhầm lẫn.? Kiểm tra? các mẫu máu cũng đã được làm nhưng cũng không có khả năng xác định âm tính hay dương tính.
  7. Tiêm phòng vaccin Vaccin đã được phát triển ở Mỹ, châu Âu, và New Zealand có tác dụng làm giảm số gia súc nhiễm bệnh có lâm sàng, nhưng không giảm được số gia súc nhiễm bệnh trong đàn. Biện pháp sử lý Người sản xuất nên cố gắng duy trì đàn gia súc an toàn bệnh bằng cách nuôi dưỡng gia súc non bằng thức ăn thay thế sữa mẹ. Việc mua thức ăn thay thế sữa cũng hay bị rủi ro vì thiếu cách kiểm tra để xác định những con vật bị nhiễm bệnh. Khi bệnh đã được chẩn đoán ra ở trong đàn thì không được bán gia súc đó đi với mục đích lấy sữa hoặc làm giống. Những đàn gia súc bị nhiễm bệnh có khả năng phân tán bệnh nhiều gấp 20 lần so với những con đã biểu hiện bệnh. Vì rất khó xác định những con mang bệnh nên việc loại trừ
  8. bệnh phó lao trong đàn là không thể làm được. Thậm trí loại bỏ cả đàn giống cũng khó có thể an toàn được bệnh nếu mua lại đàn giống khác mà không an toàn bệnh này. Thực hiện quy trình loại thải và quản lý nghiêm ngặt đàn gia súc sẽ giảm được bệnh phó lao đến mức có thể chấp nhận được. Qui trình quản lý đàn gia súc bị nhiễm bệnh bao gồm các điểm sau: + Loại thải để giết thịt những con vật biểu hiện lâm sàng của bệnh phó lao. Gửi mẫu thịt đi kiểm tra để xác định bệnh. + Loại tất cả những con sơ sinh, con mẹ và con hậu bị trong các trường hợp đã kết luận. + Cách ly hoàn toàn những con nghi ngờ bệnh ra khỏi đàn. + Rửa và xát trùng khu vực nuôi gia súc bị nhiễm bệnh . Vi khuẩn Mycobacterium? paratuberculosis bị vô hoạt với
  9. dung dịch Formalin 5% trong 10 phút, thuốc xát trùng Cresilic 1/32, phenol 1/40 + Thường xuyên thu dọn phân từ sân chuồng trại chăn nuôi để đưa đi bón cây trồng, không đưa bón cho đồng cỏ chăn thả. + Chăn thả gia súc non trên đồng cỏ sạch và nhốt trong ngăn chuồng riêng, cách biệt với đàn trưởng thành cho đến khi nhập vào đàn vắt sữa. + Tránh để gia súc non tiếp xúc? với vùng chứa phân của gia súc trưởng thành. + Đảm bảo thức ăn, nước uống không bị ô nhiễm phân. Nước uống nên bơm đến từ nguồn nước sạch. + Tách con sơ sinh khỏi con mẹ ngay sau khi đẻ và nuôi nhốt riêng khỏi gia súc trưởng thành ở ngăn chuồng sạch sẽ.
  10. + Rửa vú mẹ sạch trước khi vắt sữa đầu để nuôi con. + Nuôi bê con trong chuồng riêng và sử dụng thức ăn thay thế sữa dạng bột, có chất lượng cao để nuôi dưỡng sau 72 giờ kể từ lúc đẻ ra. Nguyễn Quang Sức, Viện Chăn Nuôi dịch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2