intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH THƯỜNG GẶP - Nhức đầu và đau nửa đầu

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

313
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BỆNH THƯỜNG GẶP Nhức đầu và đau nửa đầu Nhức đầu - Nhức đầu đơn thuần: thường khỏi sau khi nghỉ ngơi hoặc uống aspirin, hoặc dùng một miếng vải tẩm nước nóng áp vào gáy và xoa nhẹ lên cổ và vai - Nhức đầu nặng có thể là dấu hiệu của viêm màng não - Nhức đầu hay tái phát có thể là dấu hiệu của 1 bệnh kinh niên hoặc do ăn uống kém: cần ăn tốt và ngủ đầy đủ. Nếu nhức đầu mãi không khỏi phải đi khám bệnh Đau nửa đầu - Cơn đau nửa đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH THƯỜNG GẶP - Nhức đầu và đau nửa đầu

  1. BỆNH THƯỜNG GẶP Nhức đầu và đau nửa đầu Nhức đầu - Nhức đầu đơn thuần: thường khỏi sau khi nghỉ ngơi hoặc uống aspirin, hoặc dùng một miếng vải tẩm nước nóng áp vào gáy và xoa nhẹ lên cổ và vai - Nhức đầu nặng có thể là dấu hiệu của viêm màng não - Nhức đầu hay tái phát có thể là dấu hiệu của 1 bệnh kinh niên hoặc do ăn uống kém: cần ăn tốt và ngủ đầy đủ. Nếu nhức đầu mãi không khỏi phải đi khám bệnh Đau nửa đầu - Cơn đau nửa đầu điển hình bằng mờ mắt, nhìn thấy một số chấm sáng bất thường, hoặc tê một tay,một chân. Sau đó nhức nửa đầu dữ dội có thể kéo dài hàng giờ, hàng ngày, thường kèm theo nôn. Đau nửa đầu rất khó chịu nhưng không nguy hiểm. - Xử trí: dùng các thuốc dân gian hay thuốc tây y thường có tác dụng. Ngạt mũi và sổ mũi Ngạt mũi và sổ mũi có thể do cảm lạnh hoặc do dị ứng. Chất nhầy mũi nhiều có thể gây viêm tai ở trẻ con hay viêm xoang ở nguời lớn
  2. Xử trí - Trẻ nhỏ: dùng bơm tiêm (không có kim tiêm) hút sạch chất nhờn trong mũi - Trẻ lớn hay người lớn: cho ít nước muối vào lòng bàn tay và hít vào mũi làm chất nhầy loãng ra - Hít hơi nuớc nóng giúp làm thông mũi - Khi bị sổ mũi và ngạt mũi nên lau mũi chứ đừng xì mũi vì xì mũi có thể gây viêm tai và viêm xoang - Người hay bị viêm tai hoặc viêm xoang, sau khi bị cảm lạnh dễ bị ngạt mũi và sổ mũi, muốn ngăn chặn bệnh thì sau khi bị cảm lạnh cần nhỏ thuốc nhỏ mũi giảm xung huyết mũi như pheninerphin mỗi mũi 2-3 giọt /1lần; không nhỏ quá 3 lần trên 1 ngày và không nhỏ quá 3 ngày. Hen Khái quát Người bị hen thường khó thở, không sốt , không lây - Hen xảy ra ở mọi lứa tuổi . Hen thuờng nặng vào một số tháng trong năm và hay lên cơn hen vào ban đêm - Cơn hen có thể đến khi ăn hoặc hít phải vật gì gây dị ứng với người đó. ở trẻ em, cơn hen thường bắt đầu bằng cảm lạnh thông thường
  3. Xử trí - Khi lên cơn hen: Cho người bệnh ra chỗ nơi thoáng khí, nơi không khí trong lành - Cho uống nhiều chất lỏng, như nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở, hoặc hít hơi nước. - Cơn hen nhẹ: dùng ephedrin hoặc teophylin - Cơn hen nặng: tiêm adrenalin( người lớn 1/2 ống; trẻ em 1/4 ống. Có thể dùng liền như thế 3 lần, mỗi lần cách nhau nửa giờ theo chỉ dẫn của thầy thuốc) Nếu người ốm có sốt, hoặc nên cơn hen kéo dài trên 3 ngày: cho uống kháng sinh tetroxyclin hoặc erytromyxin Phòng bệnh - Người bị hen cần tránh ăn hoặc hít những vật gì thường gây cơn hen Cần giữ sạch sẽ nhà ở nơi làm việc.  Không để gà và các loại súc vật khác như chim, chó, mèo trong nhà.  Phơi nắng giường, đệm, chăn gối.  Nếu cần thì chuyển đến nơi ở trong lành hơn .  Ho Vài nét khái quát - Ho là phản ứng của cơ thể để đẩy đờm và các mần bệnh từ trong họng hay phổi ra ngoài.
  4. - Ho không phải là một bệnh. - Ho là triệu chứng của nhiều bệnh có liên quan đến họng, phổi và phế quản. - Có nhiều loại ho: . Ho khan (có đờm hoặc không có đờm): Hay gặp khi bị cảm lạnh, cúm, hút thuốc. . Ho có nhiều hoặc ít đờm: Hay gặp trong viêm phế quản, viêm phổi. . Ho có kèm thở rít hoặc khó thở: hay gặp ở người bị bệnh tim. . Ho dai dẳng: Gặp ở người bị lao, hút thuốc công nhân mỏ, người hen, viêm phế quản mãn. giãn phế nang. . Ho ra máu: Lao, viêm phổi Xử trí - Bất cứ loại ho nào cũng nên uống nhiều nước để đờm loãng ra. - Có thể hít hơi nước nóng hoặc xông nước nóng. - Đối với ho khan: dùng xiro ho, bổ phế - Nếu ho khan nặng hơn làm không ngủ được : dùng xiro ho và codein hoặc uống aspirin với codein. - Nếu có nhiều đờm hoặc thở rít: không dùng codein. - Với bất cứ loại ho nào: Không nên hút thuốc - Ngoài ra cần tìm xem ho do bệnh nào thì điều trị bệnh đó.
  5. - Nếu ho kéo dài, ho ra máu, ra mủ hoặc có đờm thuốc khó thở liên tục phải đi khám bệnh. Viêm phổi Khái quát: - Viêm phổi là hiện tương nhiễm trùng cấp tính ở phổi. - Nguyên nhân gây viêm phổi: Sởi, ho gà, cúm, viêm phế quản, hen hoặc bất kì bệnh nặng nào khác. Triệu chứng - Thở nhanh, nông đôi khi thở rít và cánh mũi phập phồng. - Ho: Thường có đờm vàng, có thể dính máu. - Có thể đau ngực. - Trẻ em em đang bị ốm nặng mà thở nông trên 50 lần/1 phút là có thể đang bị viêm phổi. Xử trí - Phải dùng kháng sinh như: penixilin, sunphamit. - Trường hợp nặng: Tiêm penixilin procain: Người lớn tiêm ngày 2 đến 3 lần mỗi lần 400 000 đơn vị. Hay tiêm ampixilin: người lớn ngày tiêm 4 lần, mỗi lần 500 mg. Trẻ nhỏ dùng liều bằng 1/2 đến 1/4 lần người lớn.
  6. - Hạ nhiệt và giảm đau: dùng aspirin, paracetamol, axetaminophen - Cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước nóng. - Nếu không ăn được: cho ăn thức ăn lỏng. - Nếu người ốm thở rít: dùng thuốc hen như teophylin hoặc ephedrin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2