Bộ 18 đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Ngữ văn (Có đáp án)
lượt xem 14
download
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Bộ 18 đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn (Có đáp án)” để ôn tập nắm vững kiến thức chương trình Ngữ văn THPT, nâng cao khả năng nghị luận văn học. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 18 đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Ngữ văn (Có đáp án)
- BỘ 18 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2023 MÔN NGỮ VĂN (CÓ ĐÁP ÁN)
- 1. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Cụm trường THPT Giá Rai - Đông Hải, Bạc Liêu 2. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Liên trường THPT Quảng Nam 3. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 1) 4. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Lương Tài số 2, Bắc Ninh 5. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh 6. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ, Bình Dương (Lần 1) 7. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đắk Lắk (Lần 1) 8. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk (Lần 1) 9. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi, Bắc Ninh 10.Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ Văn có đáp án - Trường THPT Ninh Giang, Hải Dương (Lần 1) 11.Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Phố Mới, Bắc Ninh 12.Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Quế Võ 1, Bắc Ninh 13.Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Quế Võ số 3, Bắc Ninh
- 14.Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Yên Phong số 1, Bắc Ninh 15.Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trung tâm GDNN&GDTX Yên Phong, Bắc Ninh 16.Đề KSCL ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định (Đợt 1) 17.Đề KSCL ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Thái Bình (Đợt 1) 18.Đề KSCL ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Lần 1)
- SỞ GDKH&CN BẠC LIÊU KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023 CỤM GIÁ RAI - ĐÔNG HẢI Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc bài thơ sau: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. (Mẹ và quả,Nguyễn Khoa Điềm,NXB Văn học 2012) Thực hiện các yêu cầu : Câu 1(0,5 điểm).Hình ảnh quả trong bài thơ biểu tượng cho điều gì? Câu 2(0,75 điểm).Chỉ ra hiệu quả của phép tu từ so sánh trong hai dòng thơ Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Câu 3(0,75 điểm).Hai dòng thơ cuối thể hiện tâm trạng, cảm xúc nào của tác giả? Câu 4 (1,0 điểm).Bài thơ gợi cho em suy nghĩ nào về người mẹ? Giải thích rõ suy nghĩ đó. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm). Từ nội dung của phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự trưởng thành. Câu 2.(5,0 điểm) Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. [...] Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp,và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cách tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời như thế. Con ngựa,
- con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. (Trích “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài, SGK Ngữ Văn 12 tập 2, tr4-6, NXB Giáo Dục, 2017) Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó làm rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm. - HẾT - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ, tên thí sinh: .......................................................; Số báo danh: .......................................... Chữ ký của cán bộ coi thi 1: .......................; Chữ ký của cán bộ coi thi 2:................................
- SỞ GDKH&CN BẠC LIÊU KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023 CỤM GIÁ RAI - ĐÔNG HẢI ĐÁP ÁN - THANH ĐIỂM Bài thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂ M I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Hình ảnh quả biểu tượng cho những người con 0,5 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm 2 Hiệu quả của phép tu từ so sánh: 0,75 - Hình ảnh những người con với bao ước mơ, hi vọng của mẹ. - Vừa cụ thể sinh động vừa có ý nghĩa khái quát sâu sắc. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Nếu học sinh chỉ nêu được 1 ý thì cho: 0,5 điểm. 3 Tâm trạng, cảm xúc của tác giả qua hai dòng thơ: 0,75 - Sự lo lắng, giật mình khi nhận ra ta chưa thực sự trưởng thành khi mẹ đã già. - Sự thức tỉnh. Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Nếu học sinh chỉ nêu được 1 ý thì cho: 0,5 điểm. 4 Bài thơ gợi cho em suy nghĩ về người mẹ và có lí giải rõ ràng. Gợi ý : 1,0 - Mẹ luôn đặt tất cả tình yêu, niềm hi vọng vào những người con. - Chúng ta lớn lên, trưởng thành từ vòng tay và tình yêu của mẹ. - Phải luôn yêu thương, hiếu thảo với mẹ Hướng dẫn chấm: - Nêu suy nghĩ: 0,5 điểm. - Lí giải rõ ràng: 0,5 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung của phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn 2,0 về ý nghĩa của sự trưởng thành. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Ý nghĩa của sự trưởng thành 0,25 c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1,0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ đươc sự cần thiết của lời nói dối nhân ái trong cuộc sống hiện đại ngày nay; kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh đảm bảo các ý sau: - Trưởng thành là lớn lên về thể xác và tâm hồn, là sự thành công trong cuộc sống. - Có trưởng thành chúng ta mới trở thành người con có hiếu, có ích cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội. - Cách để mỗi người trưởng thành : học tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tu dưỡng đạo đức,... - Phê phán những người không trưởng thành. Hướng dẫn chấm:
- - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,5 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. Hướng dẫn chấm:Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 0,25 mới mẻ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận vấn đề;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. Hướng dẫn chấm:Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó làm rõ giá trị nhân đạo của 5,0 tác phẩm. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, 0,25 Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích được cuộc sống làm dâu dạt 0,5 nợ của Mị ở nhà thống lý Pá Tra và giá trị nhân đạo của tác phẩm Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: 1. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,5 2. Phân tích đoạn trích: Cuộc sống bị bóc lột về thể xác và kìm hãm về tinh 2,0 thần của Mị khi làm dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra. - Tình huống Mị xuất hiện tạo nhiều nghi vấn và tò mò. Dự báo một cuộc đời nhiều khúc mắc. - Mị bị bóc lột về thể xác: làm việc quần quật suốt năm, suốt tháng. - Tinh thần Mị bị trói buộc: Chai sạn cảm xúc, chấp nhận số phận trâu ngựa. - Nghệ thuật: trần thuật tự nhiên, giọng điệu trầm buồn, ngôn ngữ giàu cảm xúc,... 3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm 1,0 - Tố cáo bọn chúa đất phong kiến tàn ác đã hủy diệt khát vọng sống, khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. - Bênh vực quyền sống của con người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2.0 điểm - 2,75 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiéng 0,25 Việt.
- Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0,5 đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm:Học sinh biết vận dụng kiến thức lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM: 10,0Đ
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 LIÊN TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2022 - 2023 HOÀNG DIỆU - NGUYỄN HIỀN Bài thi: NGỮ VĂN - PHẠM PHÚ THỨ - LƯƠNG THẾ VINH Thời gian làm bài: 120 phút, ( không kể thời gian phát đề) ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề này có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản: BÃO thế là em đã nói điều ấy trước giờ bão đến trời Sài Gòn u u mắt nâu anh đi vào mơ vào thực vào buổi chiều chẳng có ai để nhớ mưa bủa vây bốn phía mưa như nước mắt đàn ông rơi lì lợm... anh ngồi với anh mân mê từng hạt nước ngoài Trung nhiều tin chẳng lành đời chi lạ ! bão cũng xé thành hai cõi bão của đời mải mê tàn phá bão lòng anh tan nát đời anh bão lòng anh chỉ mình anh chịu bão của đời xin hãy lặng yên !... 3.4.2009 (Nguyễn Trung Bình, Người trẻ dáng nâu, NXB Lao động, 2011, tr.95) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (0,75 điểm) Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. (0,75 điểm) Câu thơ nào thể hiện rõ phương ngữ của người miền Trung ? Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ: anh đi vào mơ vào thực vào buổi chiều chẳng có ai để nhớ mưa bủa vây bốn phía mưa như nước mắt đàn ông rơi lì lợm... Câu 4. (0,5 điểm) Nhận xét những suy ngẫm của tác giả về bão được thể hiện trong văn bản. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết vượt qua những cơn bão lòng. Câu 2. (5,0 điểm) … Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt
- sông trong tích tắc loà sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh cửa, sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vào tự động lái được lượn được. Thế là hết thác. (Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.189-190) Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân. --------------------------------HẾT--------------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh : …………………………………………Số báo danh : …………………. Chữ ký của cán bộ coi thi 1 : ………………Chữ ký của cán bộ coi thi 2 : ………………….
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 LIÊN TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2022 - 2023 HOÀNG DIỆU - NGUYỄN HIỀN Bài thi: NGỮ VĂN - PHẠM PHÚ THỨ - LƯƠNG THẾ VINH Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 04 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và Đáp án - Thang điểm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn cụ thể phải được thống nhất trong Tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài. 3. Bài thi được chấm theo thang điểm 10. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ của văn bản : tự do 0,75 (Học sinh trả lời y đáp án, trả lời khác đáp án thì không cho điểm) 2 Câu thơ thể hiện rõ phương ngữ của người miền Trung : đời chi lạ ! 0,75 (Học sinh trả lời y đáp án, trả lời khác đáp án thì không cho điểm) 3 Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ: 1,0 - Làm nổi bật sự lì lợm, dai dẳng của cơn mưa chiều ở Sài Gòn đồng thời thể hiện nỗi buồn, sự trăn trở của tác giả trước cơn bão lòng, bão đời. - Làm cho đoạn thơ giàu hình ảnh, tăng tính biểu cảm. (Mỗi ý 0,5 điểm) 4 Nhận xét những suy ngẫm của tác giả về bão được thể hiện trong văn bản: 0,5 - Những suy ngẫm của tác giả : bão cũng xé thành hai cõi : bão lòng và bão đời. Bão lòng làm tan nát đời anh, bão đời cứ mải mê tàn phá nên anh xin nó hãy lặng yên, còn bão lòng anh để mình anh chịu.. - Nhận xét những suy ngẫm của tác giả : suy ngẫm sâu sắc, đầy nhân văn, cao thượng. (Mỗi ý 0,25 điểm) II LÀM VĂN 7,0 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2,0 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết vượt qua những cơn bão lòng. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn : Học sinh có thể trình bày đoạn 0,25 văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : sự cần thiết phải học cách vượt qua 0,25 những cơn bão lòng. c. Triển khai vấn đề nghị luận : Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập 1,0 luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải biết vượt qua những cơn bão lòng. Có thể triển khai theo hướng : - Giải thích : bão lòng là những nỗi buồn đau, những khó khăn khó giải quyết khiến người gặp phải băn khoăn, trăn trở trong lòng. - Bàn luận vấn đề :
- + Sự cần thiết phải học cách vượt qua những cơn bão lòng : • Cuộc đời không phải lúc nào cũng bằng phẳng, bình yên như ý muốn nên con người không thể mãi đắm chìm trong cơn bão lòng, hay đầu hàng, bỏ cuộc, mà phải biết đứng lên để tìm cách vượt qua nó. • Vượt qua những cơn bão lòng sẽ khẳng định sự mạnh mẽ trong thế giới tâm hồn con người, sẽ hình thành được những phẩm chất tốt đẹp như niềm tin, nghị lực, sự kiên trì, dũng cảm… Từ đó, giúp con người trưởng thành hơn và có cơ hội thành công hơn, có thể đóng góp sức mình nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội. + Phê phán những người yếu đuối, mãi đắm chìm trong những cơn bão lòng mà không tìm cách vượt qua. - Bài học : + Con người cần phải nhận thức được rằng: dám vượt qua những cơn bão lòng thì mới có thể tồn tại, mạnh mẽ, trưởng thành và hướng tới thành công. + Cần tôi rèn ý chí, nghị lực; cần lạc quan và dũng cảm đối mặt với những cơn bão lòng và tìm cách vượt qua nó, không được suy nghĩ tiêu cực. d. Chính tả, ngữ pháp : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo : Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; cách diễn đạt 0,25 mới mẻ. (Khuyến khích những bài viết sáng tạo, biết mở rộng vấn đề) 2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn mang tính 5,0 phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề của đề bài: 0,5 - Cảm nhận nội dung và nghệ thuật đoạn trích. - Nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: c1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ 0,5 tác phẩm Người lái đò Sông Đà, vấn đề nghị luận : đoạn trích nói về cảnh vượt thác của ông lái đò trên dòng Sông Đà hung bạo. c2. Cảm nhận đoạn trích : Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau : - Nội dung : đoạn trích tái hiện cảnh ông đò chiến đấu với Sông Đà hung 2,0 bạo, vượt qua ba trùng vi thạch trận. + Trùng vi một: Trước sự hung hãn của đá và sóng nước, ông lái đò kiên cường bám trụ “hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”. Trước đoàn quân liều mạng sóng nước xông vào..., ông đò “ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi” nhưng vẫn kiên cường vượt qua cuộc hỗn chiến, vẫn cầm lái chỉ huy “ngắn gọn mà tỉnh táo” để phá tan trùng vi thạch trận thứ nhất. - Trùng vi hai: Con Sông Đà tiếp tục được dựng dậy như “kẻ thù số một” của con người với tâm địa còn độc ác và xảo quyệt hơn. Ông lái đò “không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”.Trước dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá, ông lái đò cùng chiếc thuyền cưỡi trên dòng thác như cưỡi hổ. Khi bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước xô ra, ông đò không hề nao núng mà tỉnh táo, linh hoạt
- thay đổi chiến thuật, ứng phó kịp thời “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến” để rồi “những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền”. - Trùng vi ba: Bị thua ông đò ở hai lần giao tranh trước, trong trùng vi thứ ba, dòng thác càng trở nên điên cuồng, dữ dội. Ông đò càng chứng tỏ được tài nghệ của mình, cứ “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa… vút qua cổng đá”, “vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được”… để rồi chiến thắng vinh quang. Câu văn “Thế là hết thác” như một tiếng thở phào nhẹ nhõm khi ông lái đã bỏ lại hết những thác ghềnh ở phía sau lưng. - Nguyên nhân chiến thắng: + Nhờ ông lái đò ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống. + Nhờ sự tài trí, sự am hiểu đến tường tận tính nết của Sông Đà. * Cảm nhận nghệ thuật : - Thể loại tuỳ bút tự do, phóng túng. 0,5 - Tài hoa : sử dụng nhiều động từ mạnh ; nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa, liên tưởng bất ngờ thú vị ; nhịp điệu câu văn nhanh, mạnh, dồn dập. - Uyên bác : vận dụng kiến thức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. (Lưu ý : Đáp án khá chi tiết, học sinh có thể phân tích nội dung đi kèm nghệ thuật, giám khảo cần linh hoạt khi chấm) * Nhận xét về cái nhìn mang tính phát hiện về con người của Nguyễn 0,5 Tuân + Qua nhân vật người lái đò, một người lao động vô danh, bình dị, Nguyễn Tuân thể hiện cái nhìn mang tính phát hiện về con người: Người anh hùng không chỉ có ở chiến trường chống giặc ngoại xâm mà còn có ngay trong cuộc sống lao động hằng ngày. Với Nguyễn Tuân, ông đò còn là một nghệ sĩ bởi ông chỉ là người lao động bình thường nhưng đã hoàn thành công việc bình thường ấy một cách xuất sắc. + Đây chính là cách Nguyễn Tuân tôn vinh, ca ngợi ý chí con người, ngợi ca lao động vinh quang đã giúp con người chiến thắng sức mạnh của thiên nhiên hung dữ. Và ông lái đò là chất vàng mười đã qua thử lửa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. → Qua đó thấy được phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác và cá tính sáng tạo mạnh mẽ của nhà văn. * Đánh giá : Cảnh vượt thác của ông lái đò chính là một cảnh tượng độc 0,25 đáo, hấp dẫn người đọc đến từng câu từng chữ. Qua đó, nhà văn đã ca ngợi sự trí dũng tài hoa, ca ngợi tư thế chiến thắng của con người trước sông Đà nham hiểm thâm độc, hung bạo. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ. e. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. -------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------
- SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2022 – 2023 (Đề thi gồm 02 trang) MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 12 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp. Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống? (…) Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao. Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.edu.vn) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?” Câu 3. Theo anh/chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao” Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người?
- Câu 2. (5.0 điểm) Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Việt Bắc - Tố Hữu, sách Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 111) Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét những khám phá độc đáo, mới mẻ về bức tranh tứ bình của nhà thơ Tố Hữu? ……..…………….. Hết…………………… Họ, tên thí sinh:………………………………Số báo danh……………………………………
- SỞ GD & ĐT BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2022 – 2023 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 12 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/ Phương thức Nghị luận 0.75 2 - Biện pháp tu từ so sánh (Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp) - Tác dụng: làm cho sự diễn đạt gợi hình ảnh cụ thể về mối quan hệ gắn bó 0.75 giữa con cái với cha mẹ. Qua đó, người viết đặt ra vấn đề về cách dạy con làm người thông qua trải nghiệm cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án đạt 0.75 điểm - Học sinh trả lời đúng biện pháp tu từ đạt 0,25 điểm, nêu được tác dụng đạt 0.5 điểm Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa 3 Học sinh nêu suy nghĩ của bản thân về ý kiến, cần phải đảm bảo được các ý sau: 1.0 - Có từng trải gian nan, thử thách, con người mới tự khẳng định mình, tự đứng vững trên đôi chân của mình, được trưởng thành, khôn lớn. - Con người ai cũng có mơ ước và theo đuổi ước mơ. Muốn biến ước mơ, khát vọng thành hiện thực, cần phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án đạt 1,0 điểm - Học sinh trả lời được một trong hai ý đạt 0,5 điểm Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa 4 - Học sinh đưa ra thông điệp 0.5 + Hãy trải nghiệm để trưởng thành hơn… + Biết đứng lên sau những vấp ngã… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án đạt 0.5 điểm - Học sinh trả lời được thông điệp đạt 0,25 điểm, lý giải được thông điệp đạt 0.25 Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa II LÀM VĂN ( 7,0 điểm) 1 Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) 2,0 trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người? a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: HS có thể trình bày đoạn văn theo 0,25 cách diễn dịch, qui nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hay song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người 0,25
- c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt 1,0 chẽ các dẫn chứng. có thể viết đoạn theo định hướng sau: - Trải nghiệm là quá trình chính bản thân thu thập được từ thực tiễn những kinh nghiệm, kiến thức. - Ý nghĩa của sự trải nghiệm : + Luôn đứng vững trước mọi khó khăn, thử thách + Gặt hái được nhiều thành công trong mọi việc + Bản thân được hoàn thiện hơn… - Bàn luận, mở rộng + Trải nghiệm luôn cần thiết đối với mỗi người, bất kể lứa tuổi, công việc. + Phải gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống để hoàn thiện bản thân - Rút ra bài học d. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung 0,25 2 Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên để thấy được những khám phá độc 5,0 đáo, mới mẻ về bức tranh tứ bình của nhà thơ Tố Hữu? Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ để thấy được 0,5 những khám phá độc đáo, mới mẻ về bức tranh tứ bình của nhà thơ Tố Hữu? c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đảm bảo các ý sau:
- 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn trích 0,5 - Tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc - Dẫn dắt vào vấn đề: bức tranh tứ bình trong Việt Bắc - Giới thiệu mạch cảm xúc: Tác giả mở đầu đoạn thơ bằng câu hỏi, đó là cái cớ để tác giả khơi gợi cảm xúc, bày tỏ nỗi nhớ thương đang dậy sóng trong lòng mình “Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” Hướng dẫn chấm: - Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, khổ thơ: 0.25 2. Cảm nhận đoạn thơ : Cảm nhận bức tranh tứ bình a. Mùa đông: 2,5 Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng - Cảnh: Với sắc xanh ngút ngàn của núi rừng điểm những bông hoa chuối đỏ tươi như bó đuốc sáng rực xua đi sự lạnh lẽo, hiu hắt của núi rừng, thắp lên ngọn lửa ấm áp, mang lại ánh sáng hơi ấm cho nơi đây. - Con người: Trước thiên nhiên bao la của núi rừng trở nên kì vĩ, hùng tráng hơn với hoạt động phát nương, làm rẫy. b. Mùa xuân Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang - Cảnh: Hoa mơ rừng nở trắng rừng khiến bừng sáng cả khu rừng, làm dịu mát tâm hồn con người. - Con người: “đan nón”, “chuốt từng sợi giang”, một vẻ đẹp tình nghĩa được thể hiện qua bàn tay khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút, cần mẫn vào từng sản phẩm lao động. c. Mùa hè Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình - Cảnh: “rừng phách đổ vàng”, màu vàng rực của thiên nhiên dường như chuyển đột ngột qua từ “đổ” hòa quyện với tiếng ve kêu khiến cảnh sinh động, có hồn và tưng bừng hơn. - Con người: Hình ảnh cô gái hái măng một mình đã lột tả được vẻ đẹp của sự chịu thương chịu khó của con người nơi đây. d. Mùa thu Rừng thu trăng rọi hòa hình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung - Cảnh: Ánh trăng dịu nhẹ, huyền ảo gợi không khí thanh bình yên ả. - Con người: Hiện lên với tiếng hát ân tình thủy chung, với bao tình cảm ân tình sâu sắc với cách mạng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận đầy đủ, sâu sắc đoạn thơ: 2,25 điểm – 2,5 điểm - Cảm nhận đầy đủ nhưng có ý chưa sâu hoặc cảm nhận sâu nhưng chưa thật đầy đủ: 1,25 điểm – 2,0 điểm - Cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chung chung, sơ sài: 0,5 điểm – 1,0 điểm
- 3. Những phát hiện, khám phá mới mẻ của nhà thơ Tố Hữu khi dựng lên bức tranh tứ bình Việt Bắc: + Bức tranh không đi theo trật tự thông thường mà đảo ngược trình tự: Đông - Xuân - Hạ - Thu, khác với quy luật và trật tự thông thường nhưng phù hợp với dòng thời gian, với quá trình người chiến sĩ đến Việt Bắc, và lúc rời đi Việt Bắc + Thiên nhiên và con người hài hoà, đồng hiện 0.5 + Với các bức tranh thiên nhiên xưa, thiên nhiên luôn giữ vị trí trung tâm chủ đạo, con người mờ đi, chìm đi trong cảnh, còn trong bức tranh của nhà thơ Tố Hữu, con người nổi bật, hiện lên đẹp đẽ giữa thiên nhiên rộng lớn, trở thành trung tâm của bức tranh. + Con người được miêu tả mang vẻ đẹp khoẻ khoắn mạnh mẽ, mang những phẩm chất đậm đà tính dân tộc, đẹp từ dáng vẻ, động tác đến tâm hồn. -> Là bức tranh tứ bình tuyệt sắc để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người: khi lắng dịu, khi rực rỡ chói chang, khi rộn ràng náo nức, ngọt ngào. -> Đoạn thơ cho thấy rõ phong cách của nhà thơ Tố Hữu: trữ tình, sâu lắng, tha thiết và đậm tính dân tộc. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 3 ý: 0,5 điểm - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm c. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, 0,5 trình bày bài bản. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình cảm nhận, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu đạt: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu đạt: 0.25 điểm Tổng điểm 10.0
- SỞ GD&ĐT BẮC NINH KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI SỐ 2 Bài thi môn: NGỮ VĂN ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang) Họ, tên thí sinh: ………………………………………………Số báo danh: ………………………… ________________________________________________________________________________ I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời. … Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em. (Em không tự cứu mình thì ai cứu em - Rosie Nguyễn, Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, NXB Hội nhà văn 2017, trang 120-121) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. Theo quan điểm tác giả, sống trong thế chủ động là sống như thế nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền”.. Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến: “Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi”? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống trong thế chủ động. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân qua tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Từ đó, nhận xét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn văn? -------------------- HẾT --------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 18 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Sinh học (Có đáp án)
106 p | 196 | 39
-
Bộ đề trắc nghiệm hóa học tham khảo đề 18
7 p | 131 | 23
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 20
5 p | 154 | 21
-
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP SỐ 15
4 p | 104 | 13
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 18
5 p | 150 | 11
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, B Hóa 2013 - Phần 12 - Đề 18
6 p | 72 | 6
-
Bộ 18 đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn GDCD (Có đáp án)
112 p | 45 | 6
-
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP SỐ 18
4 p | 46 | 6
-
Đề Luyện Thi Thử Tốt Nghiệp - Đại Học Năm 2011 - Số 18
7 p | 101 | 6
-
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP SỐ 07
4 p | 66 | 5
-
BỘ ĐỀ ÔN THI TN – ĐH – CĐ NĂM 2011 MÔN ANH VĂN – TEST 18
3 p | 78 | 4
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, B Hóa 2013 - Phần 11 - Đề 18
5 p | 76 | 4
-
Đề Thi Thử Đại Học Khối A, B Hóa Học 2013 - Phần 15 - Đề 18
6 p | 112 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Hóa học có đáp án - Đề số 18
11 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn