Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án
lượt xem 4
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án để có thêm tài liệu ôn tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 – Trường THPT Thị Xã Quảng Trị
Câu 1 (3,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 120 từ), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống.
Câu 2 (7,0 điểm)
“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi được coi là áng Thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua phần đầu của bài cáo.
Đáp án
Câu 1: Nghị luận xã hội
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
- Xác định đúng vấn đề nghị luận
Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về câu chuyện. Gợi ý:
- Giải thích: Niềm tin là một giá trị tinh thần, hiểu một cách đơn giản đó là sự tin tưởng một cách tích cực vào sự việc nào đó.
- Ý nghĩa của niềm tin:
+ Là năng lượng tiếp sức cho chúng ta trên con đường chạm tới ước mơ, hoàn thành lý tưởng của cuộc đời.
+ Là “hệ điều hành” cho những quyết định của não bộ, niềm tin sẽ quyết định rằng bạn có nên làm việc đó không, việc đó có đáng tin tưởng không.
+ Niềm tin vào bản thân tạo động lực giúp con người hoàn thành những công việc dù khó khăn nhất, đôi khi là nằm ngoài khả năng của họ…
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Đối với mỗi cá nhân, trước hết quan trọng nhất là phải tin tưởng vào chính bản thân mình, tạo cho mình những sự tự tin nhất định, đánh bay
cái tâm lý e ngại, sợ hãi, tự ti trong suy nghĩ.
+ Đặt niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, đặt niềm tin vào những người khác để thấy cuộc sống có ý nghĩa và giá trị hơn.
+ Tuy nhiên cũng không được quá tự tin vào bản thân mà dẫn đến chủ quan. Tự kiêu, tự phụ sẽ dễ thất bại.
- Chính tả, ngữ pháp
- Sáng tạo
Câu 2: Nghị luận văn học
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn. Có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Vận dụng tốt các thao tác lập luận để viết bài văn. Học sinh có thể sắp xếp ý theo nhiều cách, nhưng về cơ bản cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
Thân bài:
* Tư tưởng nhân nghĩa:
- Tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng có tính chất phổ biến thời bấy giờ được mọi người thừa nhận. Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
- Nguyễn Trãi chắt lọc tư tưởng nhân nghĩa truyền thống, nâng lên thành tư tưởng “yên dân, trừ bạo”.
→ Nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược → Tư tưởng tích cực.
* Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt:
- Cách sử dụng từ ngữ mang tính khảng định (“từ trước”, “vốn xưng”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng khác”)
- Đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền dân tộc: lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng với “hào kiệt đời nào cũng có”.
→ Bản tuyên ngôn khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc một cách toàn vẹn, đầy đủ trên nhiều phương diện.
⇒ Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định và khẳng định nền độc lập, quyền bình đẳng dân tộc.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
2. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 – Trường THPT Đà Bắc
I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)
Câu 1 (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản ?
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu “Ngoài rèm thước chẳng mách tin/Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?”
Câu 4 (1,0 điểm). Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) với câu chủ đề: Niềm hi vọng trong cuộc sống của mỗi người.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Em hãy phân tích nhân vật Ngô Tử Văn để thấy được tinh thần khẳng khái, cương trực, dũng cảm của người trí thức nước việt trong trác phẩm Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên. (Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)
Đáp án
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2:
- Hành động của người chinh phụ được miêu tả thông qua những việc cứ lặp đi, lặp lại. Nàng rủ rèm rồi lại cuốn rèm, hết cuốn rèm rồi lại rủ rèm. Một mình nàng cứ đi đi, lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo hiệu người chồng sắp về, nhưng cứ đợi mãi mà chẳng có một tin nào cả…
- Cách miêu tả hành động ấy cũng đã góp phần diễn tả những mối ngổn ngang trong lòng người chinh phụ. Người cô phụ chờ chồng trong bế tắc, trong tuyệt vọng.
Câu 3:
- Câu hỏi tu từ, phép đối
- Tăng giá trị biểu cảm, gợi hình, góp phân thể hiện rõ hơn nội dung của đoạn.
Câu 4:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết đoạn văn; đoạn văn phải trích dẫn nguyên văn câu chủ đề; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề
II. LÀM VĂN
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tinh thần khẳng khái cương trực, dũng cảm của NTV ở cõi trần
3. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
4. Sáng tạo
- Có cách diễn đạt sáng tạo.
- Có suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 – Trường THPT Liễn Sơn
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công,..... Chung qui lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là gì?” mà là “Thành công để làm gì?”. Tại sao chúng ta khát khao thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công mang lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới thật ra là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện. Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng.
Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại! Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.
(Theo: http://songhanhphuc.net/tintuc).
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Theo tác giả, suy cho cùng điều chúng ta muốn là gì?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Quan niệm thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm “Hạnh phúc là nền tảng cuộc sống” không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.
(Nguyễn Trãi - Đại cáo bình Ngô, Ngữ văn 10, Tập hai, NXBGDVN, 2010, tr. 17)
Đáp án
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2: Theo tác giả suy cho cùng điều chúng ta muốn: Điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công mang lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình.
Câu 3: Vì thành công không phải lúc nào cũng đi liền với hạnh phúc bởi thực tế biết bao người giàu, nổi tiếng, thành công hơn người vẫn bất hạnh, trầm cảm, thậm chí bế tắc đến độ tìm đến cái chết.
Câu 4: Nêu rõ quan điểm đồng tình, không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình nhưng có lí giải hợp lí, thuyết phục.
PHẦN II: LÀM VĂN
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
- Đánh giá vấn đề
- Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
- Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
4. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 – Trường THPT Ngô Gia Tự
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.
Đại Bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.
Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi!”.
Cá Hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.
Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.
Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.
Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.
Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”
Và Thượng Đế đồng ý.
Thụy Khanh – (từ Intenet)
Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (1,0 điểm): Thượng Đế dành tặng món quà đặc biệt nào cho loài người?
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao trong rất nhiều cách giấu món quà bí mật dành tặng loài người Thượng Đế lại đồng ý với cách của Đất Mẹ?
Câu 4 (1,5 điểm): Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 7-10 dòng) ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về khả năng sáng tạo của con người.
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận về tư tưởng nhân nghĩa trong đoạn trích sau:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
(Nguyễn Trãi – Đại cáo bình Ngô, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB GD 2010, tr17)
Đáp án
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là tự sự.
Câu 2: Món quà đặc biệt Thượng đế đã dành tặng cho loài người: là khả năng sáng tạo.
Câu 3: Thượng đế đồng ý với cách giấu món quà bí mật dành tặng loài người của Đất mẹ vì: Khả năng sáng tạo là một món quà vô giá luôn ẩn trong mỗi con người, chỉ khi họ nhận ra giá trị bản thân mình, sống chủ động, tích cực thì khả năng sáng tạo mới được phát huy một cách tốt nhất.
Câu 4:
* HS viết một đoạn văn ngắn có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục.
- Sáng tạo là năng lực trong mỗi con người, chính là khả năng tạo ra những điều mới, hiệu quả và tiên tiến tiến hơn những thứ đã có trong cùng một phạm vi áp dụng.
- Người mang trong mình khả năng sáng tạo luôn không ngừng nỗ lực, tìm tòi để cải tiến phương thức lao động hay tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, giàu giá trị.
- Khả năng sáng tạo có trong mỗi con người nhưng không phải ai cũng biết cách khơi dậy để phục vụ cho cuộc sống của mình. Vì vậy người biết khơi dậy khả năng sáng tạo của bản thân sẽ là con người sống chủ động, tích cực…
- Phê phán những người sống ỷ lại, máy móc, trì trệ, hay viển vông, sáo rỗng…
Trên đây là một phần trích nội dung Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021. Để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu.
⇒ Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 18 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7
19 p | 206 | 10
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 177 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 12 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
4 p | 6 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu
5 p | 13 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Quảng Nam
8 p | 10 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu
7 p | 26 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
7 p | 31 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi
7 p | 9 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Thanh Am
7 p | 11 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Bế Văn Đàn
3 p | 29 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang
15 p | 9 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Xã Khoen On
5 p | 10 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc
10 p | 3 | 1
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Công Trứ – Hà Nội
3 p | 9 | 1
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Cù Chính Lan – TP HCM (Đề tham khảo)
7 p | 4 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
6 p | 14 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phước Bửu, Xuyên Mộc
9 p | 7 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn