intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ câu hỏi Lý luận Nhà nước và pháp luật

Chia sẻ: Nguyenthingoc Van | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

56
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Bộ câu hỏi Lý luận Nhà nước và pháp luật" sau đây để có thêm tư liệu học tập và giảng dạy. Giúp sinh viên nắm được bản chất và các đặc điểm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nguyên tắc cơ bản để tổ chức và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chức năng và tổ chức hoạt động của các cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ câu hỏi Lý luận Nhà nước và pháp luật

  1. BÀI 1 1/ Nhà nước có từ khi nào. Tại sao phải có nhà nước và ra nhà nước đề làm  gì ? Trả lời:  * Nhà nước có từ khi nào Nhà nước ra đời khi xã hội đó có sự xuất hiện của chế độ sỡ hữu tư nhận về tài  sản  và sự phân hóa xã hội thành nhiều giai cấp đối kháng và mâu thuẫn với nhau không thể  hòa giải được. * Tại sao phải có nhà nước để làm gì  Do lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã  hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể  điều  hoà được . Điều đó dẫn đến nguy cơ  các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà  còn tiêu diệt luôn cả xã hội, tạo ra một tình trạng loạn lạc hỗn độn. Xã hội lúc này đòi   hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp  ấy, một cơ  quan quyền lực đặc biệt đã ra đời và đó chính là nhà nước. Từ  nhu cầu   phải kiềm chế sự đối lập của các giai cấp, làm cho cuộc đấu tranh của những giai cấp   có quyền lợi về kinh tế mẫu thuẫn nhau đó không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu  diệt luôn cả xã hội… và giữa cho sự xung đột đó năm trong vòng trật tự. 2/ Xã hội công xã nguyên thủy là một xã hội không có giai cấp ? Những  nguyên nhân nào làm cho xã hội có sự phân hóa giai cấp ? Những giai cấp đầu tiên  ra đời là những giai cấp nào ?  Giai cầp hình thành bằng con đường nào? Trả lời:  * Xã hội công xã nguyên thủy là một xã hội không có giai cấp:   Theo quan điểm của học thuyết Mác ­ Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp.  Nhà nước chỉ ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do 
  2. trong xã hội nguyên thủy không có phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy  không có Nhà nước. Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà nước  chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội  chủ nghĩa). Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai  cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.  Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một  thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau. Tính giai cấp là  thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào. Nhà nước ra đời trước hết phục vụ  lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại  diện chính thức của toàn xã hội, và ở múc độ này hay mức độ khác nhà nước thực hiện  bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình. Những nguyên nhân nào làm cho xã hội có sự phân hóa giai cấp  Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách  thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta  chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng cần một lượng  lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các giai cấp  khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho  xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc. Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm  riêng biệt việc xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng. Những giai cấp đầu tiên ra đời là những giai cấp    Giai cấp chiếm hữu nô lệ là giai cấp đầu tiên trong lịch sử Giai cấp hình thành bằng con đường nào Con đường hình thành, phát triển giai cấp có thể diễn ra với những hình thức  khác nhau, mức độ khác nhau ở các cộng đồng xã hội khác nhau trong lịch sử. Điều đó  phụ thuộc sự tác động cụ thể của các nhân tố khách quan và chủ quan đến tiến trình 
  3. vận động, phát triển của mỗi cộng đồng người. Tuy nhiên có thể khái quát quá trình  hình thành, phát triển giai cấp ở các cộng đồng người trong lịch sử ở hai hình thức cơ  bản, đó là: hình thức hình thành, phát triển giai cấp diễn ra chủ yếu với sự tác động của  nhân tố bạo lực và hình thành phát triển giai cấp diễn ra chủ yếu với sự tác động của  qui luật kinh tế phân hóa những người sản xuất hàng hóa trong nội bộ cộng đồng xã  hội. Ngoài ra, trong thực tế lịch sử còn diễn ra quá trình tác động đồng thời của cả hai  nhân tố đó 3/ Nhà nước và pháp luật cái nào có trước cái nào có sao. Tại sao? Trả lời:  Nhà nước và pháp luật là 2 yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội những  nguyên nhân làm xuất  hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện pháp  luật nghĩa là Nhà nước và pháp luật đồng thời xuất hiện .  Pháp luật chỉ có hình thành bằng con đường Nhà nước theo 2 cách:  Do Nhà nước ban hành Thừa nhận các quy phạm xã hội 4/ Có mấy nguyên nhân dẫn đến sự ra đời nhà nước­ pháp luật, đó là những  nguyên nhân nào? Trả lời:  Theo quan điểm chủ nghĩa mác­lênin thì Nhà nước và pháp luật ra đời cùng lúc  vào chế độ Chiếm hữu nô lệ. Nguyên nhân:              Thứ nhất: do công cụ lao động phát triển­> chăn nuôi tách khỏi trồng trọt­> năng  suất lao động tăng.              Thứ hai, thủ công nghiệp ra đời              Thứ ba, thương nghiệp ra đời.               Ba yếu tố trên đã cho năng suất cao hơn xã hội nguyên thủy, có sản phẩm dư 
  4. thừa, người có quyền trong tay như thủ lĩnh dùng quyền lực công biến thành quyền  riêng và chiếm đoạt sản phẩm dư thừa đó­> xã hội có người giàu, người nghèo, bất  bình đẳng xảy ra­> mâu thuẫn giữa người làm nhiều và làm ít hoặc không làm­> cần có  một tổ chức đứng ra điều hòa mâu thuẫn này trong một trật tự theo ý chí thì tổ chức đó  là Nhà nước, Nhà nước ra đời cùng với pháp luật để bảo vệ lợi ích mà nó có được.  Chú ý học thuyết này nó không đúng 100% cho tất cả các quốc gia, bởi vì có những  quốc gia hay nhà nước nó được hình thành do tiến hành chiến tranh ví dụ như HY Lạp­  La mã (lịch sử văn minh phương tây tìm đọc). Nhưng nhìn chung thì học thuyết của  Mác là khá thuyết phục. 5/ Các giai cấp khác nhau trong lịch sử họ giải thích sự ra đời của nhà nước  có giống nhau hay không?  Các giai cấp khác nhau trong lịch sử họ giải thích sự ra đời của nhà nước không  giống nhau: Nhà nước chủ nô, NN phong kiến, NN tư sản điều có đặc điểm chung   kiểu NN bốc lột. Chúng xuất hiện và tồn tại trên cơ sở chế độ tư hữu về TLXS là công  cụ duy trì và bảo vệ sự thống trị, lợi ích giai cấp thống trị.  Nhà nước xã hội chủ nghĩa là NN kiểu mới được xây dựng trên cơ sở chế độ sở  hữu XHCN về TLSX là tổ chức quyền lực của nhân dân, có sứ mệnh xóa bỏ chế độ  bốc lột xây dựng CNXH và đi lên chủ nghĩa cộng sản BÀI 2 1/ Bản chất là gì? Nhà nước có bản chất là gì ? tại sao nhà nước có những  bản chất đó ?  Bản chất của nhà nước.             Khái niệm bản chất nhà nước: Xem xét quá trình hình thành nhà nước theo quan  điểm của chủ nghĩa Mác­ Lenin. Có thể khẳng định, xét về bản chất, nhà nước là một 
  5. hiện tượng xã hội luôn thể hiện tính giai cấp và tình xã hội.             Nhà nước có 2 tính chất ấy là vì:             Nhà nước xuất hiện vừa do nhu cầu khách quan của sự thống trị giai cấp, vừa  do nhu cầu điều hành và quản lý xã hội.              Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, tức là xã hội đã phát triển đến  một trình độ và 1 giai đoạn nhất định, giai đoạn có sự phân chia con người thành các  giai cấp, tầng lớp, lực lượng xã hội có khả năng kinh tế và địa vị khác biệt nhau, mâu  thuẫn và đấu tranh với nhau.            Nhà nước là hình thức tổ chức của xã hội có sự phân hóa giai cấp bởi vì sau khi  trrong xã hội đã có sự phân hóa và mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt thì hình thức thị  tộc, bộ lạc không còn phù hợp, mà phải tổ chức thành nhà nước với bộ máy quản lý và  cưỡng chế của nhà nước mới đủ khả năng điều hành và quản lý xã hội nhằm thiết lập,  củng cố, duy trì trật tự và sự ổn định của xã hội, để xã hội có thể tồn tại và phát triển.            Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại và phát triền trong xã hội có giai cấp nên nó có tình  giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của nhà nước được thẻ hiện ở chỗ: nhà nước là bộ máy  chuyên chính giai cấp, tức là công cụ để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và  địa vị thống trị của giai cấp thống trị hay của lực lượng cầm quyền trong xã hội. Sự  thống trị xã hội còn được thể hiện trong các lĩnh vực Kinh tế, Chính trị và Tư tưởng.             Tóm lại, dưới góc độ tính giai cấp, nhà nước là công cụ, là bộ máy đặc biệt  nằm trong tay lực lượng cầm quyền để bảo vệ lợi ích kinh tế, để thực hiện sự thống  trị về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng của lực lượng này đối với toàn xã  hội.           Tuy nhiên, nhà nước không chỉ có tính giai cấp, mà còn có tính xã hội. Tính xã hội  của nhà nước được thể hiện ở chỗ, 
  6. 2/ Nhà nước quân chủ và nước cộng hòa khác nhau ở điểm nào ?  Nhà nước  thỏa mãn tiêu chí nào là nước cộng hòa ?. Nhà nước thõa mãn điều kiện nào là  nước quân chủ Trả lời Điểm khác nhau nhà nước cộng hòa, Nhà nước quân chủ Nhà nước cộng hòa           Nhà nước quân chủ  NN cộng hòa thể chế không có vua NN Quân chủ thể chế có vua  Là hình thức trong đó quyền lực tối  Là hình thức trong đó quyền lực tối  cao của nhà nước tập trung trong một cơ  cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay  quan được bầu ra trong một thời hạn nhất  một phần vào người đứng đầu nhà nước  định. theo nguyên tắc kế vị. Do cơ quan tổ chức Do 1 người, cá nhân tổ chức Theo bầu cử Theo nguyên tắc kế vị Theo nhiệm kỳ Vô thời hạn Tam quyền phân lập           Quân chủ tập trung * Nhà nước  thỏa mãn tiêu chí nào là nước cộng hòa  ­ Nguyên thủ quốc gia do bầu cử ­ Dân chủ ­ Tam quyền phân lập * Nhà nước  thỏa mãn tiêu chí nào là nước quân chủ ­  Nguyên thủ quốc gia theo nguyên tắc truyền ngôi ­ Nhà nước phải có Vua hoặc Nữ Hoàng  ­ Quân chủ tập trung
  7. 3/ Nhà nước tư sản có tồn tại dưới hình thức quân chủ chuyên chế hay  không ? vì sao? Nhà nước tư sản không tồn tại hình thức quân chủ chuyên chế vì : Quân chủ  chuyên chế tất cả quyền lực thuộc nhà vua chỉ có 1 chế độ duy nhất  4/ Nhà nước phong kiến có tồn tại dưới hình thức chính thể cộng hòa hay  không ?  Có tồn tại hình thức quân chủ hạn chế hay không ? Nhà nước phong kiến tồn tại dưới hình thức chính thể cộng hòa và tồn tại hình  thức dưới hình thức quân chủ hạn chế 5/ Nhà nước đơn chức nhà nước liên bang khác nhau điểm nào Trả lời Nhà nước đơn chức ­ Có 1 chủ quyền quốc gia chung & thống nhất ­ Công dân có 1 quốc tịch ­ Chỉ có 1 hệ thống pháp luật thống nhất ­ Có 1 hệ thống cơ quan NN  Nhà nước liên bang ­ Có 02 loại chủ quyền (Chủ quyền NN liên bang & chủ quyền nhà nước các  bang) ­ Công dân có 2 quốc tịch ­ Có 02 hệ thống pháp luật thống nhất (liên bang & bang) ­ Có từ 2 hay nhiều nước thành viên hợp lại ­ Có 2 hệ thống cơ quan NN  6/ Chế độ chính trị là gì ? Chính trị là gì ? anh chị hảy tìm những ví dụ  minh chứng nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ 7/ Có bao nhiêu kiểu nhà nước ? dựa vào tiêu chí nào để phân loại kiểu nhà  nước ? 8/ Kiểu nhà nước sau có tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước không ? Dựa vào  cơ sở nào để chứng minh ? BÀI 3
  8. 1/ Hình thức pháp luật là gì ? nội dung pháp luật là gì ? Pháp luật thể hiện  ra bên ngoài với những dạng nào ?  2/ Tiền lệ Pháp là hình thức pháp luật xuất phát từ đâu ? Trong hình thức  pháp luật này ai là chủ thề làm luật  Tiền lệ pháp xuất phát từ tòa án và hình thành từ quá trình xét xử. Chủ thể làm  luật trong hình thức pháp luật này là quyền và lợi ích hợp của công dân 3/ Anh chị hảy trình bày ưu nhược điểm của tập quán pháp, văn bản quy  định pháp luật  ­Tập quán pháp:  +ưu: do là hình thức xuất hiện sớm nhất, có nguồn gốc trực tiếp từ chính cuộc  sống  => gần gũi với các đối tượng điều chỉnh hàng ngày, dễ tạo ra thói quen tuân thủ pháp  luật.  +nhược: hình thành một cách tự phát nên thiếu tính khoa học lại hình thành chậm  và  có tính bảo thủ ít biến đổi. Bên cạnh đó, nó mang tính cục bộ nên tính quy phạm phổ  biến bị hạn chế và vì có hình thức truyền miệng nên thiếu thống nhất.  ­ Tiền lệ pháp:  +ưu: hình thành nhanh, thủ tục gọn=> điều chỉnh kịp thời những quan hệ xã hội  phát sinh mà nhà nước chưa kịp ban hành các quy phạm mới để điều chỉnh  +nhược: tính chất pháp lí không cao, làm hạn chế tính linh hoạt của các chủ thể  áp  dụng, có thể suy diễn làm cho các tình tiết của phán quyết mẫu không còn đúng như ý  nghĩa ban đầu  Văn bản quy phạm pháp luật:  +ưu: dễ phổ biến, dễ kiểm soát, đơn giản khi ban hành hoặc sửa đổi lại mang  tính  pháp lí cao  +nhược: có tính khái quát cao nhiều khi phải ban hành văn bản hướng dẫn nên  giảm  mất tính tích cực, chi phí xây dựng tốn kém.  4/ Ưu nhược điểm của nhà nước liêng bang và nhà nước đơn chức  Nhà nước đơn chức
  9. Ưu điềm : Mô hình tạo ra ổn định về an ninh chính trị  Nhược điểm: Thiếu sự linh hoạt trong phát triển kinh tế dẫn đến là mội trường tốt của tham  nhũng Nhà nước liên bang Ưu điềm : Mô hình năng động Nhược điểm: Khó có sự ổn định   Nhà nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài  người, nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định và tiêu  vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi.           Chế độ cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh tế ­ xã hội đầu tiên trong lịch sử xã  hội loài người, ở đó không có giai cấp, nhà nước và pháp luật, nhưng xã hội cộng sản  nguyên thuỷ đã chứa đựng những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước.           Xã hội thị tộc ­ bộ lạc không biết đến nhà nước; nhưng chính trong lòng nó đã  nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự ra đời của nhà nước. Những nguyên nhân làm  cho xã hội tan rã cũng đồng thời là những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước.           Lịch sử xã hội cộng sản nguyên thuỷ vào thời kì cuối đã trải qua ba lần phân công  lao động xã hội, mỗi lần tạo ra những tiền đề mới dẫn đến sự tan rã của xã hội cộng  sản nguyên thuỷ:           Nghề chăn nuôi phát triển mạnh đã tách ra khỏi trồng trọt          Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp          Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện         Như vậy, Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản  nguyên thuỷ. Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và vào lúc mà ở đó đã xuất hiện sự   phân chia xã hội thành giai cấp. Do vậy nhà nước là một hiện tượng thuộc về bản  chất của xã hội có giai cấp.          Tiền đề kinh tế: cho sự xuất hiện nhà nước là chế độ tư hữu về tài sản.          Tiền đề xã hội: cho sự xuất hiện của nhà nước là sự phân chia xã hội thành giai  cấp mà giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau không thể điều hoà được.           Như vậy, Nhà nước không phải là thứ "quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội" 
  10. mà là "lực lượng nảy sinh từ xã hội", là sản phẩm của sự phát triển nội tại của xã hội.  Nhà nước xuất hiện chỉ khi nào và ở nơi nào mà mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà  được. Thực tế lịch sử đã chỉ rõ nhà nước không xuất hiện ngay một lúc. Quá trình đó  diễn ra chậm chạp, trong đó các cơ quan quản lí thị tộc, bộ lạc chuyển hoá dần thành  cơ quan nhà nước, sự phân hoá tài sản và sự phân chia giai cấp. Nhà nước chủ nô.  Nhà nước chủ nô là nhà nước đầu tiên trong lịch sử, ra đời khi chế độ thị tộc tan rã. Cơ  sở kinh tế cả nhà nước chủ nô là chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất,  sản phẩm lao động và người nô lệ. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ có hai giai cấp chính  là nô lệ và chủ nô, ngoài ra còn có các tầng lớp thợ thủ công và những người lao động  tự do khác. Chủ nô là một bộ phận thiểu số của xã hội nhưng nắm giữ trong tay toàn  bộ tư liệu sản xuất của xã hội, còn nô lệ là lực lượng chủ yếu sản xuất ra của cải vật  chất nhưng chỉ là “công cụ biết nói” trong tay chủ nô, phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô.  Tầng lớp thợ thủ công và những người lao động tự do có địa vị khác với người nô lệ  nhưng vẫn trong quỹ đạo chi phối của chủ nô về chính trị, kinh tế, tư tưởng.  Nhà nước chủ nô xét về bản chất chỉ là công cụ bạo lực để thực hiện nền chuyên  chính của giai cấp chủ nô, duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của chủ nô, đàn áp nô  lệ và những người lao động khác.  Nhà nước chủ nô thực hiện bảo vệ củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu  sản xuất, sản phẩm lao động và người nô lệ đàn áp sự phản kháng của nô lệ và các  tầng lớp khác bằng bạo lực, củng cố hệ tư tưởng tôn giáo và sử dụng nó để thống trị  về mặt tư tưởng đối với xã hội. Trong một chừng mực nhất định nhà nước chủ nô  cũng tổ chức một số hoạt động kinh tế như quản lý đất đai, tổ chức khai hoang xây  dựng và quản lý các công trình thuỷ nông.... Nhà nước chủ nô tiến hành chiến tranh xâm  lược, bằng chiến tranh giai cấp chủ nô thực hiện khát vọng làm giàu, cướp bóc của cải,  bắt tù binh bổ sung vào đội quân nô lệ và mở rộng phạm vi thống trị.  Bộ máy nhà nước chủ nô ở giai đoạn đầu còn đơn giản, mang nhiều dấu ấn của tổ 
  11. chức thị tộc, chủ nô là người lãnh đạo và là nhà chức trách. Về sau bộ máy phát triển  hơn trong đó cảnh sát, quân đội, toà án là những bộ phận chủ yếu cấu thành bộ máy  nhà nước.  Hình thức chính thể: chủ yếu theo chính thể quân chủ, quân chủ chuyên chế, một số  nước có hình thức chính thể cộng hoà.  Nhà nước phong kiến.   Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là chế độ sở hữu của giai cấp địa chủ phong  kiến đối với tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất, người nông dân không có hoặc  có rất ít ruộng đất nên phải phụ thuộc vào địa chủ phong kiến. Xã hội phong kiến có  kết cấu giai cấp phức tạp, địa chủ và nông dân là hai giai cấp chính, ngoài ra trong xã  hội còn có tầng lớp thợ thủ công, thương nhân... Giai cấp địa chủ phong kiến được chia  ra nhiều đẳng cấp với những đặc quyền khác nhau về sở hữu ruộng đất, vua hay quốc  vương là người có thứ bậc cao nhất trong thứ bậc, đẳng cấp của xã hội phong kiến.  Các đẳng cấp phong kiến ở Châu Âu như công, hầu, bá, tử, nam... đều gắn liền với  những mức độ khác nhau về số lượng điền trang, thái ấp mà họ chiếm hữu.  Địa vị người nông dân trong xã hội phong kiến có những ưu thế hơn so với địa vị người  nô lệ nhưng chưa có sự khác biệt rõ rệt. Nông dân có kinh tế cá thể, được sở hữu đối  với nhà cửa, công cụ lao động, ruộng đất ( thường với số lượng ít). Địa chủ phong kiến  không có quyền định đoạt tính mạng người nông dân như trong chế độ chiếm hữu nô  lệ. Người nông dân bị bóc lột dưới hình thức nộp tô bằng hiện vật (thóc gạo, vật  nuôi...) hoặc bằng tiền, ngoài ra còn bị cưỡng bức lao dịch cho phong kiến. Mức độ phụ  thuộc của người nông dân vào địa chủ phong kiến có khác nhau ở các nước và trong giai  đoạn cụ thể của nhà nước phong kiến.  Về bản chất, nhà nước phong kiến là công cụ trong tay giai cấp địa chủ phong kiến để 
  12. thực hiện chuyên chính đối với giai cấp nông dân, thợ thủ công và các tầng lớp lao  động khác, là phương tiện duy trì địa vị kinh tế, bảo vệ lợi ích và sự thống trị của giai  cấp địa chủ phong kiến. Nhà nước phong kiến bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất của địa  chủ phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột với nông dân và các tầng lớp lao động  khác, đàn áp tư tưởng, tuyên truyền hệ tư tưởng phong kiến, nô dịch các tầng lớp lao  động bằng hệ thống tổ chức tôn giáo. Nhà nước phong kiến có thực hiện những hoạt  động kinh tế nhưng với mức độ hạn chế. Về đối ngoại, nhà nước phong kiến tiến  hành chiến tranh xâm lược mở rộng đất đai – lãnh thổ, cướp bóc của cải và phòng thủ  chống bành chướng, xâm lược.  Bộ máy nhà nước phong kiến mang nặng tính quân sự, tập trung quan liêu gắn liền với  chế độ đẳng cấp phong kiến. Các cơ quan mang nặng tính cưỡng chế như: quân đội,  nhà tù, toà án. Cấu trúc bộ máy nhà nước phong kiến bao gồm: Vua, Bộ máy giúp việc  nhà vua ở trung ương ( triều đình) và hệ thống quan lại giúp nhà vua ở địa phương.  Hình thức chính thể phổ biến nhất của nhà nước phong kiến là chính thể quân chủ với  những biến dạng khác nhau: chính thể quân chủ trung ương tập quyền, chính thể quân  chủ phân quyền cát cứ, chính thể quân chủ đại diện đẳng cấp, chính thể quân chủ  chuyên chế cực đoan. Chế độ quân chủ chuyên chế có những đặc điểm sau:  1/Vua quyết định tối hậu các quyền về kinh tế, chính trị,văn hóa,tôn giáo.  2/Vua có quyền kết án tử hình đối với mọi người mà không cần phán xét.Có quyền tịch  thu tài sản của thần dân. 
  13. 3/Vua là biểu tượng tối thượng của quốc gia.  4/Vua có hệ thống Đại thấn giúp việc tri nước ở Trung ương, và các quan lại cai trị ở  các địa phương.Vua bổ nhiệm và thuyên chuyển các quan lại.  5/Đất đai trong nước do Vua quyết định.  6/Vua thống trị đất nước theo thể thức cha truyền con nối.  7/Lúc có chiến tranh Vua là người chỉ huy tối cao.  8/Mỗi nước có một bộ luật do vua chủ trì soạn thảo và ban hành. Đây là kim chỉ nam  cho tất cả mọi hoạt động từ Trung ương đến địa phương.Việt Nam có bộ luật Hình  thư đời Lý,Quốc triều Hình luật thời nhà Trần(1230),Luật Hồng Đức dời Hậu  Lê(1438),Luật Gia Long đời Nguyễn(1811).  Từ chế độ Quân chủ chuyên chế sau này lại nảy sinh Chế độ Phong kiến (phong tước  và kiến địa). Người đứng đầu cai trị nước chư hầu thì được nhà Vua phong Vương  (Vua nước nhỏ), hằng năm phải về triều cống. Còn các công thần thì được phong tước  Công, Hầu…và cũng được cấp đất,thu tô thuế của dân hằng năm.  Dưới chế độ quân chủ chuyên chế và phong kiến, nếu gặp minh quân thì dân chúng  được hưởng cảnh thái bình, an lạc. Nhưng nếu gặp hôn quân, bạo chúa,tham quan thì  dân chúng sẽ lâm vào cảnh lầm than, điêu linh vì sự độc tài, áp bức của Vua  Quan.Trong bối cảnh này, quyền tự do của người dân bị hạn chế hoặc bị tước  đoạt.Tâm lý quần chúng là mong mỏi có tự do bình đẳng và có khuynh hướng nổi loạn  chống bất công, đàn áp.  Từ thế kỷ thứ 16 đến 20, có nhiều nước trên thế giới(đặc biệt là các nước bị ngoại  bang đô hộ) đã chuyển từ chế độ Quân chủ chuyên chế thẳng qua chế độ Cộng Hòa .  Những đặc điểm của chế độ Cộng Hòa:  1/Chế độ Cộng hòa là chế độ bình đẳng, người đứng đầu không còn là Vua mà là 
  14. người do dân bầu ra.  2/Hình thức cầm quyền ôn hòa, trong đó thực hiện thể chế chính trị theo tinh thần dân  chủ.  3/Nguyên tắc sống bình đẳng, ái quốc, tự do.  4/Toàn dân sinh hoạt dưới hai trạng thái đối lập và bổ sung: vừa là chủ vừa là dân.  5/Quyền bầu cử, ứng cử là quyền căn bản và luật bầu cử là luật căn bản.  6/Tam quyền phân lập rõ ràng (tam đầu chế):  i/ Cơ quan Lập pháp:  ­Quốc hội lập hiến: quốc hội đầu tiên lập ra hiến pháp.  ­Quốc hội lập pháp: lập ra pháp luật,có thể sửa đổi,bổ sung hiến pháp.  Quốc hội có hai viện: Thượng viện và Hạ viện.Quyền hạn hai viện khác nhau, nhờ đó  luật pháp được 2 bên biểu quyết sẽ có lợi cho người dân. Những luật nhằm lợi cho  một bên sẽ không được cả hai bên biểu quyết.  ii/ Cơ quan Hành pháp: Điều hành và thực thi luật pháp;bảo đảm an ninh,phát triển văn  hóa,giáo dục,kinh tế trong nước.  ììi/ Cơ quan Tư Pháp: Xử phạt,trừng trị kẻ phạm tội.Phân xử khi có sự tranh tụng,bảo  vệ công bằng xã hội.  Mục đích của sự phân quyền trong Tam đầu chế là để 3 cơ quan kiểm soát và ngăn  chận lẫn nhau, tránh tình trạng độc tài, hay ngăn chận những quyết định có hại cho  quốc gia.  7/ Nhân dân có quyền tối cao, chính phủ thực thi pháp luật và ý nguyện của nhân dân.  hế độ Quân chủ lập hiến: (hiện nay cũng được xếp vào chế độ dân chủ)  Tiếp thu tư tưởng dân quyền và mục kích cuộc cách mạng Pháp; nhiều triều đình  phong kiến đã bừng tỉnh, bãi bỏ chế độ phong kiến,quân chủ chuyên chế thay bằng chế 
  15. độ Quân chủ Lập hiến..Tiêu biểu là nước Nhật dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng đã ban  bố hiến pháp đầu tiên của nước Nhật (1889)với quyền lập pháp trao cho quốc  hội,quyền hành pháp thuộc về Vua,còn người dân thì được các quyền tự do và quyền  bầu cử quốc hội.Tại nước Anh thì từ thời Hoàng đế Jean Sans Terre(1215) đã ban hành  Hiến chương quy định Quốc hội lưỡng viện:Viện Quý tộc và Viện Thứ dân.  Những đặc điểm của chế độ quân chủ lập hiến:  1/ Đứng đầu nhà nước là Vua (cha truyền con nối.)  2/Cơ quan hành pháp: đứng đầu chính phủ là Thủ tướng.Thủ tướng là người lãnh đạo  đảng chiếm đa số thành viên tại Hạ viện (nếu không có đảng nào chiếm đa số thì Thủ  tướng phải có một liên minh đa số hoặc ít nhất là một liên minh không bị đa số phủ  quyết.)  3/Cơ quan lập pháp:là Quốc hội do dân bầu ra. Quốc hội có hai viện:  ­Thượng viện: (tùy theo mỗi nước, được ghi trong hiến pháp, do quốc hội lập hiến quy  định)có thể 2/3 thành viên do bầu cử,còn lại do Vua chỉ định và tại chức một thời  gian.Sau đó thay đổi 1/2 số thành viên.  ­Hạ viện: được bầu theo phổ thông bầu phiếu.  4/Cơ quan Tư pháp: Do Thượng viện cử một số thành viên và nhà Vua cử một số thành  viên.Cơ cấu tổ chức này ảnh hưởng từ luận thuyết của J.Locke về sự phân chia quyền  lực.Lập pháp là quyền lực tối cao trong một nước phải do Nghị viện (Thượng và Hạ  viện).Quyền hành pháp thì do nhà Vua,như vậy hạn chế được quyền lực tối cao của  nhà Vua. Câu trả lời hay nhất: Quân chủ chuyên chế là thể chế chính trị mà hoàng gia (vua hay nữ hoàng) nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại trong ch ế độ này.
  16. Chế độ này phổ biến trong thời trung cổ, phong kiến. Các quốc gia hi ện nay còn theo quân chủ chuyến chế trên thế giới là , Oman, Qatar, Ả R ập Saudi và Vatican."Quân chủ chuyên chế" chính là "quân chủ tuy ệt đối". Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua chúa  nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do  thủ tướng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.. Trong các nhà nước theo chính thể  quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của nhà nước được trao một phần cho người  đứng đầu nhà nước, còn một phần được trao cho một cơ quan cao cấp khác ( như nghị  viện trong nhà nước tư sản hoặc hội nghị đại diện đẳng cấp trong nhà nước phong  kiến). Chính thể quân chủ hạn chế trong các nhà nước tư sản gọi là quân chủ lập  hiến(quân chủ đại nghị). Trong các nhà nước tư sản theo chính thể quân chủ lập hiến,  quyền lực của nguyên thủ quốc gia (vua, nữa hoàng) bị hạn chế rất nhiều. Với tư cách  nguyên thủ quốc gia, nhà vua chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền  thống, cho sự thống nhất của quốc gia, không có nhiều quyền hành trong thực tế, "nhà  vua trị vị nhưng không cai trị". Chính thể quân chủ lập hiến theo quy mô hình đại nghị  đang tồn tại ở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Vương quốc Anh, Thụy Điển,...  do những nguyên nhân lịch sử nhất định  Theo nghĩa rộng nhất, một nền cộng hòa là một bang hay một quốc gia được lãnh đạo  bởi những người không dựa sức mạnh chính trị của họ vào bất kỳ một quy luật nào  vượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân trong bang hay nước đó. Một vài định nghĩa, bao  gồm cả 1911 Encyclopædia Britannica, nhấn mạnh sự quan trọng của sự tự trị và luật  pháp như là một phần của những điều kiện cần cho một cộng hòa.  Tổ chức chi tiết của các nhà nước cộng hòa có thể rất khác nhau.  Trong lý thuyết chính trị và khoa học chính trị, từ "cộng hòa" nhìn chung được áp dụng 
  17. cho một nước nơi mà sức mạnh chính trị của nhà nước chỉ phụ thuộc vào sự đồng ý,  bất kì trên danh nghĩa nào, của người dân bị cai trị. Việc sử dụng này dẫn đến hai tập  hợp phân loại đều có vấn đề. Thứ nhất là các nước được cầm quyền bởi một nhóm  thiểu số, nhưng không phải là cha truyền con nối, giống như nhiều nước độc tài, thứ  hai là các nước mà tất cả, hay là gần như tất cả, quyền lực chính trị thực sự được nắm  bởi các thể chế dân chủ, nhưng vẫn có một vua/nữ hoàng như người đứng đầu nhà  nước trên danh nghĩa, được biết chung như là quân chủ lập hiến. Trường hợp thứ nhất  làm cho nhiều người bên ngoài từ chối xem nước đó như là một nước cộng hòa thực  sự. Trong nhiều nước loại thứ hai có một số phong trào "cộng hòa" vẫn hoạt động để  khuếch trương việc kết thúc một chế độ quân chủ chỉ tồn tại trên danh nghĩa, và vấn  đế ngữ nghĩa thường được giải quyết bằng cách gọi đó là một nước dân chủ. 
  18.  HÌNH THÁI KINH TẾ XàHỘI “ Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên ” - C.Mác - Hình thái kinh tế xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt của hình thái kinh tế xã hội tác động qua lại với nhau tạo nên quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà hình thái kinh tế xã hội tuy là một phạm trù xã hội nhưng lại có quy luật phát triển như một quy luật tự nhiên, nó vận động phát triển từ thấp đến
  19. cao. Nguồn gốc sâu sa của việc phát triển và thay thế các hình thái kinh tế xã hội nằm ở chỗ:        ● Sự phát triển của lực lượng sản xuất gây lên sự thay đổi về quan hệ sản xuất.        ● Sự thay đổi về quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ tầng) đến lượt nó sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng (là hệ thống các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên một sơ sở hạ tầng nhất định) thay đổi. Theo chủ nghĩa Mác – Lenin, trong lịch sử loài người đã và sẽ tuần tự xuất hiện 5 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao: ■ Hình thái KTXH cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy) ■ Hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ ■ Hình thái KTXH phong kiến ■ Hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa ■ Hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa 1/ Hình thái KTXH cộng sản nguyên thủy Đây là hình thái KTXH đầu tiên và sơ khai nhất trong lịch sử loài người. Một số đặc trưng nổi bật của hình thái này là: ▪ Tư liệu lao động thô sơ, chủ yếu sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao động ▪ Cơ sở kinh tế là sự sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động ▪ Là xã hội chưa có giai cấp, Nhà nước và pháp luật ▪ Quan hệ sản xuất là quan hệ bình đẳng, cùng làm cùng hưởng thụ. 2/ Hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ
  20. Khi chế độ thị tộc tồn tại trong công xã nguyên thủy tan rã và hình thành nên xã hội có Nhà nước, và cuộc cách mạng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người đã hình thành nên hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ. Đặc trưng của hình thái này là đã thay thế chế độ công hữu (sở hữu chung) về từ liệu sản xuất sang chế độ tư hữu chủ nô, thay thế xã hội không có giai cấp thành xã hội có giai cấp đối kháng (chủ nô – nô lệ), thay thế chế độ tự quản thị tộc bằng trật tự có nhà nước của giai cấp chủ nô. Giai cấp chủ nô dùng bộ máy cai trị của mình bóc lột tàn nhẫn sức lao động của nô lệ, nô lệ trong xã hội này được coi như một công cụ lao động biết nói. Hình thái này cũng tạo ra kiểu nhà nước đầu tiên: Nhà nước chủ nô. 3/ Hình thái KTXH phong kiến Giai cấp thống trị mới trong hình thái này là giai cấp quý tộc – địa chủ, giai cấp bị trị là nông nô. Phương pháp bóc lột sức lao động trong xã hội chiếm hữu nô lệ được thay thế bằng hình thức bóc lột địa tô – người nông dân được giao đất đai và canh tác trên thửa ruộng của mình, đến kỳ hạn nộp tô thuế cho địa chủ. So với hình thái chiếm hữu nô lệ, hình thức lao động trong thời kỳ phong kiến đã tiến bộ hơn nhiều, tuy phải nộp tô thuế nhưng nông dân vẫn có thể được giữ lại phải của cải dư thừa của mình. Đồng thời nhiều tầng lớp, giai cấp mới đã xuất hiện trong xã hội. 4/ Hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2