intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án

Chia sẻ: Hoamaudon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án giúp các bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi giữa học kì 2, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021

1. Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 - Trường THPT Thị Xã Quảng Trị

Câu 1:  Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu Đại biểu quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo Luật Bầu cử? 
A. Phổ thông.                    B. Trực tiếp.                     C. Bình đẳng.               D. Bỏ phiếu kín. 
Câu 2:  Quyền nào dướ i đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực   tham 
gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội?  
A. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín. 
B. Quyền tự do ngôn luận. 
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. 
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
Câu 3:  Để thực hiện các quyền tự do cơ bản, công dân cần  tránh việc làm nào sau đây?  
A. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. 
B. Tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của mình. 
C. Tích cực giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành pháp luật. 
D. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác. 
Câu 4:  Mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc nào dưới đây 
của bầu cử?  
A. Phổ thông.                B. Bình đẳng.                    C. Trực tiếp.                 D. Bỏ phiếu kín. 
Câu 5:   Bác H tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hương ước của làng, xã. Trong trường hợp trên, bác H đã thể hiện dân chủ theo cơ chế nào dưới đây? 
A. Dân biết.                  B. Dân bàn.                        C. Dân làm.                  D. Dân kiểm tra. 
Câu  6:  A đã  tốt nghiệp lớp 12 và  đủ  18 tuổi. Vậy A  không thể  thực hiện các quyền dân chủ  nào dưới đây?  
A. Bầu cử .         B. Quả n lý nhà nước và xã hội.         C. Khiếu nại và tố  cáo.        D. Ứng cử .  
Câu 7:  Việc Nhà nước lấy ý  kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở phạm vi  
A. trung ương.                B. địa phương.                      C. cả nước.                    D. cơ sở. 
Câu 8:  Nhân dân thôn X đã họp bàn và thống nhất cách bố trí  mạng lưới đèn chiếu sáng ban đêm và mức đóng góp tiền điện mỗi tháng của các gia đình trong thôn. Nhân dân thôn X đã thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội ở phạm vi nào dưới đây?  
A. Làng xã.                   B. Địa phương.                       C. Cả nước.                  D. Cơ sở. 
Câu 9:  Trong quá trình bầu cử, việc Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến bệnh viện để cử tri nhận phiếu và bầu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử ? 
A. Bình đẳng.  B. Bỏ phiếu kín.          C. Công bằng.           D. Phổ thông. 
Câu 10: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc
A. bỏ phiếu kín, phổ thông, công khai, bình đẳng.
B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. công bằng, bình đẳng, phổ thông, bỏ phiếu kín.
​D. công khai, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật đối tượng nào dưới đây có quyền khiếu nại? 
A. Chỉ cán bộ Nhà  nước.                           B. Chỉ công dân.  
C. Chỉ các tổ chức.                                      D. Cá nhân và tổ chức .  
Câu 12: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thể hiện mối quan hệ  giữa 
A. Nhà nước và công dân.   B. xã hội với công dân.  
C. công dân với công dân.   D. Nhà nước và xã hội.  
Câu 13:  Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?  
A. Quyền bãi nại.             B. Quyền tố cáo.           C. Quyền ứng cử .         D. Quyền khiếu nại.  
Câu 14: Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương là những việc nhân dân được  
A. bàn bạc và quyết định trực tiếp.  
B. thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.  
C. thông báo để biết và thực hiện.  
D. giám sát, kiểm tra. 
Câu 15: Công dân không nên làm gì khi thực hiện các qu yền tự do cơ bản của mình? 
A. Thực hiện quyền tự do cơ bản của mình mà không quan tâm đến người khác.  
B. Phê phán, đ ấu tranh, tố cáo việc làm trái pháp luật vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân. 
C. Tự rèn luyện nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật.  
D. Học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của công dân. 
Câu 16: Hoạt động nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận? 
A. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp đại biểu tiếp xúc cử tri. 
B. Viết bài với nội dung xuyên tạc sai sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước và tung lên mạng Internet.  
C. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.  
D. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai.  
Câu 17: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội chính là các quyền gắn liền với việc thể hiện các hình thức dân chủ
A. đại diện ở nước ta. B. trực tiếp ở nước ta.
C. nghị trường ở nước ta. D. gián tiếp ở nước ta.
Câu 18: Quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là quyền
A. khiếu nại. B. tự do. C. tố cáo. D. chính trị.
Câu 19: Để nhân dân thực thi dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, trước tiên Nhà nước phải ghi nhận các quyền dân chủ của công dân bằng
A. quy định. B. Hiến pháp. C. quy tắc. D. pháp luật.
Câu 20: Quyền nào dưới đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Bầu cử và ứng cử.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe


2.  Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 - Trường THPT Đoàn Thượng 

Câu 1: Hiến pháp quy định công dân được tham gia bầu cử khi đủ độ tuổi nào? 
  A. Đủ 19 tuổi trở lên.  B. Đủ 18 tuổi trở lên.  C. Đủ 21 tuổi trở lên.  D. Đủ 20 tuổi trở lên. 
Câu 2: Cơ quan công an phải thả người sau 12 giờ đồng hồ trong trường hợp nào dưới đây? 
  A. Chưa có quyết định của Tòa án. 
  B. Cơ quan có thẩm quyền thấy không cần thiết. 
  C. Người có liên quan không làm đơn tố giác. 
   D. Người bị bắt bồi thường thiệt hại. 
Câu 3: Thấy Q đang trộm xe máy nhà bác T, V là sinh viên trường cao đẳng X đã bắt Q và đưa đến trụ sở UBND xã. Anh V đã thực hiện đúng quyền tự do cơ bản nào? 
  A. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. 
  B. Bất khả xâm phạm về tinh thần. 
  C. Bất khả xâm phạm về thân thể. 
  D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 
Câu 4: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp của xã X, anh T bàn bạc với anh K rồi hai anh cùng lựa chọn ứng viên như nhau để viết vào phiếu bầu. Anh T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? 
  A. Bình đẳng.  B. Bỏ phiếu kín.  C. Trực tiếp.  D. Phổ thông. 
Câu 5: Chị H giúp bà K là người không biết chữ viết phiếu bầu cử, rồi tự tay chị bỏ lá phiếu đó vào hòm phiếu là vi phạm nguyên tắc bầy cử nào dưới đây? 
  A. Trực tiếp.  B. Phổ thông.  C. Bỏ phiếu kín.  D. Bình đẳng 
Câu 6: Thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền về 
  A. tự do thân thể.  B. bí mật đời tư cá nhân. 
  C. danh dự, nhân phẩm.  D. dân chủ cơ bản. 
Câu 7: Người thuộc trường hợp nào dưới đây được quyền tự mình khiếu nại? 
  A. Mọi công dân Việt Nam.  B. Người đủ từ 16 tuổi trở lên. 
  C. Người chưa thành niên.  D. Người đủ từ 18 tuổi trở lên. 
Câu 8: Mỗi cử tri đều có 1 lá phiếu như nhau là thể hiện nguyên tắc nào dưới đây? 
  A. Trực tiếp.  B. Bình đẳng.  C. Bỏ phiếu kín.  D. Phổ thông. 
Câu 9: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế 
  A. trực tiếp, giám sát và kiểm tra.  B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp. 
  C. thảo luận, tham gia ý kiến và trực tiếp.  D. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. 
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, việc bắt giam giữ người phải tuân thủ theo đúng 
  A. trình tự và thủ tục.  B. chuẩn mực đạo đức. 
  C. quy định của dòng họ.  D. quy tắc ứng xử. 
Câu 11: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án trừ trường hợp 
  A. chuẩn bị phạm tội.  B. phạm tội quả tang.  C. đã từng phạm tội.  D. nghi ngờ phạm tội. 
Câu 12: Trường hợp nào dưới đây được thực hiện quyền bầu cử? 
  A. Người không biết đọc, biết viết.  B. Người đang phải chấp hành hình phạt tù. 
C. Người mất năng lực hành vi dân sự.  D. Người đang chờ thi hành án. 
Câu 13: Sau cuộc họp trao đổi, bàn bạc nhân dân xã M đã thống nhất biểu quyết viêc xây dựng một đoạn đường liên thôn trong xã, trong đó có đóng góp một phần kinh phí. Đây là biểu hiện của quyền nào của công dân? 
  A. Quyền tham gia xây dựng quê hương.  B. Quyền tự do dân chủ. 
  C. Quyền tự do ngôn luận.  D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 
Câu 14: Hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng của người khác là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về 
  A. đời tư.  B. tính mạng. 
  C. thân thể.  D. danh dự, nhân phẩm. 
Câu 15: Nhà nước đảm bảo cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử là đảm bảo thực hiện quyền 
  A. quyền dân chủ của công dân. 
  B. được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. 
  C. bất khả xâm phạm thân thể của công dân. 
  D. tự do của công dân. 
Câu  16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe không nghiêm cấm hành vi nào dưới đây? 
  A. Đe dọa giết người.  B. Giết người.  C. Đánh người.  D. Tiết lộ đời tư. 
Câu 17: Bắt người tùy tiện là vi phạm quyền 
  A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.  B. bảo đảm bí mật thư tín. 
  C. bất khả xâm phạm về thân thể.  D. tự do ngôn luận. 
Câu 18: Bầu cử là quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực 
  A. xã hội.  B. chính trị.  C. quản lý.  D. văn hóa. 
Câu 19: Theo quy định của pháp luật, người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải 
  A. lập biên bản.  B. phạt tù.  C. phạt cải tạo.  D. phạt hành chính. 
Câu 20: Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là 
  A. quyền tự do dân chủ.  B. quyền dân chủ tập trung. 
  C. quyền dân chủ cơ bản.  D. quyền tự do cơ bản. 
Câu 21: Hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? 
  A. Chỉ bị xử phạt hành chính truy cứu trách nhiệm hình sự. 
  B. Xử phạt dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 
  C. Chỉ bị xử phạt dân sự không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 
  D. Xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 
Câu 22: Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác? 
  A. Bịa đặt điều xấu.  B. Nhốt người trái quy định. 
  C. Đánh người gây thương tích.  D. Đe dọa giết người. 
Câu 23: Việc nhờ người khác bỏ hộ phiếu bầu khi nhà nước tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân là vi phạm nguyên tắc nào của Luật bầu cử? 
  A. Phổ thông.  B. Bình đẳng.  C. Trực tiếp.  D. Bỏ phiếu kín. 
Câu 24: Công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội là thực hiện hình thức dân chủ 
  A. hình thức.  B. ủy quyền.  C. trực tiếp.  D. gián tiếp
Câu 25: Theo quy định của pháp luật, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín là 
  A. hình thức của ứng cử.  B. nội dung quản lý xã hội. 
  C. nguyên tắc của ứng cử,.  D. nguyên tắc của bầu cử.


3. Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 - Trường THPT An Ninh 

Câu 1: Quyền ứng cử là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực nào? 
    A. Xã hội.                          B. Chính trị.                   C. Kinh tế.                   D. Văn hoá. 
Câu 2: T muốn nâng cao trình độ của mình bằng cách đăng ký học đại học từ xa để tiện cho việc vừa làm vừa học. T đã thực hiện quyền nào sau đây? 
    A. Quyền sáng tạo và nâng cao trình độ.          B. Quyền sáng tạo và được phát triển. 
    C. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.             D. Quyền học tập thường xuyên, suốt đời. 
Câu 3: T năm nay 13 tuổi, thường xuyên bị cha dượng đánh đập vô cớ và bắt phải nghỉ học. Một 
lần đi học ngang qua Ủy ban xã, T đã đến gặp các chú công an để trình báo sự việc trên. Việc làm của T là thể hiện 
    A. quyền kiến nghị của công dân.                     B. quyền tố cáo của công dân. 
    C. quyền tự do ngôn luận của công dân.          D. quyền khiếu nại của công dân. 
Câu 4:  Anh H chạy xe máy vượt đèn đỏ gây tai nạn làm bị thương cho người khác. Hành vi của anh H đã vi phạm quyền 
    A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. 
    B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. 
    C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân 
    D. tự do về mặt thân thể và sức khỏe của công dân. 
Câu 5: Mục đích của việc tố cáo là 
    A. phát huy quyền dân chủ của người dân. 
    B. thể hiện sự hiểu biết pháp luật của người tố cáo. 
    C. khôi phục quyền và lợi ích của công dân. 
    D. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật 
Câu 6: Khi phát hiện người nào đó đang thực hiện hành vi cướp tài sản của người khác thì ai có quyền bắt người? 
    A. Không ai có quyền bắt khi chưa có quyết định của Tòa án. 
    B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyết định của pháp luật. 
    C. Chỉ có những người làm trong Viện Kiểm sát, Tòa án tối cao. 
    D. Bất kì ai cũng có quyền bắt nếu phát hiện sự việc trên. 
Câu  7: Biết con gái mình là chị G có quan hệ tình cảm với anh M, ông K vô cùng bức xúc đã thuê anh V và anh L đến cảnh cáo anh M. Vì anh V cũng thích chị G nên đã cùng anh L lập kế hoạch bắt nhốt anh M trong nhà kho của gia đình để uy hiếp. Chuẩn bị tiến hành thì anh L nhận được điện thoại của người nhà báo mẹ đang đi cấp cứu nên bỏ về trước, chỉ còn anh V thực hiện kế hoạch. Anh M tự thoát khỏi nhà kho, về nhà kể lại mọi chuyện cho bố mẹ nghe. Do thươngcon nên ông N là bố M và bà T là mẹ M đã đến nhà ông K để nói chuyện, do không kìm chế được, ông N đã đánh ông K khiến ông bị thương. Những ai dưới đây cần bị tố cáo? 
    A.  Ông K, anh V và anh L.                                    B.  Ông K, ông N, anh V và anh L. 
    C.  Ông K, bà T và ông N.                                       D. Ông K, ông N, bà T và anh V. 
Câu 8: Công dân được các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị giới thiệu ứng cử khi nào? 
    A. Đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. 
    B. Đủ 18 tuổi trở lên, trừ  các trường hợp pháp luật cấm. 
    C. Đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri. 
    D. Đủ 21 tuổi trở lên, có đạo đức. 
Câu 9: Ai có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân? 
    A. Cán bộ thanh tra cấp tỉnh.                                 B. Chủ tịch UBND tỉnh. 
    C. Cán bộ xã, phường.                                            D. Chánh án Toà án nhân dân tỉnh. 
Câu 10: Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây? 
    A. Quyền bầu cử, ứng cử.                                       B. Quyền khiếu nại. 
    C. Quyền tự do ngôn luận.                                     D. Quyền tố cáo. 
Câu 11: Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là Trưởng phòng tài chính kế toán dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo? 
    A.  Chị T, ông K và anh N.                                     B.  Chị T và ông K. 
    C.  Chị T, ông K và anh P.                                      D. Chị T, ông K, anh P và anh N. 
Câu 12: Bình có lực học trung bình nên đã chọn trường trung cấp nghề để học và đã ra trường làm việc. Sau thời gian đi làm do yêu cầu công việc Bình đã học đại học tại chức. Trường hợp này Bình đã thực hiện quyền gì của công dân? 
    A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.      B. Quyền được phát triển toàn diện. 
    C. Quyền được bồi dưỡng của công dân.          D. Quyền học bất cứ ngành nghề nào. 
Câu 13: Anh Q, anh X, anh B và anh D cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh B lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh D đã giam anh B tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh X canh giữ. Ngày hôm sau, anh Q đi ngang qua nhà kho, vô tình nhìn thấy anh B bị giam, trong khi anh X đang ngủ. Anh Q định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh B đã đề nghị anh Q tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh Q tổ chức đánh bạc nên anh Q đã giải thoát cho anh B Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? 
    A.  Anh X, anh D và anh Q.                                    B.  Anh X, anh D và anh B. 
    C. Anh X và anh D.                                                 D.  Anh X và anh Q. 
Câu 14: Việc pháp luật quy định mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử? 
    A. Bỏ phiếu kín.           B. Bình đẳng.                    C. Trực tiếp.                      D. Phổ thông. 
Câu 15: Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương. Ông A đã sử dụng quyền nào của công dân? 
    A. Tố cáo.                                                                 B. Khiếu nại và tố cáo. 
    C. Khiếu nại.                                                            D. Bãi nại


4. Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 - Trường THPT Ngô Gia Tự  

Câu 81. Ai có quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác? 
  A. Bất kì ai cũng có quyền. 
  B. Cán bộ ngành bưu chính viễn thông. 
  C. Người có thẩm quyền theo quy định. 
  D. Người làm nhiệm vụ đưa thư tín, điện tín. 
Câu 82. Công dân đủ 21 tuổi trở lên và như thế nào trước cử tri mới có thể tự ứng cử hoặc được giới thiệu ứng cử? 
  A. Có năng lực và tín nhiệm.  B. Có phát minh và sáng kiến hay. 
  C. Có sức khỏe và trình độ.  D. Có lí lịch trong sáng. 
Câu 83. Do ghét N nên anh A đã bàn với anh M nhân viên bưu điện để mình đưa thư cho N giúp anh. Vì việc bận và cũng tiện đường nên với A nên anh M đồng ý. Nhưng A không đưa thư cho N mà mở thư ra xem và hủy luôn. Khi biết chuyện, N cùng bạn là T đập phá và đe dọa anh A. Ông H trưởng công an xã đã mời N và A về cơ quan giải quyết. Những ai sau đây vi phạm quyền bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, 
điện tín? 
  A. Anh A và T.  B. Ông H và T.  C. Anh T và N.  D. Anh A và M. 
Câu 84. Tại cuộc họp bàn về chủ trương nâng cấp nhà văn hóa phường Y có bà S là bí thư Đảng ủy, ông X là Chủ tịch và anh B và chị C là đại diện các hộ dân. Ông X chỉ định anh B đưa ra quan điểm riêng nhưng anh từ chối. Sau đó chị C nêu ý kiến đề nghị xem xét mức đóng kinh phí xây dựng thì bị bà S buộc chị dừng nhưng chị vẫn phát biểu. Thấy vậy, ông X lớn tiếng buộc chị C chấm dứt mọi ý kiến, còn bà S gọi anh A 
đang trực bảo vệ đến phòng họp đưa chị C ra ngoài. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân? 
  A. Bà S và ông X.   B. Bà S và anh A.  C. Ông X và anh B.  D. Ông X và anh A. 
Câu 85. Vì mâu thuẫn cá nhân, bạn A đã lên facebook đưa thông tin sai sự thật về bạn C, làm uy tín và danh dự của bạn C giảm sút nghiêm trọng. Hành vi của bạn A đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về 
  A. tính mạng và tự do.  B. tính mạng và sức khỏe. 
  C. danh dự, nhân phẩm.  D. đời sống và danh dự. 
Câu 86. Hiện tượng “ném đá hội đồng” trên mạng xã hội là chưa hiểu và sử dụng đúng quyền tự do cơ bản nào của công dân?  
  A. Hành động.  B. Ngôn luận.  C. Phát biểu.  D. Thể hiện. 
Câu 87. Ông A viết bài đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về ủng hộ chủ trương chống dịch Covid 19 của Chính phủ là thể hiện quyền tự do 
  A. đam mê.  B. cá nhân.  C. ngôn luận.  D. báo chí. 
Câu 88. Pháp luật quy định những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm: Người bị tước quyền bầu cử, người đang chấp hành hình phạt tù và  
  A. người không có khả năng đi lại . 
  B. người đang điều trị tại bệnh viện. 
  C. người đang bị tạm giam. 
  D. người mất năng lực hành vi dân sự. 
Câu 89. Mọi hành vi lạm dụng quyền dân chủ, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của người khác đều  
  A. được ghi nhận.  B. tuyên dương, khen thưởng. 
  C. nhận hình phạt cao nhất.  D. bị xử lí nghiêm minh. 
Câu 90. Người theo quy định của Bộ luật nào mới có thẩm quyền ra lệnh khám chổ ở của người khác? 
  A. Tố tụng dân sự.  B. Khám xét nhà ở. 
  C. Tố tụng Hình sự.  D. An ninh, quốc phòng. 
Câu 91. Trên cơ sở quyền bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín, công dân có đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được 
  A. tùy tiện xâm phạm.  B. tò mò theo sở thích. 
  C. ngăn cản và cấm đoán.  D. tự tiện tìm hiểu. 
Câu 92. Việc giám sát về hoạt động của chính quyền xã, hoạt động và phẩm chất đạo đức của cán bộ xã là thực hiện dân chủ ở phạm vi cơ sở theo cơ chế 
 A. dân bàn.  B. dân biết.  C. dân làm.  D. dân kiểm tra. 
Câu 93. Tự tiện vào chổ ở của người khác là vi phạm quyền 
  A. tự do sinh hoạt của người khác.  B. không gian sinh hoạt riêng. 
  C. bất khả xâm phạm về chổ ở.  D. bí mất về cuộc sống của người khác. 
Câu 94. Khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp  
  A. mọi người.  B. của mình.  C. gia đình.  D. tổ chức. 
Câu 95. Hai anh sinh viên L và M cùng thuê chung nhà ở của ông N. Do chậm trả tiền thuê nhà nên ông N đã yêu cầu hai bạn ra khỏi nhà, nhưng L và M không đồng ý. Thấy vậy, ông N khóa trái cửa nhà và nhốt hai bạn lại. Vậy, hành vi của ông N đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? 
  A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.         B. Được bảo hộ về sức khỏe. 
  C. Được bảo đảm an toàn thân thể.  D. Bất khả xâm phạm về thân thể  


5. Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển 

Câu 1: Quyền ứng cử là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực nào? 
    A. Xã hội.                          B. Chính trị.                   C. Kinh tế.                   D. Văn hoá. 
Câu 2: T muốn nâng cao trình độ của mình bằng cách đăng ký học đại học từ xa để tiện cho việc vừa làm vừa học. T đã thực hiện quyền nào sau đây? 
    A. Quyền sáng tạo và nâng cao trình độ.          B. Quyền sáng tạo và được phát triển. 
    C. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.             D. Quyền học tập thường xuyên, suốt đời. 
Câu 3: T năm nay 13 tuổi, thường xuyên bị cha dượng đánh đập vô cớ và bắt phải nghỉ học. Một lần đi học ngang qua Ủy ban xã, T đã đến gặp các chú công an để trình báo sự việc trên. Việc làm của T là thể hiện 
    A. quyền kiến nghị của công dân.                     B. quyền tố cáo của công dân. 
    C. quyền tự do ngôn luận của công dân.          D. quyền khiếu nại của công dân. 
Câu 4:  Anh H chạy xe máy vượt đèn đỏ gây tai nạn làm bị thương cho người khác. Hành vi của anh H đã vi phạm quyền 
    A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. 
    B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. 
    C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân 
    D. tự do về mặt thân thể và sức khỏe của công dân. 
Câu 5: Mục đích của việc tố cáo là 
    A. phát huy quyền dân chủ của người dân. 
    B. thể hiện sự hiểu biết pháp luật của người tố cáo. 
    C. khôi phục quyền và lợi ích của công dân. 
    D. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật 
Câu 6: Khi phát hiện người nào đó đang thực hiện hành vi cướp tài sản của người khác thì ai có quyền bắt người? 
    A. Không ai có quyền bắt khi chưa có quyết định của Tòa án. 
    B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quyết định của pháp luật. 
   C. Chỉ có những người làm trong Viện Kiểm sát, Tòa án tối cao. 
    D. Bất kì ai cũng có quyền bắt nếu phát hiện sự việc trên. 
Câu 7: Biết con gái mình là chị G có quan hệ tình cảm với anh M, ông K vô cùng bức xúc đã thuê anh V và anh L đến cảnh cáo anh M. Vì anh V cũng thích chị G nên đã cùng anh L lập kế hoạch bắt nhốt anh M trong nhà kho của gia đình để uy hiếp. Chuẩn bị tiến hành thì anh L nhận được điện thoại của người nhà báo mẹ đang đi cấp cứu nên bỏ về trước, chỉ còn anh V thực hiện kế hoạch. Anh M tự thoát khỏi nhà kho, về nhà kể lại mọi chuyện cho bố mẹ nghe. Do thương con nên ông N là bố M và bà T là mẹ M đã đến nhà ông K để nói chuyện, do không kìm chế được, ông N đã đánh ông K khiến ông bị thương. Những ai dưới đây cần bị tố cáo? 
    A.  Ông K, anh V và anh L.                                    B.  Ông K, ông N, anh V và anh L. 
    C.  Ông K, bà T và ông N.                                       D. Ông K, ông N, bà T và anh V. 
Câu 8: Công dân được các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị giới thiệu ứng cử khi nào? 
    A. Đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. 
    B. Đủ 18 tuổi trở lên, trừ  các trường hợp pháp luật cấm. 
    C. Đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri. 
    D. Đủ 21 tuổi trở lên, có đạo đức. 
Câu 9: Ai có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân? 
    A. Cán bộ thanh tra cấp tỉnh.                                 B. Chủ tịch UBND tỉnh. 
    C. Cán bộ xã, phường.                                            D. Chánh án Toà án nhân dân tỉnh. 
Câu 10: Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây? 
    A. Quyền bầu cử, ứng cử.                                       B. Quyền khiếu nại. 
    C. Quyền tự do ngôn luận.                                     D. Quyền tố cáo. 
Câu 11: Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là Trưởng phòng tài chính kế toán dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo? 
    A.  Chị T, ông K và anh N.                                     B.  Chị T và ông K. 
    C.  Chị T, ông K và anh P.                                      D. Chị T, ông K, anh P và anh N.
Câu 12: Bình có lực học trung bình nên đã chọn trường trung cấp nghề để học và đã ra trường làm việc. Sau thời gian đi làm do yêu cầu công việc Bình đã học đại học tại chức. Trường hợp này Bình đã thực hiện quyền gì của công dân? 
    A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.      B. Quyền được phát triển toàn diện. 
    C. Quyền được bồi dưỡng của công dân.          D. Quyền học bất cứ ngành nghề nào. 
Câu 13: Anh Q, anh X, anh B và anh D cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh B lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh D đã giam anh B tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh X canh giữ. Ngày hôm sau, anh Q đi ngang qua nhà kho, vô tình nhìn thấy anh B bị giam, trong khi anh X đang ngủ. Anh Q định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh B đã đề nghị anh Q tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh Q tổ chức đánh bạc nên anh Q đã giải thoát cho anh B Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? 
    A.  Anh X, anh D và anh Q.                                    B.  Anh X, anh D và anh B. 
    C. Anh X và anh D.                                                 D.  Anh X và anh Q. 
Câu 14: Việc pháp luật quy định mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử? 
    A. Bỏ phiếu kín.           B. Bình đẳng.                    C. Trực tiếp.                      D. Phổ thông. 
Câu 15: Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương. Ông A đã sử dụng quyền nào của công dân? 
    A. Tố cáo.                                                                 B. Khiếu nại và tố cáo. 
    C. Khiếu nại.                                                            D. Bãi nại. 
Câu 16: Trước khi công bố phương án thi THPT Quốc gia năm 2021, Bộ giáo dục đã lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước. Việc làm trên thể hiện quyền gì của công dân? 
    A. Quyền tham gia xây dựng nhà nước             B. Quyền quyết định của mọi người. 
    C. Quyền tự do ngôn luận của công dân.          D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 
Câu 17: Quyền tự do cơ bản quan trọng nhất đối với mỗi công dân là quyền 
    A. bất khả xâm phạm nơi ở.                                   B. bất khả xâm phạm về thân thể. 
    C. tự do ngôn luận, báo chí.                                   D. tự do cư trú, đi lại. 
Câu 18: Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối là nội dung của 
    A. quyền học thường xuyên, học suốt đời.          B. quyền học bất cứ ngành nghề nào. 
    C. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.                 D. quyền học không hạn chế. 
Câu 19: Hành vi đánh người là xâm phạm đến 
    A. quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân. 
    B. uy tín, danh dự của công dân. 
    C. tự trọng, nhân phẩm của công dân. 
    D. tính mạng, sức khỏe của công dân. 
Câu 20: Nghi ngờ G lấy điện thoại của K nên V đã tung tin về việc G là người thiếu trung thực trên mạng xã hội, ngày hôm sau G liền nhờ anh H và Q chặn đánh V, K để trả đũa, mặc dù có kháng cự nhưng K vẫn bị thương. Là bạn cùng lớp với nhau nên D đã can ngăn G không nên làm thế nhưng lại bị G chửi bới, cho rằng D bênh vực người xấu. Những ai đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? 
    A.  G, D, K và H.           B. Anh H, Q và G.            C.  Anh H và Q                 D.  V, K, H và Q. 
Câu 21: Việc học sinh thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo được miễn giảm học phí là nhằm đảm bảo quyền nào dưới đây? 
    A. Quyền bình đẳng về điều kiện học tập.           B. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập. 
    C. Quyền học tập không hạn chế.                         D. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng. 
Câu 22: Tung tin nói xấu, xúc phạm người khác nhằm hạ uy tín là hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về 
    A. danh dự và nhân phẩm của người khác           B. tự do cá nhân của người khác 
    C. bảo vệ thông tin cá nhân của người khác        D. an toàn, bí mật cá nhân của người khác 
Câu 23: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật, qui định mối quan hệ cơ bản giữa 
    A. công dân và pháp luật.                                       B. Nhà nước và công dân. 
    C. tổ chức và công dân.                                          D. Nhà nước và pháp luật. 
Câu 24: Mục đích của quyền khiếu nại là nhằm.............quyền và lợi ích của người khiếu nại. 
    A. đảm bảo                    B. khôi phục                     C. bù đắp                           D. phục hồi 
Câu 25: Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong 
    A. Hiến pháp.                                                           B. Nghị quyết Quốc hội. 
    C. Luật Hình sự.                                                       D. Luật Lao động.

Trên đây là một phần trích nội dung Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021. Để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu.

⇒ Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2