intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án

Chia sẻ: Hoamaudon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 – Trường THPT Lương Văn Can

Câu 1 (1,0 điểm) :  Nêu cách xác định véctơ cảm ứng B từ tại một điểm?  (điểm đặt, hướng, độ lớn)?  
Câu 2  (1,5 điểm):  Phát biểu định luật Faraday về hiện tượng cảm ứng điện từ? Viết công thức của định luật. Nêu một ứng dụng của hiện t ượng cảm ứng điện từ?  
Câu 3 (1,5 điểm):  Nêu định nghĩa suất điện động tự cảm. Viết công thức, ý nghĩa và đơn vị của các đại lượng trong công thức? 
Câu 4 (1,0 điểm):  Nêu định nghĩa về dòng  điện Fu-cô. Cho biết cách làm giảm tác dụng của dòng Fu– cô?  
Câu 5  (2,0 điểm):  Một khung dây hình chữ nhật kích thước 20x40cm, gồm 1600 vòng đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 5. 10- 3 T. Véctơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 300.   
a) Tính từ thông xuyên qua hình ch ữ nhật đó.   
b) Người ta tiến h ành quay khung dây, sau 0,2 giây thì véc-tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng giữa hai đầu khung dây. 
Câu  6 (2,0 điểm): Có 2 dòng điện chạy trong 2 dây dẫn thẳng dài, song song, cách nhau AB =  10 cm theo cùng một chiều, có trị số I1  = 4  A và I2  =  6  A . Xác định vectơ cảm ứng từ tại điểm M có MA = 2 cm v à MB = 12 cm.  (có hình vẽ)  


Câu  7 (1,0  điểm):  Một ống dây có lõi không khí, bán kính tiết diện của ống là 5  cm, chiều dài của ống là 31,4  cm và có 2000 vòng dây quấn sát nhau.  
    a) Tính hệ số tự cảm của ống dây. 
    b) Trong kho ảng thời gian 0,0 2s cường độ dòng điện tăng từ 2A  đ ến 6A. Tính độ biến thiên cường độ dòng điện trong mạch. 


2. Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 – Trường THPT Phan Ngọc Hiển

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 
Câu 1:
Dùng nam châm thử ta có thể biết được 
  A.   Dạng đường sức từ nơi đặt nam châm thử. 
  B.   Hướng của véc tơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử. 
  C.   Độ mạnh yếu của từ trường nơi đặt nam châm thử. 
  D.  . Độ lớn và hướng của véc tơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử. 
Câu 2: Hai dây dẫn thẳng, dài vô hạn trùng với hai trục tọa độ vuông góc xOy, có các dòng điện I1 = 2 A, I2 = 5 A chạy qua cùng chiều với chiều dương của các trục toạ độ. Cảm ứng từ tại điểm A có toạ độ x = 2 cm, y = 4 cm là 
  A.  8. 10-5 T.  B.  4. 10-5 T.  C.  10-5 T.  D.  2. 10-5 T. 
Câu 3: Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Lực từ lớn nhất tác dụng lên đoạn dây dẫn khi 
  A.  Đoạn dây dẫn đặt vuông góc với các đường sức từ. 
  B.  Đoạn dây dẫn đặt hợp với các đường sức từ góc 450
  C.  Đoạn dây dẫn đặt hợp với các đường sức từ góc 600
  D.  Đoạn dây dẫn đặt song song với các đường sức từ. 
Câu 4: Khung dây tròn bán kính 31,4 cm có 10 vòng dây quấn cách điện với nhau, có dòng điện I chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm khung dây là 2.10-5 T. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 
  A.  1 A.  B.  1 mA.  C.  100 mA.  D.  10 mA. 
Câu 5: Chọn câu trả lời sai. 
  A.   Xung quanh 1 điện tích đứng yên có điện trường và từ trường. 
  B.   Tương tác giữa dòng điện với dòng điện gọi là tương tác từ. 
  C.  Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ. 
  D.   Ta chỉ vẽ được một đường sức từ qua mỗi điểm trong từ trường. 
Câu 6:  Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào là tương tác từ 
  A.  Hai dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt gần nhau. 
  B.  Trái Đất hút Mặt Trăng. 
  C.  Hai quả cầu tích điện đặt gần nhau. 
  D.  Lược nhựa sau khi cọ xát với dạ có thể hút những mẫy giấy vụn. 
Câu 7: Khung dây tròn bán kính 30 cm có 10 vòng dây. Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 0,3 A. Cảm ứng từ tại tâm khung dây là 
  A.  3,14.10-6 T.  B.  9,42.10-6 T.  C.  10-6 T.  D.  6,28.10-6 T. 
Câu 8: Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính ống dây bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ 0 đến 3 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn là 
  A.  0,15 V.  B.  0,30 V.  C.  3,00 V.  D.  1,50 V. 
Câu 9: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài trong không khí. Cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 10 cm là 4.10-5 T. Cảm ứng từ tại điểm cách dây 40 cm là 
  A.  4.10-5 T.  B.  8.10-5 T.    C.  10-5 T.  D.  2.10-5 T. 
Câu 10: Trong một mạch kín dòng điện cảm ứng xuất hiện khi 
  A.  từ thông qua mạch điện biến thiên theo thời gian. 
  B.  trong mạch có một nguồn điện. 
  C.  mạch điện được đặt trong một từ trường không đều. 
  D.  mạch điện được đặt trong một từ trường đều. 
Câu 11: Một vòng dây dẫn tròn, phẳng có đường kính 2 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5 T. Từ thông qua vòng dây khi véc tơ cảm ứng từ B hợp với mặt phẳng vòng dây góc 300 bằng
A. 10-5 Wb. B. 3 .10-5 Wb. C. 10-4 Wb. D. 3 .10-4 Wb. 
Câu 12: Muốn cho trong một khung dây kín xuất hiện một suất điện động cảm ứng thì một trong các cách đó là 
  A.  làm thay đổi diện tích của khung dây. 
  B.  làm cho từ thông qua khung dây biến thiên. 
  C.  đưa khung dây kín vào trong từ trường đều. 
  D.  quay khung dây quanh trục đối xứng của nó. 
Câu 13: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có 
  A.  Phương thẳng đứng hướng xuống.    
  B.  Phương thẳng đứng hướng lên. 
  C.  Phương ngang hướng sang phải.   
  D.  Phương ngang hướng sang trái.  
Câu 14:  Cuộn dây có N = 100 vòng, mỗi vòng có diện tích S = 300 cm2. Đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T sao cho trục của cuộn dây song song với các đường sức từ. Quay đều cuộn dây để sau t = 0,5 s trục của nó vuông góc với các đường sức từ thì suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây là 
  A.  3,6 V.  B.  0,6 V.  C.  4,8 V.  D.  1,2 V. 
Câu 15: Chọn câu sai: Từ thông qua mặt S đặt trong từ trường phụ thuộc vào 
  A.  độ nghiêng của mặt S so với B.   B.  độ lớn của cảm ứng từ B. 
  C.  độ lớn của chu vi của đường giới hạn mặt S.   D.  độ lớn của diện tích mặt S.
II. PHẦN TỰ LUẬN  
Câu 1: Một ống dây dài l = 30 gồm N=1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây d = 8 có dòng điện với cường độ i = 2A đi qua.
a. Tính độ tự cảm của ống dây.
b. Thời gian ngắt dòng điện là t  0,1 giây, tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây.

Câu 2: Một dây dẫn thẳng, rất dài đặt trong không khí có cường độ I1 = 6 A chạy qua.
a. Xác định độ lớn và biểu diễn vecto cảm ứng từ do dòng điện I1 gây ra tại điểm M cách I1 10cm.
b. Một dây dẫn thẳng, rất dài I2 đặt song song, cách I1 8 cm trong không khí,có dòng điện ngược chiều với I1 và cường độ I2 = 6 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm N cách đều hai dây dẫn một khoảng 12 cm.


3. Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 – Trường THPT Thị Xã Quảng Trị

Câu 1 (2 đ): Viết biểu thức tính từ thông qua diện tích S. Nêu đơn vị của từ thông?

Câu 2 (3 điểm):
1. Cho dòng điện có cường độ i = 5 A chạy qua một ống dây có độ tự cảm L = 5.10-3 H. Tính từ thông riêng qua ống dây.
2. Một thanh dẫn điện có chiều dài l = 0,5 m, chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều với tốc độ v=10m/s, theo hướng hợp với đường sức từ góc α = 300 . Biết cảm ứng từ B = 0,5 T. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung.
3. Một ống dây dài được quấn với mật độ 1000 vòng/m. Ống dây có thể tích 5.10-4 m3 . Tính độ tự cảm của ống dây.
Câu 3 (1,5 điểm): Chiếu tia sáng (đơn sắc) từ môi trường nước (n1 = 1,3) đến mặt phân cách giữa nó với không khí (n2 = 1).
a. Biết góc tới i = 300 . Tìm góc khúc xạ, vẽ hình.
b. Tăng góc tới i đến một giá trị i0 thì thấy tia khúc xạ đi là là mặt phân cách. Tính góc giữa tia phản xạ và khúc xạ lúc này.
Câu 4 (1 điểm): Thanh kim loại AB dài 20 cm, điện trở r = 2 Ω, có thể trượt trên hai thanh ray nằm ngang song song. Hai đầu kia của thanh ray được nối với một điện trở R = 4 Ω. Hệ thống được đặt trong từ trường đều B = 0,5 T, hướng vuông góc với mặt phẳng khung như hình vẽ. Cho thanh trượt sang phải với vận tốc v = 10 m/s hướng song song với hai thanh. Bỏ qua điện trở của các thanh ray và các chỗ tiếp xúc. Xác định chiều và cường độ dòng điện trong mạch.


Câu 5 (1.5 điểm): Một khung dây phẳng MNPQ có diện tích 25 cm2 , gồm 250 vòng dây giống nhau. Khung dây đặt trong từ trường đều có các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Cho cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như hình vẽ.
a. Trong khung sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng trong những giai đoạn nào? Tìm chiều dòng điện ở các giai đoạn đó?
b. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung ở giai đoạn BC, biết rằng ở giai đoạn này từ trường biến thiên với tốc độ 102 T/s.

Câu 6 (1 điểm): Một khối chất trong suốt (n1=√3) có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân ABC, được đặt tiếp giáp với một khối thủy tinh (n2 = √2) có tiết diện thẳng là hình vuông BCED sao cho cạnh BD nằm ngang như hình vẽ. Chiếu tia sáng SI theo phương nằm ngang đến trung điểm I của mặt AC. Hãy vẽ tiếp đường đi và tìm góc lệch của tia sáng?


4. Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 – Sở GD&ĐT Bắc Ninh

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) 
Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: 
Câu 1. Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và 
A. tác dụng lực hút lên các vật bất kì đặt trong nó.         
B. tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. 
C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó.  
D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó đặt trong nó. 
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai? Lực từ là lực tương tác  
A. giữa hai nam châm.      B. giữa hai điện tích đứng yên. 
C. giữa hai dòng điện.      D. giữa một nam châm và một dòng điện. 
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng? Độ lớn cảm ứng từ trong ống dây 
A. tỉ lệ với cường độ dòng điện.    B. tỉ lệ với chiều dài ống dây. 
C. tỉ lệ nghịch với số vòng dây.    D. tỉ lệ với tiết diện của ống dây. 
Câu 4.  Một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí có dòng điện với cường độ I chạy qua. Độ lớn cảm ứng từ B do dòng điện này gây ra tại một điểm cách dây một đoạn r được tính bởi công thức:

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây là sai? Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều 
A. có phương vuông góc với đoạn dây dẫn.   
B. có độ lớn tỉ lệ với cường độ dòng điện. 
C. có độ lớn tỉ lệ với cảm ứng từ.       
D. cùng hướng với véctơ cảm ứng từ. 
Câu 6. Đơn vị của từ thông là 
A. Vêbe (Wb)  B. Ampe (A)   C. Tesla (T)     D. Vôn (V) 
Câu 7. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với  
A. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy.     
B. độ lớn từ thông qua mạch. 
C. điện trở của mạch.           
D. điện tích của mạch. 
Câu 8. Một mạch điện kín (C) có dòng điện cường độ i = 2 A. Biết độ tự cảm của mạch điện L = 0,6 H. Từ thông riêng của mạch kín (C) là 
A. 2,4 Wb.     B. 1,2 Wb.    C. 0,3 Wb.       D. 0,6 Wb. 
Câu 9. Một mạch điện kín có độ tự cảm L. Cho dòng điện trong mạch biến thiên một lượng trong khoảng thời gian. Suất điện động tự cảm trong mạch có công thức 

Câu 10. Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ Bắc đến Nam. Nếu dây dẫn chịu lực từ F tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ B có chiều
A. từ Tây sang Đông. B. từ trên xuống dưới. C. từ Đông sang Tây. D. từ dưới lên trên.
Câu 11. Lực Lo – ren – xơ là
A. lực Trái Đất tác dụng lên vật.
B. lực điện tác dụng lên điện tích.
C. lực từ tác dụng lên dòng điện.
D. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.
Câu 12. Suất điện động cảm ứng là suất điện động
A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
B. sinh ra dòng điện trong mạch kín.
C. được sinh bởi nguồn điện hóa học.
D. được sinh bởi dòng điện cảm ứng.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
a. Phát biểu định nghĩa từ trường? Nêu các loại tương tác từ?
b. Một đoạn dây dẫn dài 60 cm mang dòng điện 5 A, đặt vuông góc với đường sức từ trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,4T. Tính độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn?
Câu 2. (2,0 điểm) Một khung dây dẫn gồm 200 vòng dây và có diện tích 400 cm2 được đặt trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 0,5T. Biết rằng véctơ pháp tuyến mặt phẳng khung dây trùng với véctơ cảm ứng từ.
a. Tính từ thông qua 1 vòng dây và qua cả khung dây.
b. Cho cảm ứng từ giảm đều xuống bằng 0 trong thời gian 0,2s. Tính suất điện động cảm ứng trong khung dây dẫn.


5. Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 – Trường THPT Ngô Quyền 

I. Phần trắc nghiệm: (7 điểm) 
Câu 1:  Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ 
  A  cơ năng.  B  hóa năng.  C  nhiệt năng.  D  quang năng. 
Câu 2:  Chọn công thức đúng của từ trường bên trong ống dây có chiều dài l, N vòng dây, có cường độ dòng điện I chạy qua.
            
Câu 3:  Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì 
  A  lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ. 
  B  lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây. 
  C  lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây. 
  D  lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây. 
Câu 4:  Một đoạn dây dẫn CD chiều dài l mang dòng điện I chạy qua đặt trong từ trường sao cho CD song song  với các đường sức từ. Độ lớn lực từ tác dụng lên dây CD là 
  A  F= BIl.  B  F=0.  C  F= BIlcos α.  D  F= BISsin α. 
Câu 5:  Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi 
  A  sự biến thiên từ trường Trái Đất.  B  sự chuyển động của mạch với nam châm. 
  C  sự chuyển động của nam châm với mạch.          D  sự biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạch. 
Câu 6:  Đơn vị của hệ số tự cảm là: 
A  Vôn (V).    B  Tesla (T).    C  Vêbe (Wb).  D  Henry (H). 
Câu 7:  Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:

Câu 8:  Suất  điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với 
  A  từ thông cực tiểu qua mạch.  B  từ thông cực đại qua mạch. 
  C  điện trở của mạch.    D  tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch. 
Câu 9:  Khi góc tới tăng 2 lần thì góc khúc xạ 
  A  tăng 4 lần.  B  chưa đủ dữ kiện để xác định.   C  tăng 2 lần.  D  tăng 2 lần. 
Câu 10:  Lực Lorenxơ là: 
  A  lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.   B  lực từ tác dụng lên dòng điện. 
  C  lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường. 
  D  lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia. 
Câu 11:  Độ lớn cảm ứng từ tại tâm một dòng điện tròn 
  A  tỉ lệ thuận với diện tích hình tròn.  B  tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện. 
  C  tỉ lệ nghịch với diện tích hình tròn.  D  tỉ lệ thuận với chiều dài đường tròn. 
Câu 12:  Chọn câu sai khi đề cập đến định luật khúc xạ ánh sáng: 
  A  Tia khúc xạ và tia tới cùng thuộc một mặt phẳng.     B  Tia khúc xạ ở bên khi pháp tuyến so với tia tới.
  C  Góc tới có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc khúc xạ.  D  Góc tới luôn lớn hơn góc khúc xạ. 
Câu 13:  Độ lớn suất  điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch điện kín tỉ lệ với 
  A  tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch kín đó. 
  B  tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín đó. 
C  từ thông cực đại qua mạch.  D  cường độ dòng điện cực đại qua mạch. 
Câu 14:  Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm? 
  A  Sắt và hợp chất của sắt.               B  Niken và hợp chất của niken. 
  C  Cô ban và hợp chất của cô ban.  D  Nhôm và hợp chất của nhôm. 
Câu 15: Một tia sáng chiếu xiên từ nước sang thủy tinh. Góc tới trong nước là i, góc khúc xạ trong thủy tinh là r. Đẳng thức nào sau đây đúng? Cho n1, n2 lần lượt là chiết suất của nước và thủy tinh.
A n1sin i = sin r        B n1sin i = n2 sin r           C n2sin i = n1sin r       D n1sin i = sin r
Câu 16:  Ứng dụng nào sau đây là của hiện tượng phản xạ toàn phần? 
  A  cáp dẫn sáng trong nội soi.   B  thấu kính.  C  gương phẳng.  D  gương cầu. 
Câu 17:  Suất điện động cảm ứng là suất điện động 
  A  được sinh bởi nguồn điện hóa học.  B  sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. 
  C  được sinh bởi dòng điện cảm ứng.  D  sinh ra dòng điện trong mạch kín. 
Câu 18:  Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng 
  A  ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt. 
  B  ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn. 
  C  ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. 
  D  cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. 
Câu 19:  Độ lớn của lực Lorexơ tác dụng lên điện tích q chuyển động với vận tốc v vào trong từ trường đều B hợp với đường sức 1 góc, được tính theo công thức:  

Câu 20: Tính chất cơ bản của từ trường là 
  A  tác dụng lực từ lên nam châm hoặc dòng điện đặt trong nó. 
  B  tác dụng lực điện lên một điện tích đặt trong nó.  C  tác dụng lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó. 
  D  tác dụng lực từ lên hạt mang điện đứng yên trong nó. 
Câu 21:  Khi cường độ dòng điện qua dây dẫn thẳng dài tăng 2 lần (các đại lượng khác giữ không đổi) thì độ lớn cảm ứng từ tại M do nó gây ra cách nó 1 khoảng r sẽ   
A  không đổi. B  giảm 2 lần.     C  tăng 2 lần.  D  tăng 4 lần. 
Câu 22: Nếu một vòng dây dẫn quay trong từ trường đều quanh một trục vuông góc với từ trường, dòng điện cảm ứng 
  A  đổi chiều sau nửa vòng quay.  B  không đổi chiều. 
  C  đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng.  D  đổi chiều sau mỗi vòng quay. 
Câu 23: Trong hệ thống đo lường quốc tế, đơn vị đo cảm ứng từ là 
  A  Tesla (T ).  B  T/m.   C  T.m.  D  Vêbe(Wb). 
Câu 24: Nội dung của định luật Len-xơ về cảm ứng điện từ cho phép ta xác định 
  A  độ lớn của suất điện động cảm ứng.  B  độ lớn cường độ dòng điện cảm ứng. 
  C  chiều của dòng điện cảm ứng.  D  chiều của lực từ. 

Trên đây là một phần trích nội dung Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021. Để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu.

⇒ Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2