intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC LOẠI HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT TRONG XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG CỔ TRUNG ĐẠI

Chia sẻ: Nguyen Tuan Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

429
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà n c lúc này còn thông qua lu t pháp ướ ậ bảo vệ và pháp triển chế độ tư hữu ruộng đất. Nhưng phải nói rằng hình thức sở hữu tư nhân cơ bản nhất, đặc trưng cho chế độ phong kiến đó là hình thức sở hữu địa chủ. Hình thức sở hữu địa chủ tồn tại lâu dài trong chế độ phong kiến so với các hình thức sở hữu tư nhân khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC LOẠI HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT TRONG XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG CỔ TRUNG ĐẠI

  1. CÁC LOẠI HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT TRONG XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG CỔ TRUNG ĐẠI Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh Email: Nguyenbeanh@gmail.com
  2. Nhà nước lúc này còn thông qua luật pháp bảo vệ và pháp triển chế độ tư hữu ruộng đất. Nhưng phải nói rằng hình thức sở hữu tư nhân cơ bản nhất, đặc trưng cho chế độ phong kiến đó là hình thức sở hữu địa chủ. Hình thức sở hữu địa chủ tồn tại lâu dài trong chế độ phong kiến so với các hình thức sở hữu tư nhân khác. Lâu ngày những ruộng đất do tư nhân mua bán mà có, hoặc khai hoang mà thành riêng, là thuộc sở hữu tư nhân. Nếu diện tích nhỏ, tự cày cấy là thuộc sở hữu tư nhân của nông dân tư canh. Diện tích lớn, phát canh thu tô là thuộc sở hữu tư nhân của địa chủ. Nói như vậy để ta thấy một đặc trưng của sở hữu địa chủ đó là phương thức phát canh thu tô được chủ sở hữu thực trên mảnh đất của mình. Bên cạnh hình thức sở hữu sở hữu tư nhân của địa chủ, rồi sở hữu tư nhân của nông dân tự canh là hình thức sở hữu phong kiến quý tộc. Hình thức sở hữu này thường chia làm 2 loại: một loại ruộng phân phong vĩnh viễn và một loại ruộng phân phong có thời hạn. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Ấn Độ. Ví dụ như từ thời Hacsa, các quan thường đem ruộng đất ban cấp cho các đền chùa, các thầy tu và bề tôi của quan, nhưng thường chia làm 2 loại như trên: Loại ruộng ban cấp có thời hạn được gọi là Pátta, thường dùng để phân phong cho những quan lại nhà nước. Những người được phong chỉ được sử dụng ruộng đất trong thời kì đang giữ chức vụ. Song trên thực tế, các chức vụ cha truyền con nối nên thường ruộng đất cũng được chuyền từ đời này sang đời khác. Loại ruộng ban cấp được sử dụng vĩnh viễn là grax, dùng để ban cấp cho đền chùa và tăng lữ. Người được phong có toàn quyền thống trị và thu thuế trên đất đai của mình. Tình hình ban cấp ruộng đất của nhà nước cho quý tộc, quan lại, nhà chùa ở Việt Nam dưới thời phong kiến cùng diễn ra tương tự như vậy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2