intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu được thu thập từ 400 người dân địa phương với bảng khảo sát được thiết kế sẵn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG KHU VỰC VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG ThS. Nguyễn Tuyết Khanh, ThS. Lê Thị Phương Thanh, CN. Trần Diệp Linh TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu được thu thập từ 400 người dân địa phương với bảng khảo sát được thiết kế sẵn. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất là Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, Môi trường tham quan. Nhân tố sự tham gia của người dân địa phương cũng có mức độ tác động lớn có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc. Từ khóa: Du lịch, Cộng đồng, Phát triển, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. ABSTRACT FACTORS AFFECT COMMUNITY-BASED TOURISM DEVELOPMENT IN PHONG NHA-KEBANG NATIONAL PARK This study aims to determine the factors affecting the development of community-based tourism in Phong Nha - Ke Bang National Park. The data collected from 400 local people with a questionaire. The results of the linear regression analysis show that there are 7 factors affecting the development of community-based tourism in Phong Nha - Ke Bang National Park. The most influential factor is the attractiveness of tourism resources, tourism environment. Participation of local people also has a statistically significant impact on the dependent variable. Keywords: Tourism, Community, Phong Nha - Ke Bang National Park. 1. GIỚI THIỆU Quảng Bình là địa phương có tiềm năng du lịch đa dạng, đặc sắc, trong đó Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng 02 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, được xem là trung tâm du lịch của tỉnh. Với quan điểm: “Khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch. Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, sinh thái” của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình tại Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 09/12/2020 về phát triển du lịch thực sự trở thành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2021-2025, trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã tập trung phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, xem phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, phát triển kinh tế du lịch của địa phương, hướng tới phát triển du lịch bền vững của tỉnh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hoạt động du lịch cộng đồng tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nhìn chung còn rời rạc, kết quả đạt được chưa thực sự tương xứng với các tiềm năng và lợi thế sẵn có. Việc định hướng, quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng tuy đã triển khai nhưng còn thiếu bài bản, đồng bộ; các sản phẩm du lịch cộng đồng còn đơn điệu và khả năng cạnh tranh chưa cao, chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của khách du lịch. Theo thống kê từ Sở Du lịch Quảng Bình, trong năm 2019, khi chưa bị ảnh hưởng của dịch Covid - 19, tổng lượt khách du lịch toàn tỉnh là 4,985 triệu lượt khách, trong đó, số lượt khách du lịch cộng đồng tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chỉ đạt 883.640 lượt, chiếm 17,7%. Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường khách du lịch quốc tế cơ bản đóng cửa từ tháng 04/2021, 857
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới tổng số khách du lịch đến Quảng Bình đạt 569.826 lượt khách, giảm 69% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 11% so với kế hoạch. Để thu hút hơn nữa khách du lịch và phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu bài bản về du lịch cộng đồng. Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu xoay quanh đánh giá tiềm năng, giải pháp để phát triển du lịch bền vững trên góc độ quản lý nhà nước. Đối với du lịch cộng đồng, người dân địa phương được xem là chủ thể và thu hút khách du lịch chính là một trong những mục tiêu để phát triển du lịch. Do đó, việc nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng mà cụ thể là các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng dựa trên góc nhìn của người dân địa phương là vô cùng cần thiết, trên cơ sở kết quả nghiên cứu để có những khuyến nghị, giải pháp trọng tâm, đúng hướng và có hiệu quả. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về phát triển du lịch cộng đồng 2.2.1. Du lịch cộng đồng Theo Carard và Paddon (2010), du lịch cộng đồng được hiểu là một loại hình du lịch, ở đó cộng đồng trực tiếp sở hữu và tham gia quản lý, vì mục tiêu phát triển chung trong cộng đồng. Theo Luật Du lịch 2017: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận quan niệm DLCĐ ở góc độ là hoạt động du lịch mà cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia, khai thác, bảo tồn tài nguyên, nâng cao những kỹ năng, kiến thức nhằm cung cấp những trải nghiệm và thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. 2.2.2. Phát triển du lịch cộng đồng Theo Jafari và cộng sự (2000): Phát triển DLCĐ là một tiến trình kinh tế và xã hội dựa trên sự tham gia chủ động của cộng đồng địa phương. Phát triển du lịch có thể dẫn đến những vấn đề nảy sinh cho cộng đồng, tuy nhiên nếu có định hướng và quy hoạch rõ ràng thì việc phát triển du lịch sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những hệ quả có thể xảy ra, cơ hội của cộng đồng, trao quyền quyết định cho cộng đồng, tập huấn cho cộng đồng địa phương về việc quản lý điều hành, cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ tốt hơn cho cộng đồng, thiết lập cơ chế quản lý mạnh hơn trong cộng đồng và tinh thần tương thuộc lẫn nhau. Bùi Thị Hải Yến và cộng sự (2012) cho rằng, phát triển DLCĐ như một phương thức để phát triển du lịch bền vững, trong đó cộng đồng địa phương là những người trực tiếp tham gia trong các giai đoạn phát triển của hoạt động du lịch. 2.2.3. Các nghiên cứu có liên quan Hiện tại có khá nhiều công trình nghiên cứu về DLCĐ nói chung và phát triển DLCĐ nói riêng, có thể kể đến như: Phuong và cộng sự (2020) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Bài nghiên cứu đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắn với bảo vệ môi trường ở các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam. Nguyễn Bùi Anh Thư, Trương Thị Thu Hà, Lê Minh Tuấn (2017) nghiên cứu về sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thạch, Hội An. Kết quả của nghiên cứu cho thấy bốn nhóm nhân tố thúc đẩy sự tham gia của người dân địa phương: nhận thức của người dân về tài nguyên và hoạt động du lịch; cơ chế, chính sách của chính quyền/cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; đặc điểm của hộ; lợi ích kinh tế. 858
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới 2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 2.2.1. Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa (Luật Du lịch số 09/2017). Nghiên cứu về sức hấp dẫn của điểm đến du lịch của Alhemoud và Armstrong (1996) đã chỉ ra tài nguyên du lịch là nhân tố có ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Đặng Trung Kiên (2020) cũng đã chứng minh tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến du lịch và ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tại Tiểu vùng Tây Bắc. Giả thuyết H1: Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du lịch cộng đồng. 2.2.2. Khả năng tiếp cận điểm đến Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch có thể được hiểu là khả năng tiếp cận điểm đến qua những phương diện khác nhau. Đó có thể là khả năng di chuyển đến điểm du lịch và việc di chuyển giữa các điểm trong khu vực của điểm đến được thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng và an toàn hoặc khả năng tiếp cận thông tin về điểm đến… Đây được xem là một trong những yếu tố đánh giá thuộc tính hấp dẫn của điểm đến du lịch. Chi và Qu (2008) trong nghiên cứu mối quan hệ giữa điểm đến, sự hài lòng và lòng trung thành của khách du lịch đã chỉ ra khả năng tiếp cận điểm đến du lịch là một nhân tố quan trọng, việc phân tích được thực hiện dựa trên các tiêu chí về tiếp cận điểm đến một cách dễ dàng và cơ sở vật chất, kỹ thuật, chi phí hỗ trợ việc tiếp cận điểm đến. Giả thuyết H2: Khả năng tiếp cận điểm đến có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du lịch cộng đồng. 2.2.3. Cơ sở hạ tầng - tiện ích Cơ sở hạ tầng – tiện ích những yếu tố dịch vụ và cơ sở vật chất nằm ở điểm đến hoặc gắn liền với điểm đến, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách dễ dàng tiếp cận, sử dụng, được xem là yếu tố hữu hình trong phát triển DLCĐ, là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch đến một quốc gia hoặc một địa điểm du lịch (Moreira và Iao, 2014). Cơ sở hạ tầng du lịch tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều khách du lịch. Giả thuyết H3: Cơ sở hạ tầng - tiện ích có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du lịch cộng đồng. 2.2.4. Môi trường tham quan du lịch Theo Bùi Thị Hải Yến (2012), môi trường tham quan càng hấp dẫn sẽ càng tạo ra sự hài lòng cho du khách nhờ gia tăng chất lượng điểm đến. Chính vì thế, môi trường tham quan du lịch được xem là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách du lịch đối với các điểm đến DLCĐ, ảnh hưởng đến sự phát triển DLCĐ. Nguyễn Trọng Nhân (2013) đã nhấn mạnh hoạt động du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng có mối quan hệ khăng khít với môi trường tham quan, tận dụng các đặc tính của môi trường tham quan để phục vụ mục đích thu hút khách du lịch và tác động qua lại góp phần tạo ra sự thay đổi các đặc tính của môi trường. Giả thuyết H4: Môi trường tham quan du lịch có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du lịch cộng đồng. 2.2.5. Cộng đồng địa phương Trong hoạt động DLCĐ, người dân địa phương đóng vai trò là chủ thể. Kỹ năng và kiến 859
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới thức hay thái độ… của người dân địa phương thực sự cần thiết, được coi là một công cụ hỗ trợ cho sự phát triển DLCĐ. Attaallah và Al-Ehewat (2016) tiếp cận trên góc độ nhận thức của cộng đồng về tài nguyên và hoạt động du lịch đem lại là khả năng thu hút thêm nguồn vốn cho du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và tăng khả năng tiếp đón khách của cộng đồng tại điểm đến. Đoàn Thị Hạnh Dung, Trần Thị Thu Hà (2019) lại tiếp cận nhân tố này ở khía cạnh thái độ và khả năng ra quyết định của cộng đồng. Nhóm tác giả đã xem xét khía cạnh thái độ của người dân đối với công tác quảng bá, học tập nâng cao kỹ năng, thân thiện với du khách, đồng thời đánh giá khả năng ra quyết định thông qua việc trao đổi, đóng góp ý kiến với các bên liên quan để cùng ra quyết định, các quyết định được đưa ra thuận theo ý kiến của cộng đồng. Sau khi tổng hợp các nghiên cứu, tham vấn các chuyên gia và từ thực tế tại khu vực nghiên cứu, nghiên cứu này tiếp cận nhân tố ở ba khía cạnh: Kỹ năng và kiến thức về du lịch của người dân địa phương; nhận thức và thái độ về du lịch của người dân địa phương và sự tham gia vào quá trình ra quyết định của cộng đồng địa phương. Giả thuyết H5a: Kỹ năng và kiến thức về du lịch của cộng đồng địa phương có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du lịch cộng đồng. Giả thuyết H5b: Nhận thức và thái độ về du lịch của cộng đồng địa phương có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du lịch cộng đồng. Giả thuyết H5c: Sự tham gia vào quá trình ra quyết định của cộng đồng địa phương có ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển du lịch cộng đồng. Sức hấp dẫn của tài H nguyên du lịch 1 Khả năng tiếp cận điểm H đến 2 Cở sở hạ tầng – tiện ích H 3 H Phát Môi trường tham quan 4 triển du lịch Kỹ năng và kiến thức về cộng đồng khu du lịch của người dân H vực VQG PN- C 5a ộng Nhận thức và thái độ về KB đồng H du lịch của người dân địa 5b phươn Khả năng tham gia vào H g việc ra quyết định 5c Hình 1. Mô hình đề xuất nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thu thập thông tin và thang đo Nghiên cứu tiến hành khảo sát người dân địa phương tham gia DLCĐ tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Câu hỏi được xây dựng trên cơ sở kế thừa và tổng hợp các nghiên cứu trước. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ cho tất cả các biến. Bản câu hỏi được gửi đến 10 chuyên gia, đại diện cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, đại diện người làm du lịch tại địa phương. Thang đo được cụ thể ở bảng 1: 860
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới Bảng 1: Biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo Thành phần Số biến Nguồn Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch 11 Alhemoud và Armstrong (1996); Đặng (HDTN) Trung Kiên (2020) Khả năng tiếp cận điểm đến (TCDD) 5 Dwyer và Kim (2003); Nguyễn Thị Lệ Hương, Phan Thanh Hoàn (2017) Cơ sở hạ tầng - tiện ích (CSHT) 9 Beerli và Martin (2004), Hà Nam Khánh Giao (2011) Môi trường tham quan du lịch 4 Beerli và Martin (2004), Chi và Qu (MTTQ) (2008) - Kỹ năng và kiến thức (KNKT) 6 Nguyễn Đoàn Hạnh Dung, Trương Thị - Nhận thức thái độ (NTTD) 4 Thu Hà (2019); Trương Thị Thu Hà - Ra quyết định (RQD) 3 (2019); Beerli và Martin (2004) Sự phát triển du lịch cộng đồng - Trên khía cạnh tài chính (PTT) 3 Andereck và cộng sự (2005) Trên khía cạnh phi tài chính (PTP) 8 Le và cộng sự (2018) (Nguồn: Tác giả tổng hợp) - Quy mô mẫu Với một không gian phân bố rộng và căn cứ vào phạm vi hiện tại của phát triển du lịch ở khu vực Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tác giả tiến hành khảo sát với người dân sống ở vùng đệm xung quanh Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc 3 huyện: Bố Trạch, Quảng Ninh và Minh Hóa và với qui mô mẫu được xác định theo công thức của Yamane (1973). Với độ sai số phù hợp là e = 5% (ứng với mức độ tin cậy là 95%). Với số hộ dân tính đến năm 2020 tại khu vực nghiên cứu theo số liệu thống kê là N = 17.125 hộ nhân khẩu (Chi cục thống kê tỉnh Quảng Bình, 2020). Theo công thức của Yamane, lượng mẫu cần xác định là: Như vậy tổng số phiếu điều tra là 391 phiếu. Trong nghiên cứu này, tác giả phát 450 phiếu điều tra để đảm bảo cỡ mẫu nghiên cứu. 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu Dữ liệu thu được từ cuộc điều tra chính thức sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0. Tác giả sử dụng phân tích hồi quy là muốn tìm quan hệ phụ thuộc của nhiều biến, được gọi là biến phụ thuộc vào nhiều biến khác, được gọi là biến độc lập nhằm mục đích ước lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Mục đích của phân tích này là để xem xét mức độ, thứ tự tác động của từng nhân tố đến sự phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Mô hình có dạng sau: DLCD = β0 + β1* HDTN+ β2* TCDD+ β3* CSHT+ β4* MTTQ + β5* KNKT+ β6* NTTD + β7* RQD+ εi . (  i là sai số). Trong đó: Biến phụ thuộc: Phát triển du lịch cộng đồng (DLCD). Các biến độc lập (Xi): Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch (HDTN); Khả năng tiếp cận điểm đến (TCDD); Cơ sở hạ tầng - tiện ích (CSHT); Môi trường tham quan du lịch (MTTQ); Kỹ năng và kiến thức của người dân địa phương (KNKT); Nhận thức và thái độ của người dân địa phương (NTTD) và Khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định (RQD). 861
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hoạt động du lịch cộng đồng tại khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng Hình thức DLCĐ dựa vào tài nguyên thiên nhiên tập trung vào các sản phẩm du lịch sinh thái, mạo hiểm. Với hình thức du lịch này, hoạt động chính của khách du lịch là tìm hiểu về hệ thống hang động; các loài thực vật, động vật; hệ thống sông, suối, cảnh quan thiên nhiên tại làng bản trong khu vực. Cộng đồng địa phương đóng vai trò là người hướng dẫn khách tham quan, cung cấp những thông tin mà du khách muốn khám phá, đồng thời hỗ trợ du khách thực hiện chuyến đi của mình: khuôn vác, nấu ăn, hướng dẫn về kỹ thuật (đối với loại hình du lịch mạo hiểm)…. Với hệ thống hang động độc đáo, trong những năm gần đây, khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tập trung khai thác các sản phẩm du lịch mạo hiểm và bước đầu đạt những kết quả tốt. Đây là loại hình du lịch đặc trưng của khu vực này so với các địa phương khác trong cả nước. Hình thức DLCĐ dựa vào tài nguyên nhân văn: tập trung khai thác các sản phẩm du lịch như du lịch cộng đồng homestay/farmstay; tham quan các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, lễ hội truyền thống... Để phục vụ khách tìm hiểu, nghiên cứu cũng như tham gia vào các hoạt động của làng nghề và văn hóa của cộng đồng, tìm hiểu về đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa ẩm thực, lễ hội, kinh nghiệm dân gian, kiến trúc nhà ở …, người dân địa phương ngoài vai trò là người trực tiếp sản xuất, biểu diễn thì còn đảm nhiệm hoạt động hướng dẫn, cung cấp các thông tin cho du khách, tạo sự kết nối với giữa cộng đồng dân cư và khách du lịch. Trong giai đoạn 2015-2021, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đón 4.530.187 lượt khách, tổng khách tham gia DLCĐ tại VQG chiếm tỷ lệ bình quân là hơn 21,2% so với tổng khách du lịch đến Quảng Bình. Các năm gần đây tỷ trọng này có sút giảm do sự tăng trưởng của du lịch nghỉ dưỡng biển và các điểm du lịch khác. Tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch trong giai đoạn 2015 – 2019 là gần 9%/năm. Tuy nhiên, đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, du lịch Quảng Bình bị thiệt hại nặng nề do thị trường quốc tế đóng băng, thị trường nội địa cũng giảm sút do nhu cầu đi du lịch giảm, tổng khách du lịch đến Quảng Bình giảm 63% so với năm 2019, khách DLCĐ tại khu vực VQG theo đó cũng sụt giảm đáng kể (giảm 64% so với năm 2019). Khách đến khu vực đa phần là khách nội địa. Tính trong giai đoạn 2015 – 2020, tổng khách du lịch quốc tế tham gia du lịch cộng đồng so với tổng khách DLCĐ của toàn khu vực VQG cũng chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn là 13,7%. Năm 2021, tổng số khách du lịch đến Quảng Bình đạt 569.826 lượt khách, giảm 69% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 11% so với kế hoạch. Trong đó, khách nội địa đạt 564.126 lượt khách giảm 69% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 12% so với kế hoạch; khách quốc tế đạt 5.700 lượt khách, giảm 90% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 11% so với kế hoạch năm 2021. 3.2. Kiểm định thang đo 3.2.1. Kiếm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá, dữ liệu nghiên cứu sẽ được kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha của phần mềm SPSS nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Kết quả kiểm định được trình bày sơ bộ trong bảng 2. Trong phân tích Cronbach’s Alpha, biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại khỏi phân tích EFA. Mỗi thành phần của các yếu tố phải có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy sau khi loại biến HDTN11 (do không thỏa mãn các tiêu chuẩn kiểm định), các giá trị còn lại đều > 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng của 862
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới các biến quan sát đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 0,3. Vì vậy, các thang đo trên đều được sử dụng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo. 3.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Qua phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập, các biến quan sát đều tải về nhân tố gốc với hệ số tải nhân tố thấp nhất là 0,724 và cao nhất là 0,935, đảm bảo yêu cầu trong phân tích nhân tố. Các hệ số tải nhân tố (trọng số nhân tố) đều lớn hơn 0,5. Thang đo rút ra là chấp nhận được vì hệ số KMO = 0,872 (0,5 < KMO < 1) và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett = 0,000 < 0,05, kiểm định có ý nghĩa thống kê và các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Phương sai trích 74,821% > 50% thể hiện rằng các nhân tố rút ra giải thích được 74,821% biến thiên của dữ liệu tại hệ số Eigenvalue = 1,465. Như vậy, tất cả các tiêu chuẩn của phân tích nhân tố đối với thang đo đo lường sự phát triển DLCĐ khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đều được chấp nhận về giá trị. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc cho thấy: Tất cả các biến quan trong trong thang đo Sự phát triển du lịch cộng đồng (gồm 2 nhóm: Trên khía cạnh tài chính và phi tài chính) được hội tụ thành 1 nhân tố duy nhất, đặt tên nhân tố mới là: Sự phát triển DLCĐ. Bảng 2. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ sau phân tích EFA Số quan Cronbach's TT Tên nhân tố Ký hiệu sát Alpha 1 Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch HDTN 10 0,949 2 Khả năng tiếp cận điểm đến TCDD 5 0,883 3 Cơ sở hạ tầng - tiện ích CSHT 9 0,948 4 Môi trường tham quan du lịch MTTQ 4 0,906 5 Kỹ năng và kiến thức của người dân địa phương KNKT 6 0,920 6 Nhận thức và thái độ của người dân địa phương NTTD 4 0,926 7 Khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định RQD 3 0,949 8 Đánh giá sự phát triển du lịch cộng đồng PTDL 11 0,849 Cộng 52 0,933 (Nguồn: Xử lý số liệu điều tra) 3.3. Phân tích hồi quy Kết quả phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Enter, tóm tắt kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy mô hình có hệ số Sig. F nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 5% nên mô hình hồi quy là có ý nghĩa và phù hợp với tập dữ liệu thu được. Do đó, các biến độc lập trong mô hình có mối quan hệ đối với biến phụ thuộc Sự phát triển du lịch cộng đồng. Hệ số Durbin - Watson của mô hình là 1,787 chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan. 863
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính Mô hình nghiên cứu STT Biến độc lập Beta Beta Sig. VIF chuẩn hóa Hằng số -0,228 0,000 1 Môi trường tham quan du lịch 0,242 0,215 0,000 1,134 2 Khả năng tiếp cận điểm đến 0,170 0,150 0,000 1,853 3 Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch 0,250 0,236 0,000 1,210 4 Kỹ năng và kiến thức của người dân địa phương 0,158 0,123 0,000 1,450 5 Nhận thức và thái độ của người dân địa phương 0,177 0,161 0,000 1,172 6 Khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định 0,064 0,066 0,029 1,334 7 Cơ sở hạ tầng - tiện ích 0,224 0,165 0,000 1,190 R2 0,771 R2 hiệu chỉnh 0,766 F của mô hình 153,077 Hệ số Sig. F 0,000 Hệ số Dubin- Watson 1,787 (Nguồn: Xử lý số liệu điều tra) Trong mô hình này có 7 biến độc lập, kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê (R2 hiệu chỉnh = 76,6%, F = 153,077, Sig. F < 0,05). Căn cứ vào kết quả của bảng 3, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,766 có nghĩa là có 76,6% sự biến thiên của sự phát triển của DLCĐ được giải thích bởi 07 biến được đưa vào mô hình. Với giá trị này trong các nghiên cứu nhân tố khám phá thì độ phù hợp của mô hình là khá cao. Bảng 3 cho thấy tất cả hệ số  chuẩn hóa có ý nghĩa thống kê đều > 0 chứng tỏ các biến độc lập đều tác động thuận chiều với biến phụ thuộc phát triển DLCĐ tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Kết quả này khẳng định các giả thuyết nêu ra trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận và kiểm định phù hợp. Như vậy, mô hình được biểu diễn lại dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc phát triển du lịch cộng đồng như sau: DLCD = -0,228+ 0,250* HDTN+ 0,170* TCDD+ 0,224* CSHT+ 0,242* MTTQ + 0,158* KNKT + 0,177* NTTD + 0,064* RQD Với cỡ mẫu là 400 và nghiên cứu tại khu vực vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, kết quả hồi quy cho thấy, trong các nhóm nhân tố đưa vào nghiên cứu thì nhân tố Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch (HDTN) có tác động ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển DLCĐ với hệ số tác động β = 0,250. Hệ số tác động dương cho thấy nhân tố Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tác động cùng chiều và mạnh nhất với biến phụ thuộc. Nhân tố môi trường tham quan có tác động ảnh hưởng lớn thứ hai đến phát triển DLCĐ với hệ số tác động β = 0,242 >0 cho thấy nhân tố này có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. Nhân tố tác động có mức độ ảnh hưởng thứ ba đến phát triển DLCĐ là Cơ sở hạ tầng - tiện tích (CSHT) với hệ số tác động (hệ số tác động β là 0,224). Tác động thứ 4 là nhân tố nhận thức và thái độ của cộng đồng địa phương với hệ số β là 0,177. Nhân tố Khả năng tiếp cận điểm đến có tác động đứng vị trí thứ 5 với hệ số β là 0,170. Tác động thứ 6 là nhân tố Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương (hệ số β= 0,158). Cuối cùng là khả năng ra quyết định với hệ số β là 0,064. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Kết quả phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến 864
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới tính cho thấy mô hình đo lường dựa trên mẫu 400 hộ dân địa phương thuộc khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có ý nghĩa lý thuyết cũng như thực tiễn. Dưới góc độ lý thuyết, nghiên cứu đã làm rõ tác động của 07 yếu tố cấu thành sự phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng gồm: Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch; Khả năng tiếp cận điểm đến; Cơ sở hạ tầng - tiện ích; Môi trường tham quan du lịch; Kỹ năng và kiến thức của người dân địa phương; Nhận thức và thái độ của người dân địa phương và Khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Nguyễn Bùi Anh Thư và cộng sự, 2017; Nguyễn Thị Minh Phương và cộng sự, 2020). Hơn nữa, dựa trên giá trị hồi quy cho thấy nhân tố sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch là nhân tố tác động mạnh nhất đến sự phát triển du lịch cộng đồng, tiếp theo là môi trường tham quan du lịch. Kết quả hồi quy cũng cho thấy nhân tố kỹ năng và kiến thức của người dân địa phương, nhận thức và thái độ của người dân địa phương có tác động lớn vào sự phát triển du lịch cộng đồng. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiểu biết của nhà quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, người dân địa phương về tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành sự phát triển của du lịch cộng đồng tại khu vực này, đặc biệt là kỹ năng, kiến thưc, thái độ của người dân địa phương trong việc gìn giữ và quảng bá cho hoạt động du lịch. Cũng như các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế. Mô hình nghiên cứu của luận văn vẫn còn hạn chế trong việc chưa thể hiện được hết những yếu tố có tác động đến phát triển du lịch tại khu vực nghiên cứu, các nhân tố đưa vào nghiên cứu chỉ thể hiện được hơn 76% sự biến thiên của phát triển du lịch cộng đồng. Đây cũng là hướng gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai để có kết quả đẩy đủ hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Nguyễn Đoàn Hạnh Dung, Trần Thị Thu Hà (2019). Nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch tại làng Thanh Thủy Chánh, Huế. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế: Khoa học Xã hội Nhân văn, Tập 128, Số 6D, 2019, 101–119. 2. Hà Nam Khánh Giao (2011). Giáo trình Marketing Du lịch. Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Thị Lệ Hương, Phan Thanh Hoàn (2017). Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch Phú Lộc - Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 126(5A), 101 – 11. 4. Đặng Trung Kiên (2020). Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. 5. Nguyễn Trọng Nhân, 2013). Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM, số 52, 44-55. 6. Quốc Hội (2017). Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017. 7. Sở Du lịch Quảng Bình (2021). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và kế hoạch 2021. Quảng Bình. 8. Sở Du lịch Quảng Bình (2022). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và kế hoạch 2022; Quảng Bình. 9. Tỉnh ủy Quảng Bình (2020). Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển du lịch thực sự trở thành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2021-2025. Số 01- CTr/TU, ngày 9/12/2020. Quảng Bình. 10. Nguyễn Bùi Anh Thư, Trương Thị Thu Hà, Lê Minh Tuấn (2019). Sự tham gia của 865
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới người dân địa phương trong sự phát triển du lịch sinh thái tại tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh - Hội An. Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Khoa học Xã hội Nhân văn, Tập 128, Số 6D, 2019, 53-70. 11. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Lê Thị Hiền Thanh, Phạm Bích Thủy (2012). Du lịch cộng đồng. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 12. Alhemoud, A. M., & Armstrong, E. G. (1996); Image of tourism attractions in Kuwait; Journal of travel Research, 34(4), 76-80. 13. Andereck, K. L., Valentine, K. M., Knopf, R. C., & Vogt, C. A. (2005); Residents’ perceptions of community tourism impacts; Annals of tourism research, 32(4), 1056-1076. 14. Attaallah, F. A., & Al-Ehewat, N. I. (2016); Evaluating Study for Elements Affecting Tourism Awareness in Jordan: Applied on Aqaba and Wadi Rum Areas; International Journal of Heritage, Tourism, and Hospitality, 8(1). 15. Beerli, A., & Martin, J. D. (2004); Factors influencing destination image; Annals of tourism research, 31(3), 657-681. 16. Carard.N & Paddon, P (2010); Effective Community Based Tourism; Best Practice Manual; Gold Coast: Sustainable Tourism Cooperative Research Center. 17. Chi, C. G. Q., & Qu, H. (2008); Examining the structural relationships of destination image, tourist satisfaction and destination loyalty: An integrated approach; Tourism management, 29(4), 624-636. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Dwyer, L., & Kim, C. (2003). Destination competitiveness: determinants and indicators. Current issues in tourism, 6(5), 369-414. 2. Jafari, J., Baretje, R., Buhalis, D., Cohen, E., Dann, G. M., Collison, F., ... & Fletcher, J. (Eds.) (2000). Encyclopedia of tourism. Taylor & Francis. 3. Le, T. T. Q., Ly, M. T., Dao, N. C., & Nguyen, T. N. (2018). Evaluation of tourists and local people on the level of sustainable tourism development at the Nam Du Archipelago, Vietnam. International Leisure Review, 7(1), 58-74. 4. Moreira, P., & Iao, C. (2014). A longitudinal study on the factors of destination image, destination attraction and destination loyalty. Journal of Social Sciences, 3(3), 90. 5. Patrick Allen Singleton (2013). Theory of Travel Decision-Making with Applications for Modeling Active Travel Demand. Portland State University. 6. Phuong, N. T. M., Van Song, N., & Quang, T. X. (2020). Factors affecting community-based tourism development and environmental protection: Practical study in Vietnam. Journal of Environmental Protection, 11(02), 124. 7. Yamane, T. (1973). Statistics: An introduction analysis. Harper & Row. --- Thông tin tác giả: - ThS. Nguyễn Tuyết Khanh Trường Đại học Quảng Bình Số điện thoại: 0913.047.373; Email: tuyetkhanh1203@gmail.com Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính, du lịch - ThS. Lê Thị Phương Thanh Sở Du lịch, Tỉnh Quảng Bình Số điện thoại: 0935.739.898; Email: lephuongthanh24@gmail.com Lĩnh vực nghiên cứu: Du lịch - Trần Diệp Linh Sở Du lịch, Tỉnh Quảng Bình Số điện thoại: 0912.246.515; Email: tranlinhtdl@gmail.com Lĩnh vực nghiên cứu: Du lịch 866
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2