intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên đại học Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài viết này nhằm phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên đại học ở Việt Nam. Dữ liệu cho phân tích gồm 1.158 phản hồi của sinh viên từ các trường đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên đại học Việt Nam

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIẾT KIỆM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VIỆT NAM Lê Văn Hinh1,*, Nguyễn Tường Vân1 Tóm tắt: Mục đích của bài viết này nhằm phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên đại học ở Việt Nam. Dữ liệu cho phân tích gồm 1.158 phản hồi của sinh viên từ các trường đại học. Kết quả hồi quy Binary Logistic cho thấy có 5 yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến hành vi tiết kiệm của sinh viên (bao gồm: hành vi tài chính, tự kiểm soát cá nhân, bài học tài chính ở đại học, tình trạng hôn nhân và thói quen nghề nghiệp của cha mẹ). Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm này, với đối tượng diện rộng sinh viên ở Việt Nam, khẳng định thêm các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài; cũng như bổ sung cho một số nghiên cứu đã thực hiện ở Việt Nam với quy mô mẫu nhỏ và phạm vi nghiên cứu khá hẹp. Các phát hiện này sẽ có hàm ý cho các bậc cha mẹ, các nhà quản lý giáo dục cũng như các nhà lập chính sách liên quan hay cho cá nhân mỗi sinh viên. Từ khóa: Hành vi tiết kiệm, tác nhân xã hội hóa tài chính, tự kiểm soát, trình độ dân trí tài chính. 1. GIỚI THIỆU Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm cá nhân (saving behavior) ở giới trẻ gồm năng lực quản lý tài chính cá nhân (financial capability) - cũng được gọi là dân trí tài chính (financial literacy) (WB, 2013), các tác nhân xã hội hóa tài chính (financial socialization agents), tự kiểm soát (self-control), hành vi tài chính. Tuy nhiên, người ta vẫn cho rằng cần có thêm nhiều khám phá hơn nữa về mối quan hệ giữa các yếu tố quyết định đến hành vi tiết kiệm để hạn chế tình trạng chi tiêu quá mức, nợ nần hay thậm chí phá sản ở giới trẻ (Kassim, Tamsir, Azim, Mohamed, & Nordin, 2018). 1 Học viện Ngân hàng * Tác giả liên hệ. Email: lehinhsbv@gmail.com
  2. 534 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Các quan sát cho thấy, hầu hết sinh viên ở mọi nơi trên thế giới rất dễ bị lâm vào trình trạng mất khả năng chi trả do tích lũy đáng kể nợ vay ngân hàng và qua thẻ tín dụng (Kassim et al., 2018). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên thường chi tiêu rất ngẫu hứng và dẫn đến vấn đề tài chính. Trong khi đó, sinh viên được coi là giai đoạn bắt đầu cho cuộc sống tự lập và do đó cần có các kỹ năng quản lý tài chính cho việc ra các quyết định một cách đúng đắn (Kempson, Collard, & Moore, 2006); Hành vi tiết kiệm của sinh viên cũng được coi là rất quan trọng với đời sống hiện tại và tương lai của họ (Cochran, Aleksa, & Sander, 2008). Ở Việt Nam, khảo sát sơ bộ cho thấy số lượng nghiên cứu về hành vi tiết kiệm của sinh viên là rất khiêm tốn và trong phạm vi đối tượng chỉ là một trường đại học hay trong một thành phố (Hải, Trinh, Trang, Toản, & Yên, 2021; Hậu, Nghiêm, & Anh, 2019; Khánh & Tâm, 2018; Tran, 2016). Trong khi sinh viên cũng đang phải đối mặt với thách thức về tiết kiệm trong điều kiện khó khăn (Anh, 2012).Trên phạm vi rộng hơn, thanh niên, sinh viên Việt Nam được đánh giá là còn hạn chế về năng lực quản lý tài chính cá nhân (Cunningham & Pimhidzai, 2018). Trong bối cảnh trên, nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên hiện đang học tại các trường đại học ở Việt Nam và qua đó có một số hàm ý liên quan. 2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hành vi tiết kiệm của sinh viên, có thể theo các vấn đề đã được Xiao (Xiao, 2016) mô phỏng. Tổng quan các nghiên cứu có thể khái quát như sau: 2.1. Tiết kiệm và hành vi tiết kiệm Các nghiên cứu cho thấy thuật ngữ “tiết kiệm” (saving) có nghĩa rộng và nhiều cách hiểu khác nhau. Theo kinh tế học, tiết kiệm được định nghĩa là thu nhập còn lại sau khi trừ đi tiêu dùng hiện tại trong một khoảng thời gian nhất định (Browning & Lusardi, 1996; Wärneryd, 1999). Theo tâm lý học, tiết kiệm được coi là hành động trì hoãn chi tiêu hiện tại để sử dụng trong tương lai (Wärneryd, 1999).
  3. Phần 3. TÀI CHÍNH 535 Một cá nhân tiết kiệm có thể vì lý do an ninh, dự phòng, thậm chí là giá trị cá nhân hoặc đặc điểm cá nhân. Theo Keynes (Keynes, 1936), các mục đích tiết kiệm là tương đối ổn định và mỗi cá nhân thường có tám mục đích tiết kiệm: nhu cầu phòng ngừa, tầm nhìn xa, tính toán, cải tiến, độc lập, doanh nghiệp, tự hào và hám lợi. Tiết kiệm gắn liền với các mục đích của mỗi cá nhân như vậy được các nhà kinh tế học gọi là “hành vi tiết kiệm” (saving behavior). Hành vi tiết kiệm được coi là sự kết hợp giữa nhận thức về nhu cầu trong tương lai, quyết định tiết kiệm và hành động tiết kiệm. Tiết kiệm được thể hiện dưới rất nhiều hành động cụ thể (Khoshnevis & Shafiee, 2017; Wärneryd, 1999; Yumurtaci & Bagis, 2020). *Tiết kiệm và hành vi tiết kiệm của sinh viên Nghiên cứu của Khoshnevis và Shafiee (Khoshnevis & Shafiee, 2017) chỉ ra rằng thu nhập hiện tại tương quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ tiết kiệm nói chung của sinh viên. Ngoài ra, khi xét tiết kiệm là các dạng đầu tư vào các công cụ tài chính có tính đầu cơ thì chuyên ngành học của sinh viên tương quan có ý nghĩa thống kê với tiết kiệm. Đáng chú ý là điều này đúng với sinh viên ở bất kỳ chuyên ngành học nào. Trong đó, tác động mạnh nhất của ngành học đến hành vi tiết kiệm thể hiện ở sinh viên kỹ thuật và khối kinh tế. Cũng với điều kiện coi công cụ tài chính là tiết kiệm, nghiên cứu cũng chỉ ra tác động tích cực giữa mức độ tìm hiểu tin tức tài chính (đại diện cho các tác nhân xã hội hóa tài chính) với tiết kiệm (Khoshnevis & Shafiee, 2017). Yumurtaci và Bagis (Yumurtaci & Bagis, 2020) chỉ ra rằng, với tiền tiết kiệm cá nhân của mình, sinh viên thiên về lựa chọn đầu tư vào vàng và bất động sản. Từ lý thuyết tiêu dùng, tiết kiệm và liên quan đến sử dụng nguồn vốn con người (những năng lực về quản lý tài chính cá nhân), nghiên cứu đã chỉ rằng những sinh viên theo ngành học được kỳ vọng tạo ra thu nhập cao trong tương lai sẽ tiết kiệm ít hơn ngày hôm nay so với các sinh viên trong ngành học có khả năng tạo ra thu nhập thấp hơn trong tương lai (Khoshnevis & Shafiee, 2017).
  4. 536 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... 2.2. Trình độ dân trí tài chính và tiết kiệm Thuật ngữ “dân trí tài chính” (financial literacy) được đề cập đến là một đại lượng đo lường mức độ mà một cá nhân hiểu biết các khái niệm cơ bản về tài chính và có khả năng cùng sự tự tin để quản lý tài chính cá nhân thông qua việc ra các quyết định hợp lý trong ngắn hạn một cách có cơ sở, lập kế hoạch tài chính dài hạn, đồng thời sống có trách nhiệm hay quan tâm tới cuộc sống và các thay đổi về điều kiện kinh tế (Coussens, 2006; OECD, 2012, 2013, 2016; OECD/INF, 2013; Remund, 2010). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng dân trí tài chính (trình độ) có tác động tích cực đến hành vi tiết kiệm cá nhân nói chung và cả sinh viên đại học (Sabri & MacDonald, 2010). Giải thích cho kết quả thực nghiệm này là trình độ dân trí tài chính cao giúp cá nhân ra quyết định đầu tư tốt hơn, tiết kiệm các loại phí và chi phí giao dịch, tăng lợi nhuận đầu tư tài chính; dân trí tài chính là công cụ để cá nhân để quản lý, vận hành tài chính thành công, gia tăng phúc lợi kinh tế, tài chính cá nhân (Anthes & Bruce, 2004; Beverly & Burkhalter, 2005; Garman & Forgue, 2006; Lusardi, Mitchell, & Curto, 2009; Martin & Oliva, 2001). Nhiều khuyến nghị cho rằng cần trang bị dân trí tài chính cho giới trẻ, giai đoạn đầu của cuộc đời của cá nhân. Đặc biệt Jappenly và Padula (Jappenly & Padula, 2011) đã chỉ ra rằng trình độ dân trí tài chính tác động đến tiết kiệm không chỉ của mỗi cá nhân và rộng hơn là tác động mạnh đến tích lũy của cải và tiết kiệm của một quốc gia. Lý thuyết về tiêu dùng (Consumption Theories) (Friedman, 1957) cũng có thể nhận thấy mối liên quan chặt chẽ giữa trình độ dân trí tài chính của và tiết kiệm của một cá nhân vì quan điểm này liên quan đến tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng cá nhân. Lý thuyết này về cơ bản cũng thống nhất với “Giả thuyết vòng đời” (The life-cycle hypothesis) (Modigliani & Brumberg, 1955). Các lý thuyết này cho thấy rõ sự liên quan giữa tiêu dùng (consumption) và tiết kiệm (savings) trong một đời người. Trong đó tiết kiệm có vai trò phân bổ lại tiêu dùng từ giai đoạn này sang giai đoạn khác trong cuộc đời mỗi cá nhân. Tiêu dùng phụ thuộc vào các yếu tố: thu nhập khả dụng hiện tại, thu nhập khả dụng trong tương lai dự kiến ​​ tài sản hiện tại (của cải tích lũy). và
  5. Phần 3. TÀI CHÍNH 537 Theo quan điểm vòng đời, khi nghỉ hưu người ta bắt đầu sử dụng khoản tiết kiệm đã thực hiện trước đó, tức là sống bằng của cải đã tích lũy. Nguyên lý này gợi ý rằng cá nhân cần có trách nhiệm với tương lai của chính mình bằng việc xây dựng thói quen tiết kiệm từ khi còn trẻ (Khoshnevis & Shafiee, 2017). Các nhà nghiên cứu (Jappenly & Padula, 2011) cho rằng trình độ dân trí tài chính có mối tương quan mạnh với tiết kiệm tích lũy trong vòng đời, tăng lên cho đến khi nghỉ hưu và sau đó giảm dần trong mô hình vòng đời của họ. Trình độ dân trí tài chính của một cá nhân cũng được coi là do học hỏi từ cha mẹ, người thân và các quan hệ xã hội (Senevirathne, Wadk, & Silva, 2016). Do đó, dân trí tài chính có tương quan với nền tảng của cha mẹ, trường học cũng như các quan hệ kinh tế - xã hội khác mà cá nhân tham gia hay tương tác. 2.3. Hành vi tài chính và tiết kiệm Theo Dewi và cộng sự (Dewi, Febrian, Anwar, & Nidar, 2020), hành vi tài chính (financial behavior) là hành vi có trách nhiệm về tài chính của cá nhân. Sự cần thiết phải đảm bảo trình độ dân trí tài chính đã trở nên cấp thiết vì hành vi có trách nhiệm về tài chính là cần thiết để định hình tương lai của mỗi con người. Các nghiên cứu phát triển các đại lượng đo lường hành vi tài chính được thực hiện từ những năm 1970 đến những năm 1990 (Fitzsimmons, Hira, Bauer, & Hafstrom, 1993). Đặc biệt tiếp theo, Xiao (Xiao, 2008) đã phát triển lý thuyết về hành vi tài chính gắn với (i) lý thuyết về hành vi có kế hoạch (theory of planned behavior/TPB) để dự đoán và hiểu hành vi của con người và (ii) lý thuyết mô hình thay đổi hành vi (Trans-theoretical model of behavior change/TTM) để giải thích một người đạt được hành vi tích cực và thay đổi hành vi tiêu cực. Bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra rằng dân trí tài chính tác động có ý nghĩa thống kê đến hành vi tài chính, cụ thể là hành vi đầu tư (Bhushan & Medury, 2014; Hastings, Mitchell, & Mitchell, 2020; M. C. J. V. Rooij, Lusardi, & Alessie, 2012). Hành vi tài chính đó cũng tác động đến hành vi tiết kiệm và chi tiêu cá nhân (Babiarz & Robb, 2012); và hành vi vay nợ (Dewi et al., 2020).
  6. 538 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... 2.4. Tự kiểm soát cá nhân và tiết kiệm Thuật ngữ “tự kiểm soát” (self-control) đề cập đến khả năng xác định, nhận biết và điều chỉnh cảm xúc và mong muốn của một cá nhân. Đặc trưng của tự kiểm soát là sự nỗ lực bằng ý chí, kỷ luật tự giác và khả năng trì hoãn sự bằng lòng của một cá nhân (Baumeister, 2002). Trong khi đó, Marleen (Marleen, 2018) cho rằng, “tự điều chỉnh” (self- regulation) là cơ sở cho định nghĩa về “self-control” vì nó bao gồm một thành phần là tự kiểm soát (self-control). Warneryd (Karl-ErikWärneryd, 1989) cho rằng, tự kiểm soát là quá trình học hỏi và phát triển bởi mỗi cá nhân. Theo lập luận này, người ta mô phỏng tự kiểm soát để tiết kiệm là một cuộc xung đột giữa hai lực lượng tâm lý: ham muốn và ý chí trong chính một cá nhân (Hoch & Loewenstein, 1991; Richard H. Thaler & Shefrin, 1981). Khả năng duy trì sự tự kiểm soát và thực hiện thành công các quyết định lâu dài phụ thuộc vào quá trình đấu tranh đó. Theo quan điểm này, ham muốn gia tăng các hành động theo định hướng cho kết quả “hôm nay”; trong khi sức mạnh của ý chí hỗ trợ cho các hoạt động định hướng cho kết quả lâu dài. Mỗi người có một cách thức khác nhau duy trì kiểm soát bản thân để tiết kiệm; và một cá nhân có ba cách thức tự kiểm soát: thuyết phục, quy tắc và giám sát liên tục (Richard H. Thaler & Shefrin, 1981). Theo nguyên tắc này, trong một con người, thế lực “lập kế hoạch” sửa đổi sở thích cho thế lực “thực hiện” bằng thuyết phục rằng tiết kiệm là tốt; Thế lực “lập kế hoạch” áp đặt các quy tắc nhằm hạn chế bất kỳ cơ hội chi tiêu nào; và thế lực “thực hiện” cũng cần được thuyết phục để ngăn chặn sự xuất hiện của bất kỳ hành vi lệch lạc như chi tiêu ngẫu hứng (Lim, Kai, & Joo, 2011). Cho đến nay, có sự đồng thuận rộng rãi rằng tiết kiệm đòi hỏi một người phải kiềm chế chi tiêu trước mắt để sử dụng trong tương lai (Livingstone & Lunt, 1991). Hơn nữa, có sự thừa nhận rằng, con người có bản năng thiếu kiên nhẫn (Carroll, 1997; O’Donoghue & Rabin, 2000), do đó người ta có xu hướng coi trọng hơn về sự thỏa mãn tiêu dùng “ngày hôm nay” hơn là tiêu dùng trong tương lai. Do đó,
  7. Phần 3. TÀI CHÍNH 539 để tiết kiệm, người ta phải có khả năng tự kiểm soát để trì hoãn sự hài lòng và chống lại sự cám dỗ của hưởng thụ hay chi tiêu ngày hôm nay (Rabinovich & Webley, 2007; R. H. Thaler, 1994). Nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chỉ ra rằng tự kiểm soát có tương quan tích cực đến hành vi tiết kiệm; và tự kiểm soát là một yếu tố rất vững chắc giải thích cho hành vi tiết kiệm của một cá nhân (Esenvalde, 2010). Ngoài ra, Otto (A. M. C. Otto, 2009) cũng đã chỉ ra rằng sự tận tâm có quan hệ với thái độ tiết kiệm và tự kiểm soát về tài chính; nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các biến số tâm lý có mối quan hệ đến tiết kiệm của một cá nhân và nhấn mạnh rằng tự kiểm soát và khả năng trì hoãn sự hài lòng trước mắt là những kỹ năng quan trọng để tiết kiệm của giới trẻ (Webley & Nyhus, 2005). 2.5. Các tác nhân xã hội hóa tài chính và hành vi tiết kiệm Quá trình hay những cơ hội mà một cá nhân tham gia và nhờ đó họ có được các kiến thức, kỹ năng và các kiến thức đa chiều khác về tài chính gọi là quá trình xã hội hóa về học tập tài chính (financial socialization). Các tác nhân đóng vai trò trong việc cải thiện, kiến thức, kỹ năng tài chính (dân trí tài chính) như vậy được gọi là các tác nhân xã hội hóa tài chính (financial socialization agents). Các tác nhân xã hội hóa tài chính điển hình là gia đình, đồng nghiệp, trường học, người sử dụng lao động, phương tiện truyền thông, kể cả tôn giáo (Senevirathne et al., 2016) (Hình 1). Nghiên cứu (Gudmunson, Ray, & Xiao, 2016) chỉ ra rằng dân trí tài chính cá nhân gắn liền với xã hội hóa tài chính vì nó gắn với sự phát triển của mỗi cá nhân theo thời gian; Xiao (Xiao, 2016) đã mô phỏng, tích hợp các quá trình xã hội hóa tài chính theo mối liên kết giữa học hỏi, quá trình xã hội hoá và các tác nhân xã hội hóa tài chính cũng như phúc lợi tài chính cá nhân một cách rất hệ thống.
  8. 540 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Quá trình Gần gũi Vai trò xã hội và các xã hội hóa Xã hội hóa Các cơ chế: Các kết quả: Xã hội hóa từ xa mối quan hệ: Cha mẹ/con cái Sự thấu hiểu cảm Kiến thức Các kết quả: Giáo viên/ người học thông/ Tin tưởng Thái độ Bạn bè đồng trang lứa Nhận thức phát triển Động cơ Hành vi tài chính Giao tiếp Giá trị/ quan Người sử dụng lao Thân mật niệm sống Phúc lợi tài chính động/ người lao động Hình mẫu/ Quan sát Kỹ năng/ năng lực Nhà sản xuất/ người Học qua trải nghiệm Nhận biết của tiêu dùng Chỉ bảo hướng dẫn, xã hội dạy dỗ Hình 1. Sơ đồ tích hợp các quá trình xã hội hóa tài chính Nghiên cứu của Suyanto và cộng sự (Suyanto, Setuawan, Rahmawati, & Winarna, 2021) đã khẳng định cho quan điểm trước đó (Sundarasen, Rahman, Othman, & Danaraj, 2016) rằng xã hội hóa tài chính có tác động tích cực đến dân trí tài chính và hành vi tài chính (bao gồm hành vi tiết kiệm); Với giới trẻ, Otto (A. Otto, 2012) cho rằng, giải thích về sự phát triển của các kỹ năng, hành vi dẫn đến tiết kiệm là từ quá trình xã hội hóa kinh tế (economic socialization) mà giới trẻ đã tham gia. Các nghiên cứu cho rằng cha mẹ đặc biệt quan trọng trong các tác nhân xã hội hóa tài chính: + Chuẩn mực của cha mẹ (parental norms) có tác động đến quản lý tài chính cá nhân hay dân trí tài chính của sinh viên (Sundarasen et al., 2016); + Cách khuyến khích con mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng và / hoặc đầu tư tiền, trao cho con một khoản tiền để con tự quản lý (Hira, 1997); + Gia đình là mô hình xã hội hóa tài chính gia đình và xã hội hóa tài chính có chủ đích có thể thúc đẩy hoặc ức chế kiến thức, thái độ cũng như năng lực quản lý tài chính cá nhân (S. M. Danes & Yang, 2014; Shim, Barber, Card, Xiao, & Serido, 2009); + Việc dạy học trực tiếp của cha mẹ, giáo dục tài chính và các trải nghiệm ở trường học (gọi là xã hội hóa theo kênh trường học) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến kiến thức tài chính. Trong đó, với sinh
  9. Phần 3. TÀI CHÍNH 541 viên đại học và sau đại học, nghiên cứu cũng cho thấy, yếu tố xã hội hóa tài chính từ cha mẹ và giáo dục tài chính chính thức tác động có ý nghĩa thống kê đến kiến thức tài chính (Shim et al., 2009); + Việc cha mẹ hướng dẫn con lập ngân sách và tiết kiệm có tương quan cùng chiều với trình độ dân trí tài chính (Grohmann, Kouwenberg, & Menkhoff, 2015); + Kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm kiếm tiền có tương quan ngược chiều đến dân trí tài chính (Grohmann et al., 2015; Jorgensen & Savla, 2010); + Thanh thiếu niên thích chi tiêu nhiều và khó cưỡng lại sự cám dỗ và trong đó cũng có những lý do liên quan đến yếu tố gia đình (A. M. C. Otto, 2009); + Các hoạt động của cha mẹ (như thảo luận các vấn đề tài chính với con cái) và định hướng của cha mẹ (tận tâm, định hướng tương lai) có tác động rõ ràng đến hành vi kinh tế của con cái cũng như hành vi kinh tế khi trưởng thành (Webley & Nyhus, 2005). Về vấn đề giới, các nghiên cứu (S. Danes & Haberman, 2007; Garrison & Gutter, 2010; Shim et al., 2009) đã chỉ ra rằng có sự khác biệt trong xã hội hóa tài chính giữa nam giới và nữ giới về một số góc độ như về cơ hội tiếp cận/tham gia với các tác nhân, sự tiếp nhận các kiến thức/kỹ năng tài chính… * Thói quen tiết kiệm của cha mẹ được chuyển giao cho con cái. Đã có nghiên cứu có tính giao thoa giữa xã hội học và di truyền học: (Henrik Cronqvist & Siegel (2015) chỉ ra rằng thói quen tiết kiệm của thế hệ này có thể chuyển giao cho thế hệ sau trong một gia đình. Kết luận này hàm ý rằng văn hóa để dành hay hành vi tiết kiệm có thể truyền từ cha mẹ sang con cái hay từ thế hệ này sang thế hệ khác như một thói quen mang tính truyền thống, tập quán gia đình. Cụ thể hơn, nghiên cứu của Costa-Font, Giuliano, & Özcan (2018) đã chứng minh rằng sở thích văn hóa là một lời giải thích quan trọng cho sự khác biệt về hành vi tiết kiệm giữa nhóm người này với nhóm người khác; lý do giải thích cho điều này là có sự “chuyển giao” từ cha mẹ sang thế hệ con cái và nó tồn tại qua ba thế hệ gia đình. Nghiên cứu hành vi tiết kiệm của một lượng lớn các
  10. 542 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... cặp song sinh giống hệt nhau, Henrik Cronqvist & Siegel (2015) đã chỉ ra rằng sự khác biệt về gen giải thích khoảng 33% cho sự khác biệt về xu hướng tiết kiệm giữa các cá nhân. Rộng hơn, hành vi tiết kiệm có tương quan di truyền với tăng trưởng thu nhập, hút thuốc và béo phì. Điều này cho thấy rằng thành phần di truyền của hành vi tiết kiệm phản ánh sự di truyền về sở thích cũng như khả năng tự kiểm soát. Sự đa dạng di truyền (khoảng cách di truyền lớn) giữa các dân tộc trong một cộng đồng là yếu tố cản trở sự đoàn kết và do đó ít tiết kiệm hơn (Ashraf & Galor, 2013). Trong khi nghiên cứu gần đây khám phá rằng biến địa lý (được đặc trưng bởi “văn hóa lúa nước”) đưa ra dự đoán mạnh hơn so với biến di truyền về hành vi tiết kiệm (S.Chan, Lai, & Li, 2022). 2.6. Các yếu tố nhân khẩu học và hành vi tiết kiệm Điển hình là Amari, Salhi và Jarbou (Amari, Salhi, & Jarboui, 2020) đã chỉ ra rằng có những ảnh hưởng nhất định của các yếu tố nhân khẩu học đối với mức độ không ưa rủi ro (risk aversion). Hơn nữa, dân trí tài chính (financial literacy) điều chỉnh các mối quan hệ giữa sự không ưa rủi ro (risk aversion) và hành vi tiết kiệm (Amari et al., 2020). 2.7. Hành vi tiết kiệm của sinh viên ở Việt Nam Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về hành vi tiết kiệm của sinh viên (Hải et al., 2021; Hậu et al., 2019; Khánh & Tâm, 2018; Tran, 2016). Các nghiên cứu liên quan là quá khiêm tốn về số lượng; và phạm vi tập trung vào đối tượng sinh viên thuộc một trường đại học hay trong tỉnh thành phố. Cụ thể như sau: - Với phạm vi sinh viên một trường đại học: (+) Tác giả Hải và cộng sự (Hải et al., 2021), cho kết quả là ba yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hành vi tiết kiệm gồm “hiểu biết tài chính”, “gia đình” (Parental socialization), và “tự kiểm soát”; (+) Tác giả Hậu và cộng sự (Hậu et al., 2019) đã chỉ ra các yếu tố gồm giới tính, khóa học, làm thêm, hướng dẫn tài chính từ cha mẹ, kiến thức tài chính có tác động tích cực đến cả hai kỹ năng quản lý tài chính cá nhân; sống cùng gia đình có ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý chi tiêu, nhưng lại không ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tiết kiệm; tham gia các lớp tài chính
  11. Phần 3. TÀI CHÍNH 543 có tác động đến hai kỹ năng quản lý tài chính cá nhân; có sự khác biệt giữa sinh viên ở các khóa và ngành học khác nhau về tiết kiệm cá nhân, nhưng không có sự khác biệt về quản lý chi tiêu. - Nghiên cứu về hành vi tiết kiệm của sinh viên đại học trong phạm vi địa lý, tác giả Tran (Tran, 2016) đã chỉ ra rằng xã hội hóa của cha mẹ có thể dự đoán nhiều nhất đối với hành vi tiết kiệm của học sinh, sau đó là trình độ dân trí tài chính; theo đó là yếu tố ảnh hưởng của bạn bè; trong khi yếu tố tự kiểm soát tác động có ý nghĩa thống kê nhưng yếu hơn so với các biến khác. 2.8. Khoảng trống và giả thuyết nghiên cứu - Tổng quan các nghiên cứu nêu trên cho thấy các nghiên cứu trong nước đã có nỗ lực nhất định; tuy nhiên với phạm vi và quy mô hạn chế chưa đảm bảo giá trị thực nghiệm vững chắc khẳng định diện rộng hơn về các yếu tố tác động đến hành vi tiết kiệm của sinh viên Việt Nam. - Từ tổng quan các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu nêu trên, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: H1: Trình độ dân trí tài chính có ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên (+); H2: Hành vi tài chính có ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên (+); H3: Tự kiểm soát có ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên (+); H4: Thói quen nghề nghiệp của bố mẹ có thể dự đoán được hành vi tiết kiệm của sinh viên (+); H5: Các tác nhân xã hội hóa tài chính (trường phổ thông các cấp, cha mẹ; môi trường gia đình, bạn bè nói chung, môi trường bạn bè đại học, bài học tài chính ở trường đại học, chương trình truyền hình về tài chính, sách báo tài chính, internet…) có tác động tích cực đến hành vi tiết kiệm của sinh viên (+); H6: Chuyên ngành kinh tế - tài chính ở đại học ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên (+); H7: Tình trạng hôn nhân có tác động đến hành vi tiết kiệm của sinh viên (+).
  12. 544 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này là về hành vi tiết kiệm (saving behavior) của sinh viên Việt Nam. Cụ thể hơn là nghiên cứu khám phá các yếu tố cũng như vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên Việt Nam. * Khung lý thuyết cho phân tích. Dựa theo các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình cụ thể cho nghiên cứu theo mô tả tại Hình 2. Tự kiểm soát (Self-Control) Các tác nhân xã hội hóa tài chính (gồm: trường học; bạn bè trong và ngoài trường đại học; Trường phổ Hành vi tiết thông; Các phương tiện truyền kiệm của thông xã hội…; gia đình cha sinh viên mẹ,..); đại học Nghề nghiệp hay các thói quen của cha mẹ … Trình độ dân trí tài chính (Financial literacy) Hành vi tài chính (Financial behavior) Hình 2. Khung lý thuyết (Nguồn: Dựa theo các nghiên cứu trước đây (Fabrigar, Petty, Smith, & Stephen L. Crites, 2006; Gathergood, 2012; Jama, Ramlan, Mohidin, & Osman, 2016) và điều chỉnh của tác giả)
  13. Phần 3. TÀI CHÍNH 545 3.2. Phương pháp chọn mẫu Quy mô mẫu thực hiện: Tổng số sinh viên bậc đại học của Việt Nam hiện nay ước khoảng 1.700.000 người (Wikipedia, 2022); số lượng tuyển sinh hằng năm những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ; Số mẫu tối thiểu cho nghiên cứu sẽ tính theo công thức của Slovin (1984), công thức đã được áp dụng rộng rãi (statisticshowto.com, 2022; Susanti, Soemitro, Suprayitno, & Ratnasari, 2019). Với sai số cho phép của nghiên cứu là e = 0,05, áp dụng công thức Slovin, lượng mẫu cần khảo sát là 400 sinh viên các trường đại học; Cách chọn mẫu: Vì điều kiện bệnh dịch COVID-19, việc lựa chọn mẫu được thực hiện linh hoạt, thuận tiện bằng cách gửi lời mời tham gia phỏng vấn tại các trường đại học phía Bắc và phía Nam. Sinh viên được mời và tự nguyện trả lời. Cách thức khảo sát: Đối với các trường có khoảng cách xa Hà Nội, tác giả gửi email tới từng sinh viên đề nghị trả lời theo “google form”. Trong đó các trường đại học gồm: Đại học Hải Phòng, Đại học Hùng Vương, Đại học Đà Lạt, một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… Với các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, phần lớn khảo sát được thực hiện phỏng vấn bảng hỏi trực tiếp. 3.3. Công cụ thu thập thông tin và đo lường - Công cụ thu thập thông tin: Dữ liệu cho nghiên cứu được thu thập qua bảng câu hỏi cấu trúc sẵn đã được OECD chấp nhận và sử dụng trong các điều tra trong các nước thuộc “Mạng lưới giáo dục tài chính quốc tế” (International Network on Financial Education, viết tắt là INFE), hay của Học viện ADB điều tra cho các nước Lào, Việt Nam (Ambarkhane, Venkataramani, & Singh, 2015; Arthasad & Rajapakse, 2018; Ćumurović & Hyll, 2016; Geta, 2018; Glenn, 2018; Morgan & Trinh, 2017; OECD, 2012; OECD/INF, 2013; Potrich, Vieira, & Kirch, 2015; Sabri, 2011; Shockey, 2002). - Đo lường: Theo công cụ đã được OECD (OECD/INF, 2013) chấp nhận, các đại lượng đo lường liên quan đến dân trí tài chính là một đại lượng đa chiều, bao gồm ba cấu trúc. Trong đó các biến hành vi (hành
  14. 546 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... vi tài chính và hành vi kinh tế) được đo lường bằng thang đo hành vi (Behaviorly Anched Rating, Scale, viết tắt là BARS) cũng được chia theo “câu hỏi dạng Likert-5 mức độ” (like Likirt Scale) (OECD/INF, 2013; Potrich et al., 2015). Các thông tin liên quan cho nghiên cứu thu được từ bảng hỏi là các đại lượng theo hướng dẫn của OECD (OECD/ INF, 2013; Potrich et al., 2015; Shockey, 2002) được chyển đổi, tính toán để đo lường các biến số và từ đó có bộ dữ liệu đưa vào mô hình kinh tế lượng; Cụ thể theo các thang đo như sau: - Thái độ tài chính (financial attitude): gồm 10 (mười) “câu hỏi dạng Likert-5 mức độ” (như nêu trên) nhằm xác định cách cá nhân đánh giá việc quản lý tài chính của họ. Người trả lời càng không đồng ý một phần hoặc hoàn toàn không đồng ý với các tuyên bố/ nhận định có tính tiêu cực (trên bảng hỏi), thì thái độ tài chính của họ càng tốt hay tích cực (OECD/INF, 2013; Potrich et al., 2015). Cụ thể theo thiết kế trên bảng hỏi, nếu sinh viên trả lời từ phương án 4 đến 5 thì giá trị của biến đưa vào mô hình nhận giá trị “1” và từ 3 trở xuống thì nhận giá trị “0”. - Hành vi tài chính (financial behavior): gồm 27 “câu hỏi dạng Likert-5 mức độ” (như nêu trên), đánh giá mức độ hành vi tài chính của các cá nhân. Tần suất phản hồi trả lời của người được khảo sát về các tuyên bố càng cao thì hành vi của họ trong việc quản lý tài chính càng tốt (OECD/INF, 2013; Shockey, 2002). Cụ thể theo thiết kế trên bảng hỏi, nếu sinh viên trả lời từ phương án 4 đến 5 thì giá trị của biến đưa vào mô hình nhận giá trị “1” và từ 3 trở xuống thì nhận giá trị “0”. - Tự kiểm soát (self-control): Một số câu hỏi về hành vi và thái độ tài chính (nêu trên) được đặt ra để đánh giá khả năng kiềm chế nhu cầu hiện tại cho việc để dành cho tương lai hay gọi là tính định hướng tương lai trong hành vi/ thái độ tài chính, tiền tệ của sinh viên. Có 10 “câu hỏi dạng Likert-5 mức độ”, đánh giá mức độ định hướng tương lai (tự kiểm soát cá nhân). Theo thiết kế trên bảng hỏi, nếu sinh viên trả lời từ phương án 4 đến 5 thì giá trị của biến đưa vào mô hình nhận giá trị “1” và từ 3 trở xuống thì nhận giá trị “0”. - Hành vi tiết kiệm: Hành vi tiết kiệm được đo lường bằng mức độ thường xuyên để dành tiền của sinh viên theo đánh giá của họ: thường
  15. Phần 3. TÀI CHÍNH 547 xuyên và rất thường xuyên để dành được coi là có hành vi tích cực, nhận giá trị “1”; và trái lại được coi là tiêu cực và nhận giá trị “0” gán cho giá trị của biến đưa vào mô hình. - Trình độ dân trí tài chính (financial literacy): Các câu hỏi đo lường trình độ dân trí tài chính là kế thừa từ bộ câu hỏi dạng trắc nghiệm đã được OECD (OECD/INF, 2013) áp dụng cho các cuộc điều tra dân trí tài chính trong khối thành viên OECD và đã được các nghiên cứu trước đây sử dụng (Klapper, Lusardi, & Panos, 2013; M. v. Rooij, Lusardi, & Alessie, 2011); hay trong “Nghiên cứu Năng lực quản lý Tài chính cá nhân - Quốc gia” (NFCS, 2013). Trong đó “trình độ dân trí tài chính” chung (GFL/General Financial literacy) được xác định gồm mười ba (13) câu hỏi nhằm mục đích đánh giá trình độ dân trí tổng quát của người trả lời. Các câu hỏi này liên quan đến các vấn đề như lạm phát, lãi suất, giá trị của tiền theo thời gian, rủi ro, lợi nhuận, đa dạng hóa, thị trường chứng khoán, tín dụng và chứng khoán chính phủ. Trong đó gồm 07 câu hỏi là đo lường trình độ dân trí cơ bản (BFL/Basic Financial literacy) và 06 câu hỏi cho đo lường năng lực tài chính nâng cao (AFL/Advance Financial literacy) là về các vấn đề tài chính phức tạp hơn, gồm về các công cụ trên thị trường chứng khóa, vấn đề đa dạng hóa rủi ro. Đo lường trình độ dân trí tài chính: với mỗi câu trong số mười ba (13) câu hỏi về trình độ dân trí tài chính, nếu trả lời đúng được “1” điểm; và nhận “0” điểm cho câu trả lời sai. Do đó, chỉ số trình độ dân trí tài chính nhận giá trị từ 0 (tức là cá nhân không trả lời đúng câu hỏi nào) đến 13 (tức là cá nhân trả lời đúng toàn bộ 13 câu hỏi). Theo nghiên cứu của Chen & Volpe (1998), tác giả phân loại kết quả thành 2 nhóm: nhóm dưới trung bình và trên mức trung bình. Khi đó giá trị các biến sẽ nhận giá trị “0” tương ứng với tổng điểm dưới trung bình (cụ thể là GFL < 6,5 điểm; BFL < 3,5 điểm; AFL < 3 điểm) và biến tương ứng trong mô hình nhận giá trị “1” tương ứng với tổng điểm từ trung bình trở lên (cụ thể là GFL ≥ 6,5 điểm; BFL ≥ 3,5 điểm; AFL ≥ 3 điểm); - Biến nghề nghiệp cha mẹ: Nếu có ít nhất một người trong số cha mẹ làm ngành ngân hàng, tài chính thì biến này nhận giá trị “1”, trái lại nhận giá trị “0”; Các biến nhân khẩu học được cũng sẽ được đưa vào
  16. 548 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... mô hình kiểm định một cách phù hợp theo yêu cầu của nghiên cứu trên cơ sở có kế thừa nghiên cứu trước đây (Potrich et al., 2015). 3.4. Mô hình kinh tế lượng Nghiên cứu của tác giả là về mối quan hệ giữa hành vi tiết kiệm (biến phụ thuộc) với các nhân tố khác (biến độc lập). Hành vi tiết kiệm được đo lường theo hai trạng thái (tích cực tiết kiệm, không tích cực tiết kiệm). Như phần đo lường các biến nêu trên và biến phụ thuộc đưa vào mô hình “hành vi tiết kiệm” sẽ nhận hai giá trị “1” tương ứng với các trường hợp có hành vi tích cực tiết kiệm; và nhận giá trị “0” có hành vi tiết kiệm không tích cực. Giá trị các biến khác đã được mô tả ở trên. Tham chiếu các nghiên cứu trước đây xét giá trị của biến phụ thuộc dự kiến ước lượng tác động đến nhân tố hành vi tiết kiệm của sinh viên là “0” hoặc “1”. Như vậy, biến phụ thuộc là một biến rời rạc và không phải là biến liên tục phù hợp với mô hình Binary Logistic Regression như các nhà khoa học đã chỉ ra (COX & SNELL, 1989). Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu có liên quan và kết hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên, đồng thời phù hợp với thực tế của sinh viên, bài viết xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên có dạng phương trình (1) dưới đây: p (1) [ 1- ip ] i p Vì [ 1- ip ] do đó, phương trình (1) có thể viết dưới dạng i phương trình (2) dưới đây: Log(odds) = β0 + β1 x1+ β2 x2+ β3 x3+...+ βn xn (2) Trong đó: pi là xác suất để cá nhân thứ i có hành vi tiết kiệm tích cực (nhận giá trị “1”); như vậy 1 - pi là xác xuất để sinh viên thứ có hành vi tiết kiệm tiêu cực hay không tiết kiệm (nhận giá trị “0”). Các giá trị β0, β1, β2…, βn là các hệ số hồi quy; xi là các biến độc lập được đưa vào mô hình đại diện cho các nhân tố được kỳ vọng ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của sinh viên.
  17. Phần 3. TÀI CHÍNH 549 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết qua chạy hồi quy Binary logistic với biến phụ thuộc là hành vi tiết kiệm cho kết quả theo Bảng 1 dưới đây. Theo kết quả ước lượng tác động có ý nghĩa thống kê (sig < 0.05) của các nhân tố đến hành vi tiết kiệm của sinh viên, ta có thể thảo luận như sau: (i) Tình trạng hôn nhân (Married), nếu sinh viên đã lập gia đình sẽ có xác suất thuộc nhóm tích cực hơn 4,6 lần (odds ratio= 4,557) so với sinh viên chưa lập gia đình. Điều này phù hợp với thực tế và văn hóa Việt, khi lập gia đình người ta trở nên chắt chiu hơn (tích cực tiết kiệm), ý thức hơn để dành cho nhu cầu tương lai. Kết quả này cũng tái khẳng định với kết quả nghiên cứu ở nước ngoài rằng, có gia đình và có con là động lực thúc đẩy tiết kiệm của cá nhân (Kim & Hanna, 2017); trong khi nhiên cứu trước đây ở Việt Nam (Hải et al., 2021; Tran, 2016) chưa chỉ ra điều này. (ii) Thói quen nghề nghiệp của cha mẹ (Parents_Financer). Trước tiên lưu ý rằng, tác giả cũng dùng một biến khác để đo lường vai trò của tác nhân xã hội hóa là cha mẹ và cho kết quả không có ý nghĩa thống kê. Do đó đại lượng này để xem xét thói quen nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh hưởng đến thói quen tiết kiệm của con cái như thế nào. Kết quả hồi quy có ý nghĩa thống kê (sig = 0,005 < 0,05) và hệ số hồi quy dương cho thấy, thói quen nghề nghiệp của cha mẹ có thể dự đoán được hành vi tiết kiệm của sinh viên. Kết quả hồi quy này cho thấy rằng sinh viên nào có cha mẹ (ít nhất một người) làm nghề tài chính, ngân hàng thì có xác suất thuộc nhóm có hành vi tiết kiệm tích cực hơn 2,4 lần (odds ratio = 2,417) so với sinh viên mà không có ai trong cha mẹ làm nghề tài chính. Phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho rằng thói quen của cha mẹ cho thể chuyển giao sang con cái theo các thế hệ và là yếu tố giao thoa giữa xã hội học và di truyền học (Costa-Font et al., 2018). Đây cũng là điểm phát hiện ban đầu ở Việt Nam và là hướng có chiều sâu hơn về sự tác động từ thế hệ cha mẹ sang con cái của họ. Điều này hiện chưa có nghiên cứu chuyên sâu theo hướng di truyền học nào ở Việt Nam và do đó cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để khẳng định. (iii) Tự kiểm soát của sinh viên (Self_control): Kết quả hồi quy có ý nghĩa thống kê (sig = 0,002 < 0,05), hệ số hồi quy dương cho thấy
  18. 550 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... những sinh viên có năng lực tự kiểm soát tốt thì có xác suất thuộc nhóm có hành vi tiết kiệm tích cực hơn 2 lần (odds ratio = 1,992) so với sinh viên không có khả năng tự kiểm soát (hay kém). Điều này là phù hợp với thực tế, các sinh viên có khả năng kiểm soát tốt bản thân thì sẽ chi tiêu có chừng mực, không chi tiêu (mua) một cách ngẫu hứng; hơn nữa có khả năng tự kiểm soát bản thân sẽ không bị cuốn vào các tệ nạn cờ bạc có thể dẫn đến nợ nần. Kết quả hồi quy này có giá trị khẳng định ở phạm vi rộng hơn với kết quả nghiên cứu trong phạm nhỏ ở Việt Nam (Hải et al., 2021; Tran, 2016) và cũng chứng tỏ về mặt thực nghiệm phù hợp với các phát hiện trước đây tại một số quốc gia (Esenvalde, 2010; Kim & Hanna, 2017). (iv) Hành vi tài chính (Financial_Behavior): Kết quả hồi quy có ý nghĩa thống kê (sig = 0,002 < 0,05), hệ số hồi quy dương cho thấy những sinh viên có hành vi tài chính tích cực thì sẽ có khả năng hay xác suất gấp 2,8 lần (odd ratio = 2,736) thuộc về nhóm có hành vi tiết kiệm tích cực. Kết quả thực nghiệm này khá tương đồng với các nghiên cứu ở nước ngoài đã chỉ ra (Babiarz & Robb, 2012; Bhushan & Medury, 2014; Dewi et al., 2020; Hastings et al., 2020; M. C. J. V. Rooij et al., 2012). Hơn thế nữa, điều này cũng phù hợp với nguyên lý rằng những sinh viên có hành vi tài chính tốt (trước đó là trình độ dân trí tài chính tốt) sẽ có khả năng lập kế hoạch tài chính tốt hơn, quản lý chi tiêu tốt hơn, có động cơ kiếm tiền lành mạnh hơn và do đó hành vi tiết kiệm hay tiết kiệm tích cực hơn là điều hợp lý. Đây là điểm chưa được phát hiện bởi nghiên cứu với đối tượng sinh viên trong phạm vi nhỏ ở Việt Nam như đã nêu trên. (v) Các bài học tài chính ở giảng đường đại học (Un_sity_ch): Kết quả hồi quy có ý nghĩa thống kê (sig = 0,032 < 0,05), hệ số hồi quy dương cho thấy kênh “bài giảng về tài chính ngân hàng ở trường đại học” là yếu tố có tác động đến hành vi tiết kiệm của sinh viên. Hay những sinh viên đã hấp thụ tốt được những kiến thức về tài chính, ngân hàng theo các bài học ở trường đại học thì xác suất thuộc về nhóm có hành vi tiết kiệm tích cực gấp 1,5 lần (odd ratio = 1,465) so với những sinh viên không trải nghiệm hay không hấp thụ tốt các bài giảng về tài chính, ngân hàng trong trường đại học. Đây cũng là điểm mới so với các nghiên cứu trước đây về tiết kiệm của sinh viên Việt Nam nhưng trong phạm vi đối tượng hẹp.
  19. Phần 3. TÀI CHÍNH 551 Bảng 1. Kết quả phân tích hồi quy BINARY LOGISTIC Hệ số Mức ý Exp(B) Nhân tố (tên biến trong mô hình) hồi quy nghĩa /Tỷ sô (B) (Sig.) Odds) Giới tính (Gender) -0,030 0,861 0,971 Trình trạng hôn nhân (Married) 1,517 0,050 4,557 Mức độ độc lập với gia đình (F_dependent) 0,105 0,570 1,110 Trình độ học vấn (Education) 0,143 0,581 1,153 Chuyên ngành học Đại học (University Major) 0,147 0,389 1,159 Học vấn cao nhất của cha mẹ (Parents_Edu) 0,276 0,140 1,318 Sinh viên năm thứ (Year- Student) -0,079 0,287 0,924 Thu nhập hàng tháng (Income_level) -0,051 0,082 0,950 Nghề nghiệp của cha mẹ (Parents_Financer) 0,882 0,005 2,417 0,689 0,002 1,992 Tự kiểm soát (Self_control) Hành vi tài chính (Financial_Behavior) 1,007 0,000 2,736 Trình độ dân trí tài chính (GFLa) -0,022 0,885 0,978 Phổ thông - kênh xã hội hóa tài chính (School_ch) -0,184 0,316 0,832 Khóa bồi dưỡng tài chính - kênh xã hội hóa tài chính -0,016 0,935 0,984 (F_Train_ch_) Bài học tài chính trên lớp Đại học - kênh xã hội hóa tài 0,382 0,032 1,465 chính (Un_sity_ch) Chương trình truyền hình tài chính - kênh xã hội hóa tài 0,096 0,636 1,101 chính (TV_Pr_ch) Internet cho thu thập thông tin/tài liệu tài chính - kênh 0,177 0,349 1,194 xã hội hóa tài chính (Internet_ch) Sach và tài liệu chính thức về tài chính - kênh xã hội -0,336 0,074 0,715 hóa tài chính (F_Book_ch) Môi trường gia đình - kênh xã hội hóa tài chính 0,117 0.540 1,125 (Family_ch) Bạn bè trong trường đại học - kênh xã hội hóa tài chính 0,271 0,175 1,311 (Peer_U_ch) Bạn bè nói chung - kênh xã hội hóa tài chính -0,283 0,166 0,753 (Peer_W_ch) Giao tiếp xã hội nói chung - kênh xã hội hóa tài chính -0,139 0,426 0,870 (General_Social_ch) Hệ số chặn (Constant) -0,487 0,326 0,615 - 2Log likelihood: 1310.42 Overall Percentage Correct: 71.5% Số mẫu (N): 1.158; Pseudo R2:0.085  (Nguồn: Kết quả hồi quy do tác giả thực hiện)
  20. 552 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 5.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về hành vi tiết kiệm của sinh viên ở Việt Nam cho kết quả tương đối nhất quán với các nghiên cứu ở nước ngoài. Cụ thể: + Sinh viên đã lập gia đình có thiên hướng chắt chiu tiền bạc hơn nhóm chưa lập gia đình (Kim & Hanna, 2017); + Thói quen nghề nghiệp của cha mẹ có thể dự đoán được hành vi tiết kiệm của sinh viên (Costa-Font et al., 2018); + Khả năng tự kiểm soát có ảnh hưởng đến hành vi tiết kiệm của họ (Esenvalde, 2010; Kim & Hanna, 2017); + Các sinh viên có hành vi tài chính tích cực sẽ có khuynh hướng tiết kiệm hơn các sinh viên có hành vi tài chính lệch lạc (Babiarz & Robb, 2012; Bhushan & Medury, 2014; Dewi et al., 2020; Hastings et al., 2020; M. C. J. V. Rooij et al., 2012); + Các bài học tài chính ở giảng đường đại học có tác động tích cực đến hành vi tiết kiệm của sinh viên ngay từ khi họ ở trong trường đại học (đây là phát hiện mới ở Việt Nam). Trong khi kết quả hồi quy Binary Logistic không phát hiện các yếu tố trình độ dân trí tài chính, chuyên ngành học và một số các tác nhân xã hội hóa tài chính khác như các “kênh”: trường phổ thông, kênh truyền hình, internet, bạn bè đồng trang lứa của sinh viên; môi trường gia đình người thân tác động có ý nghĩa thống kê đến hành vi tiết kiệm của sinh viên. 5.2. Hàm ý cho các bên liên quan Kết quả nghiên cứu nêu trên cho dù vẫn còn một số giới hạn, tuy nhiên, tác giả hy vọng nó có ý nghĩa với một số bên liên quan như sau: - Kết quả hồi quy cho thấy, các tác động có ý nghĩa thống kê đến hành vi tiết kiệm của sinh viên dường như là từ góc độ gia đình, nỗ lực cá nhân hơn là các tác động có tính chiến lược quốc gia và một cách có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1