Câu hỏi ôn tập Địa lý kinh tế Việt Nam
lượt xem 152
download
Câu hỏi ôn tập Địa lý kinh tế Việt Nam, tài liệu này được tổng hợp đầy đủ các câu hỏi lý thuyết về địa lý kinh tế Việt Nam, một số câu hỏi có kèm theo đáp án, giúp các bạn dễ dàng ôn tập và hệ thống kiến thức về môn học này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi ôn tập Địa lý kinh tế Việt Nam
- WWW.TAILIEUHOC.TK Câu hỏi ôn tập địa lý kinh tế Việt Nam WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK Câu 1: Địa lý kinh tế nói chung và địa lý kinh tế Việt Nam nói riêng nghiên cứu cái gì, để làm gì và bằng những phương pháp nào ? Trang 1 Câu 2: Hãy trình bầy những đặc điểm và xu hướng hiện đại của nền kinh tế thế giới. Nêu ví dụ để chứng tỏ rằng quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra sôi động .....Trang Câu 3: Việt nam cần phát huy những lợi thế căn bản nào để tham gia tích cực vào phân công lao động khu vực và quốc tế ?. Lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ?............Trang Câu 4: Phân tích những khó khăn và thách thức trên con đường phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Để khắc phục chúng cần phải dựa trên những quan điểm gì và thực thi các giải pháp nào ? ...................Trang Câu 5: Phân tích những ưu và nhược điểm, những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Việt Nam (nhiên liệu, năng lượng, khoáng sản, khí hậu, nước, đất, rừng, biển). Lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ ?...............Trang Câu 6: Trình bầy những đặc điểm phát triển và phân bố dân cư và nguồn lao động xã hội của Việt Nam. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) đến sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta như thế nào? Trong những năm trước mắt, cần định hướng phát triển và phân bố dân cư - nguồn lao động xã hội ra sao? Lấy các ví dụ thực tiễn để minh hoạ..........Trang Câu 7: Trình bầy những đặc điểm (chung và riêng) đối với từng ngành và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ?...............Trang Câu 8: Đánh giá hiện trạng, định hướng phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ?.....Trang Câu 9: Trình bầy những đặc điểm của tổ chức lãnh thổ các ngành dịch vụ, đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở Việt Nam?...........Trang Câu 10: Đánh giá hiện trạng xác định phương hướng phát triển và phân bố chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp Việt Nam?.......Trang Câu 11: Trình bầy những đặc điểm của tổ chức lãnh thổ các ngành dịch vụ, đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở Việt Nam?.............Trang Câu 12: Phân tích tính chất khách quan và các yếu tố tạo vùng kinh tế. Lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ ?..............Trang Câu 13: Trình bầy nội dung và hệ thống chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn hoá sản xuất của vùng kinh tế. Lấy thí dụ thực tiễn để minh hoạ?........Trang Câu 14: Trình bầy nội dung và phân tích cơ cấu của tổng hợp thể kinh tế của vùng. Lấy ví dụ thực tiễn minh hoạ?...........Trang Câu 15: Phân biệt các loại vùng kinh tế ? Lấy ví dụ thực tiễn để..........Trang WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK Câu 16: Trình bầy tiềm năng, đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng.......(1,2,3,4,5,6,7)......Trang Câu 17: Trình bầy tiềm năng, đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế ........(a,b)........Trang câu hỏi ôn tập Địa lý kinh tế Việt Nam 1998 Câu 1: Địa lý kinh tế nói chung và địa lý kinh tế Việt Nam nói riêng nghiên cứu cái gì, để làm gì và bằng những phương pháp nào ? Trả lời: * Đối tượng nghiên cứu: Thời gian và không gian là hai hình thức tồn tại cơ bản của vật chất. Mọi quá trình, mọi hiện tượng đều diễn biến theo thời gian và trong một không gian nhất định. Các quá trình, hiện tượng kinh tế xã hội cũng vậy. Chúng hình thành, tồn tại và phát triển dưới hai hình thức cơ bản nói trên. Các quá trình kinh tế xã hội được biểu diễn dưới hình thức không gian bằng các hệ thống lãnh thổ kinh tế, xã hội rất đa dạng, ngày càng phức tạp. Tuỳ theo chức năng hoạt động phát triển của con người, hình thành và hoạt động các hệ thống lãnh thổ các ngành sản xuất và kinh doanh, các hệ thống lãnh thổ các ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế xã hội, các hệ thống quần cư (phân bố dân cư), hệ thống đô thị, hệ thống các trung tâm, đầu mối và vùng công nghiệp, hệ thống các vùng kinh tế. Mỗi một hệ thống như vậy đều có lịch sử hình thành, tiềm năng và nguồn lực bên trong, cơ cấu tổ chức, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài của mình, thường có một hạt nhân (trung tâm) và ranh giới nhất định. Địa lý kinh tế là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu các hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội nhằm rút ra những đặc điểm và quy luật hình thành và hoạt động của chúng để vận dụng vào tổ chức không gian (lãnh thổ) tối ưu các hoạt động kinh tế xã hội trong thực tiễn. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Địa lý kinh tế là một môn kinh tế mang tính tổng hợp cao, cho nên nghiên cứu địa lý kinh tế có những đóng góp rất quan trọng về mặt lý luận, phương pháp luận, phương pháp cũng như thực tiễn tổ chức không gian kinh tế xã hội. Trong giai đoạn hiện nay Địa lý kinh tế Việt Nam tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chiến lược cho các vấn đề chủ yếu sau đây: 1. Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển phân công lao động xã hội theo lãnh thổ của Việt Nam, khả năng hội nhập của Việt Nam vào tiến trình phân công lao động khu vực và quốc tế. 2. Hoạch định chính sách và chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế xã hội theo lãnh thổ (theo vùng) nhằm tạo ra những chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ mạnh mẽ và có hiệu quả theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Những đặc điểm và quy luật hình thành và hoạt động các hoàn toàn lãnh thổ chức năng (các ngành và lĩnh vực kinh tế), các hoàn toàn lãnh thổ tổng hợp, đa năng (các vùng kinh tế, các địa bàn kinh tế trọng điểm, các vùng hành chính kinh tế) 4. Phương pháp luận và phương pháp phân vùng và quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội, phân bố lực lượng sản xuất. 5. Những đặc điểm và quy luật hình thành và hoạt động các hình thức tổ chức không gian các loại hình đô thị, các khu công nghiệp tập trung, các khu công nghệ cao, các khu chế xuất, đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do. WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK 6. Phương pháp luận và phương pháp lựa chọn vùng, địa điểm cụ thể cho phân bố và đầu tư phát triển các loại hình cơ sở sản xuất và kinh doanh. 7. Mối quan hệ giữa nâng cao hiệu quả và bảo đảm công bằng theo chiều ngang (vùng) trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái. 8. Mối quan hệ giữa kế hoạch hoá và quản lý theo ngành với kế hoạch hoá và quản lý theo lãnh thổ giữa quản lý vĩ mô và quản lý vi mô về mặt lãnh thổ. * phương pháp nghiên cứu Để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ trên đây, các nhà địa lý kinh tế dụng một tập hợp rộng rãi các quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu truyền thống cũng như hiện đại, các phương pháp nghiên cứu của nhiều môn khoa học liên quan. 1. Quan điểm tiếp cận hệ thống và tổng hợp đối tượng nghiên cứu của địa lý kinh tế khá rộng lớn, liên quan tới nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh có quy mô và bản chất khác nhau nhưng lại tương tác chặt chẽ với nhau. Vì vậy các nhà nghiên cứu Địa lý kinh tế phải sử dụng thường xuyên, nhất quán các quan điểm tiếp cận hệ thống và tổng hợp. 2. Quan điểm động và lịch sử. Quá trình kinh tế và xã hội không ngừng vận động trong không gian và biến thiên theo thời gian. Để định hướng đúng dắn sự phát triển tương lai của chúng, cần phải có quan điểm động và quan điểm lịch sử. 3. Phương pháp phân tích hệ thống, đối tượng nghiên cứu của Địa lý kinh tế là những hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử có bản chất khác nhau, thường xuyên tác động qua lại mang tính thang cấp rất rõ rệt. Muốn hiểu rõ những đặc điểm và tính quy luật vận động, hành vi của chúng, cần phân tích các mối liên hệ đa dạng, đa chiều bên trong và bên ngoài hệ thống về các mặt số lượng, cường độ, mức độ chặt chẽ. 4. Phương pháp dự báo, giúp cho ta định hướng chiến lược, xác định các mục tiêu và kịch bản phát triển trước mắt và lâu dài của đối tượng nghiên cứu Địa lý kinh tế một cách kết quả, có cơ sở khoa học phù hợp với các điều kiện và xu thế phát triển của hiện thực. 5. Phương pháp cân đối liên ngành, liên vùng được sử dụng rộng rãi trong kế hoạch hoá phát triển vùng nhằm phát hiện ra các mặt yếu và thiếu để tập trung đầu tư các nguồn lực cần thiết, tạo ra các cân đối vĩ mô theo lãnh thổ, bảo đảm sự phát triển bền vững. 6. Phương pháp mô hình hoá toán kinh tế. Cho phép tổng hợp hoá, đơn giản hoá các thông số hoạt động, các mối liên hệ đa dạng phức tạp của các đối tượng nghiên cứu Địa lý kinh tế trong thực tiễn, làm nổi bật các đặc trưng cơ bản, quy luật vận động của đối tượng và điều khiển tối ưu quá trình phát triển của chúng. 7. Hệ thống thông tin Địa lý là một cơ sở dữ liệu trên máy tính hiện đang được sử dụng rộng rãi để lưu giữ, phân tích, xử lý các thông tin về không gian (lãnh thổ) 8. Phương pháp bản đồ là phương pháp truyền thống được sử dụng phổ biến trong địa lý tự nhiên, địa lý nhân văn, địa lý kinh tế và nhiều môn khoa học khác. Các nghiên cứu Địa lý kinh tế được khởi đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. 9. Phương pháp khảo sát thực địa cũng la phương pháp truyền thống, đặc trưng của Địa lý kinh tế, sử dụng phương pháp này giúp cho ta tránh được những kết luận, quyết định chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn. 10. Phương pháp viên thám ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều môn khoa học. Nó cho ta một cách nhìn tổng quát nhanh chóng hiện trạng của đối tượng nghiên cứu, phát hiện những hiện tượng, mối liên hệ khó nhìn thấy trong khảo sát (thực địa) WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK 11. Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong trường hợp thiếu thông tin hoặc đối tượng nghiên cứu không thể lượng hoá, nhưng lại cần phải đưa ra các kết luận, các kiến nghị, các quyết định, lựa chọn các phương án. 12. Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích giúp cho các nhà ra quyết định ở mọi cấp đưa ra những quyết định hợp lý về sử dụng bền vững và có hiệu quả các nguồn lực, lựa chọn các chương trình, kế hoạch dự án phát triển trên cơ sở so sánh chi phí với lợi ích. Câu 2: Hãy trình bầy những đặc điểm và xu hướng hiện đại của nền kinh tế thế giới. Nêu ví dụ để chứng tỏ rằng quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra sôi động Trả lời: * Đặc điểm và xu hướng hiện đại của nền kinh tế thế giới Nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất bao gồm các nền kinh tế khu vực và quốc gia rất đa dạng, phát triển không đều, chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Từ sau Đại chiến thế giới II đến nay, nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển phức tạp. Với sự hình thành hai cực phát triển đối lập nhau, nền kinh tế thế giới cũng phát triển theo hai hướng khác nhau Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Hệ thống kinh tế Xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở công hữu hoá tư liệu sản xuất, vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu. Giữa các nước Xã hội chủ nghĩa đã có các mối liên hệ kinh tế và thương mại nhất định, hình thành một tổ chức liên kết kinh tế lớn (Hội đồng tương trợ kinh tế). Hệ thống kinh tế Tư bản chủ nghĩa hoạt động trên nền tảng sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, vận hành theo cơ chế thị trường, bao gồm các nước Tư bản đã phát triển công nghiệp (trên 20 quốc gia) và các nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa (trên 160 quốc gia) Do sự tan rã của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 và sự kết thúc của cuộc chiến tranh lạnh, nền chính trị của thế giới đã chuyển từ hai cực sang đa cực, nền kinh tế thế giới với những đặc điểm, tính chất và con đường phát triển khác nhau. Nền kinh tế thế giới vì vậy chứa đựng nhiều mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa các nước giầu có và các nước nghèo khó, mâu thuẫn giữa các nước phương Tây phát triển và các nước phương Đông chậm phát triển, mâu thuẫn giữa Liên hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ, Nhật Bản, mâu thuẫn trong nội bộ từng khối... Tuy nhiên, đó là những mâu thuẫn tất yếu trong quá trình phát triển, là các mặt đối lập của tổng thể kinh tế thế giới, nền kinh tế của các quốc gia này ngày càng liên quan và phụ thuộc lẫn nhau, biểu hiện sự thống nhất trong đa dạng. Theo trình độ phát triển của lý luận sản xuất và phân công lao động xã hội, có thể phân các nước trên thế giới thành các nhóm như sau: Nhóm 1: Các nước đã phát triển công nghiệp. Nhóm này bao gồm hai nhóm nhỏ: + Các nước đã phát triển công nghiệp vào hàng đầu thế giới: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, ý, Canađa thường được gọi là nhóm G7, chiếm gần 70% GNP của toàn thế giới và 75% tổng sản phẩm công nghiệp của toàn thế giới. Nước đứng thứ 7 trong nhóm là Canađa cũng chiếm 2,5% GNP và trên dưới 3% tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới. Bẩy nước này đều nằm trong 10 quốc gia có quy mô GNP lớn nhất thế giới (từ 500 tỷ $ trở lên) và bình quân GNP theo đầu người cũng thuộc loại cao trên thế giới (từ gần 15 ngàn USD trở lên). Các nước này đều có công nghiệp chế biến hiện đại, phát triển mạnh chiếm xấp xỉ 70% giá trị tổng sản phẩm công nghiệp trở lên, có tốc độ đô thị hoá cao với dân số thành thị chiếm tỷ trọng áp đảo (70% dân số cả nước). Bẩy nước này kết hợp với nhau, chi phối nhiều hoạt động kinh tế, thương mại, chính trị, quân sự trên thế giới. Cũng xếp vào nhóm này có thể kể thêm Liên Xô trước đây nay là Liên bang Nga G7+1 + Các nước đã phát triển công nghiệp khác bao gồm phần lớn các nước Tây Bắc Âu và Đông Âu (hơn 20 nước), cùng với Australia, NiuDilân và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nước này đều có công nghiệp khá phát triển, trong đó công nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn nông nghiệp (70-80% giá trị WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK tổng sản lượng công nông nghiệp của mỗi nước). Phần của mỗi nước trong GNP của toàn thế giới không quá 1,5% và trong giá trị tổng sản phẩm công nghiệp của toàn thế giới không quá 2%. Các nước này phần lớn nằm trong số 40 quốc gia có quy mô GNP dẫn đầu thế giới và bình quân GNP theo đầu người ở mỗi nước đều nằm ở mức trên trung bình của toàn thế giới. Đầu thập niên 90 Liên hiệp quốc đã xếp một số nước công nghiệp mới (NIC) vào nhóm này. Nhóm 2: Các nước đang phát triển. Khái niệm này bắt đầu thịnh hành vào những năm 1960-1970. Nhiều nước chưa có những bước tiến đáng kể trên con đường phát triển cũng được xếp vào nhóm nước này. Đó là các quốc gia có mặt ở mọi châu lục (chủ yếu là ở Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ la tinh), hầu hết các nước này trước chiến tranh thế giới II còn là thuộc địa, giành được độc lập dân tộc từ sau năm 1945 và những năm 1960. Các nước này chiếm 70% dân số thế giới, song chỉ chiếm 10% GNP của thế giới vào những năm giữa thập kỷ 80. Các nước này đều là các nước công nông nghiệp hay nông nghiệp lạc hậu đang chuyển lên máy móc hiện đại theo hướng công nghiệp hoá. Các nước đang phát triển chiếm 55% sản lượng lương thực trên thế giới. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nông, lâm, hải sản, khoáng sản và một số mặt hàng thủ công truyền thống. Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như văn hoá, giáo dục, y tế còn thấp, dân số tăng nhanh, lao động dư thừa ngày càng nhiều, các luồng di cư từ nông thông ra thành thị và ra nước ngoài ngày càng mạnh, mức sống kém (khẩu phần dưới 2500 calo/người/ngày). Bình quân GNP trên đầu người đạt dưới mức trung bình của thế giới, nhiều nước chỉ đạt tới 400USD/người, nợ nước ngoài ngày càng tăng và đang là gánh nặng của một số quốc gia. Trong thập niên 80, do hoàn cảnh địa lý, lịch sử, chính trị, xã hội và các quan hệ quốc tế thay đổi, nhóm các nước đang phát triển có xu hướng phân hoá và hình thành ba nhóm nhỏ sau: + Các nước công nghiệp mới (NIC) bao gồm các nước mới hoàn thành công nghiệp hoá trong thập kỷ 80 trong số các nước đang phát triển. Bình quân GNP theo đầu người của nhóm nước này đã vượt 2000USD/người vào giữa thập kỷ 80. ở Châu á có 4 nước gọi là NIC (Singapore, HồngKông, Đài Loan, Hàn Quốc), Châu Mỹ la tinh (Braxin, Achentina, Mêhicô). Sang thập niên 90 phần lớn các nước NIC đã được Liên hiệp quốc xếp vào nhóm các nước đã phát triển công nghiệp. + Nhóm các nước đang phát triển có trình độ trung bình, chiếm đa số các nước thuộc nhóm 2. Tiềm lực kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên. Đã thực hiện công nghiệp hoá song do nhiều nguyên nhân khác nhau, qui mô và tốc độ công nghiệp hoá còn hạn chế. Một số nước có GNP lớn, có nước đạt mức bình quân GNP theo đầu người vào loại cao trên thế giới, đặc biệt là các nước xuất khẩu dầu mỏ. Các nước khác nằm rải rác ở Bắc Phi, Nam Phi, Trung Nam Mỹ, Đông Nam á và hai nước khổng lồ về dân số của thế giới (Trung Quốc và ấn Độ) đều có GNP bình quân theo đầu người dưới mức trung bình thế giới. + Các nước chậm phát triển nhất (LDC) bao gồm các nước còn lại, các nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp nhất thế giới. 1985 Liên hiệp quốc đã ghi nhận có từ 33 đến 36 nước thuộc nhóm này. Bình quân GNP đầu người hàng năm không vượt quá 330USD, số người biết chữ ở tuổi trưởng thành không quá 80%, công nghiệp chế biến chiếm 10% GNP, thuộc nhóm nước này có 42 nước với tổng số dân 340 triệu người. Châu Phi 27 nước, Châu á 11 nước, Châu úc 3 nước, Châu Mỹ la tinh 1 nước. Các nước này không chỉ nghèo trên cơ sở hiện có mà còn nghèo cả tiềm năng phát triển gây cản trở cho việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài và ngaỳ càng phụ thuộc vào sự trợ giúp từ bên ngoài. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại hình thành từ giữa thế kỷv XX đến nay là động lực chính thúc đẩy các cuộc điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên phạm vi toàn thế giới. Hiện nay nó đã và đang không ngừng gia tăng tốc độ, chiều rộng, chiều sâu và mang sắc WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK thái mới, sắc thái cách mạng thông tin trên thế giới lại đang xuất hiện các cuộc điều chỉnh mới về cơ cấu thúc đẩy nhanh chóng năng suất lao động và tiến bộ xã hội. Cùng với sự kết thúc của chiến tranh lạnh và sự đối đầu hai cực Xô - Mỹ, tăng cường và củng cố xu hướng hoà dịu, hình thành thế giới đa cực, cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế. Quá trình đó được thể hiện ở hai mặt chủ yếu sau: - Đẩy nhanh hơn sự phân công lao động giữa các khu vực trên thế giới và giữa các quốc gia trong từng khu vực. - Tăng cường xu hướng hợp tác và nhất thể hoá kinh tế thế giới, đặc biệt là trong phạm vi từng khu vực. Đến nay trên thế giới đã có đến hàng trăm hình thức tổ chức liên chính phủ và hàng nghìn hình thức tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại, khoa học và công nghiệp, văn hoá và xã hội. Trong đó có những hình thức tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế và các tổ chức liên kết kinh tế và thương mại đặc thù theo khu vực. Quá trình tự do hoá kinh tế, thương mại, đầu tư, thông tin đang tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá toàn bộ hoạt đoọng phát triển nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng. Ví dụ: Tổ chức thương mại quan trọng (WTO) được thành lập do kết quả của Hội nghị hiệp định chung về thuế quan và thương mại. WTO ra đời ngày 1/1/1995. Sự ra đời của nó đã và đang góp phần to lớn vào quá trình thiết lập một hệ thống mậu dịch thế giới cởi mở, tự do, bình đẳng và có hiệu quả hơn. Chính vì vậy tổ chức này được nhiều nước tham gia. Hiện nay có 130 nước thành viên chính thức và 34 nước quan sát viên (chủ yếu là các nước đang phát triển) WTO chiếm 98% tổng giá trị thương mại toàn cầu, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định các nguyên tắc, quy tắc và các định chế chung trong thương mại quốc tế. Việt nam là một trong 28 nước đang trong quá trình đàm phán xin gia nhập WTO. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) được hình thành năm 1961, tập hợp xung quanh Mỹ các các quốc gia Tư bản giầu mạnh nhất OECD là nguồn đầu tư to lớn sang các nước đang phát triển và giữa vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế thương mại thế giới, chiếm 80% kim ngạch xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới hiện nay và chiếm 75% GNP của toàn thế giới. Ngoài ra còn có các tổ chức khác như tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC, Liên hiệp Châu Âu (EU-15), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC) Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). Toàn cầu hoá và khu vực là những quá trình khách quan không đảo nghịch. Chúng tạo ra những cơ hội lớn chưa từng có trong lịch sử, nhưng đồng thời cũng là những thách thức lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, từng khu vực với tư cách là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thế giới thống nhất lựa chọn chiến lược phát triển quốc gia trong những điều kiện mới nhất thiết phải tính đến quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế. Câu 3: Việt nam cần phát huy những lợi thế căn bản nào để tham gia tích cực vào phân công lao động khu vực và quốc tế ?. Lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ? Trả lời: Việt nam có những lợi thế cơ bản: a- Vị trí địa lý không chỉ giới hạn trong toạ độ địa lý đơn thuần. Bản chất kinh tế của vị trí địa lý là địa tô chênh lệch. Vị trí địa lý thuận lợi cho phép thu được địa tô chênh lệch cao và ngược lại, vị trí địa lý không thuận lợi chỉ đem lại địa tô chênh lệch thấp, thậm chí không có địa tô chênh lệch. Vị trí địa lý thuận lợi chính là "lợi thế so sánh". WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK Vị trí địa lý thuận lợi của nước ta được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: - Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam á, ở ngã tư nơi gặp gỡ của những luồng gió xuất phát từ các trung tâm lớn bao quanh nên tự nhiên Việt Nam phong phú và đa dạng, đặc điểm này có tác động sâu sắc đến cơ cấu, quy mô và hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Việt nam ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương gần trung tâm Đông Nam á, nước ta trở thành một đầu mối giao thông quan trọng đi từ ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương và Châu úc Đại Dương hoặc ngược lại, có vùng biển chủ quyền rộng lớn và giầu tiềm năng. Vị trí đó cho phép nước ta có thể dễ dàng phát triển các quan hệ kinh tế, thương mại, văn hoá và khoa học kỹ thuật với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt nam nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới trước ngưỡng cửa của thée kỷ XXI. Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore đã trở thành "4 con Rồng" Châu á cũng đang có những chuyển động mới đáng kể trong phát triển kinh tế. Nhìn chung các nước ASEAN đang ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế của khu vực Châu á - Thái Bình Dương cũng như của thế giới. Việt nam là một trong những nơi xuất hiện loài người, sớm xuất hiện nền văn minh và vốn có quan hệ lâu đời với các quốc gia có nền văn minh sớm như Trung Hoa, ấn Độ. Mặt khác, nằm ở ngã ba đường bộ, đường hàng không, đường hàng hải quốc tế, Việt Nam sớm có quan hệ với các nước phương Tây. b- Việt nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế lớn nhưng chưa được khai thác hoặc mới khai thác ở mức độ thấp, việc sử dụng cũng chưa thật hợp lý. Đó là những nguồn lực bên trong để phát triển kinh tế, đồng thời là đối tượng đầu tư của Tư bản nước ngoài. c- Tài nguyên nhân văn phong phú bao gồm bản thân con người và hệ thống giá trị do con người tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử cuả dân tộc. Đây cũng là đối tượng đầu tư phát triển rất quan trọng của Tư bản nước ngoài. Tuy nhiên nguồn tài nguyên quý giá này chưa được động viên và khai thác đầy đủ để phát triển kinh tế xã hội. d- Là một nước đang phát triển đông dân, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ rộng lớn. Đây là tiền đề và yếu tố kích thích thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Đường lối đổi mới toàn dân do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo đã mang lại những kết quả bước đầu rất quan trọng, tạo ra môi trường thuận lợi cho Việt Nam tham gia ngày càng tích cực vào phân công lao động quốc tế, nhanh chóng hội nhập vào khu vực quốc tế. Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) là một bước ngoặt lớn trong đời sống kinh tế và chính trị của nước ta. đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện các mặt hoạt động của xã hội. Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) phát triển và cụ thể hoá đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000. Đại hội lần thứ VIII của Đảng (1996) đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK Công cuộc đổi mới trong hơn 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy còn một số mặt chưa vững chắc, nhưng nước ta đã rút ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ phát triển mới. Con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Trong bối cảnh vừa có những thuận lợi và thời cơ lớn, vừa đứng trước những khó khăn và thách thức, qua hai năm thực hiện kế hoạch năm 1996-2000, nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng khá (GNP tăng 9%). Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển ổn định và tương đối toàn diện. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng (điện, dầu khí, than, vật liệu xây dựng...) tăng nhiều so với trước. Nhập siêu giảm, giá cả ổn định. Giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo có tiến bộ. Sự nghiệp giáo dục, y tế và việc thực hiện các chính sách xã hội có bước phát triển mới. Đời sống số đông nhân dân được cải thiện, ổn định chính trị được giữ vững, quốc phòng an ninh được bảo đảm.Quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế quốc tế của nước ta được nâng cao. Chúng ta có thêm thế và lực, khả năng và cơ hội để tiếp tục phát triển, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp trong vài ba chục năm tới. Câu 4: Phân tích những khó khăn và thách thức trên con đường phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Để khắc phục chúng cần phải dựa trên những quan điểm gì và thực thi các giải pháp nào ? Trả lời: * Những khó khăn và thách thức Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, sự phát triển của nền kinh tế còn chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, còn nhiều yếu tố chưa bảo đảm tăng trưởng cao và bền vững. Trong sản xuất, xây dựng và tiêu dùng còn lãng phí lớn. Tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ thấp, tốc độ thu hút đầu tư mới của nước ngoài chậm lại. Phương hướng và cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, đầu tư dàn trải, thất thoát lớn. Công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến chưa phát triển. Năng suất lao động thấp, giá thành cao, công nghệ lạc hậu. Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi. Nhập siêu và bội chi ngân sách lớn, nợ nước ngoài cao, dự trữ quốc gia mỏng. Việc xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất theo định hướng Xã hội chủ nghĩa bị buông lỏng. Điều hành nền kinh tế thị trường còn lúng túng. Phân phối trong xã hội còn nhiều bất hợp lý, đất nước nghèo nhưng còn tiêu dùng quá khả năng làm ra, chưa dồn sức cho đầu tư phát triển, chưa ngăn chặn được những thủ đoạn làm giàu bất chính. Tệ quan liêu, tham nhũng, sử dụng lãng phí ngân sách và tài sản công phổ biến và nghiêm trọng. Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng và thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng mở rộng. Việc làm và nhiều vấn đề xã hội đặt ra gay gắt. Dân chủ Xã hội chủ nghĩa có mặt còn bị hạn chế. Những vấn đề đó ảnh hướng xấu tới môi trường kinh tế, làm giảm nhịp độ tăng trưởng, đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ mất ổn định kinh tế - xã hội. * Quan điểm và giải pháp a- Quan điểm Để khắc phục những khó khăn, vượt qua những thách thức, hoàn thành những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế giới, trong những năm trước mắt Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và pháthuy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ với phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nâng cao ý chí tự lực tự cường, giữ vững bản sắc dân tộc trong tiến trình WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK hội nhập quốc tế. Bảo đảm an ninh, quốc phòng vững chắc. Kết hợp chặt chẽ đổi mới kinh tế - xã hội với cải cách bộ máy Nhà nước và hệ thống hành chính, xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới. b- Giải pháp - Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. - Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hợp tác hoá, dân chủ hoá. - Đẩy mạnh đổi mới, phát triển và quản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp - Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ, thực hành triệt để tiết kiệm. - Tích cực giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. - Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế - xã hội. Câu 5: Phân tích những ưu và nhược điểm, những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Việt Nam (nhiên liệu, năng lượng, khoáng sản, khí hậu, nước, đất, rừng, biển). Lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ ? Trả lời: - Vị trí địa lý của nước ta được thể hiện ở hai nét chủ yếu sau đây: a- Nằm trên bán đảo, gần trung tâm Đông Nam á Lãnh thổ nước ta kéo dài suốt sườn Đông và sườn Nam của bán đảo Đông Dương, chiếm phần lớn diện tích của bán đảo này là nằm ở vị trí gần trung tâm của khu vực Đông Nam á. Do đó nước ta mang nhiều đặc điểm chung về những điều kiện tự nhiên, dân cư, văn hoá và lịch sử của Đông Nam á, đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo. Lịch sử kiến tạo địa chất của vùng Đông Nam á phức tạp nên bề mặt lãnh thổ nước ta nhiều mầu vẻ, không đơn điệu nhưng nền móng lãnh thổ lại tương đối ổn định và vững chắc. Việt Nam nằm trên vòng đai địa hoá Thái Bình Dương cho nên giàu các mỏ kim loại, đặc biệt là các mỏ kim loại màu. Trong thời kỳ địa chất gần đây, do ảnh hưởng của vận động kiến tạo Himalaya nên lãnh thổ của Việt Nam đã hình thành các vết nứt nẻ, đoạn tầng, khiến cho dung nham trào lên phủ dầy trên nhiều khoảng rộng và phong hoá mau chóng thành các miền đất đỏ màu mỡ như cao nguyên Nam Trung Bộ và một số vùng khác. Sự kiến tạo địa chất của bán đảo Đông Dương còn tạo ra một đặc điểm nữa là các thềm lục địa được mở rộng dưới đáy vịnh Bắc Bộ về phía Hải Nam và dưới đáy biển Nam Bộ về phía Indonexia. Đó chính là những khu vực thuận lợi cho việc khai thác hải sản và khoáng sản dưới đáy biển. Việt nam là một gốc của lục địa Châu á, vừa tiếp nối với bờ Đông vừa tiếp nối với bờ Nam của lục địa, vị trí ấy khiến cho nước ta có sự gặp gỡ của các loài động thực vật từ Trung Hoa xuống, từ ấn Độ sang làm cho lớp động thực vật của nước ta thêm phong phú. Vị trí gần trung tâm Đông Nam á khiến cho nước ta có thể liên hệ kinh tế, văn hoá với nhiều nước ở Châu á một cách thuận lợi, có thể xây dựng những trục giao thông có ý nghĩa quốc tế. Vị trí ấy còn có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhiều nước ở Đông Nam á. Nước ta vừa có biên giới lục địa vừa có hải giới rộng. Biên giới lục địa phần ôn không phải là biên giới tự nhiên nên rất thuận lợi cho nước ta có thể phát triển toàn diện ngành giao thông vận tải, phát triển đường liên vận quốc tế. Đặc điểm này khiến cho nước ta trở thành cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số nước ở vùng Đông Nam á. * Việt nam là một nước nhiệt đới gió mùa WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và nằm đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam á. Đặc điểm này gây ảnh hưởng bao trùm lên nhiều yếu tố trong môi trường tự nhiên Việt Nam đặc biệt là các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, thuỷ sản, thực vật. Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa là nhiều nắng, lắm mưa ẩm độ trung bình cao, là điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài thực vật là điều kiện tốt để tiến hành xen canh, gối vụ tăng nhanh vòng quay ruộng đất, thâm canh tăng năng suất. Lượng nhiệt trung bình cao lại kết hợp với ẩm độ trung bình lớn là một thuận lợi đáng kể cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới vừa ưa nhiệt, vừa ưa ẩm như cao su, cà phê, dừa, mía, lúa nước. Lượng mưa trung bình hàng năm hầu khắp các vùng trong nước từ 1500-2000mm khiến cho độ ẩm trung bình cao (85%), mưa nhiệt đới không chỉ cung cấp nước cho đất mà còn có tác dụng điều hoà khí hậu và cung cấp cho đất một lượng đạm vô cơ đáng kể. Khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu á về cơ bản là thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tuy nhiên cũng không ít những khó khăn cho nước ta như hạn hán, lũ lụt, phát sinh sâu bệnh của cây trồng, vật nuôi. Đối với nông nghiệp, độ ẩm cao, ưu cường độ lớn theo mùa ảnh hưởng công nghiệp, mưa mùa với cường độ lớn cộng với địa hình nước ta phức tạp gây nhiều khó khăn cho hoạt động của ngành giao thông vận tải, nhất là giao thông đường bộ... Những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đòi hỏi cần được khắc phục. Tài nguyên, nhiên liệu, năng lượng. Nguồn tài nguyên, nhiên liệu - năng lượng của nước ta rất đa dạng. Có những loại trữ lượng tương đối lớn, chất lượng tốt nên không những tạo thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp nhiên liệu, năng lượng, thoả mãn yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong nước mà còn có thể tham gia hợp tác với các nước trong khu vực. Than của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Quảng Ninh. Tính đến độ sâu 300m có trữ lượng thăm dò 3,5 tỷ tấn. ở độ sâu 300m đến 900m có trữ lượng dự báo 2 tỷ tấn. Nếu tính cả trữ lượng của các mỏ than nhỏ ở địa phương thì tổng trữ lượng khoảng trên 6 tỷ tấn trong đó vùng Quảng Ninh có tới 5,5 tỷ tấn chiếm gần 90% trữ lượng than của cả nước. Ngoài Quảng Ninh, các địa phương có than như Thái Nguyên (trữ lượng thăm dò 80 triệu tấn), Lạng Sơn (Na Dương) có trữ lượng thăm dò trên 100 triệu tấn, Quảng Ninh (mỏ Nông Sơn) trữ lượng thăm dò 10 triệu tấn. Than của ta chủ yếu là than Ăngtơraxit. Đồng bằng Sông Hồng có nguồn than nâu lớn, ở độ sâu từ 200m đến 2000m, trữ lượng dự báo hàng chục tỷ tấn. Chưa có khả năng thực hiện khai thác nguồn than này trong 10 đến 15 năm tới. Ngoài than đá, than nâu, nước ta còn có trên 100 điểm có than bùn lớn nhất là ở đồng bằng Sông Cửu Long (400-500 triệu tấn) có thể làm chất đốt dùng trong sinh hoạt hoặc sản xuất vật liệu xây dựng cấp thấp. Với trữ lượng than đá đã thăm dò, có thể đưa sản lượng than khai thác ở nước ta đến đỉnh cao là 25 đến 30 triệu tấn năm nhưng khả năng hiện thực và có hiệu quả chỉ nên khai thác từ 13-15 triệu tấn/năm. Việt nam là một trong 14 nước giầu thuỷ năng trên thế giới. Trữ lượng thuỷ năng ước tính khoảng gần 300 tỷ Kwh. Mật độ thuỷ năng cao (94kw/km2) gấp 3,6 lần mật độ thuỷ năng bình quân của thế giới. Song trữ lượng thuỷ năng lại phân bố không đều theo lãnh thổ và trên các dòng sông: vùng Bắc Bộ chiếm 47% trữ lượng thuỷ năng của cả nước, trong khi vùng Trung Bộ 15%, vùng Nam Trung Bộ 28%, vùng Nam Bộ 10%, Sông Đà chiếm 38,5% trữ lượng thuỷ năng của cả nước, sông Đồng Nai (14,1%), sông Xẻan (Pôcô) 9,8%. Nước ta tuy có thuận lợi là sông có nhiều nước, miền núi có độ dốc cao nên sông nhiều thác, hồ nước không làm ngập nhiều đất nông nghiệp sẵn nguồn nguyên liệu WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK xây dựng tại chỗ, giá thành công trình rẻ, nhưng nếu kể cả công suất của các nhà máy thuỷ điện hiện đang xây dựng sau khi đã hoàn thành, thì nước ta mới khai thác trên 10% tổng dự trữ thuỷ năng của cả nước trong khi các nước Thuỵ Sỹ, Pháp, NaUy, Thuỵ Điển, Italia đã khai thác được từ 70%-95% trữ lượng thuỷ năng của họ. Dầu mỏ và khí đốt là nguồn năng lượng rất quan trọng của nước ta trữ lượng dự báo địa chất khoảng gần 10 tỷ tấn, trữ lượng khai thác đạt khoảng 4-5 tỷ tấn dầu quy đổi. Dầu của nước ta tuy ít lưu huỳnh nhưng hàm lượng Pharaphin cao (18-30%) và đông đặc ở nhiệt độ cao (34- 35%) nên gây khó khăn cho vấn đề khai thác, chế biến, vận chuyển bằng đường ống. Các vùng mỏ khai thác chính hiện nay là Bạch Hổ, Đại Hùng, Lan Đỏ, Lan Tây, Rồng và 4 mỏ khác cho dầu trước năm 2000. Các mỏ này đều nằm ở thềm lục địa phía Nam. Ngoài các loại nhiên liệu năng lượng chủ yếu, nước ta còn có các loại năng lượng khác như năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân, nhiệt năng trong lòng đất... cũng cần được khai thác khi điều kiện kỹ thuật cho phép. Nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú về chủng loại, đa dạng về loại hình, phức tạp về cấu trúc và sử dụng đồng thời có một số giới hạn về tiềm năng. Khoáng sản nước ta có đủ loại (kim loại đen, kim loại mầu, các kim loại quý hiếm, khoáng sản phi kim loại và suối khoáng tuyền... Có những loại trữ lượng lớn, trong đó một số loại có rất nhiều triển vọng. Ngược lại một số khoáng sản như thạch cao, Kali trữ lượng rất hạn chế. Về kim loại đen nước ta có các mỏ sắt ở Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Tĩnh (Mỏ Thạch Khê mới phát hiện từ những năm đầu thập kỷ 60 trữ lượng thăm dò hàng trăm triệu tấn, giao thông thuận tiện, chất lượng tốt (hàm lượng 62%), quy mô lớn, khi khai thác cần khắc phục sự xâm nhập của nước biển, có khả năng hình thành ở đây một liên hợp luyện kim lớn có công suất hàng triệu tấn thép. Nói chung tài nguyên khoáng sản nước ta có nhiều loại, trữ lượng tương đối lớn, một số loại có chất lượng cao, dễ khai thác, bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim trong nước lâu dài, các tài nguyên khoáng sản lại phân bố tập trung thành từng vùng, lại gần các nguồn nhiên liệu động lực lớn nên khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mỏ lớn, cũng có nhiều mỏ nhỏ hoặc những điểm quặng phân bố phân tán, trữ lượng nhỏ chỉ có ý nghĩa địa phương. Tuy đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng mỏ nhưng phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, các loại khoáng sản cần cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá không nhiều. Việt nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng của gió mùa Châu á, nước ta quanh năm nhận được một lượng nhiệt đới rất lớn của mặt trời (số giờ nắng trung bình trong năm trên 2300 giờ). Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-2000mm. Độ ẩm tương đối cao thường dao động trong khoảng từ 80-100% ở nhiều địa phương. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, về mùa đông nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ở Bắc Bộ dao động từ 13 đến 17oC, ở Trung Bộ từ 17-25oC, ở Nam Bộ từ 25-27oC. Ngược lại trong thời kỳ gió mùa xích đạo, nhiệt độ cao và phân bố đồng đều trong cả nước. Biên độ nhiệt trong năm chênh lệch nhiều giữa hai miền Nam, Bắc. Cường độ bức xạ, độ ẩm trung bình cao, lượng mưa lớn là điều kiện rất thuận lợi để nước ta có thể phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, thực hiện luân canh, xen canh, gối vụ, rải vụ hợp lý trên nhiều vùng của đất nước. Song do tính chất gió mùa quá gay gắt cũng gây cho ta không ít khó khăn, bão, mưa lũ, hạn hán, sương muối và rét. Độ ẩm trung bình cao cộng với thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân gây nên các loại sâu, bệnh của cây trồng và vật nuôi. Khí hậu nước ta còn thay đổi từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, từ cao đến thấp điều đó ảnh hưởng đến phân bố nông nghiệp, đặc biệt là phân bố các loại cây trồng. Song sự khác nhau về khí hậu giữa các miền, giữa các khu vực và trong từng khu vực tạo thuận lợi cho nước ta có thể phát triển một nền nông nghiệp đa canh và trong từng miền, từng vùng có thể phân bố nhiều loại cây trồng và vật nuôi để vừa phát triển chuyên môn hoá, vừa phát triển tổng hợp, làm cho sản phẩm nông nghiệp của cả nước nói chung và của từng vùng nói riêng đều được phong phú. WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK Nước ta có một mạng lưới sông khá dầy, phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ. Nước của các hệ thống sông của nước ta do mưa cung cấp nên lượng dòng chảy cũng hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa. Các sông của nước ta chủ yếu đổ ra vịnh Bắc Bộ và Biển Đông. Lượng dòng chảy đổ ra biển hàng năm khoảng 900km2, trong đó hơn 90% chảy ra vịnh Bắc Bộ và Biển Đông. Tài nguyên của nước ta có đặc điểm chủ yếu là phân bố không đồng đều và dao động rất phức tạp theo thời gian, đặc điểm này gây nên trở ngại cho việc trị thuỷ, khai thác dòng sông, ảnh hưởng và nhiều khi gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và tác động đến môi trường tài nguyên nước bao gồm nước trên mặt đất, nước ngầm, nước mưa khí quyển. Trong thiên nhiên nước luôn hoạt động và vì vậy sự phân bố nước dễ có những dao động rõ rệt theo lãnh thổ, theo mùa qua các năm. Nhìn chung các nguồn nước ngọt (nước trên mặt và nước ngầm) luân chuyển trên lãnh thổ nước ta rất to lớn, nhưng chưa được thăm dò và định lượng đầy đủ việc tính toán nhu cầu khác nhau của các ngành sản xuất và các vùng kinh tế về khối lượng, chất lượng và nhịp điệu tiêu dùng nước chưa được xác định. Tuy nhiên nhìn chung các nguồn nước ngọt của ta rất dồi dào, trừ một số diện tích ở vùng miền núi và Tây Nguyên. Các nguồn nước của ta đủ bảo đảm cho việc phát triển các ngành thuỷ điện, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông đường thuỷ và bảo đảm việc cung cấp nước cho các nhu cầu dịch vụ và sinh hoạt. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, là tài sản quý của mỗi quốc gia, toàn bộ quỹ đất đai của nước ta có trên 33 triệu ha (đứng thứ 58 trên thế giới) bình quân đất tính theo đầu người rất thấp (khoảng 0,6 ha) trong đó hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đất dốc, đất đồi núi chỉ còn 1/3 là đất đồng bằng. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên trong các quá trình trao đổi vật chất xảy ra mạnh mẽ, mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao nên đất đai của nước ta rất đa dạng và phức tạp về loại hình, được phân chia thành 13 nhóm gồm 64 loại với những đặc điểm phát sinh về nông học khác nhau do đó hướng sử dụng cũng khác nhau. Với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng nhiệt đới, nước ta lại có những đất dốc, cùng với tập quán canh tác lạc hậu lâu đời do các chế độ cũ để lại, cũng như trong những năm gần đây do nhiều địa phương khai hoang không đúng kỹ thuật đã làm cho tài nguyên đất bị tàn phá nghiêm trọng. Diện tích đất xấu cần được cải tạo ở nước ta còn chiếm tới 20% diện tích tự nhiên, bao gồm đất mặn, đất phèn, đất xám bạc màu, đất cát, đất đá ong. Tài nguyên rừng nước ta thuộc nhóm tài nguyên tái tạo. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động, thực vật rừng còn thể hiện như là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tổng thể tự nhiên. Rừng có nhiều tác dụng điều hoà khí hậu, cung cấp liên tục nguồn nước trong sạch, làm tăng trữ lượng nước ngầm, chế ngự nguy cơ lũ lụt, ngăn chặn sự phá huỷ của gió, chống cát bay, làm tăng khả năng giữ ẩm cho đất và atưng năng suất mùa màng, đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi rừng Việt Nam chiếm một diện tích rộng lớn, có nhiều khả năng cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, nhưng đã bị tàn phá nặng nề do sự khai thác bừa bãi của chế độ cũ và chất độc hoá học trong chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Rừng chiếm 34% diện tích cả nước, với trữ lượng gỗ trên 550 triệu m3 trong đó trữ lượng gỗ khai thác tương đối thuận lợi chỉ có 300 triệu m3, trữ lượng gỗ kinh tế chỉ 110 triệu m3. Diện tích rừng và đất rừng lớn (19 triệu ha) do đó tỷ lệ che phủ trung bình của rừng chỉ còn là 23%. Các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Lai Châu tỷ lệ che phủ chỉ còn từ 7-10%. Đa số rừng nước ta thuộc loại rừng thứ sinh, rừngnguyên sinh chỉ còn từng đám nhỏ trên các miền núi cao khó khai thác. Hiện nay rừng nước ta còn rất ít những rừng cây thuần nhất mà phần lớn là những cây rừng mọc xen kẽ từng cụm hoặc rời rạc phân tán trên địa hình phức tạp, cây lớn xen kẽ cây nhỏ gây khó khăn cho việc khai thác, lựa chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Tài nguyên biển, biển là cơ sở tốt cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến hải sản. Bờ biển Việt Nam dài bằng 6/7 biên giới lục địa. Biển nước ta là biển nhiệt đới. Theo sự phân bố các vật thể hữu cơ trong biển thì biển Việt Nam có mật độ cá vào loại trung bình trên thế giới và có WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK đủ các loại hải sản chủ yếu của các biển nhiệt đới khác. Ưu điểm của biển nước ta là có thềm cát lục địa mở rộng, kèm theo những dãy sơn đảo rất thuận tiện cho việc đánh cá. Đồng thời biển Việt Nam còn có những dòng hải lưu ven biển và những dòng sông lớn từ các vùng sâu trong nội địa chảy ra đem theo nhiều sinh vật trôi nổi làm mồi cho cá, khiến cho mật độ các loài hải sản có thể cao hơn so với một số vùng biển nhiệt đới khác. Ngoài các loại cá có giá trị kinh tế (trên 2000 loài cá trong đó có 100 loài có giá trị kinh tế cao với trữ lượng trên 3 triệu tấn), còn có nhiều loại hải sản khác như tôm (70 loài), cua, ngao, sò, đồi mồi, hải sâm, ngọc trai. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến thực phẩm. Một số địa khu duyên hải có mật độ hải sản cao như Quảng Ninh, Nam Hà và nhiều địa điểm khác ở Trung Bộ và Nam Bộ đều có thể phân bố những xí nghiệp sản xuất các loaị sản phẩm lấy nguyên liệu từ biển. Biển Việt Nam có nguồn muối lớn - nguyên liệu quan trọng của công nghiệp hoá chất. Nước biển của Việt Nam có nồng độ muối là 3,5% ngang với các biển có độ mặn trung bình trên thế giới. Suốt dọc bờ biển nước ta lại có nhiều chỗ có thể xây dựng các điểm trường để khai thác muối, đặc biệt là các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa... Biển và ven biển nước ta có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Vịnh Hạ Long, với nhiều cảnh quan biển và hải đảo kỳ thú, nhiều bãi tắm rộng và đẹp nổi tiếng (Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu) hàng năm đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Dọc bờ biển Việt Nam có nhiều vùng vịnh kín gió, bờ biển không có hẽm vực sâu dốc, ít bãi lầy, nhiều cửa sông, có nhiều chỗ thuận tiện cho việc thiết lập các xí nghiệp đóng tầu cá, sửa chữa tầu thuỷ vùng biển rộng, bờ biển kéo dài, có nhiều vùng biển kín (Cái Lân, Sơn Trà, Dung Quất, Cam Ranh...) có thể xây dựng nhiều hải cảng lớn, tạo dkthuận lợi cho việc mở rộng giao lưu giữa các vùng địa phương trong nước và quốc tế. Câu 6: Trình bầy những đặc điểm phát triển và phân bố dân cư và nguồn lao động xã hội của Việt Nam. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) đến sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta như thế nào? Trong những năm trước mắt, cần định hướng phát triển và phân bố dân cư - nguồn lao động xã hội ra sao? Lấy các ví dụ thực tiễn để minh hoạ Trả lời: Như ta biết, dân cư nguồn lao động xã hội và hoạt động kinh tế là hai mặt của quá trình tạo ra của cải xã hội. Hai mặt đó tác động qua lại rất phức tạp, quy định và chi phối lẫn nhau. Sự phát triển khuynh hướng xã hội xác định những đặc điểm chủ yếu của sự phân bố dân cư và nguồn lao động xã hội. Ngược lại sự phân bố dân cư và nguồn lao động xã hội lại là tiền đề, động lực quan trọng của sự hình thành và phát triển các quá trình kinh tế-xã hội trong một nước, một vùng. Dân cư và nguồn lao động không chỉ là lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mà còn là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm của xã hội, kích thích quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, từ giản đơn đến phức tạp. Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những tỷ lệ kết hợp với các nguồn lực khác (tài nguyên thiên nhiên, vốn, thiết bị kỹ thuật...) để tăng doanh thu và lợi nhuận, do đó sẽ liên quan đến các vấn đề giá cả sức lao động, tiền lương và thất nghiệp, phúc lợi công cộng và an ninh xã hội, đòi hỏi phải có sự điều tiết vĩ mô ở cấp trung ương cũng như địa phương. Dân cư và các nguồn lao động vốn khó di chuyển đi xa, vì vậy khi lựa chọn địa điểm sản xuất kinh doanh trước hết cần tận dụng tới mức tối đa nguồn lao động tại chỗ, sau đó mới tính đến việc di chuyển lao động từ các vùng khác tới. WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK - Dân cư và dân tộc a- Dân cư: Việt nam là nước đông dân, hiện đứng thứ 12 trong số 220 quốc gia và tổ chức lãnh thổ kinh tế-xã hội trên thế giới. Mật độ dân số trung bình trên 219 người/km2 (năm 1994) Dân số nước ta có một quá trình phát triển nhanh chóng, ước tính từ đầu công nguyên đến nay, dân số Việt Nam tăng gần 39 lần (từ 1,8 triệu lên 72 triệu) cũng trong thời gian này, dân số thế giới chỉ tăng 20 lần (từ 270 triệu lên 5500 triệu). Trong vòng 73 năm gần đây (1921-1994) dân số nước ta tăng hơn 4 lần (từ 15,5 triệu lên 72 triệu). Quá trình phát triển dân số nước ta trong thời kỳ này (từ 1921 đến nay) có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu (1921-1954) tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 1,4%, giai đoạn 2 (từ 1955-1979) là 3,1%, là giai đoạn bùng nổ dân số, giai đoạn 3 từ 1980 đến nay tốc độ tăng dân số bắt đầu có xu hướng giảm dần (bình quân hàng năm là 2,2%). Như vậy mỗi năm bình quân dân số nước ta tăng từ 1,3 đến 1,5 triệu người tương đương với số dân của một tỉnh trung bình. Tình hình phát triển dân số qua các giai đoạn chứng tỏ dân số nước ta tăng khá nhanh, điều đó đã gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội, cho việc cải thiện đời sống nhân dân, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, vì vậy phát triển dân số vừa phải là một trong những nhiệm vụ của chiến lược dân số nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta rất cao. Sự tăng nhanh dân số ở nước ta dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Về kinh tế xã hội. Tốc độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế thường xuyên khống chế lẫn nhau, đồng thời được phản ánh trong mức sống của nhân dân và khả năng sản xuất của nền kinh tế (khi xét các chỉ tiêu thu nhập quốc dân theo đầu người, bình quân đầu người về các sản phẩm cơ bản như điện, than, thép, xi măng, vải, giấy, lương thực, thịt, sữa). Gia tăng dân số càng nhanh làm giảm sút nhanh những chỉ tiêu bình quân đầu người về tài nguyên cơ bản như đất đai nông nghiệp, diện tích rừng, tài nguyên nước. Về môi trường sinh thái, gia tăng dân số khiến cho các vùng đồng bằng quá dư thừa lao động, chúng ta phải chuyển một bộ phận lớn dân cư lên các vùng miền núi, cao nguyên để khai hoang. Hàng năm có hàng chục vạn ha rừng nước ta bị phá, khiến cho diện tích rừng hiện nay chỉ có 7,8 triệu ha, chiếm 23% diện tích cả nước (năm 1943 có 19 triệu ha rừng). Tàn phá thảm thực vật rừng, kéo theo các nguồn gen quý giá của các động vật hoang dại cũng bị phá huỷ, làm cạn nguồn nước, đất rừng bị phá huỷ làm cho nhiều vùng trở thành hoang mạc. Những huỷ hoại trên dẫn đến mất cân bằng sinh thái tự nhiên, đồng thời gây nhiều thiên tai cho các tỉnh miền núi và đống bằng. Gia tăng dân số nhanh, cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá làm tăng các chất phế thải vào môi trường, làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí... nhiều khu công nghiệp như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên... các chỉ số về mức độc hại do ô nhiễm đã vượt quá giới hạn cho phép rất nhiều. Với hậu quả nghiêm trọng trên, người ta phải có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tăng dân số quá nhanh. Biện pháp tốt nhất là phải coi"kế hoạch hoá gia đình" là quốc sách, là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn dân. Việt Nam là một quốc gia bao gồm nhiều dân tộc (54) trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (87% tổng số dân) các dân tộc đều được bình đẳng với nhau. Mức độ tập trung dân cư của các dân tộc ít người khá lớn và ranh giới địa bàn cư trú không rõ ràng thường ở xen kẽ người Kinh với các dân tộc khác. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, có khả năng thích ứng nhiều ngành nghề đòi hỏi khéo tay, tỷ mỉ như thêu đan, may dệt... và đã sản xuất nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, mở ra nhiều triển vọng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại. WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK Do tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số qua các thời kỳ ở nước ta rất cao khiến cho tốc độ tăng nguồn lao động cũng rất cao.Tốc độ tăng nguồn lao động cao, trong khi nền kinh tế chưa phát triển lại mất cân đối nghiêm trọng làm nảy sinh hai vấn đề: tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm cho những người đến tuổi lao động trở nên hết sức bức thiết. Mức độ tăng nguồn lao động ở nước ta rất cao, nhất là thời kỳ từ 1986 đến nay đã gây nhiều khó khăn cho vấn đề sắp xếp việc làm cho những ngươì trong độ tuổi lao động. Đòi hỏi phải có những giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta trước mắt và trong tương lai. Để giảm tỷ lệ tăng nguồn lao động và sử dụng hợp lý các nguồn lao động của nước ta hiện nay và thời gian tới, trước tiên cần giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số, đồng thời thực hiện các giải pháp để sử dụng hợp lý nguồn lao động như phát triển kinh tế dưới nhiều hình thức để thu hút nguồn lao động, trong đó các thành phần ngoài quốc doanh sẽ là động lực tiếp nhận phần lớn lao động xã hội. Đẩy mạnh các hình thức liên doanh, liên kết (phân công hiệp tác lao động giữa các khu vực, các thành phần kinh tế nhất là phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, công nghiệp tư liệu sản xuất... có ý nghĩa đặc biệt đối với giải quyết việc làm. Đầu tư lao động vào các ngành có khả năng thu hút nhiều lao động như lâm ngư nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ, cần phát triển kinh tế đối ngoại dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong tổng số trên 35 triệu lao động xã hội của nước ta hiện nay thì lực lượng lao động kỹ thuật chỉ chiếm 10%, còn 90% là không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong tổng số lao động kỹ thuật thì số có trình độ trung cấp, đại học chiếm trên 50% số người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên chỉ chiếm 20%. Mặc dù chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao, lực lượng lao động có kỹ thuật ngày càng tăng, song trước yêu cầu của công cuộc đổi mới về kinh tế xã hội thì lực lượng lao động kỹ thuật trong các ngành kinh tế quốc dân còn ít và yếu, nhiều ngành sản xuất chủ yếu lao động kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp. Lực lượng lao động kỹ thuật đã ít nhưng phân bố, sử dụng lại chưa hợp lý, tập trung quá mức ở các cơ quan trung ương và thành phố, nhiều địa phương có không đầy 1% cán bộ khoa học kỹ thuật của cả nước, nhất là các tỉnh miền núi, cao nguyên cán bộ khoa học kỹ thuật lại càng ít hơn. Hiện nay số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân có trên 35 triệu người, trong đó lao động trong khu vực sản xuất vật chất chiếm 93,6% lao động xã hội và lao động trong khu vực không sản xuất vật chất chỉ chiếm 6,4% lao động xã hội. Phân bố và sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đã và đang có những chuyển biến quan trọng phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần. Sự chuyển dịch lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài quốc doanh đang diễn ra phù hợp với quá trình nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không những thu hút phần lớn lao động nông-lâm-ngư nghiệp mà còn thu hút ngày càng nhiều lao động công nghiệp và dịch vụ. Nguyên nhân tạo ra tình trạng phân công lao động chưa hợp lý trên chính là do tốc độ phát triển nền sản xuất của nước ta chưa tương ứng với nhịp độ tăng dân số và nguồn lao động. Từ đó dẫn đến hậu quả là cơ cấu kinh tế không phù hợp với cơ cấu nguồn lao động. Tình hình trên đòi hỏi phải phân công lại lao động giữa các ngành kinh tế, trước hết là trong các ngành nông-lâm- ngư nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phân bố dân cư và sử dụng nguồn lao động theo vùng. Từ sau hoà bình (1954) nhất là từ khi đất nước thống nhất chúng ta đã từng bước cải tạo sự phân bố dân cư và nguồn lao động không hợp lý giữa các vùng trong nước bằng cách phát triển kinh tế xã hội ở những vùng ít dân thiếu lao động, nhiều tiềm năng, tạo sức hút dân cư và nguồn lao động từ các vùng đông dân ít tiềm năng. Hiện nay sự phân bố chênh lệch dân cư WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK và nguồn lao động giữa các vùng vẫn gia tăng, nhất là giữa đồng bằng và miền núi, giữa miền Bắc và miền Nam, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 44% dân số và nguồn lao động của cả nước trong khi các vùng có tiềm năng lớn, tỷ lệ dân số và nguồn lao động rất thấp (Tây Nguyên gần 4%, Đông Nam Bộ 12%, miền núi trung du Bắc Bộ gần 16%). Các tỉnh ở đồng bằng nhất là đồng bằng sông Hồng, mật độ dân cư còn cao hơn gấp nhiều lần so với các tỉnh ở miền núi, trung du và cao nguyên. Tình hình trên đòi hỏi việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động ở nước ta để nhằm điều hoà lực lượng lao động và khai thác có hiệu quả tiềm năng của các vùng cần được tiếp tục thực hiện. Từ sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, để phân bố lại lực lượng lao động hợp lý hơn, chúng ta đã đưa dân đi các vùng kinh tế mới mỗi năm hàng chục vạn dân. Song phân bố dân cư và sử dụng nguồn lao động giữa các vùng vẫn chưa hợp lý, chưa đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng, hiệu quả. Vì vậy, thời gian tới (từ nay đến năm 2005-2010) việc phân bố dân cư và sử dụng nguồn lao động nhằm điều hoà sức lao động giữa các vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ "Tiến hành phân công và phân bố hợp lý lao động trên từng vùng và trong phạm vi cả nước", "kết hợp giữa giải quyết việc làm tại chỗ với phân bố lại lao động theo vùng lãnh thổ...". Hướng phân bố và sử dụng lao động cho các ngành chủ yếu và các vùng ở nước ta Trong ngành nông nghiệp, cần sử dụng lao động theo hai hướng, một là thâm canh trên cơ sở đầu tư lao động trên đơn vị diện tích gieo trồng, hai là tăng vụ và mở rộng diện tích, tạo thêm việc làm để phân bố lại lao động và dân cư. Thời kỳ tới, lao động trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn khu vực thu hút nhiều lao động hơn, có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu sẽ phân bố một phần lao động nông nghiệp bằng con đường công nghiệp hoá nông nghiệp, do đó ở giai đoạn này lao động nông, lâm nghiệp vẫn tiếp tục tăng cho tới thời kỳ cuối, giai đoạn tiếp theo là giảm tuyệt đối lao động nông, lâm nghiệp để chuyển sang công nghiệp. Đây là thời kỳ phân bố lại lao động nông, lâm nghiệp bằng công nghiệp hoá toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Riêng ngành lâm nghiệp, số lao động được sử dụng còn thấp, dự kiến đến năm 2000 phải chiếm từ 7 đến 15% lao động xã hội. Việc sử dụng lao động trong ngành lâm nghiệp cần có chính sách nhằm thu hút đồng bào dân tộc định canh, định cư có hiệu quả, làm nghề rừng cần sớm hình thành các làng lâm nghiệp, xây dựng các thị trấn lâm nghiệp ở các huyện miền núi, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên. Cần phát triển toàn diện kinh tế biển để thu hút lao động vào nghề biển. Dự báo đến năm 2000 lao động trong nghề biển chiếm khoảng 10% lao động xã hội, hướng khai thác chủ yếu tập trung vào các nghề nuôi trồng hải sản, phục vụ khai thác và chế biến hải sản. Lao động trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 16,5% lao động toàn xã hội vào năm 2000, thực hiện sự liên kết sản xuất giữa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các nhóm liên hiệp sản xuất nông, tiểu thủ công nghiệp. Nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển, dịch vụ du lịch là khu vực thu hút khá nhiều lao động ở nước ta, cần đầu tư lao động cho khu vực này một cách đúng mức, là ngành có khả năng thu hút nhiều lao động, đặc biệt lao động nữ. Các ngành dịch vụ ở nước ta được phát triển không những ở thành phố, thị xã, thị trấn, các vùng công nghiệp mà cả ở các vùng nông thôn. Hướng phân bố lại dân cư và nguồn lao động ở nước ta từ nay đến năm 2010 chủ yếu vẫn là hướng liên vùng và nội vùng, nội tỉnh. Ngoài ra vẫn tiếp tục thực hiện các di động khác như trước đây đã tiến hành. Câu 7: Trình bầy những đặc điểm (chung và riêng) đối với từng ngành và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Lấy ví dụ thực tiễn để minh hoạ? WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK Trả lời: A- Nông nghiệp I- Những đặc điểm của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 1- Những đặc điểm chung: a- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp, ở đâu có đất đai là ở đấy có thể phát triển và phân bố nông nghiệp. Trong việc phát triển và phân bố nông nghiệp cần lưu ý: - Những vùng đất có quy mô lớn (vùng đồng bằng châu thổ) cần được tổ chức thành những vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn. - Những vùng đất hẹp cần phát triển nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ở mức độ nhất định. Phân bố nông nghiệp phải hết sức chú ý đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm đất đai. b- Sản xuất nông nghiệp gắn chặt với môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên, đặc biệt là khí hậu, nguồn nước, thổ nhưỡng là những tài nguyên tác động mạnh và thường xuyên đến phát triển và phân bố nông nghiệp. Vì vậy muốn phân bố hợp lý nền kinh tế nông nghiệp trong một nước, một vùng phải nghiên cứu và hiểu rõ những điều kiện tự nhiên để phân bố các loại cây trồng và vật nuôi thích hợp, đồng thời có kế hoạch phòng chống, hạn chế các tác động tiêu cực của môi trường tự nhiên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. c- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian lao động ngắn hơn thời gian sản xuất. Tính thời vụ là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp. Mỗi loại sinh vật đều phát triển theo mùa và đòi hỏi thời hạn sinh trưởng nhất định. Trong thời hạn ấy, sinh vật có thể tự phát triển và có những thời đoạn không cần tới sự tác động của con người. Vì vậy lao động nông nghiệp thường có những lúc dồn dập, khẩn trương và những lúc nhàn rỗi. Thời gian lao động bao giờ cũng ngắn hơn thời gian sản xuất. Do đó, để giảm tính thời vụ, sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn, cần xác định một cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, kết hợp lao động với thời vụ. Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp cần đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp trong nông nghiệp, trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, thực hiện các biện pháp luân canh, xen vụ, tăng vụ, gối vụ, rải vụ hợp lý, phát triển các ngành nghề ở nông thôn kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp và ngư nghiệp nhằm đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn. d- Sản xuất nông nghiệp cần phải gắn liền với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản, tạo thành các chu trình sản xuất nông - công nghiệp, hình thành các hình thức tổ chức, liên kết nông - công nghiệp phù hợp với các điều kiện và đặc điểm của từng vùng. Các hình thức tổ chức sản xuất này sẽ làm tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn hoá sản xuất, giảm bớt tính thời vụ, sử dụng lao động nông nghiệp hợp lý hơn. Nhiều vùng nông nghiệp của nước ta như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long... có thể hình thành các chu trình nông - công nghiệp về sản xuất và chế biến chè, cao su, cà phê, mía - đường... 2- Nhữngđặc điểm của tổ chức lãnh thổ các ngành nông nghiệp a- Các ngành trồng cây lương thực WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK - Cây lương thực có địa bàn phân bố rất rộng, thường trùng với địa bàn phân bố dân cư. Do đó cần phát triển cây lương thực (lúa và hoa màu lương thực) để một mặt giải quyết nhu cầu lương thực trong nước và mặt khác, tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực tại chỗ, hạn chế vận chuyển xa tốn kém. - Cây lương thực (trừ sắn) đều có thời vụ ngắn nên khi phân bố phải chú ý tới việc xen canh, gối vụ, thâm canh tăng vụ, rút ngắn thời vụ, đồng thời tuỳ theo các điều kiện sinh thái của từng vùng mà lựa chọn một cơ cấu cây lương thực thích hợp. - Sản phẩm cây lương thực thường khó bảo quản và chuyên chở, nhất là hoa màu, lương thực. Cây lương thực có nhiều phụ phẩm có thể phục vụ cho phát triển chăn nuôi. Vì vậy, phân bố cây lương thực phải kết hợp với việc phân bố các cơ sở chế biến và bố trí vận chuyển sản phẩm kịp thời, phải kết hợp với phân bố các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm tạo ra sự cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi trong từng vùng. b- Ngành trồng cây công nghiệp - Cây công nghiệp bao gồm cây công nghiệp hàng năm (ngắn ngày) như bông, đay, gai, cói, lạc, mía... và cây công nghiệp lâu năm (dài ngày) như chè, cao sưu, cà phê, cây lấy dầu... Đối với cây công nghiệp ngắn ngày nên phân bố ở những vùng có độ dốc thấp, ở các vùng đồng bằng để có thể xen canh, luân canh, gối vụ với cây lương thực. Đối với cây công nghiệp dài ngày, nên phân bố thành những vùng chuyên canh rộng lớn trên những diện tích có lớp thổ nhưỡng thích hợp với từng loại, tầng mầu vừa phải và có độ dốc cao hơn độ dốc của đất trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. - Cây công nghiệp có nhiều loại khác nhau, thích ứng với những điều kiện sinh thái khác nhau, do vậy khi phân bố cây công nghiệp cần cân nhắc và tận dụng mọi địa bàn thích hợp để sử dụng đất đai có lợi nhất nhằm tạo ra khối lượng và giá trị sản phẩm cao nhất. - Phân bố cây công nghiệp phải chú ý tới số lượng và chất lượng nguồn lao động, truyền thống nông nghiệp của dân cư, vì sản xuất cây công nghiệp cần nhân công có kỹ thuật, có tập quán kinh nghiệm sản xuất và hao phí nhiều lao động trên một đơn vị diện tích so với cây lương thực. Số ngày công lao động trên một đơn vị diện tích trồng cây công nghiệp nói chung gấp 2 đến 3 lần so với trồng cây lương thực, điều kiện cơ giới hoá cũng khó khăn hơn. Do đó trong việc mở rộng diện tích cây công nghiệp phải tính đến việc phân bố lại nguồn lao động và sử dụng hợp lý các nguồn lao động đó theo thời vụ. - Cây công nghiệp lâu năm đòi hỏi đầu tư lớn, lâu thu hồi vốn nên khi phân bố cần điều tra, tính toán tỉ mỉ hiệu quả sử dụng đất, vốn, lao động sao cho phù hợp với các điều kiện tự nhiên - kinh tế tương đối lâu dài, ổn định. - Phân bố cây công nghiệp phải đảm bảo sản lượng hàng hoá cao, vì phần lớn sản phẩm của cây công nghiệp được xuất ra khỏi vùng và sản xuất chủ yếu để xuất khẩu. Vì vậy, trong phân bố phải lựa chọn những vùng có điều kiện kinh tế, tự nhiên thích hợp nhất, tìm loại giống tốt nhất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường ngoài. - Sản phẩm cây công nghiệp rất đa dạng, phức tạp, khó chuyên chở và bảo quản, dễ hư hao và giảm phẩm chất đòi hỏi cần được chế biến kịp thời. Vì vậy, khi phân bố cây công nghiệp phải xây dựng đồng bộ các cơ sở chế biến, tạo thành các hình thức liên kết nông - công nghiệp đa dạng. c- Ngành chăn nuôi - Hoạt động của ngành chăn nuôi diễn ra liên tục, vừa không mang tính thời vụ như trồng trọt lại vừa phụ thuộc vào tính chất thời vụ của trồng trọt. Tính chất haio mặt đó của ngành chăn nuôi đòi hỏi phải bố trí lực lượng lao động thích đáng và ổn định từ khâu gieo trồng cây thức ăn, WWW.TAILIEUHOC.TK
- WWW.TAILIEUHOC.TK chế biến thức ăn đến khâu chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm... phân bố kết hợp các cơ sở chăn nuôi với các cơ sở trồng và chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm, các cơ sở phòng chống dịch bệnh... - Ngành chăn nuôi có quan hệ chặt chẽ với trồng trọt. Chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt và ngược lại trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi do đó cần được thực hiện cân đối về sức kéo, phân bón, thức ăn giữa chăn nuôi và trồng trọt. - Ngành chăn nuôi có thể tạo ra nhiều giá trị khác nhau sức kéo, phân bón, thịt, sữa, trứng, bơ, da, lông... Vì vậy cần tuỳ theo nhu cầu của thị trường và tiêu dùng của xã hội mà xác định cơ cấu, qui mô các vật nuôi phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng (ở nước ta, những vùng thiêú sức kéo, thiếu phân bón lại có đồng cỏ nên phân bố loại gia súc lớn có qui mô thích hợp, những vùng có khả năng về đồng cỏ tự nhiên và đồng cỏ nhân tạo có thể phát triển đàn bò sữa qui mô vừa và lớn, những vùng công nghiệp tập trung và các thành phố lớn nên phân bố các cơ sở nuôi gia cầm, bò thịt, bò sữa). - Các sản phẩm của ngành chăn nuôi (thịt, trứng, sữa, da...) rất cần được chế biến và vận chuyển kịp thời, vì vậy cần phân bố các cơ sở chăn nuôi gần các khu vực tiêu thụ, các cơ sở chế biến hoặc các phương tiện vận chuyển thích đáng. * Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 1- Nhóm yếu tố tự nhiên Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, đến năng suất lao động nông nghiệp. Các vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau có thể đạt năng suất tự nhiên khác nhau đối với một loại nông sản nhất định. Vì vậy đánh giá một cách đầy đủ và khoa học những điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khí hậu và thổ nhưỡng là tiền đề để phân bố sản xuất nông nghiệp hợp lý. Khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu á có ảnh hưởng lớn đến phát triển, phân bố, tổ chức sản xuất và kinh doanh nông nghiệp của Việt Nam. Ba phần tư diện tích lãnh thổ nước ta là đồi núi nên địa hình và đất đai rất đa dạng, phức tạp. Phần lớn đất đai nước ta nằm trên địa hình đồi núi, nên trong sản xuất nông nghiệp cần thực thi các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi để bảo vệ đất. Diện tích đất có khả năng kinh doanh nông nghiệp nước ta có thể lên tới gần 13 triệu ha, nhưng để đảm bảo an toàn chỉ nên sử dụng tối đa là 11 triệu ha. Bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người của nước ta vào loại thấp nhất thế giới. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ngoài việc mở rộng diện tích cần phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, khai thác theo chiều sâu tiềm năng đất đai. Do mưa nhiệt đới nên nguồn nước phong phú. Tuy nhiên cần có những biện pháp để sử dụng hợp lý nguồn nước. 2- Những yếu tố kinh tế - xã hội Đối với các quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội trong nông nghiệp nước ta đang là yếu tố quyết định để sớm đưa nền nông nghiệp nước ta đi lên nền nông nghiệp hàng hoá lớn hiện đại. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp đã và đang được tăng cường. Hệ thống thuỷ nông đang từng bước được hoàn chỉnh ở các vùng đồng bằng và một bộ phận ở trung du, miền núi đã đảm bảo tưới tiêu chủ động trên 50% diện tích gieo trồng. Bước đầu thực hiện điện khí hoá nông nghiệp (Hơn 12% sản lượng điện cả nước dành cho sản xuất nông nghiệp). Hoá học hoá trong nông nghiệp cũng được chú trọng phát triển, số lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp đã không ngừng tăng lên do tăng cường sản xuất trong nước và nhập khẩu. Mức độ cơ giới hoá nông nghiệp ngày càng tăng. Hệ thống giống cây trồng và vật nuôi mới cho năng suất cao đã được áp dụng ở nhiều vùng. Nguồn lao động trong nông nghiệp dồi dào (chiếm trên 70% lao động xã hội), tuy nhiên cần nghiên cứu sử dụng hợp lý hơn nguồn lao động này. Yêu cầu tiêu dùng nông phẩm của thị trường trong và ngoài nước đang ngày càng tăng đã WWW.TAILIEUHOC.TK
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ - 3
16 p | 415 | 56
-
Đề thi học kỳ 2 môn Trắc địa (2011 - 2012)
3 p | 270 | 43
-
Câu hỏi ôn tập Vùng lãnh thổ
9 p | 165 | 36
-
Đề cương môn Địa lý kinh tế
13 p | 240 | 32
-
Bài tập giữa kỳ: Địa lý Kinh Tế - Xã Hội
13 p | 293 | 17
-
Đề kiểm tra địa lý kinh tế: Đề 3
2 p | 205 | 13
-
Qúa trình hình thành loài mới
4 p | 130 | 12
-
Đề kiểm tra địa lý kinh tế: Đề 4
2 p | 149 | 8
-
Đề kiểm tra địa lý kinh tế: Đề 1
2 p | 144 | 7
-
Đề kiểm tra địa lý kinh tế: Đề 2
2 p | 119 | 6
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Địa lý kinh tế xã hội đại cương 1 năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 29 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2014-2015 môn Cơ - Nhiệt (Đề số 1 - Khoa Địa chất) - ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN)
1 p | 43 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Toán ứng dụng Địa lý năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn