YOMEDIA
ADSENSE
Câu hỏi ôn tập môn Kinh tế xây dựng
175
lượt xem 18
download
lượt xem 18
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Câu hỏi ôn tập môn Kinh tế xây dựng nhằm nêu các câu hỏi ôn tập và trả lời học phần kinh tế xây dựng, tài liệu thực sự hữu ích cho các bạn sinh viên chuẩn bị thi kết thúc môn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi ôn tập môn Kinh tế xây dựng
- CÂU 1 : Nêu các đặc điểm của xây dựng và ảnh hưởng của nó đến quá trình đầu tư và xây dựng ? *) Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng: Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cơ cấu và cả về phương diện chế tạo. Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng của chủđầu tư, điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng. Sản phẩm là những công trình được xây dựng tại chỗ. Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian xây dựng và thời gian sử dụng lâu dài. Sản phẩm thường có kích thước lớn và trọng lượng lớn.số lượng ,chửng loại vật tư, thiết bị ,máy móc,lao động …là khác nhau và thay đổi theo tiến độ thi công nên giá thành khác nhau. Sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tốđầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng công trình. Sản phẩm xây dựng liên quan đến cảnh quan môi trường và môi trường tự nhiên, do đó liên quan nhiều đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi đặt công trình. Sản phẩm mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật và quốc phòng. Sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt… Có thể nói sản phẩm xây dựng phản ánh trình độ kinh tế khoa học kỹ thuật và văn hoá trong từng giai đoạn phát triển của một đất nước. *) Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm xây dựng : a). Sản xuất thiếu tính ổn định, có tính lưu động cao theo lãnh thổ .Đặc điểm này kéo theo một loạt các tác động gây bất lợi sau: + Thiết kế có thể thay đổi theo yêu cầu của chủđầu tư về tính công dụng hoặc trình độ kỹ thuật, các vật liệu. + Các phương án công nghệ và tổ chức xây dựng phải luôn luôn biến đồi phù hợp với thời gian và địa điểm xây dựng (phương pháp tổ chức sản xuất và biện pháp kỹ thuật cũng luôn thay đổi cho phù hợp với mỗi công trình xây dựng) b). Thời gian xây dựng công trình dài, chi phí sản xuất lớn . Đặc điểm này gây nên các tác động sau:
- +Làm cho vốn đầu tư xây dựng của chủđầu tư và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng thường bịđộng lâu tại công trình. +Các tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian và thời tiết, chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả. c). Quá trình sản xuất mang tính tổng hợp, cơ cấu sản xuất phức tạp các công việc xen kẽ và ảnh hưởng lẫn nhau .Quá trình sản xuất xây dựng thường có nhiều đơn vị tham gia xây lắp một công trình. Do đó công tác tổ chức quản lý trên công trường rất phức tạp, thiếu ổn định nên coi trọng công tác điều độ thi công, có tinh thần và trình độ tổ chức phối hợp cao giữa đơn vị tham gia xây dựng công trình. d).Sản xuất xây dựng nói chung thực hiện ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thiên nhiên tới các hoạt động lao động .Các biện pháp có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng của yếu tố này là: +Khi lập kế hoạch xây dựng phải đặc biệt chú ý đến yếu tố thời tiết và mùa màng trong năm, có các biện pháp tranh thủ mùa khô và tránh mùa mưa bão, áp dụng các loại kết cấu lắp ghép chế tạo sản một cách hợp lý, nâng cao trình độ cơ giới hoá xây dựng độ giảm thời gian thi công ở hiện trường. +Phải đảm bảo độ bền chắc và độ tin cậy của các thiết bị, máy móc xây dựng; +Phải chú ý cải thiện điều kiện lao động cho người lao động; +Phải quan tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tìm ra các biện pháp thi công hợp lý, phối hợp các công việc thi công trong nhà và ngoài trời. Kịp thời điều chỉnh tiến độ thi công bằng các phương pháp kỹ thuật hiện đại trong quản lý. e).Sản phẩm của ngành Xây dựng thường sản xuất theo phương pháp đơn chiếc, thi công công trình thường theo đơn đặt hàng của chủđầu tư. Đặc điểm này gây nên một số tác dộng đến quá trình sản xuất xây dựng như: +Sản xuất xây dựng của các tổ chức xây dựng có tính bịđộng và rủi ro cao vì nó phụ thuộc vào kết quảđấu thầu. +Việc thống nhất hoá, điển hình hoá các mẫu sản phẩm và công nghệ chế tạo sản phẩm xây dựng gặp nhiều khó khăn; +Không thể xác định thống nhất giá cả cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng.
- Ngoài ra, ở Việt Nam có những đặc điểm xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế xã hội, đã tác động không nhỏ tới công tác tổ chức sản xuất trong toàn ngành Xây dựng: +Lực lượng xây dựng nước ta rất đông đảo, song còn phân tán manh mún, thiếu công nhân lành nghề; +Trình độ trang bị máy móc thiết bị tiên tiến còn rất hạn chế. + Trình độ tổ chức thi công và quản lý xây dựng kém. CÂU 2 : Khái niệm và các cách phân loại hoạt động đầu tư.? a) Khái niệm: Hoạt động đầu tư nói chung là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau. Ví dụ: đầu tư mua sắm thêm MMTB, nguyên vật liệu để mở rộng quy mô sản xuất; đầu tư vào thị trường chứng khoán; đầu tư vào bất động sản... Hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố định gọi là đầu tư XDCB. Ví dụ: đầu tư để xây dựng nhà cửa, đầu tư để xây dựng các tuyến đường, các cây cầu... *)Vai trò của đầu tư Tạo tiền đề vật chất cho việc xây dựng. Tạo ra TSCĐ mới cho nền KTQD. Tạo ra sự thay đổi căn bản làm tăng năng lực sản xuất của các ngành kinh tế.
- Góp phần cân đối lại lực lượng lao động, phân bố hợp lý sức sản xuất. Quy mô và cấp độ đầu tư cơ bản còn phản ánh quy mô, tốc độ phát triển của nền KTQD. b).PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư người ta có thể phân loại chúng theo các tiêu chí khác nhau. a) Theo chủ đầu tư (ai đầu tư) Chủ đầu tư là nhà nước. Chủ đầu tư là các doanh nghiệp. Chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ. b) Theo đối tượng đầu tư (đầu tư cho cái gì) Đầu tư cho các đối tượng vật chất để khai thác cho sản xuất và cho các lĩnh vực hoạt động khác. Đầu tư cho tài chính. Ví dụ như: mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay... c) Theo nguồn vốn (tiền từ đâu ra) Vốn nhà nước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của DN nhà nước và các vốn khác do nhà nước quản lý. Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA). Vốn tín dụng thương mại. Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các DN nhà nước. Vốn đóng góp của nhân dân. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Các nguồn vốn khác hoặc các nguồn vốn hỗn hợp từ nhiều nguồn vốn. d) Theo cơ cấu đầu tư (đầu tư như thế nào) Đầu tư theo các ngành kinh tế. Đầu tư theo vùng lãnh thổ. Đầu tư theo các thành phần kinh tế. e) Theo góc độ tái sản xuất TSCĐ Đầu tư mới (xây dựng, mua sắm TSCĐ loại mới). Đầu tư lại (thay thế, cải tạo TSCĐ hiện có).
- f) Theo góc độ trình độ kỹ thuật Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. + Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất với kỹ thuật lập lại như cũ. + Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư vào việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến với quy mô sản xuất như cũ. Đầu tư theo tỷ trọng vốn đầu tư. g) Theo thời đoạn kế hoạch Đầu tư ngắn hạn (thời gian đầu tư 1 năm). h) Theo tính chất và quy mô của dự án Các dự án quan trọng quốc gia không kể mức vốn đầu tư. Dự án nhóm A Dự án nhóm B Dự án nhóm C CÂU 3: Các chỉ tiêu tĩnh để đánh giá dự án, nguyên tắc lựa chọn phương án , phạm vi áp dụng của nhóm chỉ tiêu tĩnh? 1) Chỉ tiêu chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm (Cđ) 1 VCDxr Cđ = ( VLD ) Q 2 Trong đó: Q: Khối lượng sản phẩm trong năm của dự án. VCĐ: Vốn cố định.bình quân phải chịu lãi VLĐ: Vốn lưu động. r: lãi suất. Khi lựa chọn phương án đầu tư, ta chọn phương án có Cđ nhỏ nhất.
- 2) Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho 1 đơn vị sản phẩm (Lđ) Lđ = Gđ Cđ Trong đó: Gđ: Doanh thu bán hàng tính cho 1 đơn bị sản phẩm. Khi lựa chọn phương án đầu tư, ta chọn phương án có Lđ lớn nhất. 3) Chỉ tiêu mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư (M) L M VDT Trong đó: L: Lợi nhuận của 1 năm hoạt động của dự án. VĐT: Tổng số vốn đầu tư của dự án. Khi chọn phương án đầu tư, ta chọn phương án có M lớn nhất. 4) Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (Th) Thời gian thu hồi VĐT nhờ lợi nhuận: VDT Th L - Thời gian thu hồi VĐT nhờ lợi nhuận và khấu hao: VDT Th L KH Trong đó: KH: Khấu hao cơ bản hàng năm. L: Lợi nhuận. Khi lựa chọn phương án đầu tư, ta chọn phương án có Th nhỏ nhất. Phạm vi áp dụng: Các chỉ tiêu tĩnh có ưu điểm là tính toán đơn giản và nó thường được sử dụng cho khâu lập dự án tiền khả thi hoặc cho các dự án nhỏ, ngắn hạn ( 1 năm) và các dự án không đòi hỏi mức chính xác cao.
- CÂU 9: Khái niệm, nội dung tiến bộ công nghệ trong XD? a) Khái niệm Tiến bộ công nghệ là quá trình từng bước hoàn thiện và phát triển các thành phần công nghệ hiện có. Nó là bước đầu của đổi mới công nghệ, là kết quả của sự phát triển của khoa học và nâng cao trình độ văn hoá của xã hội. + Đổi mới công nghệ là sự thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới ở tất cả các thành phần của công nghệ. Nó có được nhờ tích luỹ của những cải tiến kỹ thuật, tiến bộ công nghệ trong từng thành phần, ở từng giai đoạn phát triển.
- Tuỳ từng ngành kinh tế mà tiến bộ công nghệ có nội dung cụ thể của mình. Trong xây dựng, tiến bộ công nghệ là cơ giới hoá, công nghiệp hoá sản xuất xây lắp, tiêu chuẩn hoá, định hình hoá các cấu kiện, các bộ phận cấu thành công trình, áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và tổ chức sản xuất, nguồn nhân lực ổn định với trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động được nâng cao. Mục tiêu chính của tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực xây dựng là: + Rút ngắn thời gian xd, tăng khối lượng sản phẩm, đạt được mức tăng trưởng cao trong xd các công trình. + Đảm bảo chất lượng công trình xd, giảm giá thành, tăng lợi nhuận, giảm nhẹ lao động và nâng cao năng suất lao động... b) Nội dung của tiến bộ công nghệ trong xây dựng: Nội dung chính của tiến bộ công nghệ trong XD được mô tả qua sơ đồ sau: Nâng cao trình độ Nâng cao trình độ tổ nguồn nhân chức quản lý (O) Nội dung tiến bộ lực (H) CNXD Phát triển thông Tiến bộ kỹ thuật tin (I) (T) Phát triển Hoàn thiện và Sử dụng VL mới, Hoàn thiện các Tiêu chuẩn hoá, hoàn thiện a/d kỹ thuật VL thay thế, cấu PP tổ chức sx, định hình hoá Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới công nghệ thi công, áp dụng các công nghệ thi công tiên tiến là công cụ lao mới, công nghệ kiện đúc sẵn, lắp công nghệ quản các chi tiết, cấu nội dung cơ bản nhất quyết định nhất của lời giải cho bài toán về năng suất, chất lượng và hiệu quả XD. động (MMTB, thi công tiên tiến ghép lý, kỹ thuật kiện bán thành CCDC) quản lý ộ nền kinh tếph qu Cơ sở vật chất của tiến bộ công nghệ trong xd cũng như trong toàn b ẩm,sp xd ốc dân là công nghiệp nặng mà hạt nhân của nó là ngành chế tạo máy. Bên cạnh đó cũng phải nhấn mạnh rằng sự phát triển của các ngành công nghiệp khác (như công nghiệp hoá chất, công nghiệp sx VLXD...) cũng thúc đẩy tiến bộ công nghệ trong xd.
- CÂU 10:Khái niệm, bản chất, các mức độ và các chỉ tiêu cơ giới hóa trong XDCT ? 1) Khái niệm :
- Cơ giới hoá xây dựng là quá trình thay thế lao động thủ công vốn vẫn dựa vào sức lao động của con người là chính bằng các công cụ lao động (máy móc, thiết bị) hoàn thiện hơn. Quá trình cơ giới hoá thực chất là quá trình hoàn thiện công cụ lao động. Nếu như trong sx thủ công con người là động lực chính thì trong cơ giới hoá nhiều chức năng của người lao động dần dần được máy móc thiết bị thay thế. 2) Nội dung : Tuỳ thuộc vào phạm vi và tính chất cơ giới hoá các quá trình sx, người ta phân biệt mức độ cơ giới hoá như sau: Cơ giới hoá từng phần: tức là chỉ có từng loại công tác riêng biệt thậm chí chỉ có từng bước công việc riêng biệt được cơ giới hoá, lao động thủ công vẫn còn chiếm phần chính. Cơ giới hoá đầy đủ (đồng bộ): ở đây máy móc thực hiện tất cả các quá trình sx hay tất cả các bước công việc tạo thành quá trình sx đó, lao động thủ công được giải phóng trừ 1 phần liên quan đến việc điều khiển máy. Tự động hoá: Trong tự động hoá, tất cả các công việc của quá trình sx xd đều do máy móc thực hiện theo 1 chương trình định sẵn mà không có sự điều khiển của con người, trừ chức năng kiểm tra. Tự động hoá lại được chia ra thành: + Tự động hoá từng phần: tức là 1 phần công việc do các hệ thống máy móc thiết bị làm, phần còn lại do con người thực hiện. + Tự động hoá toàn bộ: trong tự động hoá toàn bộ thì tất cả các chức năng làm việc và chức năng điều khiển đều được cơ giới hoá, con người chỉ thực hiện chức năng tra sự hoạt động của máy móc theo chương trình có sẵn và làm công việc bảo dưỡng máy móc. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, khi mà lao động thủ công còn chiếm tỷ lệ đáng kể thì việc thực hiện cơ giới hoá có ý nghĩa rất lớn. Việc chuyển sang mức độ cơ giới hoá cao hơn, nói chung bao giờ cũng mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn. Do vậy 1 trong những nhiệm v ụ tr ực ti ếp quan tr ọng nh ất c ủa ti ến b ộ công nghệ trong xd là không ngừng nâng cao mức độ cơ giới hoá công tác xây lắp. Chúng ta có thể thực hiện cơ giới hoá công tác xây lắp bằng 2 cách: + Một là tiến thẳng lên cơ khí hiện đại trong điều kiện cho phép. + Hai là tuần tự từ thủ công lên nửa cơ giới và cơ giới.
- 3) Chỉ tiêu đánh giá mức độ cơ giới hoá a) Hệ số(Tỷ lệ) cơ giới hoá cho công tác xây lắp (Kcgct): Qm K cg ct = 100 (%) Q Trong đó: Qm: khối lượng (giá trị sản lượng) công tác xây lắp do máy làm. Q : tổng khối lượng (giá trị sản lượng) công tác xây lắp thực hiện bằng máy và thủ công trong kỳ. Kcgct càng cao thì mức độ cơ giới hoá càng cao. b) Hệ số (Tỷ lệ) cơ giới hoá lao động (Kcglđ): Tm K cg ld = 100 (%) T Trong đó: Tm: số lao động (công nhân) hay thời gian lao động (giờ, ca) làm việc bằng máy. T : tổng số lao động hay thời gian làm việc bằng máy và làm việc thủ công được sử dụng trong kỳ. Kcglđ càng cao thì mức độ cơ giới hoá càng cao. c) Mức trang bị cơ giới cho công tác xây lắp (Ktbct): Gm Ktb ct = (đồng/đồng) Gxl Trong đó: : giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành trong năm. Gm : giá trị máy móc, thiết bị bình quân trong năm.
- Gmtan g xttan g Gmgiam xt giam Gm = G + �dk m −� 360 360 Với: Gmđk: giá trị máy móc thiết bị đầu kỳ (thường tính vào ngày 1/1). Gmtăng: giá trị máy móc thiết bị tăng trong kỳ (do đầu tư, mua sắm, biếu tặng...). Ttăng: thời gian sử dụng máy móc thiết bị tăng (tính từ ngày tăng đến 31/12). Gmgiảm: giá trị máy móc thiết bị giảm trong kỳ (do hư hỏng, thanh lý, điều chuyển...). Tgiảm: thời gian không sử dụng máy móc thiết bị giảm (tính từ ngày giảm đến 31/12). Quy ước: 1 tháng có 30 ngày, 1 quý có 90 ngày, 1 năm có 360 ngày. Ý nghĩa: Hệ số này cho biết 1 đồng giá trị khối lượng công tác xây lắp được trang bị bao nhiêu đồng máy móc thiết bị. d) Mức trang bị cơ giới cho lao động (Ktblđ): G m (Tr.đồng/người) Ktbld = 100 T Trong đó: T : số công nhân bình quân năm trong danh sách của doanh nghiệp. Ý nghĩa: Hệ số này cho biết 1 công nhân được trang bị bao nhiêu đồng máy móc, thiết bị. Hệ số này càng lớn thì mức trang bị càng cao.
- CÂU 11:Hiệu quả kinh tế do rút ngắn thời gian xây dựng công trình? Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của cơ giới hoá, nhưng thông thường người ta hay sử dụng các chỉ tiêu về tiết kiệm lao động, tiết kiệm do hạ giá thành và rút ngắn thời gian xây dựng. a) Số lượng lao động tiết kiệm được do nâng cao trình độ cơ giới hoá Lượng lao động tiết kiệm được của 1 loại công tác xây lắp nhờ nâng cao trình độ cơ giới hoá được tính theo công thức sau: W2 − W1 �T TK = TTK x �Qcg = W1.W2 x �Qcg Trong đó: TTK : tổng số lao động tiết kiệm được. TTK: lượng lao động tiết kiệm được cho 1 đơn vị công tác. 1 1 TTK = − W1 W2 Với: W1, W2 là năng suất lao động bình quân 1 công nhân trước và sau khi nâng cao trình độ cơ giới hoá. Qcg : tổng khối lượng công tác thực hiện sau khi nâng cao trình độ cơ giới hoá. Chỉ tiêu này tương đối đơn giản để xác định gần đúng hiệu quả kinh tế nhờ nâng cao trình độ cơ giới hoá. b) Mức tiết kiệm do hạ giá thành 1 loại công tác xây lắp nhờ nâng cao trình độ cơ giới hoá Mức tiết kiệm hạ giá thành 1 loại công tác xây lắp do nâng cao trình độ cơ giới hoá được tính theo công thức sau: �C tk = Ctk x �Qcg Trong đó: Ctk : tổng mức tiết kiệm do hạ giá thành. Ctk: mức tiết kiệm do hạ giá thành 1 đơn vị công tác xây lắp. Ctk = C1 – C2 Với: C1, C2 là giá thành bình quân 1 đơn vị công tác xây lắp trước và sau khi nâng cao trình độ cơ giới hoá.
- Qcg : tổng khối lượng công tác thực hiện sau khi nâng cao trình độ cơ giới hoá. c) Rút ngắn thời gian xây dựng do nâng cao trình độ cơ giới hoá Việc nâng cao trình độ cơ giới hoá tất yếu sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công, từ đó thời gian xây dựng được rút ngắn, chỉ tiêu này được tính như sau: Tbq1 − Tbq2 Kt = x100 Tbq1 Trong đó: Tbq1, Tbq2 là thời gian bình quân để hoàn thành 1 loại công tác xây lắp trước và sau khi nâng cao trình độ cơ giới hoá * Việc xác định hiệu quả kinh tế của cơ giới hoá là 1 công việc phức tạp. Hiện nay vấn đề cơ giới hoá xây dựng đặt ra cho ngành và các doanh nghiệp những vấn đề hết sức nặng nề đó là: cần phải đánh giá lại năng lực sản xuất của các DNXD, tổ chức lại việc quản lý và sử dụng số máy móc thiết bị hiện có, từng bước tăng cường và củng cố đội máy thi công và đội xe vận tải xd. Xu hướng hiện nay của nhiều nước trong việc lựa chọn máy móc để cơ giới hoá là đồng thời thực hiện cả 2 xu hướng: Một là: dần tăng công suất của từng máy, sử dụng ngày càng nhiều máy lớn có hiệu quả kinh tế cao cho phép trong 1 thời gian ngắn thực hiện được 1 khối lượng xây lắp lớn. Hai là: sử dụng rộng rãi các loại máy nhẹ, kích thước nhỏ, có tính cơ động cao thích ứng với từng loại công việc có khối lượng phức tạp. Việc xác định cơ cấu hợp lý giữa 2 loại máy này tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của việc xây dựng công trình và cơ chế quản lý nói chung.
- CÂU 12:Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng TSCĐ – VCĐ. Ý nghĩa của từng chỉ tiêu? *) CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG TSCĐ: 1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ G (đ/đ) H STSCD NG Trong đó: HSTSCĐ: là hiệu suất sử dụng TSCĐ. G: doanh thu (giá trị) khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ (năm, quý), đơn vị là đồng. NG : nguyên giá bình quân của TSCĐ trong kỳ. NG NG DK NG tan g NG giam NG tan g .t tan g NG giam .t giam NG DK 360 360 Với: NGĐK: giá trị của TSCĐ đầu kỳ (có thể phản ánh theo nguyên giá hoặc giá trị còn lại). NGtăng: nguyên giá của TSCĐ tăng lên trong kỳ (do đầu tư, mua sắm trang bị, biếu tặng...). NGgiảm: nguyên giá của TSCĐ giảm trong kỳ (do điều chuyển, thanh lý, nhượng bán...). ttăng: thời gian sử dụng TSCĐ tăng trong kỳ (tính từ ngày tăng tài sản đến hết ngày 31/12). tgiảm: thời gian không sử dụng TSCĐ giảm. Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguyên giá TSCĐ trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu, hệ số này càng lớn càng tốt. 2. Suất hao phí TSCĐ NG FTSCD (đ/đ) G
- 1 hay: FTSCD TSCD H S Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho ta biết để làm ra 1 đồng doanh thu cần phải có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. 3. Hiệu quả sử dụng TSCĐ L H qTSCD (đ/đ) NG Trong đó: L: lợi nhuận thực hiện trong kỳ. Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng nguyên giá TSCĐ trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 4. Hệ số còn sử dụng được của TSCĐ NG KH H csd NG Trong đó: KH: tổng số khấu hao đã trích của TSCĐ. 5. Hệ số hao mòn của TSCĐ KH H hm 1 H csd NG 6. Hệ số kết cấu kỹ thuật của TSCĐ NGi H KT NG Trong đó: NGi: nguyên giá của TSCĐ loại i. NG : tổng số nguyên giá TSCĐ của DN. 7. Hệ số đổi mới TSCĐ NG dm H dm NGck Trong đó: NGđm: nguyên giá của TSCĐ đổi mới trong kỳ. NGck: tổng nguyên giá của TSCĐ ở thời điểm cuối kỳ.
- 8. Hệ số thải loại TSCĐ NGTL H TL NG DK Trong đó: NGTL: nguyên giá của TSCĐ thải loại trong kỳ. NGĐK: nguyên giá TSCĐ của DN ở đầu kỳ. 9. Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động NG K tbld (đ/người) T Trong đó: T : tổng số công nhân xây lắp của DN trong kỳ. Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho ta biết 1 người công nhân xây lắp trong kỳ được trang bị bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. *) CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG VCĐ 1. Hiệu suất sử dụng VCĐ G H sVCD (đ/đ) VCD Trong đó: VCD : VCĐ bình quân trong kỳ. + Đối với TSCĐ còn mới thì VCĐ = nguyên giá TSCĐ. + Đối với TSCĐ cũ thì VCĐ = giá trị còn lại của TSCĐ = NG – KH VCDDK VCDCK VCD VCD DK VCD tan g VCD giam 2 Ý nghĩa: Xem 1 đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. 2. Hiệu quả sử dụng VCĐ L H qVCD (đ/đ) VCD Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng VCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 3. Suất hao phí VCĐ
- VCD 1 FVCD (đ/đ) G H qVCD Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho ta biết để làm ra 1 đồng doanh thu thì cần phải có bao nhiêu đồng VCĐ. CÂU 13: Khái niệm, thành phần, cơ cấu lao động trong DN xây dựng? 1. Lao động trong xây lắp: Lao động trong xây lắp là những người tham gia vào hoạt động sản xuất chính (sx xây lắp), bao gồm: + Công nhân xây lắp: là những người trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. + Nhân viên kỹ thuật: là những người đang trực tiếp làm công tác kỹ thuật, có bằng trung cấp kỹ thuật hoặc tương đương trở lên. + Nhân viên quản lý kinh tế: là những người đang trực tiếp làm công tác quản lý và tổ chức DN như giám đốc, phó giám đốc và các nhân viên của các phòng ban chức năng như phòng tài vụ, phòng kế hoạch, phòng vật tư... + Nhân viên quản lý hành chính: là những người làm công tác hành chính quản trị, tổ chức... 2. Lao động ngoài xây lắp: Lao động ngoài xây lắp là những người không tham gia vào sản xuất chính mà làm công tác sản xuất phụ, phụ trợ (sx vật liệu xây dựng, sản xuất bê tông, cấu kiện...), mua bán, vận chuyển NVL... 3. Lao động khác: Lao động khác là những người lao động của DN mà không thuộc 2 loại trên, bao gồm: lao động hoạt động dịch vụ nói chung; nhân viên phục vụ nhà ăn, cấp dưỡng, nhà trẻ; lao động thuộc các đoàn thể, lái xe cho giám đốc, lái xe chở công nhân viên đi làm...
- CÂU 14:Các hình thức trả lương và ưu nhược điểm của nó.? a) Hình thức tiền lương theo thời gian Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức mà tiền lương được trả trên cơ sở thời gian lao động và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị thời gian. Tiền lương ngày = Số giờ làm việc trong ngày x Đơn giá tiền lương giờ Tiền lương tháng = Số ngày làm việc trong tháng x Đơn giá tiền lương1ngày Có 2 loại lương thời gian: + Lương thời gian giản đơn: Tiền lương nhận được = Thời gian lao động x Đơn giá tiền tính cho 1 đơn vị thời gian. + Lương thời gian có thưởng: Tiền lương nhận được = Tiền lương thời gian giản đơn + Tiền thưởng. Ưu điểm của hình thức tiền lương theo thời gian là: + Tính toán đơn giản, dễ xác định. + Phản ánh 1 phần chất lượng lao động, điều kiện lao động và trình độ lao động của người công nhân thông qua đơn giá tiền lương ứng với mỗi ngành nghề. Nhược điểm: + Vi phạm nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng sản phẩm. + Không đánh giá chính xác được kết quả làm việc của người lao động. + Không kích thích được sự sáng tạo, tự giác và tăng năng suất của người lao động, có thể nảy sinh các yếu tố bình quân chủ nghĩa.
- Phạm vi áp dụng: + Hình thức lương thời gian được áp dụng cho những trường hợp khi khối lượng công việc không thể đo tính được rõ ràng và áp dụng cho tiền lương của cán bộ quản lý, công chức, viên chức. b) Hình thức tiền lương theo sản phẩm Theo hình thức này thì tiền lương của công nhân nhận được trong 1 thời gian nào đó = Số sản phẩm do họ làm ra x Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm. Tiền lương theo sản phẩm được chia ra thành các loại: + Tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế = Số sản phẩm làm ra x Đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm. + Tiền lương sản phẩm gián tiếp: dùng để trả lương cho những công nhân phụ mà năng suất của họ ảnh hưởng lớn đến kết quả lao động của công nhân chính, nó được xác định bằng tích giữa số sản phẩm lao động gián tiếp với đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm gián tiếp. + Tiền lương sản phẩm có thưởng: được xác định bằng tiền lương sản phẩm trực tiếp cộng với các khoản tiền thưởng. + Tiền lương sản phẩm luỹ tiến (luỹ kế): đối với số lượng sản phẩm nằm trong định mức được trả theo đơn giá tiền lương cố định, còn số sản phẩm vượt định mức được trả theo đơn giá tăng dần. + Lương khoán gọn: được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, đơn giá khoán và thời gian hoàn thành công việc. Lương khoán gọn không phụ thuộc vào số lượng lao động của đơn vị nhận khoán. Tiền lương của mỗi cá nhân trong tổ, đội nhận khoán được phân phối theo số lượng, chất lượng và có xét đến tinh thần, thái độ (do nội bộ đơn vị nhận khoán phân chia).
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn