YOMEDIA
ADSENSE
Chủ đề 5: Dân tộc Việt Nam
218
lượt xem 26
download
lượt xem 26
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài giảng trang bị cho người học những kiến thức câm thiết về về quá trình hình thành và phát triển của Dân tộc Việt Nam, các đặc điểm của Dân tộc Việt Nam, làm cơ sở cho học tập, nghiên cứu tại trường, góp phần nâng cao trình độ tay nghề trong quán triệt và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chủ đề 5: Dân tộc Việt Nam
- Chủ đề 5: DÂN TỘC VIỆT NAM A.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Trang bị cho người học những kiến thức câm thiết về về quá trình hình thành và phát triển của Dân tộc Việt Nam, các đặc điểm của Dân tộc Việt Nam, làm cơ sở cho học tập, nghiên cứu tại trường, góp phần nâng cao trình độ tay nghề trong quán triệt và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. B. NỘI DUNG I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM C. THỜI GIAN: 3 tiết D. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thuyết trình, nêu ví dụ chứng minh, diễn giải, pháp vấn Sử dụng phương tiện trình chiếu (nếu có) E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Dân tộc hoc, Nxb QĐND. H 2001 2. Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục. H 1997 3. Tổng cục chính trị, Một số vấn đề dân tộc và quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, Nxb QĐND. H 1995 4. Phan Huy Lê, Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb ĐH & THCN. H 1983 5. Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của Dân tộc Việt Nam, Nxb ĐH&THCN. H 1983 1
- NỘI DUNG Do điều kiện tự nhiên, lịch sử quy định nên các dân tộc có quá trình hình thành và đặc điểm khác nhau. Trong mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống ngàn năm văn hiến. Bởi vậy cần nghiên cứu nắm vững đặc điểm dân tộc làm cơ sở khoa học để hoạch định, quán triệt và thực hiện tốt chiến lược và sách lược phát triển đất nước. Với mỗi quân nhân đây là việc làm cần thiết để xây dựng lòng tự hào dân tộc, và để quán triệt thực hiện tốt chức trách của mỗi người, nhất là trong công tác dân vận. Đây là một vấn đề nghiên cứu rộng lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau cả về không gian và thời gian và cũng có nhiều ý kiến chưa thống nhất, nên trong thời gian ngắn chúng ta chỉ đề cập những vấn đề khái lược nhất mà thôi, vấn đề này còn được bổ trợ thêm bởi các môn học khác như lịch sử học, văn hóa học, khảo cổ học…và nó còn tiếp tục được làm sáng tỏ hơn nữa trong quá trình tự nghiên cứu của mỗi người. Xung quanh vấn đề dân tộc Việt Nam hình thành khi nào, lâu nay có nhiều quan điểm khác nhau. Tựu trung lại có hai loại quan điểm cơ bản sau: 1. Dân tộc Việt Nam hình thành muộn, chỉ vào khoảng thế kỷ XVIII khi mà trong nước đã có các mầm mống kinh tế TBCN nảy sinh ( Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Minh Trang) 2. Dân tộc Việt Nam hình thành từ sớm gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước ( hình thành cùng với sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc) Hiện nay đa số học giả ngả theo hướng này, chúng ta tiếp cận theo hướng này. I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 1. Điều kiện lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam. 2
- Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: Dân tộc Việt Nam hình thành trong những điều kiện lịch sử khác với loại hình dân tộc phương tây. Ở phương Tây dân tộc chỉ ra đời và phát triển cùng chủ nghĩa tư bản do các hình thái kinh tế xã hội tiền tư bản không những không dẫn đến hình thành dân tộc mà còn đối lập với quan hệ dân tộc. Ở Việt Nam dân tộc ra đời sớm hơn do đặc điểm của hình thái kinh tế xã hội tiền tư bản mang đặc trưng của xã hội phương đông ( Mác gọi là phương thức sản xuất châu Á ) và do những điều kiện lịch sử cụ thể. a. Do đặc điểm hình thái kinh tế xã hội tiền tư bản ở Việt Nam quy định Việt Nam trải qua chế độ công xã nguyên thủy hàng vạn năm (từ hậu kỳ đồ đá cũ kéo dài cho đến giai đoạn sơ kỳ đồ đồng cách đây khoảng 4000 năm) để lại nhiều tàn dư dấu ấn trong các xã hội sau, sự tồn tại của công xã nguyên thủy cũng tạo điều kiện cho cố kết cộng đồng. Chế độ công xã nguyên thủy (công xã thị tộc, chế độ thị tộc, chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy ) là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người. Bắt đầu từ thời kỳ xuất hiện người tinh khôn ( Homo sapiens ) và kết thúc với sự hình thành xã hội có giai cấp và xuất hiện nhà nước. Các tài liệu khoa học ( đặc biệt là khảo cổ học ) đã chứng minh Việt nam đã trải qua chế độ công xã nguyên thủy hàng vạn năm và mang đầy đủ những đặc điểm của nó, với cả hai mặt tích cực và hạn chế ( tiêu cực) Mặt tích cực: cố kết dân tộc, thúc đẩy quá trình sớm hình thành DTVN biểu hiện thông qua hình thức cộng đồng tộc người phổ biến ở công xã nguyên thủy là thị tộc + Về kinh tế: thị tộc là một tập thể kinh tế thống nhất. Đất đai nơi thị tộc cư trú là tư liệu sản xuất của cả thị tộc. Cơ sở của quan hệ sản xuất là sở hữu chung về tư liệu sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ 3
- thấp, công cụ sản xuất thô sơ (công cụ bằng đá thô sơ không cho phép đơn độc đấu tranh với lực lượng thiên nhiên và thú dữ để sinh tồn) nên lao động phải tập thể và do đó hưởng chung thành quả lao động. Lợi ích của mọi thành viên trong thị tộc được bảo đảm như nhau. Đây là điều kiện vật chất quan trọng bảo đảm cố kết các thành viên trong cộng đồng + Về xã hội: Hạt nhân của chế độ CXNT là thị tộc mẫu quyền và chế độ mẫu hệ (sau đó được thị tộc phụ quyền và phụ hệ thay thế). Mỗi thị tộc gồm nhiều gia đình, số lượng thành viên của gia đình này có khi rất đông, bao gồm một nhóm người gần gũi nhau về huyết thống, có khi đến bốn, năm thế hệ. Cách tổ chức này tạo điều kiện cho các thành viên gắn bó chặt chẽ với nhau, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Do đó tạo nên sự thống nhất và mang tính xã hội cao. Tóm lại: chế độ công xã nguyên thủy với hình thái tổ chức cơ bản của nó là thị tộc – một tập thể người quan hệ vững chắc với nhau bằng lao động chung và được củng cố xây dựng trên cơ sở huyết thống. Nó tạo nên sự thống nhất, đoàn kết xã hội, là cơ sở thúc đẩy quá trình sớm hình thành DTVN Mặt tiêu cực: góp phần làm cho xã hội trì trệ, chậm phát triển + Về kinh tế: phân phối bình quân, kế thừa tài sản thuộc về tập thể không phát huy được động lực của người lao động, kìm hãm sự phát triển của xã hội + Về xã hội: tạo tâm lý thụ động dựa dẫm vào nhau của các thành viên trong gia đình, vai trò cá nhân không được đề cao, tư tưởng cục bộ còn ảnh hưởng đến tận ngày nay. Tuy nhiên, ở phương tây cũng trải qua chế độ công xã nguyên thủy nhưng dân tộc với tư cách là một cộng đồng người hình thành đầy đủ cùng với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Thì ở phương đông nói 4
- chung và Việt Nam nói riêng dân tộc được hình thành sớm hơn. Tại sao lại có vấn đề như vậy. Câu trả lời là: Việt Nam không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ như phương tây mà phát triển dưới hình thức nô lệ gia trưởng và đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á. Về phương thức sản xuất châu Á: một trong những phát minh vĩ đại của Mác là chủ nghĩa duy vật lịch sử, qua đó chỉ ra lịch sử vận động và phát triển của xã hội là sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội ( CSNT, CHNL, PK, TBCN ). Tuy nhiên, khi nghiên cứu các trường hợp ở phương đông ( Ấn Độ ) thì Mác thấy không thể lấy các hình thái KT – XH trên để giải thích. Khi nghiên cứu về Ấn Độ Mác đã phát hiện những đặc thù cơ bản của xã hội phương đông, đó là nhà nước chuyên chính phương đông và chế độ công xã nông thôn. Nghiên cứu tổng thể các mặt kinh tế ( quan hệ sở hữu ), chính trị, xã hội Mác gọi phương thức sản xuất bao trùm xã hội phương đông thời bấy giờ là phương thức sản xuất châu Á với các đặc trưng: Về chính trị: sự tồn tại của nhà nước chuyên chế, quyền lực tối cao nằm trong tay một người Về kinh tế: sự phổ biến của sở hữu tập thể về ruộng đất với người đứng đầu là vua, không có chế độ tư hữu về ruộng đất. Phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp không tách rời nhau. Thành thị chậm phát triển, hình thức bóc lột theo kiểu cống nạp. Về xã hội: sự tồn tại dai giẳng của công xã nông thôn và sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp. Về văn hóa: ảnh hưởng nặng nề bởi tôn giáo. Đối với Việt Nam, qua các công trình nghiên cứu được công bố, tuy vẫn còn có ý kiến khác nhau nhưng có thể khẳng định ở nước ta đã từng tồn tại phương thức sản xuất châu Á. Tuy nhiên đối chiếu với các đặc trưng về phương thức sản xuất châu Á của Mác thì ở Việt Nam hoàn toàn không trùng khớp. Cụ thể ở Việt Nam: + Công xã nguyên thủy phát triển dần lên công xã nông thôn. Công xã nông thôn thời kì bấy giờ gọi là các kẻ, chạ, chiềng ( sau này gọi là làng, xã). Trong xã hội công xã duy trì hai mối quan hệ huyết thống và láng giềng – là sợi dây gắn kết các thành viên thành cộng đồng. 5
- Ở vào giai đoạn cuối của công xã nguyên thủy, chế độ phụ hệ dần dần được xác lập. Và khi gia đình nhỏ phát triển, trở thành tế bào – đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội, công xã thị tộc dần dần tan rã và nhường chỗ cho công xã nông thôn – một hình thái xã hội xuất hiện phổ biến vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy để chuyển sang xã hội có giai cấp. Và khi Nhà nước xuất hiện người ta căn cứ vào địa vực cư trú, chứ không phải là huyết tộc như trước để phân chia dân cư. Mỗi công xã nông thôn gồm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lí nhất định. Công xã nông thôn ở nước ta, ngoài quan hệ láng giềng, địa lý, quan hệ huyết tộc được bảo tồn. Trong làng còn có họ và rất nhiều làng mang tên họ như: Hoàng xá, Đặng xá, Cao xá, Lê xá…Công xã nông thôn có kết cấu “ vừa làng vừa họ” đó là sự kết hợp lâu dài với công xã gia đình ( công xã thị tộc tồn tại dai dẳng ) trên cơ sở quan hệ địa lý và quan hệ huyết thống. Đặc điểm này làm cho sự gắn bó bên trong công xã càng trở nên bền chặt hơn. + Quyền sở hữu ruộng đất thuộc về công xã, các gia đình trong công xã nhận một phần ruộng đất theo hình thức định kỳ hoặc một lần và nộp một phần sản phẩm cho nhà nước. Đây là cơ sở xã hội bền vững và phổ biến, là sợi dây quan trọng liên kết các thành viên. Đặc trưng của công xã nông thôn là quyền sở hữu ruộng đất ( tư liệu sản xuât quan trọng nhất lúc bấy giờ ) thuộc về công xã. Toàn bộ ruộng đất cày cấy cùng với rừng núi, ao hồ, sông ngòi trong phạm vi công xã đều thuộc quyền sở hữu của công xã. Vùng đồng bằng, chế độ công thổ, công điền của làng vẫn tồn tại phổ biến mãi đến thế kỷ XV. Ruộng đất công xã được phân chia cho các gia đình thành viên sử dụng, ngoài ra công xã có thể giữ một bộ phận ruộng đất để cày cấy chung nhằm sử dụng cho những chi phí công cộng. Công cuộc khai hoang, làm thủy lợi và những lao động công ích khác đều được tiến hành bằng lao động hợp tác của toàn công xã. Mọi 6
- tài sản chung của công xã đều thuộc quyền sử dụng của các thành viên công xã. Cách phân chia ruộng đất lúc bấy giờ được thực hiện theo các tục lệ mang tính bình đẳng, dân chủ của cộng đồng công xã. Tựu trung có hai cách phân chia ruộng đất công của làng xã: phân chia theo định kỳ và phân chia một lần. Cách phân chia định kỳ ra đời chậm hơn và là một biện pháp để đối phó với chế độ tư hữu ruộng đất. Tóm lại, sở hữu chung, lao động chung và sử dụng thành quả lao động chung tạo nên sự gắn bó, liên kết chặt chẽ giữa các thành viên công xã về mặt kinh tế xã hội. + Phân hóa xã hội diễn ra chậm, trong xã hội có 3 tầng lớp: quý tộc, nô tỳ và nông dân công xã tự do. Mâu thuẫn trong xã hội diễn ra không quá sâu sắc. Tiền đề vật chất có ý nghĩa quyết định đến sự phân hóa xã hội là sự phát triển của sức sản xuất đến mức độ tạo ra sản phẩm thặng dư của xã hội. Do vậy khi kỹ thuật đồ đồng và đồ sắt phát triển, năng suất lao động được nâng cao và sản phẩm thặng dư tăng lên đưa đến sự phân công lao động lần thứ nhất: các bộ lạc chăn nuôi tách khỏi các bộ lạc trồng trọt. Tuy nhiên nghề chăn nuôi chỉ phát triển dưới dạng chăn nuôi gia súc nhỏ và kết hợp chặt chẽ với trồng trọt và các ngành kinh tế khác (chứ không tách rời phát triển biệt lập thành một loại hình kinh tế độc lập như các bộ lạc chăn nuôi du mục ), bên cạnh việc tạo ra một số sản phẩm phục vụ nhu cầu hằng ngày thì chăn nuôi còn phục vu cho trồng trọt. Sự phân công lao động lần thứ hai diễn ra khi thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Ở nước ta, nghề trồng lúa nước phải tôn trọng thời tiết theo đúng lịch nông nghiệp, nên công việc lao động chỉ tập trung vào một số tháng trong năm, do đó cư dân nông nghiệp có thời gian nông nhàn làm và phát triển các nghề thủ công. Sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ bản thân và nhu cầu của công xã chứ chưa trở thành hàng hóa như sau này. Thủ công nghiệp ra đời ở nước ta về chừng mực nào đó không phải là do sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa lao động rõ rệt ( như ở phương tây ). Những người thợ thủ công ban đầu sống trong các công xã nông nghiệp 7
- sau đó tách thành các công xã thủ công nghiệp và phát triển thành phường thủ công nghiệp sau này. Quá trình phân hóa xã hội trên diễn ra từ từ và chậm chạp đưa đến tình trạng phân biệt của cải và thân phận con người. Một số người bị tụt xuống vị trí thấp kém, một số người vươn lên trên tập trung của cải và quyền lực trong khi mọi người vẫn giữ mức sống bình thường. Như vậy trong xã hội có ba tầng lớp tồn tại: quý tộc, nô tỳ và nông dân công xã tự do. Quý tộc vốn là những người thuộc tầng lớp thống tri, dựa vào địa vị và quyền lực của mình để chiếm đoạt sản phẩm thặng dư của xã hội làm tài sản riêng, họ biến sự đóng góp của cộng đồng thành hình thức bóc lột người sản xuất. Cơ sở bóc lột chủ yếu của họ là công xã nông thôn. Họ vừa đại diện cho công xã trên những lợi ích chung, vừa xem công xã như một đơn vị để bóc lột. Với tài sản và quyền lực trong tay họ có phần tách khỏi cộng đồng nhưng mức độ phân hóa chưa cao và chưa mang tính đối kháng gay gắt. Nô tỳ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, họ có thể là các thành viên công xã nghèo khổ hay vi phạm tục lệ công xã nên bị bắt làm nô tỳ. Nô tỳ cũng tham gia sản xuất nhưng chủ yếu là phục dịch trong các gia đình quý tộc. Thực chất họ là những nô lệ gia đình tồn tại phổ biến ở xã hội phương đông. Họ không trực tiếp là cơ sở của sản xuất mà gián tiếp với tính cách là một nhân tố trong gia đình. Nông dân công xã tự do là lực lượng sản xuất chính, họ bị tầng lớp quý tộc bóc lột thông qua cống nạp hay lao dịch. Tuy nhiên đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á ( sở hữu công cộng về ruộng đất ) vẫn bảo đảm cho công xã có quyền tự trị rộng lớn và các thành viên tự do của công xã có cuộc sống tương đối ổn định, tự do, không bị nô lệ hóa ( như trong xã hội CHNL). Trong khi đó ở phương tây nô lệ bị xem là “công cụ biết nói”. + Mâu thuẫn trong xã hội diễn ra không quá sâu sắc, quan hệ bóc lột và bị bóc lột diễn ra dưới dạng nô lệ gia trưởng. 8
- Việc tồn tại lâu dài của công xã nông thôn với tính tự trị cao đã hạn chế xu hướng nô lệ hóa và nông nô hóa trong xã hội Việt Nam. Hình thức bóc lột cống nạp hay lao dịch dù có chứa đựng mầm mống của chế độ nô dịch nhưng không thể coi những thành viên của công xã nông thôn là nô lệ hay nông nô. Tầng lớp nô tỳ ( gia nô ) chỉ chiếm số lượng nhỏ và phục vụ trong các gia đình quý tộc chứ chưa trở thành lực lượng sản xuất chính của xã hội, mâu thuẫn giữa quý tộc và nô tỳ không mang tính chất xã hội mà chỉ trong phạm vi gia đình. Tóm lại, phân hóa xã hội diễn ra chậm chạp, mâu thuẫn trong xã hội không quá sâu sắc cùng với việc công xã nông thôn tồn tại lâu dài đảm bảo duy trì sự đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng. Đó là những điều kiện cơ bản thúc đẩy quá trình sớm hình thành DTVN Kể từ thế kỉ X Việt Nam bước vào thời kỳ phong kiến hóa, chế độ phong kiến của “xã hội phương Đông” khác với phương Tây: Từ thế kỷ thứ X, sau ngót 1000 năm bắc thuộc, Việt Nam khôi phục quyền độc lập tự chủ, xã hội nước ta bước vào thời kỳ phong kiến hóa với sự từng bước xác lập phương thức sản xuất phong kiến. Tuy nhiên chế độ phong kiến Việt Nam có những điểm khác biệt so với chế độ phong kiến điển hình kiểu phương Tây, cụ thể: + Công xã nông thôn tồn tại phổ biến, bền vững, có quyền tự trị rất lớn; công xã nông thôn sở hữu hầu hết ruộng đất, nông dân công xã nhận một phần ruộng đất công và nộp tô thuế cho nhà nước. Chế độ tư hữu đối với tư liệu sản xuất chưa phổ biến, ruộng đất vẫn là ruộng công, nhà nước có vai trò sở hữu tối cao và gián tiếp; làng xã sở hữu trực tiếp nhưng có tính chất tương đối (trong điều kiện nhất định, nhà nước có quyền lấy ruộng đất của làng xã để ban cấp cho quan lại ). Làng xã phân cho dân đinh cày cấy và thu tô thuế nộp cho nhà nước ( ở đây làng xã đóng vai trò trung gian ) người nông dân chỉ có quyền chiếm hữu và một 9
- phần quyền sử dụng chứ không có quyền định đoạt đối với ruộng đất. Bên cạnh đó còn tồn tại ruộng quốc khố, ruộng nhà chùa. Từ thế kỷ XV ( thời Lê sơ ) trở đi, phương thức sản xuất phong kiến với mối quan hệ địa chủ tá điền dần thay thế phương thức sản xuất châu Á với mối quan hệ nhà nước – nông dân công xã. Các chính sách về ruộng đất của nhà nước đã khẳng định chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất + Kinh tế điền trang, thái ấp có xuất hiện nhưng tỷ trọng nhỏ và chịu sự quản lý, phân phong chặt chẽ của triều đình; hoàn toàn không mang tính cát cứ kiểu phương tây. Sở hữu tư nhân về đất đai được nhà nước thừa nhận nhưng quyền sở hữu tư nhân bị quyền sở hữu của nhà vua hạn chế. Chỉ có quyền sở hữu của nhà vua mới là tuyệt đối. Ví dụ chế độ thái ấp thời Trần, nhà nước phong cho quan lại, vương hầu một vài làng xã nhưng vẫn có quyền thu lại, con cháu không được hưởng thái ấp của ông cha. Chủ thái ấp chỉ có quyền thu tô của làng xã đó. Xét ch cùng thái ấp không thuộc phạm trù tư hữu một cách hoàn toàn, nhà nước vẫn có quyền sở hữu tối cao, khác rất nhiều so với các lãnh địa phương tây, nơi các lãnh chúa có quyền tuyệt đối trong lãnh địa của mình. + Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ra đời sớm, được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Triều đình mà đại diện là vua là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất, bóc lột làng xã bằng tô thuế và lao dịch. Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ra đời sớm (nhà Ngô ) từng bước được củng cố và phát triển, hình thành và mở rộng các cơ quan chuyên trách để quản lý xã hội. Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ thống nhất từ trung ương đến địa phương. Vua là người nắm trọn mọi quyền lực ( lập pháp, hành pháp, tư pháp) và cả thần quyền. Là chủ sở hữu tối cao ruộng đất cả nước. Tuy nhiên tính chất chuyên quyền không mạnh như ở các nước khác, vua vừa là hoàng đế 10
- của nhà nước quân chủ, vừa là thủ lĩnh của cả cộng đồng dân tộc ( thời Lý, Trần vua còn trực tiếp ra trận ), vừa là đại diện của giai cấp thống trị vừa là “ người cha của số đông công xã (Mác)” Vua có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, có toàn quyền thu thuế hoặc phong cấp đất đai (ruộng thác đao), người được phong không có quyền mua bán, trao đổi. Nhà nước bóc lột nông dân làng xã thông qua tô thuế và lao dịch. Như vậy chế độ phong kiến Việt Nam với các đặc điểm trên đã không đưa đến tình trạng cát cứ như ở phương tây. Nó góp phần tăng cường tính thống nhất về lãnh thổ, về chế độ kinh tế… nhằm cố kết cộng đồng dân tộc bền chặt hơn. Tóm lại: Nước ta không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến kiểu phương Tây, các hình thái kinh tế xã hội tiền tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam có những đặc điểm khác biệt, không những không cản trở quan hệ dân tộc mà trái lại còn chứa đựng những điều kiện thuận lợi cho quan hệ dân tộc và thúc đẩy sự liên kết cư dân trong cộng đồng quốc gia. b. Yêu cầu của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, phát triển nông nghiệp trồng lúa nước. Vị trí địa lí, khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng phong phú vừa thuận lợi, vừa khó khăn thách thức. Việt nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho nông nghiệp trồng lúa nước. Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai, hạn hán, lũ lụt xảy ra hằng năm. Sinh sống trên vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt người Việt vừa phải tự rèn luyện, tự thích ứng, vừa phải hợp quần, dựa vào nhau để lao động sản xuất, để chống thiên tai. Câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng các con chia nhau xuống biển, lên rừng để 11
- khai khẩn, xây dựng đời sống kinh tế, tổ chức đời sống xã hội hình thành quốc gia dân tộc. Truyền thuyết đó nói lên ý chí và quyết tâm chinh phục tự nhiên của cộng đồng người Việt. Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh là sự phát triển cao của ý chí, bản lĩnh nhằm trị thủy, chống thiên tai, phát triển kinh tế nông nghiệp. Để trồng lúa nước phải hợp sức chống lụt bão, hạn hán đòi hỏi phải có sự can thiệp của quyền lực tập trung của chính phủ. + Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, là một trong cái nôi phát triển nông nghiệp lúa nước sớm trên thế giới. Cùng với miền nam Trung Hoa, Đông Nam Á là một trong những cái nôi phát triển nông nghiệp lúa nước sớm trên thế giới vì ở đây có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước Lượng mưa hằng năm lớn: 2000 – 2500 mm Thời kỳ tăng trưởng cần : 125mm/ tháng Thời kỳ thu hoạch có nhiều nắng Nhiệt độ môi trường thích hợp: 21 27 oC Nhiều đồng bằng rộng lớn quanh lưu vực các con sông lớn ( sông Hồng, Mê Kong, Trường Giang )… Tài liệu khảo cổ học đã chứng minh: Nông nghiệp trồng lúa nước đã thấy có dấu tích từ thời văn hóa Hòa Bình cách đây khoảng một vạn năm, các nhà khảo cổ tìm thấy trong lớp đất bên dưới khu vực khảo cổ những hạt thóc hóa thạch có niên đại khoảng 9260 – 7620 năm. Nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí kinh tế chủ yếu vào thời đồ đá mới cách đây khoảng 56 ngàn năm ( văn hóa Hạ Long, văn hóa Bàu Tró…). + Đến thời kỳ Hùng Vương Việt Nam đã có một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước được thể hiện thông qua hai yếu tố cơ bản đó là: nông cụ phục vụ cho canh tác lúa nước và hệ thống thủy lợi. Khẳng định thời kỳ Hùng vương có một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước phát triển vì: 12
- Về nông cụ: trong di chỉ khảo cổ học đã tìm thấy số lượng lớn các lưỡi cày, cuốc, liềm thuộc các nền văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, số lượng trên dưới 200 chiếc với nhiều hình dạng khác nhau. Những di cốt hóa thạch trâu, bò nhà tìm thấy trong di tích văn hóa Đông Sơn, hình bò khắc họa trên mặt trống đồng chứng tỏ cư dân thời Hùng vương đã sử dụng trâu bò làm sức kéo trong nông nghiệp. Về thủy lợi: người dân thời kỳ này đã biết đến vai trò của thủy lợi đối với nông nghiệp trồng lúa nước. Thủy lợi chính là để đảm bảo đủ nước để cây lúa sinh trưởng và không bị ngập úng. Dấu vết các công trình thủy lợi còn lưu lại đến tận ngày nay như công trình thủy lợi bằng đá ở Do Linh, Quảng Trị và đặc biệt là những công trình thủy lợi bậc thang ( giếng Kình, giếng Bà, giếng Ông ) ở quanh núi Cồn Tiên, Vũng Đào, Bảo Sơn thuộc làng An Nha ( Gio An, Gio Linh, Quảng Trị ). Ban đầu người ta trồng lúa theo thủy triều lên xuống (thế kỷ VII tr.CN ) sau đó họ biết đắp đê giữ nước trong ruộng ( bằng chứng vết tích đoạn đê còn sót lại của thành Cổ Loa có niên đại khoảng 200 tr.CN). Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh đã phản ánh công cuộc đắp đê trị thủy của cư dân Việt cổ. Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước phát triển đưa đến sự ra đời của nền văn minh sông Hồng nổi tiếng. Toàn bộ đời sống xã hội đều vận hành trên nền tảng nông nghiệp trồng lúa nước từ tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ tết, hội hè, lối sống, nếp sống. Tôn giáo, tín ngưỡng: thờ thần đất, thần trời, mây, mưa, sấm, sét…các thần thiên nhiên Phong tục, tập quán: gắn với các hoạt động nông nghiệp, bánh chưng,bánh giày Lễ, tết: vào thời gian nông nhàn, lễ tịch điền. Lối sống: trọng tĩnh, trọng tình, trọng hòa, cầu mong sự yên ổn… Tục ngữ ca dao: liên quan đến nông nghiệp. Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nên thiên tai xảy ra thường xuyên. Vì thế nền nông nghiệp lúa nước đặt ra yêu cầu trị thủy và thủy lợi hết sức to lớn nhằm tưới tiêu, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ( như phân tích trên ). Cư dân Văn Lang sớm phải hợp quần để đấu tranh chống thiên nhiên. Cha ông ta đã làm nên kỳ tích trong đắp đê, ngăn lũ, khai hoang… Công cuộc trị thủy và khai khẩn đất đai tiếp tục phát triển dưới các triều 13
- đại phong kiến sau này như: Cao Biền đắp đê quanh thành Đại La dài 2125 trượng để ngăn nước sông ( Đào Duy Anh ). 1209 Lý Thánh Tông cho đào sông Nan Nhãi ở Thanh Hóa, ở Kinh thành sông Tô Lịch được nạo vét nhiều lần để lưu thông nước, Lý Nhân Tông đắp đê Cơ xá, Trần Thái Tông cho đắp hai bờ đê sông Nhị Hà, Lê Thánh Tông đặt chức quan hà đê chánh / phó sứ để trông coi đê điều. Đối với đồng bào vùng cao, để duy trì sản xuất nông nghiệp, dù canh tác theo lối “ đao canh hỏa chủng” (đốt rẫy làm nương) hay thủy nậu ( làm ruộng nước bằng trâu quần) cũng đòi hỏi phải hợp sức giữa các làng bản, các thành phần dân cư trong khai phá đồng ruộng, làm “ mương phai” dẫn nước. Để tiến hành công cuộc trị thủy, xây dựng các công trình thủy lợi đòi hỏi phải có sức mạnh cộng đồng, phải có nhiều người đoàn kết chung sức đồng lòng đấu tranh với thiên nhiên. Chỉ có sức mạnh cộng đồng mới có thể tiến hành cải tạo và chinh phục được thiên nhiên, xây dựng các công trình thủy lợi… Bên cạnh đó để có thể huy động nhiều người, tổ chức các hoạt động trị thủy, thủy lợi phải có sự can thiệp quyền lực tập trung của nhà nước, lúc này nhà nước là người đứng ra huy động, tổ chức nhân dân tiến hành công cuộc trị thủy, thủy lợi bằng các biện pháp động viên hoặc cưỡng chế. Phải có sự can thiệp của một nhà nước tập quyền mạnh thì mới thực hiện được. Như vậy: công cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, làm thủy lợi, phát triển nông nghiệp lúa nước đã đặt ra yêu cầu sống còn tạo điều kiện khách quan để cố kết các làng xã, vùng miền, các thành phần dân cư trong cộng đồng quốc gia thống nhất dưới sự quản lý, điều hành của nhà nước trung ương tập quyền mạnh. Và như thế yêu cầu trị thủy và thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình hình thành dân tộc Việt Nam. c. Yêu cầu chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc 14
- Chống ngoại xâm không phải là đặc điểm riêng của quốc gia nào nhưng đối với Việt Nam nó mang tính thường xuyên và cấp bách hơn. + Do đặc điểm địa lý, Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quân sự ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời có nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú, nhất là tài nguyên rừng và biển. do đó thường xuyên bị kẻ thù nhòm ngó và xâm lược. Về kinh tế: Việt Nam nằm ở ngã tư hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng các bến cảng và sân bay quốc tế, các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, giao thương buôn bán với các nước. Về chính trị, Quân sự: Việt nam có vị trí địa lý quan trọng, được ví như ban công để nhìn ra biển đông, nằm trên đương giao lưu từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ đất liền ra biển cả. Kẻ thù thường coi Việt Nam là mục tiêu đánh chiếm tạo bàn đạp nhằm thực hiện mục đích quân sự và ý đồ chính trị. Tuy diện tích nhỏ hẹp nhưng tài nguyên khoáng sản phong phú, nhất là tài nguyên rừng và biển. Do vậy Việt Nam luôn là mục tiêu xâm chiếm của các thế lực hiếu chiến. + Việt Nam lại ở cạnh bên một đế chế khổng lồ, hùng mạnh ( Trung Hoa ) luôn có tư tưởng bành trướng Đại Hán xuống Đông Nam Á. Từ khi ra đời cho đến nay nước ta thường xuyên phải chống giặc ngoại xâm, phải đương đầu với những kẻ thù hung bạo mạnh hơn mình gấp bội. Lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta đầy gian khổ và ác liệt. Thời kỳ các vua Hùng cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã diễn ra gay go ác liệt. Điều đó được phản ánh qua các huyền tích, huyền thoại chống nhều thứ giặc: giặc Ân, giặc Xích quỷ, giặc Man, giặc Hồ tôn. Qua 15
- các di chỉ khảo cổ giai đoạn Gò Mun, Đông Sơn số vũ khí chiếm đến 50% di vật tìm được. Từ 179 tr.CN kéo dài đến thế kỷ XVIII, Việt Nam luôn phải đương đầu với những âm mưu và hành động xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Chúng ta có các cuộc kháng giữ nước tiêu biểu như: An Dương Vương chống quân Tần, chống giặc Tống thời tiền Lê, Lý; nhà Trần chống Giặc Nguyên… Từ 1858 dến 1975 dân tộc ta liên tiếp phải đấu tranh chống thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ. Lịch sử ghi nhận trong vòng 22 thế kỷ dân tộc ta đã phải tiến hành 15 cuộc kháng chiến giữ nước và hơn 100 cuộc khởi nghĩa dành độc lập với thời gian chống ngoại xâm lên đến 12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử. Trước vận mệnh chung, lợi ích chung, các thành phần dân tộc Việt Nam sớm phải đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ… điều đó đặt ra yêu cầu khách quan cố kết và đoàn kết dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ dân tộc phát triển. Kẻ thù áp bức thống trị không chỉ đối với đất nước mà cả cộng đồng các dân tộc, từng gia đình, mỗi cá nhân con người. Nước mất thì nhà tan. Vì vậy để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù lớn mạnh hơn ta gấp bội, dân tộc ta phải huy động sức mạnh của cả dân tộc. Đó là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó đoàn kết là một nhân tố cơ bản. Trước vận mệnh chung, lợi ích chung các thành phần dân tộc Việt Nam sớm phải đoàn kết chặt chẽ, chung sức đồng lòng, tương trợ nhau trong một quốc gia thống nhất. Qua các cuộc kháng chiến đánh giặc, giữ làng, giữ nước truyền thống đoàn kết dân tộc được hun đúc, kế thừa và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự cố kết cộng đồng, một trong những cơ sở khách quan để hình thành dân tộc. 16
- d. Kết cấu thành phần tộc người của cộng đồng cư dân Việt Nam Do vị trí địa lý mà Việt Nam là nơi sinh thành, tụ cư của nhiều tộc người. Theo số liệu thống kê, cả nước ta hiện nay có 54 tộc người, trong số đó có những dân tộc vốn sinh ra và phat triển trên mảnh đất Việt Nam, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta. Do vị trí nước ta dao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nước xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ bắc xuống, từ nam lên, từ tây sang. Mặc dù khác nhau về nguồn gốc, hoàn cảnh lịch sử và thời gian sinh tụ ở Việt Nam, nhưng do các biến động lịch sử xã hội, điều kiện sống nên các tộc người nước ta không cư trú riêng rẽ, không có lãnh thổ tộc người riêng. Các thành phần dân tộc cư trú xen kẽ trong cùng một đơn vị hành chính. Nhìn chung, các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới. Địa bàn cư trú của người kinh chủ yếu ở đồng bằng và trung du, các dân tộc ít người chủ yếu cư trú ở miền núi và vùng cao. Các dân tộc thiểu số tuy có sự tập trung ở một số vùng nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi tỉnh, huyện, xã và bản, mường. VD: ở Cao Bằng, Lạng Sơn là nơi sinh sống của người Tày, Thái, Nùng, Mông, Quảng Trị, Huế có người Bru – Vân Kiều, người Cơ tu, người Tà Ôi sinh sống Cuộc sống xen kẽ, cộng cư lâu đời làm cho sự giao tiếp ngôn ngữ, giao thoa văn hóa mạnh mẽ, hình thành nền văn hóa chung thống nhất là điều kiện thuận lợi để sớm hình thành dân tộc. Cuộc sống xen kẽ, cộng cư lâu đời tạo điều kiện để các tộc người tăng cường hiểu biết, hòa hợp và xích lại gần nhau, sự giao lưu kinh tế văn hóa cũng như sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Do sống gần nhau, việc kết hôn giữa 17
- nam nữ thanh niên thuộc các tộc người khác nhau ngày càng phổ biến. Cuộc sống xen kẽ tạo ra tính cộng đồng cao, là điệu kiện thuận lợi để đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc anh em Cư trú xen kẽ, cộng cư lâu đời hình thành một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Tuy thuộc các tộc người khác nhau nhưng thống nhất vì: Có chung môi trường sống ( điều kiện địa lý nhiệt đới, nóng ẩm…) Chung vận mệnh lịch sử ( chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm ) Trên cơ sở một nền văn hóa chung thống nhất là điều kiện quan trọng để góp phần hình thành dân tộc Việt Nam. Các đặc điểm trên đây đã liên kết, tác động và thúc đẩy nhanh chóng quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. 2. Quá trình hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam. Việt Nam nằm trong cái nôi quê hương của loài người Trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ở Lạng Sơn đã tìm thấy răng người vượn trong lớp trầm tích màu đỏ có hình dạng giống với vượn người Bắc Kinh Ở núi Đọ, Thanh Hóa phát hiện hàng vạn công cụ lao động thuộc sơ kỳ đồ đá cũ của người vượn cách đây hơn 30 vạn năm… Tiếp theo, ở hang Hùm( Yên Bái), hang Kéo Lèng ( Lạng Sơn ) đã tìm thấy di cốt người hiện đại Homo Sapiens. Ở núi đá Ngườm ( Thái Nguyên ), hang Nà Ngùn phát hiện được hàng vạn công cụ lao động thuộc hậu kỳ đá cũ của người hiện đại. Như vậy có thể khẳng định người Việt đã là chủ thể lâu đời sinh sống, tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt nam. Việt Nam là một trong những trung tâm phát sinh nghề trồng lúa nước. 18
- Vào hậu kỳ đồ đá mới, trên khắp nước ta đã tụ cư các bộ lạc trồng lúa với trình độ chế tác đá và làm đồ gốm tinh xảo mang các sắc thái địa phương khác nhau. Như vậy, Việt Nam cùng với Đông Nam Á không những là một trung tâm tiến hóa của loài người mà còn là một trong những trung tâm phát minh ra nông nghiệp trồng lúa nước. Việc này đã khẳng định ngay từ đầu cư dân người Việt đã có tính cộng đồng trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt… * Các giai đoạn hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc: xuất hiện những tiền đề mầm mống của quá trình dân tộc, đánh dấu sự ra đời của dân tộc Việt Nam ( trên nềm tảng bản sắc văn hóa Việt Nam ). Cụ thể: + Thời kỳ Văn Lang: theo kết quả nghiên cứu hiện nay, nhà nước Văn Lang của các vua Hùng ra đời vào thế kỷ VII trước công nguyên. Đó là một quá trình tập hợp các bộ lạc rồi chuyển hóa thành nhà nước. Nhà nước Văn Lang là kết quả phát triển hàng nghìn năm của nền văn minh sông Hồng mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn. Đồng thời đây cũng là quá trình liên kết các thành phần tộc người thuộc khối cư dân Lạc Việt thành cộng đồng bộ tộc Lạc Việt. Về lãnh thổ: Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Về kinh tế: nông nghiệp với hình thức canh tác trồng lúa nước là phổ biến. Người cổ thời Hùng vương là những cư dân nông nghiệp dùng cày. Do yêu cầu của nông nghiệp trồng lúa nước, cư dân Văn Lang sớm phải hợp sức lại trị thủy và làm thủy lợi. Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh phản ánh công cuộc chinh phục và cải tạo thiên nhiên đầy gian khổ của cư dân Lạc Việt. Xã hội thời Hùng Vương đã có sự phân hóa giai cấp. Tuy nhiên đây là xã hội có giai cấp sơ kỳ mang các đặc điểm của “ xã hội phương đông”, trong xã 19
- hội có 3 tầng lớp: quí tộc, nô tỳ và nông dân công xã tự do ( chế độ nô lệ gia trưởng). Thời đại Hùng vương đã sáng tạo ra nền văn minh sông Hồng rực rỡ, cung với nó là một nền văn hóa tộc người giàu bản sắc trên các lĩnh vực. Nhà nước Văn Lang – bộ tộc Lạc Việt đã tạo dựng những mầm mống và tiền đề của quá trình dân tộc, làm cơ sở cho những bước phát triển dân tộc tiếp theo. + Thời kỳ Âu Lạc: vào thế kỷ thứ III tr.CN, do kinh tế xã hội phát triển và nạn ngoại xâm đe dọa; hai bộ phận người Lạc Việt và Âu Việt hợp nhất thành nước Âu Lạc. Lịch sử ghi nhận đã có những mâu thuẫn, xung đột giữa hai khối cư dân Âu Việt và Lạc Việt. Tuy nhiên đứng trước đe dọa của nạn ngoại xâm đã có sự gác bỏ mâu thuẫn để thống nhất lại nhằm tăng cường sức mạnh của khối cộng đồng người Việt trong đấu tranh dựng nước và giữ nước Nhà nước Âu Lạc kế thừa và phát triển cao hơn nước Văn Lang. Tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn. Đứng đầu nước Âu Lạc là An Dương Vương. Đất nước được chia thành các bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các công xã nông thôn. Kết cấu xã hội gồm các thành tố: Nhà – Làng – Nước ngày càng phát triển theo hướng liên kết chặt chẽ. Nền văn hóa Âu Lạc ở vào giai đoạn phát triển cao của nền văn hóa Đông Sơn Thời kỳ bắc thuộc ( 179 tr.CN – 938): thời kỳ này quan trọng nhất là chống đồng hóa và tiếp thu các giá trị văn hóa. Từ năm 179 tr.CN Việt Nam bước vào thời kỳ ngàn năm bắc thuộc. Các triều đại phương bắc kế tiếp nhau cai trị nước ta hơn 10 thế kỷ. Đây là thời kỳ lịch sử khắc nghiệt nhất đối với sức sống của dân tộc. Các đế chế trung hoa vừa đô hộ vừa thực hiện chính sách Hán hóa cưỡng bức nhằm biến 20
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn