intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề: Cacbohiđrat

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ đề cacbohiđrat là một chủ đề nghiên cứu về các chất có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Chủ đề được thiết kế thành một chuỗi hoạt động của học sinh theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp học sinh trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng còn học sinh trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được gv giao một cách tích cực, chủ động. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề: Cacbohiđrat

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ TẬP HUẤN CHỦ ĐỀ “CACBOHIĐRAT” NHÓM 16 I. Thông tin chung 1. Sở GDĐT: Quảng Ninh 2. Thông tin nhóm: Nhóm THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Dân Tộc Nội Trú Tỉnh, THPT Quảng Hà, THCS-THPT Trần Quốc Tuấn STT Họ và tên Đơn vị Điện thoại/email Ghi chú 0989292117 Nhóm 1 Nguyễn Văn Phú Nguyễn Bỉnh Khiêm phueuro@gmail.com trưởng 2 Phạm Hồng Hoa Nội Trú Tỉnh 0981937629 01667363268 Nguyenthithanh.c3tqt@ 3 Nguyễn Thị Thành Trần Quốc Tuấn quangninh.edu.vn 4 Triệu Lệ Quỳnh Quảng Hà 0983195242 1
  2. Chủ đề: CACBOHIĐRAT Bước I. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề Chủ đề cacbohiđrat là một chủ đề nghiên cứu về các chất có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Chủ đề được thiết kế thành một chuỗi hoạt động của học sinh theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp hs trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của hs. Giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng còn hs trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được gv giao một cách tích cực, chủ động. Bước II.Nội dung của chủ đề: 1.Nôi dung 1:Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý,ứng dụng (2tiết) -Nghiên cứu trạng thái tự nhiên - Phân loại được 3 nhóm cacbohidrat - Tính chất vật lý,và ứng dụng 2.Nôi dung 2 :cấu tạo, tính chất hóa học ( 3 Tiết ) - Cấu trúc của cacbohidrat - Tính chất hóa học 3.Nôi dung 3 :Thực hành(1 tiết) Bước III.Mục tiêu của chủ đề 1.Kiến thức, kỹ năng, thái độ a. Kiến thức: + Khái niệm, phân loại cacbohiđrat + Công thức cấu tạo, tính chất vật lý (trạng thái, màu, mùi, nhiệt độ nóng chảy, độ tan), ứng dụng + Tính chất hoá học của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. b. Kĩ năng: + Viết được công thức phân tử của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. , công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ, fructozơ + Dự đoán tính chất hoá học + Viết được các PTHH + Phân biệt được glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. + Tính khối lượng glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ trong phản ứng. c. Thái độ: + Học tập tích cực, nghiêm túc, yêu thích môn học. + Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về nhóm cacbohiđrat vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống con người. 2.Định hướng các năng lực được hình thành: + Năng hợp tác , thảo luận + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học + Năng lực tính toán hoá học + Năng lực thực hành hoá học + Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống Bước IV. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Phân loại, cấu trúc - Biết được thành - Viết được các - Làm các bài tập - Làm các bài tập của cacbohidrat phần cấu tạo cơ bản công thức cấu tạo định tính về định tính về của các hợp chất cơ bản của các hợp cacbohiđrat vá các cacbohiđrat vá các glucozơ, saccrozơ, chất glucozơ, hợp chất hữu cơ đơn hợp chất hữu cơ 2
  3. tinh bột, xenlulozơ saccrozơ, tinh bột, giản phức tạp và tương - Biết được cách xenlulozơ - Giải thích được tự cacbonhidrat phân loại các chất mối quan hệ cơ bản - Giải thích được Mô tả được cấu tạo của cấu tạo với tính mối quan hệ cơ bản cacbohiđrat chất rút ra các phản về cấu tạo với tính ứng đơn giản chất rút ra các phản ứng phức tạp và tỷ lệ mol giữa các chất vận dụng làm btập - Mô tả được các thí - Giải thích được - Giải thích được - Làm được các thí Cấu trúc của nghiệm về tính chất các hiện tượng thí quá trình từ quả nghiệm chứng minh cacbohidrat của cacbohiđrat nghiệm xanh thành quá được tính chất của chín. cacbohđrat. - Biết được những - Viết được các - Làm các bài tập - So sánh được tính tính chất hóa học cơ phản ứng thể hiện định tính về chất hóa học giữa bản của các hợp tính chất hóa học cacbohiđrat các hợp chất chất glucozơ, của các loại cacbohiđrat saccrozơ, tinh bột, cacbohiđrat - Giải được các bài Tính chất xenlulozơ - Giải thích được tập về cacbohiđrat cacbohidrat - Biết được những tính chất của các ứng dụng của các hợp chất hợp chất cacbohidđrat dựa cacbohiđrat trên đặc điểm cấu tạo của chúng Bước V. Các câu hỏi /bài tập tương ứng với mỗi loại/ mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. 1. Mức độ nhận biết : Câu 1: Glucozơ thuộc loại A. đisaccarit. B. polisaccarit. C. monosaccarit. D. polime. Câu 2: Saccarozơ thuộc loại: A. monosaccarit. B. đisaccarit. C. polisaccarit. D. polime. Câu 3: Cho biết Glucozơ có bao nhiêu nhóm OH trong phân tử A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4: Công thức phân tử nào cho dưới đây là của Glucozơ A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. (C6H10O5)n D. C6H10O5 Câu 5: Một phân tử saccarozơ có A. một gốc -glucozơ và một gốc -fructozơ. B. một gốc -glucozơ và một gốc -fructozơ. C. hai gốc -glucozơ. D. một gốc -glucozơ và một gốc -fructozơ. Câu 6: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau ? A. Ancol etylic và đimetyl ete. B. Glucozơ và fructozơ. C. Saccarozơ và xenlulozơ. D. 2-metylpropan-1-ol và butan-2-ol. Câu 7: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của A. xeton. B. anđehit. C. amin. D. ancol. Câu 8: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là: A. (3), (4), (5) và (6). B. (1), (3), (4) và (6). C. (2), (3), (4) và (5). D. (1,), (2), (3) và (4). 3
  4. Câu 9: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Xenlulozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Amilozơ. 2. Mức độ thông hiểu Câu 10: Cho các chất sau: Etyl Axetat; Glyxerol; Glucozơ; Etanol; Saccarozơ; Stiren; Tinh bột. Số chất thuộc loại cacbohiđrat là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 11: Cho các chất sau: Etyl Axetat; Glyxerol; Glucozơ; fructozơ; Etanol; Saccarozơ; Stiren. Tính bột. Số chất thuộc loại monosacarit là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 12: Chất nào sau đây không thuộc cacbohiđrat ? A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ D. etyl fomat. Câu 13: Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl? A. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan. B. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2. C. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic. D. Thực hiện phản ứng tráng bạc. Câu 14: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A. glixerol, axit axetic, glucozơ. B. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton. C. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic. D. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic. Câu 15: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường? A. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic. B. Glixerol, glucozơ và etyl axetat. C. Glucozơ, glixerol và saccarozơ. D. Glucozơ, glixerol và metyl axetat. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Saccarozơ có phản ứng tráng gương. Câu 17: Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là A. saccarozơ B. glucozơ C. xenlulozơ D. tinh bột Câu 18: Glucozơ và fructozơ đều A. có công thức phân tử C6H10O5. B. có phản ứng tráng bạc. C. thuộc loại đisaccarit. D. có nhóm –CH=O trong phân tử. Câu 19: Saccarozơ có tính chất nào trong số các tính chất sau : (1) polisaccarit. (2) khối tinh thể không màu. (3) khi thuỷ phân tạo thành glucozơ và frutozơ. (4) tham gia phản ứng tráng gương. (5) phản ứng với Cu(OH)2. Những tính chất nào đúng ? A. (1), (2), (3), (5). B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (5). 3. Mức độ vận dụng Câu 20: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, metyl axetat, metyl fomat. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 21: Chất phản ứng được với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra kim loại Ag là A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. tinh bột. Câu 22: Cho m gam glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 lấy dư với hiệu suất 75%, thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là: A. 18 gam. B. 13,5 gam. C. 24 gam. D. 36 gam. Câu 23: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là : 4
  5. A. glucozơ, saccarozơ. B. glucozơ, sobitol. C. glucozơ, fructozơ. D. glucozơ, etanol. Câu 24: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với A. kim loại Na. B. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng. C. H2 (Ni, to). D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Câu 25: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là: A. fructozơ, saccarozơ và tinh bột B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ Câu 26: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là A. Glucozơ, fructozơ, axit fomic, anđehit axetic. B. Fructozơ, axit fomic, glixerol, anđehit axetic. C. Glucozơ, glixerol, saccarozơ, axit fomic. D. Glucozơ, fructozơ, anđehit axetic, saccarozơ. as Câu 27: Phương trình : 6nCO2 + 5nH2O clorophin (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ? A. quá trình hô hấp. B. quá trình quang hợp. C. quá trình khử. D. quá trình oxi hoá. Câu 28: Cho các chất sau : Tinh bột; glucozơ ; saccarozơ; xenlulozơ; fructozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng gương là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 29: Phản ứng không dùng để chứng minh đặc điểm cấu tạo phân tử của glucozơ là A. Hòa tan Cu(OH)2 để chứng minh phân tử có nhiều nhóm chức –OH. B. Phản ứng tráng gương để chứng tỏ trong phân tử glucozơ có nhóm chức –CHO. C. Phản ứng với 5 phân tử (CH3CO)2O để chứng minh có 5 nhóm –OH trong phân tử. D. Tác dụng với Na để chứng minh phân tử có 5 nhóm –OH. Câu 30: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với H 2SO4 loãng lại có phản ứng tráng gương, đó là do A. đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng. B. Saccarozơ tráng gương được trong môi trường axit. C. đã có sự thủy phân saccarozơ tạo ra glucozơ và fructozơ chúng đều tráng gương được trong môi trường bazơ D. đã có sự thủy phân tạo chỉ tạo ra glucozơ. 4. Mức độ vận dụng cao Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng : (a) X + H2O xu� c c ta� Y (b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O amoni gluconat + Ag + NH4NO3 (c) Y xu� c c ta� E+Z a� sa� nh ng (d) Z + H2O cha� p lu� t die� c X+G X, Y, Z lần lượt là : A. Tinh bột, glucozơ, etanol. B. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit. C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit. D. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit. Câu 32: Cho các chuyển hoá sau : to , xt (1) X + H2O Y 5
  6. to , Ni (2) Y + H2 Sobitol to (3) Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O Amoni gluconat + 2Ag + NH4NO3 to , xt (4) Y E +Z (5) Z + H2O as, clorophin X +G X, Y và Z lần lượt là : A. tinh bột, glucozơ và ancol etylic. B. xenlulozơ, fructozơ và khí cacbonic. C. tinh bột, glucozơ và khí cacbonic. D. xenlulozơ, glucozơ và khí cacbon oxit. Câu 33: Có một số nhận xét về cacbonhiđrat như sau : (1) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân. (2) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH) 2 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. (4) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ. (5) Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là : A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 34: Cho các phát biểu sau: (1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại disaccarit; Phát biểu đúng là A. (3) và (4). B. (1) và (3). C. (1) và (2). D. (2) và (4). Câu 35: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol. B. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol. C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4 đun nóng, tạo ra fructozơ. Phát biểu đúng là “Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.”. Câu 36: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat : (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là : A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 37: Cho các phát biểu sau : (a) Glucozơ và fructozơ phản ứng với H2 (to, Ni) đều cho sản phẩm là sobitol. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. (e) Fructozơ là hợp chất đa chức. 6
  7. (f) Có thể điều chế ancol etylic từ glucozơ bằng phương pháp sinh hóa. Số phát biểu đúng là : A.5. B. 3. C. 2. D. 4. Trong số phát biểu trên, số phát biểu đúng là 3, gồm các phát biểu (a), (d), (f). Câu 38: Cho các phát biểu sau: (a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic. (b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. (d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết -1,4-glicozit. (e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. (f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 39: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ. (1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH. (2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit. (4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau. (5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng. Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 40: Chọn những câu đúng trong các câu sau : (1) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2. (2) Glucozơ được gọi là đường mía. (3) Dẫn khí H2 vào dung dịch glucozơ, đun nóng, xúc tác Ni thu được poliancol. (4) Glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl hoặc enzim. (5) Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng Ag, chứng tỏ phân tử saccarozơ không có nhóm –CHO. (6) Saccarozơ thuộc loại đisaccarit có tính oxi hóa và tính khử. (7) Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit là amilozơ và amilopectin. A. (1), (2) , 5, 6, (7). B. (1), (3), (4), (5), (6), (7). C. (1), (3), (5), (6), (7). D. (1), (2), (3), (6), (7). Bước VI.Thiết kế chi tiết từng hoạt động học I.Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên (GV): Mô hình, máy chiếu, tranh ảnh.. Hoá chất: dd glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột (nước cháo) và xenlulozơ, CuSO4, NaOH, HNO3, H2O, I2, AgNO3, NH3, H2SO4. 2. Học sinh (HS): -Đọc trước nội dung của chuyên đề trong SGK - Tìm kiếm kiến thức liên quan: II.Phương pháp dạy học: -Phát hiện và giải quyết vấn đề -Dạy học hợp tác -Sử dụng phương tiện trực quan(Mô hình cấu trúc, tranh ảnh, Máy chiếu,..) -Đàm thoại gợi mở -Sử dụng câu hỏi bài tập -Phương pháp động não III.Chuỗi các hoạt động dạy học: 1. giới thiệu chung: 7
  8. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường dùng gạo,mật ong, trái cây và trong chúng có chứa các chất dinh dưỡng như đường, tinh bột, gọi chung là cacbohiđrat, ngoài ra ở THCS HS đã được học về glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ, nên GV cần chú ý khai thác triệt để các kiến thức đã học nói trên của HS để phục vụ cho việc nghiên cứu bài mới. Hoạt động (HĐ) trải nghiệm, kết nối (tình huống xuất phát) : được thiết kế nhằm huy động những kiến thức đã được học của HS về khái niệm, phân loại, công thức cấu tạo glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. HĐ hình thành kiến thức gồm các nội dung chính sau: công thức phân tử, công thức cấu tạo; Tính chất vật lí, tính chất hóa học; Ứng dụng, điều chế. Các nội dung kiến thức này được thiết kế thành các HĐ học của HS. Thông qua các kiến thức đã học, HS suy luận, thực hiện thí nghiệm kiểm chứng để rút ra các kiến thức mới. Cụ thể như: thông qua nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của glucozơ, biết được tính chất hoá học của glucozơ là của nhóm chức anđehit tương tự như tính chất của anddehit, của nhóm poliancol tương tự như tính chất của ancol đa chức. Ngoài ra còn có phản ứng lên men. GV đề xuất các thí nghiệm để kiểm chứng các dự đoán đó. HĐ luyện tập được thiết kế thành các câu hỏi/bài tập để củng cố, khắc sâu các nội dung kiến thức trọng tâm đã học trong bài (cấu tạo, tính chất, điều chế, ứng dụng của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.) HĐ vận dụng, tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn, thực nghiệm và mở rộng kiến thức (HS có thể tham khảo tài liệu, internet…) và không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. 2. thiết kế chi tiết từng hoạt động A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút) a) Mục tiêu hoạt động: Huy động các kiến thức đã được học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS về: - Tìm hiểu CTPT, CTCT (nếu có) của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. - Dự đoán tính chất vật lý, tính chất hoá học của glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. b) Phương thức tổ chức HĐ: GV: chiếu cho học sinh xem về hình ảnh quả nho chín, đường, hoa thốt nốt, bông, tinh bột GV có thể đặt vấn đề: “ cacbohiđrat có trong thành phần của một số hoa, quả, củ, hạt .... trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Vậy để nghiên cứu rõ hơn về cấu tạo, tính chất và ứng dụng trong cuộc sống chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về cacbohiđrat” Trước tiên, các em hãy nêu những hiểu biết của em về những chất này? GV có thể cho HS thảo luận và ghi ý kiến vào mục “điều đã biết, điều muốn biết” Nội dung: Cacbohiđrat Em hãy liệt kê những điều em biết về glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. C6H12O6, C12H22O11, (C6H10O5)n, quả nho chín, đường mía, bột mì, bông Điều đã biết Điều muốn biết (Know) (want) Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời đại diện nhóm trình bày, các học sinh khác góp ý, GV nhận xét. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS biết được thành phần chính của nho, đường mía, bột mì, bông. 8
  9. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1 (10 phút): Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý,ứng dụng a) Mục tiêu hoạt động: -Nêu được cấu trúc dạng mạch hở của glucozơ, fructozơ, công thức phân tử của sacarozơ, tinh bột và xenlulozơ. -Phân loại được 3 nhóm cacbohidrat - Nêu được tính chất vật lý của glucozơ, fructozơ, sacarozơ, tinh bột và xenlulozơ. - Nêu được một số ứng dụng chủ yếu của glucozơ, fructozơ, sacarozơ, tinh bột và xenlulozơ. - Rèn năng lực tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ hóa học. b) Phương thức tổ chức hoạt động: GV cho HS nghiên cứu SGK để hoàn thành phiếu học tập số 1 phiếu học tập số 1 Điền các thông tin vào bảng: TÊN CHẤT Glucozo Fructozo Saccarozo Tinh bột Xenlulozo Cấu tạo Thành phần nguyên tố Công thức phân tử Viết công thức cấu tạo Nhận xét về số và loại nhóm chức: -OH,-CHO,-CO => dự đoán những tính chất hóa học các chất c) sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: học sinh hoàn thành phiếu học tập. - Đánh giá kết quả hoạt động thông qua quan sát, báo cáo, và sự bổ sung của các nhóm học sinh. GV chốt kiến thức. Hoạt động 2(30 phút): Tính chất hóa học 1.Mục tiêu hoạt động: + HS biết tính chất hóa học của glucozơ, fructozơ, sacarozơ, tinh bột và xenlulozơ. để giải thích các hiện tượng. 2.Phương thức tổ chức hoạt động : + GV chiếu các thí nghiệm về tính chất hoá học của glucozơ, fructozơ, sacarozơ, tinh bột và xenlulozơ. + HS điền vào bảng sau: Nhóm 1: glucozơ, fructozơ ; Nhóm 2: sacarozơ; Nhóm 3: tinh bột và xenlulozơ. phiếu học tập số 2 9
  10. Cacbohiđrat Glucozơ Fructozơ Saccarozơ Tinh bột Xenlulozơ C6H12O6 C6H12O6 C12H22O11 (C6H10O5)n (C6H10O5)n Tính chất T/c của anđehit + [Ag(NH3)2]OH T/c riêng của –OH hemiaxetal + CH3OH/HCl T/c của poliancol + Cu(OH)2 T/c của ancol (P/ư este hoá) + (CH3CO)2O + HNO3/H2SO4 P/ư thuỷ phân + H2O/H+ P/ư màu + I2 Cho các nhóm HS thảo luận GV rút ra nhận xét 10
  11. c) sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: học sinh hoàn thành phiếu học tập. - Đánh giá kết quả hoạt động: thông qua quan sát, báo cáo, và sự bổ sung của các nhóm học sinh, kịp thời phát hiện những vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý. - Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung. C. Hoạt động luyện tập (30 phút) a) Mục tiêu hoạt động: - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của glucozơ, fructozơ, sacarozơ, tinh bột và xenlulozơ. - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. b) Phương thức tổ chức HĐ: - Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3 - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau: Câu 1. Các chất: Glucozơ (C6H12O6), fomanđehit (HCHO), axetanđehit (CH3CHO), metyl fomiat (H- COOCH3), phân tử đều có nhóm- CHO nhưng trong thực tế để tráng gương người ta chỉ dùng một trong các chất trên, đó là chất nào? A. CH3CHO B. HCOOCH3 C. C6H12O6 D. HCHO Câu 2. Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây không dùng để chứng minh được cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch hở? A. Khử hoàn toàn glucozơ cho n- hexan. B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc. C. Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO- D. Khi cáo xúc ác enzim, dung dịch Glucozơ lên men tạo rượu etylic. Câu 3. Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây dùng để chứng minh được cấu tạo của Glucozơ ở dạng mạch vòng? A. Khử hoàn toàn Glucozơ cho n- hexan B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc. C. Glucozơ có hai nhiệt độ nóng chảy khác nhau. D. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dd màu xanh lam. Câu 4. Cần bao nhiêu gam saccarozơ để pha 500 ml dung dịch 1M? A. 85,5gam B. 171 gam C. 342 gam D. 684 gam. Câu 5. Dựa vao tính chất nào sau đây, ta có thể kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n? A. Tinh bột và xenlulozơ khi bị đót cháy đều cho tỷ lệ mol nCO2 : nH2O = 6: 5 B. Tinh bột và xenlulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc. C. Tinh bột và xenlulozơ đều không tan trong nước. D. Thủy phân tinh bột và xenlulozơ đến tận cùng trong môi trường axit đều thu được glucozơ C 6H12O6 Câu 6. Đồng phân của glucozơ là chất nào? 11
  12. A. Saccarozơ B. Xenlulozơ C. Mantozơ D. Fructozơ. Câu 7. Khi thủy phân tinh bột, ta thu được sản phẩm cuối cùng là chất nào? A. Fructozơ B. Glucozơ C. Saccarozơ D. Mantozơ Câu 8. Phân tử Mantozơ được cấu tạo bởi những thành phần nào? A. Một gốc Glucozơ và 1 gốc Fructozơ B. Hai gốc Fructozơ ở dạng mạch vòng C. Nhiều gốc Glucozơ D. Hai gốc Glucozơ ở dạng mạch vòng. Câu 9. Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương? A. Saccarozơ B. Tinh bột C. Glucozơ D. Xenlulơzơ. Câu 10. Để xác định Glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh đái tháo đường người ta dùng chất nào sau đây? A. Axit axetic B. Đồng (II) oxit. C. Natri hiđroxit D. Đồng (II) hiđrôxit. Câu 11: Cho 3,60 Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Tính giá trị của m? Câu 12: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO 3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là bao nhiêu? Câu 13: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Tính giá trị của m ? c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khókhăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng(5 phút) a) Mục tiêu hoạt động: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. b) Nội dung HĐ: HS giải quyết câu hỏi sau: Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết các ứng dụng của glucozơ, fructozơ, sacarozơ, tinh bột và xenlulozơ. c) Phương thức tổ chức HĐ: GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...). d) Sản phẩm HĐ Bài trình bày của HS 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2