YOMEDIA
ADSENSE
Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề: Cacbon-silic
7
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chủ đề “Cacbon-Silic” là một “đơn vị kiến thức” nghiên cứu về đơn chất của nguyên tố cacbon – silic, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Chủ đề được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho học sinh theo phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh. Giáo viên là người tổ chức, định hướng; học sinh là người thực hiện nhiệm vụ tích cực, chủ động, sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề: Cacbon-silic
- CHUYÊN ĐỀ: CACBON-SILIC NHÓM 7 STT Tên giáo viên Đơn vị 1 Nguyễn Tiến Hưng Trường THPT Chuyên Hạ Long 2 Lê Thị Thịnh Trường THPT Chuyên Hạ Long 3 Phạm Thị Thu Thủy Trường THPT Lương Thế Vinh 4 Vũ Thị Phương Thảo Trường THCS&THPT Lê Thánh Tông 5 Nguyễn Văn Quyết Trường THCS-THPT Hoành Mô 6 Hoàng Thị Thu Trường THCS&THPT Lê Thánh Tông Cơ sở thực hiện chủ đề: + Phân phối chương trình, nội dung kiến thức theo SGK và chuẩn kiến thức kĩ năng. + Sự logic về kiến thức của đơn chất và hợp chất. + Dựa vào thực tiễn cuộc sống. Bước 1. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề Chủ đề “Cacbon-Silic” là một “đơn vị kiến thức” nghiên cứu về đơn chất của nguyên tố cacbon – silic, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Chủ đề được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho học sinh theo phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh. Giáo viên là người tổ chức, định hướng; học sinh là người thực hiện nhiệm vụ tích cực, chủ động, sáng tạo. Bước 2. Nội dung chủ đề Đơn chất cacbon-silic (2 tiết) - Vị trí của cacbon-silic trong BTH và cấu hình electron của chúng. - Trạng thái tự nhiên. - Tính chất vật lý và tính chất hóa học. - Ứng dụng và điều chế. - Luyện tập về đơn chất của C và Si. Bước 3. Mục tiêu của chủ đề 1. Kiến thức - Nêu được vị trí của cacbon, silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng 1
- - Cacbon, silic có tính phi kim yếu (vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử). Tính phi kim của C mạnh hơn Si. Trong một số hợp chất, cacbon, silic thường có số oxi hóa +2 hoặc +4. 2. Kỹ năng - Dự đoán và viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của C, Si. - Rèn luyện kỹ năng so sánh, vận dụng quy luật chung vào một nhóm nguyên tố. - Biết vận dụng được những tính chất vật lí, hóa học của cacbon, silic để giải các bài tập liên quan. - Biết sử dụng các dạng thù hình của cacbon, silic trong các mục đích khác nhau. - Quan sát mẫu vật, tiến hành một số thí nghiệm liên quan đến C, Si. - Vận dụng kiến thức đã học về C, Si để giải quyết một số vấn đề thực tiễn. - Giải được bài tập: + Tính % thể tích hỗn hợp khí. + Tính thể tích khí ở đktc. + Tính khử của C và Si. + Một số bài tập có liên quan đến hiệu suất. 3. Thái độ - Tích cực, chủ động, cẩn thận, chính xác. - Nhận thức vai trò quan trọng của cacbon-silic đối với đời sống, thực tiễn. - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh. 4. Định hướng năng lực có thể phát triển và hình thành - Năng lực tự học. - Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hoá học. - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. - Năng lực thực hành. - Năng lực tính toán hóa học. 2
- Bước 4. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề Các mức độ kiến thức Vận dụng NỘI DUNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao - Tính chất - Xác định và - Dự đoán tính - Giải thích vật lý, trạng minh họa các chất, kiểm tra các hiện thái tự nhiên tính chất hóa dự đoán và kết tượng liên ứng dụng, học đặc trưng luận về tính quan đến điều chế của của cacbon và chất của thực tiển. các đơn chất silic. - Bài tập cacbon, silic. cacbon, silic. - Giải thích - Sử dụng liên quan ĐƠN CHẤT - So sánh các tính oxi hóa, cacbon, silic đến tính khử CACBON VÀ dạng thù hình tính khử của có hiệu quả của cacbon. SILIC của cacbon, cacbon, silic. trong thực tế. silic. - Giải được - Nhận biết các bài tập liên các hiện quan đến tượng liên cacbon, silic. quan đến cacbon, silic. Bước 5. Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh Mức độ nhận biết Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng các nguyên tố nhóm cacbon có dạng? A. ns2np4 B. ns2np2 C. ns2np3 D. ns2np1 Câu 2: Số oxi hoá cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây? A. Ca2Si. B. SiO2 C. SiH4 D. Mg2Si Câu 3. Kim cương và than chì là các dạng: A. đồng hình của cacbon B. đồng vị của cacbon C. thù hình của cacbon D. đồng phân của cacbon Câu 4. Trong nhóm cacbon, những nguyên tố nào chỉ thể hiện tính khử ở trạng thái đơn chất ? A. C và Si B. Sn và Pb C. Si và Ge D. Si và Sn Câu 5. Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng nào sau đây ? 3
- A. C+O2 CO2 B. C + 2CuO 2Cu + CO C. 3C + 4Al Al4C3 D. C + H2O CO+ H2 Câu 6. Tính khử của C thể hiện ở phản ứng nào sau đây ? A. 2C + Ca CaC2 C. C + 2H2 CH4 B. C + CO2 2CO D. 3C + 4Al Al4C3 Câu 7. Để đề phòng nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa các hoạt chất sau: A. CuO và MnO2 C. CuO và than hoạt tính B. CuO và MgO D. Than hoạt tính Câu 8. Phản ứng nào dùng để điều chế silic trong công nghiệp? A. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO. B. SiO2 + 2C to Si + 2CO. C. SiCl4 + 2Zn → 2ZnCl2 + Si. D. SiH4 to Si + 2H2. Mức độ thông hiểu Câu 9: Lập các phương trình phản ứng sau đây: a) H2SO4 đặc + C SO2 +CO2 + ? b) HNO3 đặc + C NO2 +CO2 +? c) CaO + C CaC2 + CO d) SiO2 + C Si + CO Câu 10: Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có): a) Si + X2 b) Si + O2 X2 là F2, Cl2, Br2 c) Si + Mg d) Si + KOH + ? K2SiO3 + ? e) SiO2 + NaOH Trong phản ứng này số oxi hóa của silic thay đổi như thế nào? Câu 11: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Fe2O3, Al2O3, CO, HNO3 B. CO, Al2O3, HNO3 (đặc), H2SO4 (đặc) C. Fe2O3, CO2, CaO, HNO3 (đặc) D. H2, Al2O3, Fe3O4, Ca, HCl Câu 12: Cho các chất khử Mg, Al, C, CO. Chất nào có thể khử được SiO2 thành Si. A. Al, C, CO B. Mg, Al, C C. Mg, Al, CO D. Mg, Al, C, CO Câu 13. Để khử mùi hôi trong tủ lạnh, ta có thể cho vào trong tủ vài cục than hoa. Tại vì? 4
- A.Than hoa phát ra mùi khác. B.Than hoa là cacbon vô định hình, có khả năng hấp thụ tốt các mùi hôi trong tủ lạnh. C.Than hoa có tính khử mạnh. D. Than hoa có tính oxi hóa mạnh. Hãy chọn phương án đúng. Giải thích ngắn gọn. Câu 14. Tại sao không nên chạy động cơ điezen trong phòng kín? A. tiêu thụ nhiều khí O2, sinh ra khí CO2 là khí độc. B. tiêu thụ nhiều khí O2, sinh ra CO là khí độc. C. nhiều hidrocacbon chưa cháy hết là những khí độc. D. sinh ra khí SO2. Mức độ vận dụng Câu 15: Cùng được tạo bởi nguyên tố cacbon, vì sao kim cương lại cứng nhất trong tất cả các chất còn ruột bút chì được làm từ than chì lại rất mềm? Câu 16: Đốt cháy mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6kg trong oxi lấy dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Tính phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá trên. Câu 17: Nung 24 g Mg với 12 g SiO2 cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Số mol của mỗi sản phẩm thu được sau phản ứng là: A. Mg2Si: 0,2 mol; MgO: 0,4 mol; Mg: 0,2 mol B. MgSiO3: 0,1 mol; MgO: 0,1 mol; Si: 0,1 mol; Mg: 0,8 mol C. MgO: 0,4 mol; Mg: 0,6 mol; Si: 0,2 mol D. MgO: 0,4 mol; MgSi: 0,2 mol; Mg: 0,4 mol Mức độ vận dụng cao Câu 18: Cho các phản ứng sau: t0 (a) C + H 2O(hoi) (b) Si + dung dịch NaOH (c) FeO + CO t0 (d) O3 + Ag t0 t0 (e) Cu(NO3 ) 2 (f) KMnO 4 Số phản ứng sinh ra đơn chất là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. 5
- Câu 19: Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 20g tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Phản ứng giải phóng ra 13,44 l (đktc) khí hiđro. Xác định khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu, biết rằng phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Câu 20: Có a gam hỗn hợp X gồm Si và Al tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,792 lít hiđro. Mặt khác, cũng lượng hỗn hợp X như trên khi tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít hidro. Tính a, biết rằng các thể tích khí đều được đo ở đktc và Al tác dụng với dung dịch NaOH theo phản ứng: 2Al +2NaOH +2H2O 2NaAlO2 + 3H2 Câu hỏi PISA Câu 1: Theo Việtnamnet, vào ngày 14/2/ 2014, gia đình anh Lê Văn Hùng 27 tuổi trú tại thôn Xuân Nguyên, xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá, trong quá trình đun bếp bằng than tổ ong để chế biến thức ăn, không gian nhà ở của gia đình này chật hẹp và không thông thoáng, sau một thời gian nhiều người trong gia đình bị ngạt sau đó có ba người tử vong. Hãy tìm hiểu nguyên nhân của sự việc này? Giải Quá trình đốt cháy than tổ ông có thể xảy ra một số phản ứng như sau: C + O2 CO2 C + O2 CO Khí CO là một khí độc, khi hàm lượng vượt quá giới hạn, khí CO kết hợp với Hemoglobin (phức chất của sắt) sẽ làm biến đổi cấu trúc Hemoglobin, khiến cho hồng cầu không thể vận chuyển khí O2 cho tế bào. Điều này khiến cho cơ thể bị thiếu hụt nguồn khí O2 cần thiết, dần dần rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh và có thể dẫn tới tử vong. Nếu may mắn sống sót, người nhiễm độc có thể chịu các di chứng về não do việc thiếu O2 dẫn đến thiếu máu não trong một thời gian nhất đinh. Khả năng được cứu sống và giảm thiểu các di chứng phụ thuộc rất lớn vào việc thiếu máu não diễn ra trong thời gian lâu. Câu 2: Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi? Giải Do than củi xốp, có tính hấp thụ nên hấp thụ mùi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê (Mẹo vặt thường dùng khi không may cơm bị khê). Bước 6. Thiết kế chi tiết hoạt động dạy học I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 6
- 1. Giáo viên - Phiếu học tập, hình ảnh, giáo án, máy chiếu. - Hệ thống câu hỏi và bài tập theo các mức độ. - Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn; C, O2, HNO3, Ca(OH)2. 2. Học sinh - Sách giáo khoa 11 cơ bản. - Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan (lớp 9). - Chuẩn bị bài mới, trả lời phiếu học tập trước khi đến lớp. - Thu thập mẫu, hình ảnh và tư liệu về cacbon, silic và hợp chất của chúng. II. Phương pháp dạy học - Phát hiện và giải quyết vấn đề. - Thảo luận hợp tác nhóm. - Sử dụng thí nghiệm, thiết bị dạy học, sách giáo khoa. - Sử dụng câu hỏi bài tập. - Kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy, KWL. - Phương pháp dạy học dự án. III. Chuỗi các hoạt động A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối a. Mục tiêu hoạt động Huy động kiến thức đã học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS về: - Vị trí, cấu tạo nguyên tử của cacbon, silic. - Tính chất vật lí của cacbon, silic. - Ứng dụng và phương pháp điều chế của cacbon, silic. b. Phương pháp tổ chức hoạt động GV đưa ra một số hình ảnh kim cương, mỏ than, lò sưởi, tinh thể thạch anh, thủy tinh ...cho học sinh quan sát. HS trình bày sự hiểu biết của mình thông qua hình ảnh. Cho biết các hình ảnh đó liên quan đến nguyên tố nào? Em biết gì về những nguyên tố đó? (GV có thể cho HS thảo luận nhóm và ghi ý kiến cho HS điền vào mục “Điều đã biết, điều muốn biết”, “Điều học được” sẽ được hoàn thiện sau bài học). 7
- Nội dung: Đơn chất cacbon-silic Em hãy liệt kê tất cả những gì em biết về cacbon-silic. Họ và tên học sinh:...................................................................Lớp ............... Điều đã biết (K) Điều muốn biết (W) Điều học được (L) - Sau đó, GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời 1 số đại diện trình bày, các HS khác góp ý, bổ sung và các vấn đề này muốn biết sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Nghiên cứu vị trí, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, điều chế và ứng dụng của cacbon-silic. a) Mục tiêu hoạt động: + Nêu được cấu hình e, vị trí, số oxi hóa của cacbon-silic trong các hợp chất của chúng. + Nêu được các dạng thù hình thường gặp của cacbon-silic, so sánh cấu trúc, tính chất vật lý của chúng. + Nêu được các dạng tồn tại của cacbon-silic trong tự nhiên, ứng dụng và điều chế. + Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. b) Phương thức tổ chức hoạt động: - GV cho học sinh hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK để hoàn thành phiếu học tập số 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Cacbon Silic Vị trí, cấu hình e Các số oxi hóa thường gặp Các dạng thù hình- tính chất vật lí Điều chế Ứng dụng 8
- - HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân. - HĐ chung cả lớp: GV mời 1 số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình). - GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy vào vở tổng kết các kiến thức về vị trí, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, điều chế và ứng dụng của cacbon-silic. c) Sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS ghi câu trả lời trong phiếu học tập số 1. HS vẽ sơ đồ tư duy, hay cách ghi nhớ khác vào vở lưu ý các điểm quan trọng. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ cá nhân/ nhóm, GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác. GV hướng dẫn HS trước về các kiến thức về vị trí, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, điều chế và ứng dụng của cacbon-silic. Hoạt động 2 (5 phút): Củng cố a) Mục tiêu hoạt động: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học của cacbon-silic về vị trí cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, điều chế và ứng dụng. Phát triển các năng lực: Tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. b) Phương thức tổ chức hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng các nguyên tố nhóm cacbon có dạng? A. ns2np4 B. ns2np2 C. ns2np3 D. ns2np1 Câu 2: Số oxi hoá cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây? A. Ca2Si. B. SiO2 C. SiH4 D. Mg2Si Câu 3. Kim cương và than chì là các dạng: A. đồng hình của cacbon B. đồng vị của cacbon C. thù hình của cacbon D. đồng phân của cacbon Câu 4. Để khử mùi hôi trong tủ lạnh, ta có thể cho vào trong tủ vài cục than hoa. Tại vì? 9
- A.Than hoa phát ra mùi khác. B.Than hoa là cacbon vô định hình, có khả năng hấp thụ tốt các mùi hôi trong tủ lạnh. C.Than hoa có tính khử mạnh. D. Than hoa có tính oxi hóa mạnh. Câu 5. Phản ứng nào dùng để điều chế silic trong công nghiệp? o A. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO. B. SiO2 + 2C t Si + 2CO. o C. SiCl4 + 2Zn → 2ZnCl2 + Si. D. SiH4 t Si + 2H2. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả học tập - Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập phần củng cố. - Kiểm tra, đánh giá: Qua quan sát và trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học (40 phút). a) Mục tiêu hoạt động: - Nêu và so sánh được tính chất hóa học của cacbon và silic. - Rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học. b) Phương thức tổ chức HĐ: - HĐ nhóm: Dựa vào các số oxi hóa thường gặp của Cacbon và silic, kết hợp với các kiến thức đã học ở lớp 9, GV yêu cầu các nhóm tiếp tục bổ sung dự đoán tính chất hóa học của Cacbon, silic (tính oxi hóa, tính khử,…). - HĐ chung cả lớp: GV mời 1 số nhóm báo cáo kết quả dự đoán tính chất hóa học, các nhóm khác đóng góp ý kiến, bổ sung. GV thông báo các dụng cụ, hóa chất thí nghiệm có thể có, trên cơ sở đó các nhóm lựa chọn và đề xuất các thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất hóa học đã dự đoán. Các nhóm tiến hành thí nghiệm, GV mời đại diện một số nhóm báo cáo quá trình thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học xảy ra. Các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức về các tính chất hóa học của cacbon, silic. GV yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ tư duy về tính chất hóa học. Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Về thí nghiệm của cacbon với oxi: Điều kiện để phản ứng xảy ra (nhiệt độ). Về thí nghiệm cacbon với axit nitric: Sản phẩm tạo thành sinh ra khí NO 2, do đó trên miệng ống nghiệm phải có bông tẩm kiềm. 10
- c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - Sản phẩm: + Nêu được cách tiến hành, kết quả của thí nghiệm theo bảng sau: STT Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích, viết PTHH 1 2 3 4 + Sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức về tính chất hóa học. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tiến hành thí nghiệm, kịp thời phát hiện những thao tác, khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét, GV cho các nhóm tự đánh giá quá trình thí nghiệm của mình và nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung. C. Hoạt động luyện tập a) Mục tiêu hoạt động: - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về vị trí, cấu hình e, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và phương pháp điều chế. - Tiếp tục phát triển các năng lực: Tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học. Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 2. b) Phương thức tổ chức hoạt động: - Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó cỏ thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. 11
- GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác phù hợp với đối tượng HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/bài tập cần mang tính định hướng, phát triển năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau: Câu 1: Lập các phương trình phản ứng sau đây: a) H2SO4 đặc + C SO2 +CO2 + ? b) HNO3 đặc + C NO2 +CO2 +? c) CaO + C CaC2 + CO d) SiO2 + C Si + CO Câu 2: Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có): a) Si + X2 b) Si + O2 X2 là F2, Cl2, Br2 c) Si + Mg d) Si + KOH + ? K2SiO3 + ? e) SiO2 + NaOH Trong phản ứng này số oxi hóa của silic thay đổi như thế nào? Câu 3. Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng nào sau đây ? A. C+O2 CO2 B. C + 2CuO 2Cu + CO C. 3C + 4Al Al4C3 D. C + H2O CO+ H2 Câu 4. Để đề phòng nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa các hoạt chất sau: A. CuO và MnO2 C. CuO và than hoạt tính B. CuO và MgO D. Than hoạt tính Câu 5. Phản ứng nào dùng để điều chế silic trong công nghiệp? A. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO. B. SiO2 + 2C to Si + 2CO. C. SiCl4 + 2Zn → 2ZnCl2 + Si. D. SiH4 to Si + 2H2. Câu 6: Cho các phát biểu sau (1) CO là chất gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng lên 12
- (2) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh, làm bột mài (3) Than chì dùng làm điện cực, làm nồi nấu chảy các kim loại chịu nhiệt, chế tạo chất bôi trơn, làm bút chì đen. (4) Than gỗ được dùng chế tạo thuốc nổ đen, thuốc pháo... (5) Than hoạt tính được dùng làm mặt nạ phòng độc... Số phát biểu đúng: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Hãy chọn phương án đúng. Giải thích ngắn gọn. Câu 7: Nung 24 g Mg với 12 g SiO2 cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Số mol của mỗi sản phẩm thu được sau phản ứng là: A. Mg2Si: 0,2 mol; MgO: 0,4 mol; Mg: 0,2 mol B. MgSiO3: 0,1 mol; MgO: 0,1 mol; Si: 0,1 mol; Mg: 0,8 mol C. MgO: 0,4 mol; Mg: 0,6 mol; Si: 0,2 mol D. MgO: 0,4 mol; MgSi: 0,2 mol; Mg: 0,4 mol Câu 8: Cho hỗn hợp silic và than có khối lượng 20g tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Phản ứng giải phóng ra 13,44 l (đktc) khí hiđro. Xác định khối lượng của silic trong hỗn hợp ban đầu, biết rằng phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. c, Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. - Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi /mở rộng (5 phút) a) Mục tiêu hoạt động: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài 13
- tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. b) Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi sau: 1. Theo Vietnamnet, vào ngày 14/2/ 2014, gia đình anh Lê Văn Hùng 27 tuổi trú tại thôn Xuân Nguyên, xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá, trong quá trình đun bếp bằng than tổ ong để chế biến thức ăn, không gian nhà ở của gia đình này chật hẹp và không thông thoáng, sau một thời gian nhiều người trong gia đình bị ngạt sau đó có ba người tử vong. Hãy tìm hiểu nguyên nhân của sự việc này? 2. Một học sinh muốn biến than thành kim cương. Điều đó có thể thực hiện được không? Tại sao? Muốn điều chế nó ta phải làm thế nào? Nơi nào trên Trái đất tập trung nhiều kim cương nhất. 3. Tại sao những con tàu vũ trụ không được cung cấp nhiên liệu nhưng vẫn có thể hoạt động? Làm thế nào để chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành năng lượng để chúng hoạt động. c)Phương thức tổ chức HĐ: GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...). Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường. d)Sản phẩm HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS e) Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ: GV có thể cho HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS. 14
- Thông tin bổ sung: Kim cương được hình thành trong tự nhiên như thế nào? Nơi nào trên trái đất tập trung nhiều kim cương nhất? Kim cương được tạo thành từ những khoáng vật có chứa cacbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao. Trên Trái Đất, mọi nơi đều có thể có kim cương bởi vì ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương. Trong những lục địa, kim cương bắt đầu hình thành ở độ sâu khoảng 150 km (90 dặm), nơi có áp suất khoảng 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C (2200 độ F). Trong đại dương, quá trình này xảy ra ở các vùng sâu hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên cần áp suất cũng cao hơn. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì viên kim cương cũng theo đó mà lớn dần lên. Khoảng 49% kim cương được khai thác ở Trung Phi và Nam Phi, mặc dầu một số lượng lớn kim cương cũng được tìm thấy ở Canada, Ấn Độ, Nga, Brasil, Úc. Hầu hết chúng được khai thác ở những miệng núi lửa đã tắt, sâu trong lòng Trái Đất nơi mà áp suất và nhiệt độ cao làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể. Viên kim cương lớn nhất ngân hà nằm ở đâu? Ngôi sao Lucy Hiện nay vấn đề năng lượng đang rất cấp bách, pin năng lượng mặt trời đang là một giải pháp hữu hiệu. Gần đây một nghiên cứu về đưa pin năng lượng mặt trời lên vũ trụ sẽ tối ưu hóa lợi ích đem lại. Em biết gì về pin năng lượng mặt trời? Pin mặt trời ngày nay được chế tạo từ các tinh thể thạch anh và một số chất khác, nó giúp chuyển hóa năng lượng mặt trời trời thành điện năng. Tuy nhiên hiệu suất chuyển hóa chưa được cao, tối đa chỉ đạt 41% do đó giá điện do sử dụng pin mặt trời vẫn còn cao hơn so với giá điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng khác nhưng đó là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Ngày nay đã có rất nhiều nhà khoa học, các công ty lớn đã nghiên cứu và cho ra đời rất nhiều sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời như: ôtô, điện thoại di động, mp3…đồng thời cũng tìm cách giảm giá thành và tăng hiệu quả sử dụng pin năng lượng mặt trời. http://khoahoc.tv/pin-nang-luong-mat-troi-trong-tuong-lai-se-duoc-dat-trong-vu-tru-57647 15
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn