Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề: Hidro cacbon no
lượt xem 1
download
Chủ đề hidrocacbon no là đơn vị kiến thức mở đầu về một loại hợp chất hữu cơ và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Tên chủ đề được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho học sinh theo các phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng còn học sinh chỉ là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề: Hidro cacbon no
- Chủ đề 1. HIDRO CACBON NO (4 tiết) Bước I. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề Chủ đề hidrocacbon no là một “đơn vị kiến thức” mở đầu về một loại hợp chất hữu cơ và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Tên chủ đề được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho HS theo các phương pháp dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS chỉ là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Bước II. Nội dung của chủ đề Chủ đề gồm các nội dung chính sau: ND 1: Khái niệm, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp về Ankan ( 1 tiết ) ND 2: Tính chất vật lý và hóa học của Ankan ( 1 tiết ) ND 3: Điều chế và ứng dụng của Ankan và Luyện tập ( 1 tiết ) ND 4: Bài thực hành số 3 ( 1 tiết ) Bước III. Mục tiêu của chủ đề 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiến thức Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. − Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp. − Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan). Kĩ năng − Quan sát mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử. − Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh. − Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. Thái độ Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển Năng lực tự học; năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Bước IV. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề
- Loại câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nội dung hỏi/bài tập Hidro Câu cacbon no hỏi/bài tập - Giải thích được định tính Nêu được : một số tính chất vật lí, tính chất hóa + Định nghĩa, học của Hidro phân loại, danh cacbon no; Bài tập hiệu suất, pháp của Hidro - Viết và giải lượng chất thu - So sánh và giải cacbon no. thích được nhiệt độ thích được một số được về cracking sôi của Hidro phản ứng hóa học + Đặc điểm cấu cacbon no so với của Hidro tạo phân tử của ancol có cùng số cacbon(thế, cộng, Hidro cacbon no. nguyên tử C. oxi hóa) - Viết được công - + Tính chất vật lí, thức cấu tạo các tính chất hóa học đồng phân của một chung Hidro số Hidro cacbon no cacbon no - Phân biệt được + Các phương Hidro cacbon novới các loại hợp pháp điều chế; chất hữu cơ khác ứng dụng của bằng phương pháp Hidro cacbon no hóa học. - Xác định công thức phân tử, công - Xác định công Các bài tập yêu cầu thức cấu tạo của thức phân tử, HS phải sử dụng Hidro cacbon no ở công thức cấu tạo các kiến thức, kĩ Bài tập mức độ đơn giản từ của Hidro cacbon năng tổng hợp để định lượng các dữ liệu đầu bài no. Bài tập tìm giải quyết. cho. công thức, tính khối lượng. - Tính khối lượng. Phát hiện được một Bài tập Giải thích được Mô tả và nhận Giải thích được các số hiện tượng trong thực một số hiện tượng biết được các hiện tượng thí thực tiễn và sử hành/thí TN liên quan đến hiện tượng TN nghiệm. dụng kiến thức hóa nghiệm thực tiễn học để giải thích Bước V. Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. a. Mức độ nhận biết
- Câu 1: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là: A. metan. B. etan. C. propan. D. n-butan. Câu 2: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây ? A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút. B. Crackinh butan C. Từ phản ứng của nhôm cacbua với nước. D. A, C. Câu 3: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ? A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân Câu 4: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cộng. D. Cả A, B và C. Câu 5: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là: A. CnHn, n ≥ 2. B. CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên). C. CnH2n-2, n≥ 2. D. Tất cả đều sai. b. Mức độ thông hiểu Câu 6: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là: A. 1-clo-2-metylbutan. B. 2-clo-2-metylbutan. C. 2-clo-3-metylbutan. D. 1-clo-3-metylbutan. Câu 7: Khi clo hóa C5H12 với tỷ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là: A. 2,2-đimetylpropan. B. 2-metylbutan. C. pentan. D. 2- đimetylpropan. Câu 8: Cho 4 chất: metan, etan, propan và n-butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Khi thế monoclo một ankan A người ta luôn thu được một sản phẩm duy nhất. Vậy A là: A. metan. B. etan C. neo-pentan D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 10: Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là: A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12. c. Mức độ vận dụng Câu 11: Ankan Y phản ứng với brom tạo ra 2 dẫn xuất monobrom có tỷ khối hơi so với H2 bằng 61,5. Tên của Y là: A. butan. B. propan. C. Iso-butan. D. 2- metylbutan Câu 12: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là: A. 5,6 lít. B. 2,8 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít. Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là: A. 2-metylbutan. B. etan. C. 2,2-đimetylpropan. D. 2-metylpropan Câu 14: Khi đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí gồm CH 4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 44 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Giá trị của V là: A. 8,96. B. 11,20. C. 13,44. D. 15,68. Câu 15: Craking m gam n-butan thu được hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam H 2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là
- A. 5,8. B. 11,6. C. 2,6. D. 23,2. d. Mức độ vận dụng cao Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp thu được 96,8 gam CO2 và 57,6 gam H2O. Công thức phân tử của A và B là: A. CH4 và C2H6.B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12 Câu 17: Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO 2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl 2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là: A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 18: Khi crackinh hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 29. Công thức phân tử của X là: A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12 Câu 19: Craking n-butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H 2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Cho A qua bình nước brom dư thấy còn lại 20 mol khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được x mol CO2. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là: A. 57,14%. B. 75,00%. C. 42,86%. D. 25,00%. Câu 20: Nung m gam hỗn hợp X gồm 3 muối natri của 3 axit no đơn chức với NaOH dư thu được chất rắn D và hỗn hợp Y gồm 3 ankan. Tỷ khối của Y so với H 2 là 11,5. Cho D tác dụng với H2SO4 dư thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là: A. 42,0. B. 84,8. C. 42,4. D. 71,2. Bước VI. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học. I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên (GV) - Giáo án, bài tập 2. Học sinh (HS) - Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan: ôn tập lại kiến thức bài metan( đã học lớp 9), đại cương về hóa học hữu cơ II. Phương pháp dạy học: - Phát hiện và giải quyết vấn đề. - Phương pháp nhóm (thảo luận nhóm). - Phương pháp tự học SGK - PP sử dụng thí nghiệm mô phỏng. - PP sử dụng câu hỏi bài tập. - Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- III. Chuỗi các hoạt động học 1. Giới thiệu chung: Từ cấp THCS học sinh đã được tìm hiểu về metan: tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng… nên Gv chỉ khai thác, mở rộng về dãy đồng đẳng của metan đồng thời hướng dẫn Hs giải thích các kiến thức, hiểu sâu các kiến thức về tính chất Hoạt động trải nghiệm, kết nối: được thiết kế nhằm huy động các kiến thức về đồng đẳng đồng phân, tính chất vật lý hóa học của metan 2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút) a) Mục tiêu hoạt động: Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS về : - Định nghĩa, phân loại, cách gọi tên hidro cacbon no, ứng dụng và điều chế hidro cacbon no - Dự đoán một phần tính chất vật lí, tính chất hóa học của hidro cacbon no b) Phương thức tổ chức HĐ: GV: Chiếu cho Hs xem một số hình ảnh về xăng, dầu, cây nến cháy? nguồn năng lượng thiên nhiên: khí đốt, khai thác dầu mỏ, một số hình ảnh dùng trong công nghiệp Hoạt động trải nghiệm kết nối, tình huống xuất phát được thiết kế nhằm huy động những kiến thức thực tế đã được học của học sinh về tính chất vật lý, tính chất hóa học, 1 số phương trình của metan . GV có thể cho HS thảo luận nhóm và ghi ý kiến cho HS điền vào mục "Điều đã biết, điều muốn biết" Nội dung: Hidrocacbon no Cho một số chất sau: CH4, C2H6, C6H6, C2H2, C3H8, C4H10, C5H12, C2H6O a. Hãy xác định đồng đẳng của metan b. Viết các CTCT của: C2H6, C6H6, C2H2, C3H8, C5H12, C2H6O c. Lập CTTQ của ankan d. Nhận xét về đặc điểm cấu tạo của ankan
- Điều đã biết Điều muốn biết (Know) (Want) Chia lớp thành 4 nhóm, Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi, sau đó bốc thăm mời đại diện nhóm trình các học sinh khác góp ý, bổ sung và các vấn đề này muốn biết sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện t Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Dựa vào kiến thức đã học ở bài đồng đẳng, đồng phân, liên kết hóa học và cấu trúc phân tử, học sinh có thể nêu được khái niệm, CTTQ. HS cũng có thể gặp khó khăn về cách viết CTCT... Tuy nhiên đây là HĐ trải nghiệm, kết nối kiến thức giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết” và những điều chưa biết HS sẽ phải có nhu cầu tìm hiểu tiếp kiến thức ở HĐ hình thành kiến thức. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Có thể dưới sự gợi ý của giáo viên học sinh có thể phân loại được các axit trên, nêu được định nghĩa, dự đoán một phần tính chất vật lí , tính chất hóa học… - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV cần quan sát kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo, sự góp ý, bổ sung của các học sinh khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1 (30 phút): Tìm hiểu khái niệm, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, điều chế và ứng dụng ankan a) Mục tiêu hoạt động: - Nêu được khái niệm, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankan. - Nêu được các ứng dụng, các phương pháp điều chế - Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. b) Phương thức tổ chức HĐ: - GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) để hoàn thành bổ sung phiếu học tập số 1
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Cho các chất sau: CH4, C2H6, C6H6, C2H2, C3H8, C4H10, C5H12 1. Hãy điền các thông tin vào bảng sau: CTPT CTCT Tên ankan Gốc ankyl Tên gốc CH3- CH3 – CH3 propyl C4H10 Pentan 2. Nêu tính chất vật lý? Viết công thức chung của axit cacboxylic, công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở. - HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình). - GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy vào vở tổng kết các kiến thức về định nghĩa, phân loại, quy tắc chung gọi tên ankan theo danh pháp thay thế; viết được công thức chung của ankan; ứng dụng và điều chế ankan. Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: + HS có thể gặp khó khăn về cách gọi tên axit cacboxylic, khi đó GV nên lưu ý HS là: tên thông thường của một số ankan; trong danh pháp thay thế, mạch cacbon chính là mạch dài nhất. Hướng dẫn HS tổng kết thành quy tắc đọc tên thay thế. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS ghi câu trả lời trong phiếu học tập số 1 HS vẽ sơ đồ tư duy, hay cách ghi nhớ khác vào vở lưu ý các điểm quan trọng để tổng kết các kiến thức. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác. GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về định nghĩa, cách phân loại, danh pháp của ankan, ứng dụng và điều chế. Hoạt động 2 (10 phút): Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của ankan
- a) Mục tiêu hoạt động: Trong CTCT của ankan chỉ có liên kết đơn, mạch hở. b) Phương thức tổ chức HĐ: GV: Chiếu mô hình phân tử metan, etan và kết hợp phiếu học tập số 1 - HĐ cá nhân: Hs quan sát mô hình phân tử metan, etan , nghiên cứu sách giáo khoa cho biết đặc điểm của liên kết C – H trong phân tử metan, etan . - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức về đặc điểm cấu tạo đồng đẳng metan. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Nêu được đặc điểm cấu tạo của nhóm cả liên kết O – H và liên kết C – OH đều bị phân cực, tuy nhiên do ảnh hưởng của nhóm C=O hút electron mạnh, làm liên kết O – H và liên kết C – OH của nhóm –COOH phân cực mạnh hơn liên kết O – H và liên kết C – OH trong phân tử ancol, phenol, dẫn đến tính axit của các axit cacboxylic mạnh hơn tính axit của phenol. Nhóm –COOH gây ra các phản ứng hóa học đặc trưng của axit cacboxylic. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức về đặc điểm cấu tạo của nhóm –COOH trong phân tử axit cacboxylic. Hoạt động 3 (40 phút):Tính chất hóa học Tìm hiểu tính chất hóa học (30 phút): - Sử dụng hoạt động chung cả lớp: GV đặt hệ thống câu hỏi kết hợp vơí kiến thức của metan, gv yêu cầu hs trả lời bổ sung dự đoán tính chất hóa học chung của ankan. Chiếu thí nghiệm ảo: metan tác dụng với clo. Yêu cầu hs nhận xét thí nghiệm, hoàn thành phương trình, cả lớp nhận xét để hoàn thiện về kiến thức. Gv gợi ý về hệ số của C trong phản ứng cracking, so sánh về số mol của CO2 và H2O trong phản ứng đốt cháy. Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Học sinh chưa biết được các mức thế? Tại sao lại có phản ứng thế? - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Gv hướng dẫn HS chốt được các kiến thức về tính chất hóa học: phản ứng thế, phản ứng cracking, phản ứng đốt cháy. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- -Sản phẩm: + Nêu được một số tính chất hóa học của hidrocacbon no. + Chia nhóm để hình thành sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức về hidrocacbon no. - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm hình thành sơ đồ tư duy, hoàn thành các phương trình hóa học kịp thời phát hiện những thao tác, khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá quá trình thí nghiệm của mình và cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung. + Chụp ảnh một số bài của hs, chiếu cho cả lớp để sửa và phân tích mặt được và chưa được, lỗi hs còn mắc phải để kịp thời sửa chữa. C. Hoạt động luyện tập (40 phút) a) Mục tiêu hoạt động: - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế hidrocacbon no. - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập số 2. b) Phương thức tổ chức HĐ: - Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là: A. metan. B. etan. C. propan. D. n-butan. Câu 2: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây ? A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút. B. Crackinh butan C. Từ phản ứng của nhôm cacbua với nước. D. A, C. Câu 3: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ? A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D.6 đồng phân Câu 4: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cộng. D. Cả A, B và C.
- Câu 5: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là: A. CnHn, n ≥ 2. B. CnH2n+2, n ≥1 (các giá trị n đều nguyên). C. CnH2n-2, n≥ 2. D. Tất cả đều sai. Câu 6: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là: A. 1-clo-2-metylbutan. B. 2-clo-2-metylbutan. C. 2-clo-3-metylbutan. D. 1-clo-3-metylbutan. Câu 7: Khi clo hóa C5H12 với tỷ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là: A. 2,2-đimetylpropan. B. 2-metylbutan. C. pentan. D. 2-đimetylpropan. Câu 8: Cho 4 chất: metan, etan, propan và n-butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là: A. 5,6 lít. B. 2,8 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là: A. 2-metylbutan. B. etan. C. 2,2-đimetylpropan. D. 2-metylpropan c, Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. - Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi /mở rộng (5 phút) a) Mục tiêu hoạt động: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. b) Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau: 1. Công nghiệp năng lượng Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết các ứng dụng của hidrocacbon no và vai trò các hợp chất hidrocacbon no trong đời sống? Nguồn năng lượng không phải là vô tận, tìm nguồn năng lượng thay thế? Cách sử dụng hợp lý, tiết kiệm. c) Phương thức tổ chức HĐ: GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...).
- Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường. d) Sản phẩm HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS e) Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ: GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn