intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề: Sắt và hợp chất của sắt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ đề Sắt và hợp chất của sắt là một đơn vị kiến thức lớn về một kim loại rất phổ biến và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Chủ đề được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho học sinh theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp học sinh giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, định hướng còn học sinh là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề: Sắt và hợp chất của sắt

  1. Chủ đề: SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT (5 tiết) NHÓM 13 Bước I. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề Chủ Sắt và hợp chất của sắt là một ‘’đơn vị kiến thức’’ lớn về một kim loại rất phổ biến và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Chủ đề được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho HS theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV đóng vai trò là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Bước II. Nội dung của chủ đề Chủ đề gồm các nội dung chính sau: - Vị trí, cấu tạo nguyên tử - Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí - Tính chất hóa học - Cấu tạo và tính chất của các hợp chất sắt (II) và sắt (III) - Một số hợp kim quan trọng của sắt - Ứng dụng và điều chế Bước III. Mục tiêu của chủ đề 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ 1.1. Kiến thức Sau khi học xong chủ đề, học sinh trình bày được: + Học sinh trình bày được vị trí, đặc điểm cấu hình và lớp electron ngoài cùng. Suy ra cấu hình Fe2+, Fe3+ từ đó suy ra tính chất của sắt. + Tính chất hoá học của sắt: tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối). + Sắt trong tự nhiên (các oxit sắt, FeCO3, FeS2). + Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt. Học sinh giải thích được: + Tính khử của hợp chất sắt (II): FeO, Fe(OH)2, muối sắt(II). + Tính oxi hoá của hợp chất sắt (III) : Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt(III). + Thành phần, phân loại, điều chế các loại hợp kim của sắt. 1.2. Kĩ năng + Có những kỹ năng cần thiết như dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của sắt và hợp chất của sắt; Làm việc nhóm, thuyết trình thông tin, phản biện. + Viết các PT hoá học minh hoạ tính khử của sắt, tính khử và tính oxi hóa của Fe 2+ và tính oxi hóa của Fe3+. + Tính thành phần phần trăm về khối lượng sắt, muối sắt hoặc oxit sắt trong hỗn hợp PƯ. Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm. + Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+ trong dung dịch.
  2. + Phân biệt các loại hợp kim của sắt. 1.3.Thái độ + Học sinh có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc trong học tập, trong nghiên cứu, trong hoạt động nhóm. + Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, các loại vật liệu bằng sắt, có ý thức tìm tòi sáng tạo tận dung những nguyên liệu có sẵn. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển 2.1. Năng lực đặc thù - Năng lực thực hành hóa học: làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng giải thích được các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học và cuộc sống: biết được các tính năng ứng dụng của sắt, biết phương pháp bảo vệ đồ dùng, vật liệu sử dụng bằng sắt hợp lí. - Năng lực tính toán qua việc giải thích các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn. 2.2. Các năng lực khác - Năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (tìm những thông tin về tính chất, ứng dụng của kim loại sắt và các biện pháp chống ăn mòn kim loại) - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt trình bày ý kiến nhận định của bản thân. - Năng lực vận dụng: + Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày. + Có khả năng tự tìm kiếm chọn lọc thông tin cũng như liên kết thông tin rời rạc từ nhiều bài học, nhiều bộ môn khác nhau thành một hệ thống thông tin duy nhất. + Có khả năng đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề. + Có khả năng làm chủ công việc, làm chủ thời gian. + Có ý thức cộng đồng. Bước IV. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề Loại Nội câu dun Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao hỏi/bài g tập - Viết được cấu 1. - Nêu được vị trí hình lớp electron Sắt của sắt trong bảng của sắt và ion Fe2+ tuần hoàn. và ion Fe3+ Câu - Nêu được - Viết được PT PƯ hỏi Viết và giải thích TCVL (trạng thái, thể hiện tính chất /bài được các PƯ hóa hoá học cơ bản của Nhận biết và xử lý tập màu sắc, khối học trong quá trình sắt là kim loại có nước nhiễm sắt định lượng riêng, trạng điều chế, ứng dụng tính khử trung bình, tính thái tự nhiên, ứng của sắt và hợp chất tùy vào chất oxi dụng, cách điều hóa mà sắt bị oxi chế sắt và một số hóa lên mức oxi hợp chất của sắt hoá +2 hay +3 Bài tập - Bài tập tính chất - Bài tập của sắt và - Các bài tập yêu định hóa học của sắt và hợp chất ở mức độ cầu HS phải sử lượng hợp chất ở mức độ cao hơn (giải quyết dụng các kiến thức, thấp (giải quyết bài bài toán qua nhiều kĩ năng tổng hợp để toán trong 1 bước) bước)
  3. giải quyết. Bài tập Phát hiện được một thực Giải thích được một Mô tả và nhận biết Giải thích được các số hiện tượng trong hành/ số hiện tượng TN được các hiện hiện tượng thí thực tiễn và sử thí liên quan đến thực tượng TN nghiệm. dụng kiến thức hóa nghiệ tiễn học để giải thích m - Dự đoán sản phẩm - Viết được PT PƯ của một số PƯ, chứng minh được kiểm tra dự đoán - Dự đoán, kiểm - Nêu được TCHH khả năng thể hiện bằng thí nghiệm và tra và kết luận được của sắt và hợp tính oxi hóa và tính rút ra kết luận về về TCHH cơ bản chất của sắt. khử của hợp chất tính chất hóa học của sắt, hợp chất Câu - Nêu được sắt (II). Tính oxi của sắt sắt (II), hợp chất hỏi TCVL, ứng dụng, hoá của Fe . 3+ sắt (III). /bài cách điều chế hợp tập - Viết được các chất của sắt - Phân biệt được định PTHH dạng phân tử tính -Nêu được TCHH hợp chất sắt (II), và ion thu gọn minh - Giải được các bài hợp chất của sắt. hợp chất sắt (III) tập liên quan hiện hoạ cho tính chất với một số hợp chất tượng thực tiễn - Nêu được khái hoá học của hợp khác. niệm, phân loại chất Fe (II), Fe (III) - Phân biệt được hợp kim của sắt. - Viết các phản ứng gang và thép dựa 2. trong quá trình sản vào thành phần của xuất gang Hợp chúng. chất - Giải các bài tập của - Tính thể tích, khối của Fe tác dụng lượng của chất Sắt, với HNO3, H2SO4 tham gia PƯ hoặc Hợp đặc sản phẩm tạo thành - Cân bằng PƯ oxi - Giải các bài tập kim của: hóa khử từ đơn giản về hỗn hợp oxit của + Fe với phi kim, của Bài tập đến phức tạp. sắt, hợp chất Fe dung dịch HNO3, sắt định - Giải được các bài (II) tác dụng với H2SO4 đặc lượng toán tính thế tích, HNO3, H2SO4 đặc + Hỗn hợp oxit của khối lượng thông sắt, hợp kim của sắt qua 1 bước tính - Giải các bài tập với dd H+ toán về hỗn hợp kim (bài tập đơn giản) loại (có Fe ) tác dụng với dung dịch muối (có muối Fe3+) - Rút ra nhận xét và - Phát hiện thích Bài tập giải thích được các được được một số thực hiện tượng thí - Xử lý một sản hiện tượng thực hành/ phẩm độc hại trong tiễn có liên quan nghiệm liên quan thí qua trình trong quá đến sắt và hợp chất nghiệ đến sắt, hợp chất và trinh làm thí nghiệm và sử dụng kiến m hợp kim của sắt thức hóa học để giải thích
  4. Bước V. Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. A. SẮT Nhận biết: Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố sắt có Z=26. Cấu hình electron của sắt là : A. 1s22s22p63s23p63d64s2. B. 1s22s22p63s23p63d8. C. 1s22s22p63s23p64s2 3d6 . D. 1 s22s22p63s23p63d64s1. Câu 2: Ở điều kiện thường Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây A. MgCl2. B. ZnCl2. C. NaCl. D. FeCl3. Thông hiểu: Câu 1: Đốt nóng một ít bột Fe trong bình đựng khí oxi, sau đó cho sản phẩm thu được vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Dung dịch X có A. FeCl2, HCl dư. B. FeCl3, HCl dư. C. FeCl2, FeCl3, HCl dư. D. FeCl3. Câu 2: Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO 3 phản ứng xong thu dung dịch X chỉ chứa một chất tan. Chất tan đó là A. Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. HNO3. Vận dụng: Câu 1: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp FeO, Fe, Fe 2O3 cần 4,48 lít CO (đktc) khối lượng Fe thu được A. 12 g. B. 11, 2g. C. 14, 4g. D. 16, 5g. Câu 2: Cho 8 gam hỗn hợp Mg, Fe tác dụng dịch HCl dư thu được dung dịch X và V(lít ) khí (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 22,2 gam. Giá trị V (lít) là A. 4,48. B. 2,24. C. 3,36. D. 1,12. Câu 3: Sau bài thực hành hóa học, một trong số chất thải ở dạng dung dịch có chứa các ion: Cu2+, Fe3+, Zn2+, Fe2+. Dùng chất nào sau đây có thể loại bỏ các ion trên: A. Giấm ăn. B. Dung dịch nước muối. C. Nước vôi dư. D. axit nitric. Câu 4: Cho các chất sau: Oxi; clo; kẽm; dung dịch HCl; dung dịch Fe 2(SO4)3. Ở điều kiện thích hợp, kim loại sắt tác dụng được với bao nhiêu chất? A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Vận dụng cao: Câu 1: Cho m gam Fe để trong không khí một thời gian thu 12 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư thu được 0,15 mol SO2 sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là A. 9 gam. B.10,8 gam. C. 10 gam. D. 9,8 gam. Câu 2: Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion sắt (II) hydrocacbonat và sắt (III) sunfat. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt của con người. Phương pháp được dùng để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt là A. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước ngầm được tiếp xúc với nhiều không khí rồi lắng, lọc. B. Sục khí nitơ vào bể nước ngầm với liều lượng thích hợp C. Sục không khí giàu oxi vào bể nước ngầm D. Sục khí amoniac vào bể nước ngầm HỢP CHẤT SẮT Nhận biết Câu 1: Ion nào dưới đây không có cấu hình của khí hiếm: A. Na+ B. Fe2+ C. Al3+ D. Cl- Câu 2: Sẽ thu được kết tủa khi sục khí NH3 dư vào dung dịch muối nào sau đây:
  5. A. Zn(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. AgNO3. Câu 3: Trong phản ứng hoá học: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O. Vai trò của FeSO4 trong phản ứng là A. Chất oxi hoá. B. Chất khử. C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử. D. Phản ứng không phải là phản ứng oxi hoá - khử. Câu 4: Cho oxit sắt vào dung dịch HNO 3 đặc nóng thu được dung dịch X và không thấy khí thoát ra. Oxit sắt là A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO và Fe3O4. Thông hiểu Câu 1: Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch X A. KMnO4, Br2, Cu. B. KMnO4, Br2, HCl. C. Ag, Br2, Cu. D. Fe, NaOH, Na2SO4. Câu 2: Cho một hợp chất của Fe vào dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được một dụng dịch. Dung dịch này vừa tác dụng với KMnO4 vừa tác dụng với Cu vậy hợp chất đó là A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe3O4. Câu 3: Hiện tượng xảy ra khi cho dụng dịch muối Fe(NO 3)2 vào dung dịch AgNO 3 là A. Chỉ có dung dịch chuyển màu. B. Chỉ có kết tủa trắng. C. Có kết tủa trắng và dung dịch chuyển màu. D. không có hiện tượng gì. Câu 4: Dung dịch CuSO4 có màu xanh, một học sinh tiến hành thí nghiệm sau: Nhúng một thanh Fe sạch vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian ta quan sát thấy hiện tượng gì? A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh. B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh. C. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch có màu xanh. D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có màu xanh. Vận dụng Câu 1: Nhúng một thanh kim loại Fe (dư) vào dung dịch muối AgNO 3 sau một thời gian khối lượng thanh Fe tăng thêm 8 gam (giả sử Ag tạo ra bám hết lên thanh Fe). Khối lượng Ag bám lên thanh Fe là A. 10,08 gam. B. 1,08 gam. C. 5,04 gam. D. 8 gam. Câu 2: Hòa tan 10 gam hỗn hợp X gồm 2 muối khan FeSO 4, Fe2(SO4)3 vào H2O. Dung dịch thu được phản ứng hoàn toàn với 1,58 gam KMnO 4 trong môi trường H2SO4 dư. Phần trăm khối lượng của FeSO4 trong hỗn hợp là A. 76%. B.15,2%. C. 84,4%. D. 21%. Câu 3: Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng? A. Thêm NaOH vào dung dịch FeCl3 (màu vàng) thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ. B. Thêm một ít bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO 3 (không màu) thấy dung dịch chuyển sang màu xanh nhạt. C. Thêm dung dịch H2SO4 vào Fe(OH)3 (màu nâu đỏ) thấy hình thành dung dịch màu vàng. D. Thêm Cu vào dung dịch Fe(NO 3)3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh. Vận dụng cao
  6. Câu 1: Ở những vùng mỏ có khoáng vật pirit sắt (FeS 2), nước bị ô nhiễm pH của dung dịch nước rất thấp, tức nước rất axit và có nhiều kết tủa nâu lắng động. Hãy chọn cách giải thích nào hợp lí nhất về hiện tượng trên 0 A. 4FeS2 + 11O2 t 2Fe2O3 + 8SO2 SO2 + H2O → H2SO3 B. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 0 t V2O5 SO2 + O2 t0 SO3 SO3 + H2O → H2SO4 0 C. 4FeS2 + 11O2 t 2Fe2O3 + 8SO2 Fe2O3 + 3H2O → 2 Fe(OH)3 D. 2FeS2 + 7O2 + 2H2O → 2Fe2+ + 4SO42- + 4H+ 4Fe2+ + O2 + 6H2O → 4FeO(OH) + 8H+ Câu 2: Hỗn hợp A chứa x mol Fe và y mol Zn. Hòa tan hết hỗn hợp A này bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,06 mol NO, 0,01mol N 2O và 0,01 mol N2 đem cô cạn dung dịch sau khi hòa tan thu được 32,36 gam hỗn hợp hai muối nitrat khan. Tổng x + y là A. 0,18. B. 0,32. C. 0,36. D. 0,16. Câu 3: Ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS 2, đất thường bị chua là do quá trình oxi hóa chậm FeS2 bởi oxi không khí sinh ra H2SO4 và Fe2(SO4)3 theo phương trình sau: 4FeS2 +15O2 +2H2O → 2Fe2(SO4)3 +2H2SO4. Để khử chua đất người ta thường bón chất nào sau đây trước khi canh tác: A. Phân chuồng. B. Tro bếp. C. Đá vôi. D. Vôi. Câu 4: Lần lượt đốt nóng FeS2; FeCO3; Fe(OH)2; Fe(NO3)3 trong không khí (lấy dư) đến khối lượng không đổi. Một số học sinh nêu các nhận xét sau: (1). Sản phẩm rắn của các thí nghiệm đều giống nhau; (2). Mỗi thí nghiệm tạo một sản phẩm khí khác nhau; (3). Có một chất khi đốt nóng tạo 2 chất khí; (4). Nếu lấy mỗi chất ban đầu là 1 mol thì tổng số mol khí và hơi thoát ra là 8 mol. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Bước VI. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học. I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên (GV) Đồ dùng dạy học: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Dụng cụ, hóa chất: bình khí O2 và bình khí Cl2 (điều chế trước), dây sắt, đinh sắt, dd H2SO4 loãng, HNO3, dd CuSO4, FeO, dung dịch FeSO4, dung dịch KMnO4, mẩu dây đồng (hoặc bột đồng), dd HCl, dd NaOH, dd FeCl3. Dụng cụ: Bộ thí nghiệm: ống nghiệm, giá sắt, đèn cồn. 2. Học sinh (HS) - Chuẩn bị bài trước ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên. - Tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo lựa chọn và sự phân công. II. Phương pháp dạy học: - Phát hiện và giải quyết vấn đề. - Phương pháp nhóm (thảo luận nhóm). - Phương pháp tự học SGK
  7. - PP sử dụng thí nghiệm, TBDH, mô phỏng. - PP sử dụng câu hỏi bài tập. - Kĩ thuật sơ đồ tư duy. III. Chuỗi các hoạt động học 1. Giới thiệu chung: - Kiến thức về sắt và hợp chất của sắt đã được đề cập trong chương trình Hóa học lớp 9 và cũng đã được đề cập đến trong các bài về chất trong chương Halogen, Oxi lưu huỳnh (Hóa học 10) và trong chương Nito và Photpho (Hóa học 11) Hoạt động (HĐ) trải nghiệm, kết nối (tình huống xuất phát): được thiết kế nhằm huy động những kiến thức đã được học của HS về trạng thái tự nhiên và những tính chất vật lí, hóa học cơ bản từ lớp 9. Tuy nhiên HS sẽ gặp khó khăn trong phần xác định sản phẩm Fe(II) hay Fe(III) nên phải chuyển sang hoạt động hình thành kiến thức. HĐ hình thành kiến thức gồm các nội dung chính sau: Vị trí, cấu tạo; Tính chất vật lí, tính chất hóa học; Ứng dụng, điều chế của Sắt và các hợp chất của nó. Các nội dung kiến thức này được thiết kế thành các HĐ học của HS. Thông qua các kiến thức đã học, HS suy luận, thực hiện thí nghiệm kiểm chứng để rút ra các kiến thức mới. HĐ luyện tập được thiết kế thành các câu hỏi/bài tập để củng cố, khắc sâu các nội dung kiến thức trọng tâm đã học trong bài (cấu tạo, tính chất hóa học, điều chế Sắt và các hợp chất của nó). HĐ vận dụng, tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn, thực nghiệm và mở rộng kiến thức (HS có thể tham khảo tài liệu, internet…) và không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. 2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học Nội dung 1: Cấu tạo, vị trí, tính chất, trạng thái tự nhiên của Sắt (02 tiết) A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (20 phút) a. Mục tiêu hoạt động: Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS về: - Vị trí, cấu tạo, trạng thái tự nhiên của sắt. - Dự đoán một phần tính chất vật lí, tính chất hóa học của sắt, hợp chất của sắt. b. Phương thức tổ chức HĐ: GV: Sử dụng phiếu học tập. HS hoạt động cá nhân hoàn thành ND1 HS hoạt động tập thể ND2: Mời đại diện học sinh làm thí nghiệm (2 HS), cả lớp quan sát thực hiện yêu cầu ND2 PHIẾU HỌC TẬP 1 ND1: Các hình ảnh sau giúp các em liên tưởng đến kiến thức gì về sắt? Hình ảnh 1 Hình ảnh 2 Hình ảnh 3 Hình ảnh 4 Hình ảnh 5 Ô nguyên tố Quặng sắt Nam châm Con tàu sắt gỉ Vật liệu gang, thép Kiến thức: ND2: TN1: Cho sắt (phoi sắt mới) tác dụng với axit clohidric. Nêu hiện tượng, viết phương trình? ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………
  8. - GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời 1 đại diện nhóm trình bày, các học sinh khác góp ý, bổ sung và các vấn đề này muốn biết sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập. Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Dựa vào với kiến thức đã học, HS có thể nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất lí, ứng dụng của sắt. Tuy nhiên có thể gặp khó khăn khi viết phương trình giải thích thí nghiệm 2. Nhưng đây chỉ là HĐ trải nghiệm, kết nối kiến thức giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết” và những điều chưa biết HS sẽ phải có nhu cầu tìm hiểu tiếp kiến thức ở HĐ hình thành kiến thức. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS hoàn thành được nội dung câu hỏi trong phiếu học tập - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV cần quan sát kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo, sự góp ý, bổ sung của các học sinh khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu về vị trí, cấu tạo, tính chất vật lí, ứng dụng của kim loại Sắt a. Mục tiêu hoạt động: - Nêu được vị trí, cấu hình electron nguyên tử của kim loại Fe và ion Fe2+, Fe3+. - Nêu được các tính chất vật lí đặc trưng của kim loại Fe (từ những ứng dụng trong thực tế). - Nêu được các ứng dụng quan trọng của kim loại Fe. - Rèn năng lực tự học, tự nghiên cứu (SGK), năng lực hợp tác nhóm. b. Phương thức tổ chức HĐ: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: Nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) để hoàn thành bổ sung phiếu học tập số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Viết cấu hình electron của Fe(Z=26) và suy ra vị trí của Fe trong BTH? Suy ra cấu hình electron của ion Fe2+ và ion Fe3+ ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. 2. Nêu tính chất vật lí của Fe và những ứng dụng tương ứng (từ những tính chất đó)? ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. 3. Nêu trạng thái tồn tại của Sắt trong tự nhiên? ……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….
  9. GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình). Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể gặp khó khăn về cách suy ra vị trí của Fe trong BTH (đây là nguyên tố nhóm B khác với những KL nhóm A đã học); cách viết cấu hình của ion Fe 2+ và ion Fe3+. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS ghi câu trả lời trong phiếu học tập số 2 - Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác. GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức. Hoạt động 2 (30 phút): Nghiên cứu Tính chất hóa học và điều chế Sắt a. Mục tiêu hoạt động: Nắm được các tính chất hóa học cơ bản của kim loại sắt. Cách sản xuất sắt trong công nghiệp. Kỹ năng thực hành thí nghiệm b. Phương thức tổ chức HĐ: - GV tổ chức hoạt động nhóm theo phương pháp góc học tập Nhóm 1, 3: Góc nghiên cứu + Nghiên cứu SGK hoàn thành các phương trình phản ứng chứng minh TCHH của sắt. + Rút ra kết luận về tính chất hóa học của Fe Nhóm 2, 4: Góc trải nghiệm + Tiến hành các thí nghiệm: Fe tác dụng với: dung dịch HCl, HNO3 loãng, CuSO4 + Rút ra kết luận về tính chất hóa học của Fe - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS nhóm khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: Sản phẩm: Viết được các phương trình phản ứng Làm được các thí nghiệm Đánh giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức về tính chất hóa học của sắt. C. Hoạt động luyện tập (40 phút)
  10. a. Mục tiêu hoạt động: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế axit cacboxylic. Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập số 3. b. Phương thức tổ chức HĐ: Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau: Nhận biết: Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố sắt có Z=26. Cấu hình electron của sắt là : A. 1s22s22p63s23p63d64s2. B. 1s22s22p63s23p63d8. 2 2 6 2 6 2 6 C. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d . D. 1 s22s22p63s23p63d64s1. Câu 2: Ở điều kiện thường Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây A. MgCl2. B. ZnCl2. C. NaCl. D. FeCl3. Thông hiểu: Câu 1: Đốt nóng một ít bột Fe trong bình đựng khí oxi, sau đó cho sản phẩm thu được vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Dung dịch X có A. FeCl2, HCl dư. B. FeCl3, HCl dư. C. FeCl2, FeCl3, HCl dư. D. FeCl3. Câu 2: Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO 3 phản ứng xong thu dung dịch X chỉ chứa một chất tan. Chất tan đó là A. Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. HNO3. Vận dụng: Câu 1: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp FeO, Fe, Fe 2O3 cần 4,48 lít CO (đktc) khối lượng Fe thu được A. 12 g. B. 11, 2g. C. 14, 4g. D. 16, 5g. Câu 2: Cho 8 gam hỗn hợp Mg, Fe tác dụng dịch HCl dư thu được dung dịch X và V(lít ) khí (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 22,2 gam. Giá trị V (lít) là A. 4,48. B. 2,24. C. 3,36. D. 1,12. Câu 3: Sau bài thực hành hóa học, một trong số chất thải ở dạng dung dịch có chứa các ion: Cu2+, Fe3+, Zn2+, Fe2+. Dùng chất nào sau đây có thể loại bỏ các ion trên: A. Giấm ăn. B. Dung dịch nước muối. C. Nước vôi dư. D. axit nitric. Câu 4: Cho các chất sau: Oxi; clo; kẽm; dung dịch HCl; dung dịch Fe 2(SO4)3. Ở điều kiện thích hợp, kim loại sắt tác dụng được với bao nhiêu chất?
  11. A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Vận dụng cao: Câu 1: Cho m gam Fe để trong không khí một thời gian thu 12 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư thu được 0,15 mol SO2 sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là A. 9 gam. B.10,8 gam. C. 10 gam. D. 9,8 gam. Câu 2: Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion sắt (II) hydrocacbonat và sắt (III) sunfat. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt của con người. Phương pháp được dùng để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt là A. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước ngầm được tiếp xúc với nhiều không khí rồi lắng, lọc. B. Sục khí nitơ vào bể nước ngầm với liều lượng thích hợp C. Sục không khí giàu oxi vào bể nước ngầm D. Sục khí amoniac vào bể nước ngầm c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. Kiểm tra, đánh giá HĐ: - Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. - Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi /mở rộng (5 phút) a. Mục tiêu hoạt động: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. b. Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau: 1. Quặng sắt Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết các quá trình khai thác quặng sắt và sản xuất sắt trong công nghiệp? 2. Nhận biết nước bị nhiễm sắt và cách sử lí Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết dấu hiệu nước bị nhiễm sắt và đưa ra các biện pháp sử lí? Phương thức tổ chức HĐ: GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...). Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường.
  12. c. Sản phẩm HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS d. Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ: GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS. Nội dung 2: Hợp chất và hợp kim của sắt. (Giáo viên căn cứ vào số lượng tiết dạy trong chủ đề, tiếp tục xây dựng các hoạt động dạy và học phù hợp)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2