intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề: Nguyên tử

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề 1: Nguyên tử gồm các nội dung chủ yếu sau: Thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, cấu tạo vỏ nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị. Các nội dung trong chủ đề đã được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho học sinh theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp học sinh giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng còn học sinh là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Cùng tham khảo tài liệu sau để biết thêm chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ đề Hoá THPT - Chủ đề: Nguyên tử

  1. CHỦ ĐỀ 1. NGUYÊN TỬ (9 tiết) * Giới thiệu chung chủ đề: - Chủ đề nguyên tử gồm các nội dung chủ yếu sau: Thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, cấu tạo vỏ nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị. - Các nội dung trong chủ đề đã được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho HS theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. * Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 9 tiết 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ 1.1. Kiến thức: Nắm được: - Thành phần cơ bản của nguyên tử gồm: Vỏ electron cuả nguyên tử và hạt nhân. Vỏ electron của nguyên tử gồm các hạt electron. Hạt nhân gồm hạt proton và hạt nơtron. - Khối lượng và điện tích của e, p, n. Kích thước và khối lượng rất nhỏ của nguyên tử. - Giúp HS hiểu được các khái niệm điện tích hạt nhân, số khối, nguyên tử khối và cách tính. - Từ đó hiểu được định nghĩa nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tử của nguyên tố. - HS hiểu được khái niệm đồng vị. - Biết cách tính nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hoá học. 1.2. Kĩ năng - Quan sát mô hình, clip mô phỏng rút ra được nhận xét về thành phần và đặc điểm cấu tạo nguyên tử. - HS tập nhận xét và rút ra kết luận từ các thí nghiệm trong SGK. HS biết sử dụng các đơn vị đo: u, đvđt, nm, A0 và biết giải các dạng bài tập. - HS được rèn luyện kĩ năng để giải được các bài tập. 1.3. Thái độ - Có thái độ học tập tích cực và yêu thích bộ môn Hoá học. - Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực tự học, năng lực hợp tác; - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; - Năng lực quan sát; - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; - Năng lực tính toán hóa học; - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên (GV)
  2. - Mô phỏng thí nghiệm: Mô phỏng thí nghiệm của Tomson phát hiện ra tia âm cực, mô phỏng thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử, mô hình mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ- dơ- pho, Bo và Zom- mơ- phen. - Chuẩn bị giáo án powerpoint. - Các địa chỉ trang web hỗ trợ dạy và học trên mạng. 2. Học sinh (HS) - Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan thuộc chương trình THCS, nghiên cứu trước chương nguyên tử (hóa học 10) III. Chuỗi các hoạt động học 1. Giới thiệu chung: Đây là chương đầu tiên trong chương trình THPT, nhưng ở THCS HS đã được học về nguyên tử nên GV Có thể HS để phục vụ cho việc nghiên cứu bài mới. 1. Hoạt động (HĐ) trải nghiệm, kết nối (tình huống xuất phát): được thiết kế nhằm huy động những kiến thức đã được học của HS về nguyên tử. * HĐ hình thành kiến thức gồm các nội dung chính sau: - Thành phần nguyên tử: hạt nhân và lớp vỏ + Các thí nghiệm tìm ra e, hạt nhân + Đặc điểm các hạt các hạt cấu tạo nên nguyên tử. Các nội dung kiến thức này được thiết kế thành các HĐ học của HS. Thông qua các kiến thức đã học, HS thực hiện quan sát mô phỏng suy luận để rút ra các kiến thức mới. Cụ thể như: thông qua mô phỏng thí nghiệm của Tomson phát hiện ra tia âm cực, thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử. GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về thành phần nguyên tử gồm các hạt p,n,e thông qua quan sát và giải thích thí nghiệm mô phỏng - Cấu tạo của hạt nhân, điện tích hạt nhân, nguyên tố hóa học, đồng vị. GV hướng dẫn HS học tập thông qua phiếu học tập gồm chuỗi các câu hỏi logic, HS có thể vận dụng các kiến thức đã biết để trả lời. - Cấu tạo vỏ nguyên tử: + Sự chuyển động của e trong nguyên tử + Năng lượng của các e và khái niệm ,kí hiệu, số e tối đa của lớp và phân lớp + Cấu hình e nguyên tử + Đặc điểm lớp e ngoài cùng GV cho HS tự nghiên cứu về mẫu hành tinh nguyên tử( hình 1.6 SGK) và đám mây e của Hidro ( hình 1.8 SGK) để từ đó rút ra được sự chuyển động của e trong nguyên tử. GV hình thành khái niệm về lớp, phân lớp thông qua hình vẽ mô phỏng vị trí của các e trong nguyên tử ( hình 1.7 SGK) và năng lượng của chúng, GV cho HS tìm hiểu để biết kí hiệu lớp, phân lớp: số lớp, số phân lớp trong mỗi lớp: số e tối đa trong mỗi phân lớp từ đó suy ra số e tối đa trong mỗi lớp. GV hướng dẫn HS thảo luận tìm ra các bước viết cấu hình e, luyện tập viết cấu hình e nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên trong BTH.
  3. Thông qua cấu hình e của 20 nguyên tố đầu tiên, rút ra đặc điểm lớp e ngoài cùng. * HĐ luyện tập được thiết kế thành các câu hỏi/bài tập để củng cố, khắc sâu các nội dung kiến thức trọng tâm đã học trong bài (Thành phần nguyên tử, đặc điểm các hạt cấu tạo nên nguyên tử; Cấu tạo hạt nhân, nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối trung bình; Cấu tạo vỏ nguyên tử, cấu hình e, đặc điểm e lớp ngoài cùng). HĐ vận dụng, tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn, thực nghiệm và mở rộng kiến thức (HS có thể tham khảo tài liệu, internet…) và không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. 2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học NỘI DUNG 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ A. Hoạt động trải nghiệm kết nối (10 phút) a) Mục tiêu hoạt động Thông qua tiến trình lịch sử các công trình kế tiếp nhau của các nhà khoa học, dần dần khám phá ra cấu tạo nguyên tử, HS sẽ học tập được : - Tinh thần làm việc cộng đồng của nhân loại : mỗi vấn đề mà nhà khoa học này chưa giải quyết được thì lại được các thế hệ kế tiếp giải quyết. - Cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề trong từng công trình khoa học dạy cho HS cách tư duy khái quát. - Các kết luận khoa học mà các em được học là kết quả của phép quy nạp lịch sử, từ đó các em tích lũy được các kinh nghiệm giải quyết vấn đề mà nhân loại đã tích lũy được để dần dần biến nó thành kinh nghiệm của bản thân ứng xử trong cuộc đời riêng của mình. - Khả năng của con người khám phá các quy luật của tự nhiên để biết cách sống hòa hợp với nó nhằm nâng cao đời sống của mình mà vẫn bảo vệ được môi trường. b) Phương thức tổ chức hoạt động - GV cho HS xem các video và hình ảnh giới thiệu về tiến trình lịch sử các công trình kế tiếp nhau của các nhà khoa học, dần dần khám phá ra cấu tạo nguyên tử. - Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS về thành phần nguyên tử, hạt nhân nguyên tử và nguyên tố hóa học. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm HS nắm được nguyên tử cấu tạo từ những thành phần nào và có những loại hạt cơ bản nào. Các đại lượng về các loại hạt đó. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS quan sát video và hình ảnh, HS nắm được lịch sử quá trình nghiên cứu về nguyên tử + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS liên hệ với các kiến thức cũ đã học, hứng thú tìm tòi, nghiên cứu các kiến thức mới. B. Hoạt động hình thành kiến thức Nội dung 1: Thành phần nguyên tử Hoạt động 1: (50 phút) Tìm hiểu về thành phần nguyên tử a) Mục tiêu hoạt động: Biết được : Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản : proton, nơtron và electron;
  4. Lớp vỏ gồm các hạt electron mang điện tích âm ; hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron mang điện tích dương. Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron. Kĩ năng : So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron ; So sánh kích thước của hạt nhân và các loại hạt so với nguyên tử. b) Phương thức tổ chức HĐ: - GV cho HS xem đoạn phim về sự hình thành tia âm cực, sau đó yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Em hãy mô tả lại thí nghiệm về tia âm cực? + Trình bày các đặc tính của tia âm cực? Từ đó GV kết luận tia âm cực là một chùm hạt có khối lượng và chuyển động với vận tốc lớn, mang điện tích âm. Các hạt đó gọi là electrron. - GV cho HS xem đoạn phim về thí nghiệm khám phá hạt nhân nguyên tử, từ thí nghiêm đó trả lời các câu hỏi sau: + Tại sao đa số hạt α xuyên qua được lá vàng và truyền thẳng? + Tại sao lại có một số ít hạt đi lệch hướng ban đầu và một số bật ngược trở lại? Từ đó GV yêu cầu học sinh kết luận về hạt nhân nguyên tử. Rút ra được hạt nhân gồm hạt proton và hạt nơtron. Hạt nhân có khối lượng rất lớn và kích thước rất nhỏ so với nguyên tử. - GV cho HS hoạt động cá nhân: Hoàn thành phiếu học tập số 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Nghiên cứu SGK và hoàn thành vào bảng sau: Các loại Người tìm ra Điện tích Khối lượng Kích thước hạt Culong Quy ước Kg u Câu 2: Em hãy so sánh: - Khối lượng của các loại hạt, khối lượng của hạt nhân so với khối lượng của toàn nguyên tử? - Kích thước của hạt p, n, e và hạt nhân so với kích thước của nguyên tử? - HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: 1. Thành phần cấu tạo nguyên tử - Nguyên tử có cấu tạo 2 phần: Lớp vỏ: gồm các hạt electron mang điện tích âm. Hạt nhân: mang điện tích dương, gồm hạt proton và hạt nơtron. Nguyên tử có cấu tạo rỗng. - Đơn vị khối lượng nguyên tử: u 1u = 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12. 1u = 1,6605.10-27kg. - HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
  5. + Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức thành phần cấu tạo của nguyên tử, kích thước và khối lượng của các loại hạt và so sánh được kích thước, khối lượng của các loại hạt đó và các phần so với nguyên tử. Hoạt động 2 (20 phút): Hạt nhân nguyên tử. a) Mục tiêu hoạt động: - Biết cách tính điện tích hạt nhân và số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối. b) Phương thức tổ chức HĐ: - HĐ cá nhân: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là điện tích hạt nhân và số khối. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức về điện tích hạt nhân và số khối. Trả lời được câu hỏi: Tại sao số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối là những đại lượng đặc trưng, cơ bản của nguyên tử? c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: 2. Hạt nhân nguyên tử a. Điện tích hạt nhân - Điện tích hạt nhân là điện tích của các hạt prpton trong hạt nhân. - Số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e. b. Số khối (A) A=Z+N Z: tổng số hạt proton N: tổng số hạt nơtron. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức về điện tích hạt nhân và số khối. Hoạt động 3 (20 phút): Nguyên tố hóa học a) Mục tiêu hoạt động: Hiểu được : Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử. Kí hiệu nguyên tử : A X. X là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron. Z Kĩ năng: Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại. b) Phương thức tổ chức HĐ: - HĐ cá nhân: Từ khái niệm nguyên tố hóa học đã học ở cấp II và các kiến thức vừa mới học, HS đưa ra được khái niệm mới về nguyên tố hóa học. HS nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là số hiệu nguyên tử và kí hiệu. Kí hiệu đầy đủ của nguyên tử. Từ kí hiệu đó ta biết được những đặc điểm gì về nguyên tử. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm:
  6. 3. Nguyên tố hóa học a. Nguyên tố hóa học b. Số hiệu nguyên tử (Z) Số hiệu nguyên tử Z = số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e. c. Kí hiệu nguyên tử A z X X là kí hiệu nguyên tố. A là số khối (A = Z + N) Z là số hiệu nguyên tử. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức về nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử. C. Hoạt động luyện tập (45 phút) a) Mục tiêu hoạt động: - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về thành phần cấu tạo của nguyên tử; kích thước khối lượng nguyên tử; hạt nhân nguyên tử và nguyên tố hóa học. - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, năng lực quan sát và mô tả thí nghiệm, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. b) Phương thức tổ chức HĐ: - Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài tập tự luận: Bài tập về mối quan hệ giữa các hạt p, n, e. Bài 1: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 155. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Tìm số hiệu nguyên tử và số khối và viết kí hiệu của nguyên tử nguyên tố đó. Bài 2: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 34. Tính số proton, số khối và mô tả cấu tạo của nguyên tử nguyên tố đó. Bài 3: Trong ph©n tö M2X cã tæng sè c¸c lo¹i h¹t lµ 140 h¹t, trong ®ã sè h¹t mang ®iÖn nhiÒu h¬n sè h¹t kh«ng mang ®iÖn lµ 44 h¹t. Sè khèi cña M lín h¬n sè khèi cña ion X lµ 23. Tæng sè c¸c lo¹i h¹t trong M nhiÒu h¬n tæng sè c¸c lo¹i h¹t trong X lµ 34. Tìm số hiệu nguyên tử và số khối của M và X. Bài tập trắc nghiệm: Câu 1 : Người tìm ra nguyên tử có cấu tạo rỗng là: A. Tôm-xơn. B. Chat-Uých. C. Rơ-dơ-pho. D. Bo. Câu 2 : Người tìm ra electron là : A. Tôm-xơn B. Rơ-dơ-pho. C. Chat-uých. D. Bo.
  7. Câu 3 : Chọn câu phát biểu đúng: A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron. B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton. C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron mang điện dương và các hạt proton không mang điện. D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương và các hạt nơtron không mang điện. Câu 4 : Chọn câu Đúng : A. Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn khối lượng riêng của nguyên tử . B. Bán kính nguyên tử bằng bán kính hạt nhân . C. Bán kính nguyên tử bằng tổng bán kính e, p, n. D. Trong nguyên tử, các hạt p, n, e xếp khích nhau thành một khối bền chặt. Câu 5 : Định nghĩa nào đúng nhất về đơn vị khối lượng nguyên tử : A. 1 u là khối lượng của 6,02. 1023 nguyên tử cacbon. B. 1 u có gía trị bằng 1/12 gam. C. 1 u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon. D. 1 u có giá trị bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon đồng vị 12. Câu 6 : Proton có kích thước, khối lượng và điện tích như sau: A. 0,053 nm ; 1u và o. B. 10–8 nm ; 1u ; 1+. C. 0,053 nm ; 0,00055u và 1– . D. 10–8 nm ; 0,00055u và 1–. Câu 7: Một oxit có công thức X2O trong đó tổng số hạt của phân tử là 92 hạt , số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt . Oxit này là : A. Na2O. B. K2O. C. Cl2O D. H2O. Câu 8 : Electron có kích thước , khối lượng và điện tích như sau : A. 0,053nm; 0,00055u và 1– B. 0,053nm; 1u và 0. –8 C. 10 nm; 1u và 1+. D. 10–8nm ; 0,00055u và 1–. Câu 9: Nguyên tử hidro có kích thước , khối luợng và điện tích như sau : A. 0,053nm; 0,00055u và 1–. B. 0,053nm ; 1u ; và 0. –8 C. 10 nm ; 0,00055u và 1+. D. 10–8nm; 1u và 0. Câu 10: Tìm câu phát biểu không đúng khi nói về nguyên tử : A. Nguyên tử là thành phần nhỏ bé nhất của chất , không bị chia nhỏ trong các phản ứng hóa học . B. Nguyên tử là một hệ trung hòa điện tích. C. Trong nguyên tử, nếu biết điện tích hạt nhân có thể suy ra số proton, nơtron, electron trong nguyên tử ấy. D. Một nguyên tố hóa học có thể có những nguyên tử với khối lượng khác nhau . Câu 11: Trong nguyên tử , ta sẽ biết số p, n, e nếu : A. Biết số p và e. B. Biết số p và n. C. Biết số e và n. D. Biết số Z và A. Câu 12: Tìm câu phát biểu sai : A. Trong một nguyên tử, số proton luôn luôn bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. B. Số đơn vị điện tích dương trong nhân bằng số đơn vị điện tích âm trên vỏ nguyên tử. C. Tổng số proton và electron được gọi là số khối. D. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron . Câu 13: Chọn câu đúng khi nói về số khối của nguyên tử : A. Số khối là khối lượng của một nguyên tử . B. Số khối là tổng số hạt proton và nơtron. C. Số khối mang điện dương . D. Số khối có thể không nguyên. Câu 14: Số hiệu nguyên tử đặc trưng cho một nguyên tố hóa học vì nó : A. là điện tích hạt nhân của một nguyên tố hóa học.
  8. B. là kí hiệu của một nguyên tố hóa học . C. cho biết tính chất của một nguyên tố hóa học D. là tổng số proton và nơtron trong nhân. Câu 15: Mệnh đề nào sau đây đúng khi nói về nguyên tử nitơ : A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có 7 nơtron. B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có 7 proton. C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử nitơ mới có số proton = số nơtron. D. Chỉ có nguyên tử nitơ mới có số khối = 14. A Câu 16: Trong kí hiệu Z X thì : A. Z là số điện tích hạt nhân. B. Z là số electron ở lớp vỏ . C. Z là số proton trong hạt nhân. D. Cả 3 câu trên đều đúng . 64 Câu 17: Nguyên tử đồng có kí hiệu là 29 Cu ( đồng vị không bền ), vậy số hạt nơtron trong 64g đồng là : A. 29. B. 35.6,02.1023 C. 35. D. 29.6,02.1023 85 Câu 18: Nguyên tử Rubidi có kí hiệu là 37 Rb . Số hạt nơtron trong 85g Rb là : A. 37. B. 48. C. 48.6,02.1023. D. 37.6,02.1023. 35 37 Câu 19: Nguyên tố clo có 2 kí hiệu : 17 Cl và 17 Cl . Tìm câu trả lời sai : A. Đó là hai đồng vị của nhau . B. Đó là hai nguyên tử có cùng số electron. C. Đó là hai nguyên tử có cùng số nơtron. D. Hai nguyên tử trên có cùng một số hiệu nguyên tử . Câu 20: Một nguyên tử có tổng số hạt là 40 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt . Vậy nguyên tử đó là : A. Ca. B. Mg C. Al D. Na D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng a) Mục tiêu hoạt động: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. b) Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau: 1. Tìm hiểu lịch sử về nguyên tử (qua tài liệu, internet...). 2. Tìm hiểu về các nhà bác học nghiên cứu về nguyên tử. c) Phương thức tổ chức HĐ: GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...). Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường. d) Sản phẩn HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS e) Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ: GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.
  9. NỘI DUNG 2: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (45 phút) a) Mục tiêu hoạt động: - Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS về vỏ nguyên tử - Nội dung HĐ: Tìm hiểu cấu tạo vỏ nguyên tử: + Sự chuyển động của e trong nguyên tử + Năng lượng của các e và khái niệm lớp, phân lớp, kí hiệu lớp, phân lớp, số e tối đa trong các lớp, phân lớp + Thứ tự mức năng lượng + Cấu hình e nguyên tử + Nguyên tố s,p,d,f + Đặc điểm lớp e ngoài cùng b) Phương thức tổ chức HĐ: - GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. - Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là HĐ tạo tình huống/nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quy ết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Dựa vào các thông tin đã cho trong phiếu học tập, kết hợp với kiến thức đã học ở bài thành phần nguyên tử HS đã nắm được thành phần tạo nên lớp vỏ nguyên tử là các e mang điện tích âm. Khi viết cấu hình e, HS cũng có thể gặp khó khăn về số e tối đa trên mỗi phân lớp, viết sai kí hiệu phân lớp. Tuy nhiên đây là HĐ trải nghiệm, kết nối kiến thức giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết” nên không nhất thiết HS phải trả lời đúng được tất cả các câu hỏi, muốn trả lời đúng được tất cả các câu hỏi HS phải tìm hiểu tiếp kiến thức ở HĐ hình thành kiến thức. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Đã được GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà) Đọc thông tin: Căn cứ vào mẫu hành tinh nguyên tử( hình 1.6 SGK) và đám mây e của Hidro ( hình 1.8 SGK) để từ đó rút ra được sự chuyển động của e trong nguyên tử. Trả lời cá c câu hỏi sau: 1. Trong nguyên tử, các e chuyển động như thế nào theo mẫu hành tinh nguyên tử và theo quan điểm hiện đại? Kết luận về sự chuyển động của e trong nguyên tử? …………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………........... …….……………………………………………………………………….......... 2. Thông qua hình vẽ mô phỏng vị trí của các e trong nguyên tử ( hình 1.7 SGK) clip mô phỏng trên máy chiếu, hãy cho biết:
  10. + Tại sao khi e chuyển động, nó không bị bứt ra khỏi hạt nhân? + vị trí của các e đối với hạt nhân? + Các e trong nguyên tử có năng lượng bằng nhau hay không? Tại sao? + Thế nào là lớp e? Kí hiệu? Thế nào là phân lớp e, kí hiệu phân lớp? + Số phân lớp trong mỗi lớp? + Số e tối đa trong mỗi phân lớp? Từ đó tính e tối đa trong mỗi lớp? …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………….................. 3. a.Quan sát hình 1.10 SGK để rút ra thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử? b. Thảo luận trong nhóm về khái niệm, quy ước viết cấu hình e nguyên tử và các bước viết cấu hình e? + Viết cầu hình e của 20 nguyên tố đầu tiên trong BTH? + Thế nào là nguyên tố s,p,d,f? + Đặc điểm lớp e ngoài cùng? …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………….............. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí (ví dụ, nếu HS gặp khó khăn về việc quan sát hình vẽ mô phỏng trong SGK thì GV có thể gợi ý HS tìm những clip mô phỏng trên mạng về sự chuyển động của các e trong nguyên tử,(GV cũng chuẩn bị dự phòng); Phần nhận biết số e tối đa trong mỗi phân lớp HS cũng có thể lúng túng ví dụ phân lớp 1s, 2s, 3s...GV có thể hỗ trợ HS. Phần viết cấu hình, HS có thể viết sai số e tối đa trên các phân lớp, và sự sắp xếp các lớp theo thứ tự mức năng lượng...). + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu sự chuyển động của e trong nguyên tử a) Mục tiêu hoạt động: - Nắm được sự chuyển động của e trong nguyên tử - Rèn năng lực quan sát, tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. b) Phương thức tổ chức HĐ: - GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) ở nhà để hoàn thành phần 1 của phiếu học tập số 1 .
  11. - HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân. - HĐ chung cả lớp: GV mời một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung , HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ, HS có thể gặp khó khăn khi quan sát hình vẽ mô phỏng trong SGK thì GV có thể gợi ý HS tìm những clip mô phỏng trên mạng về sự chuyển động của các e trong nguyên tử, (GV cũng chuẩn bị dự phòng). c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành phần 1 trong phiếu học tập số 1 Theo quan điểm hiện đại, trong nguyên tử các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và không theo quỹ đạo xác định. Hoạt động 2 (35 phút): Lớp e và phân lớp e a) Mục tiêu hoạt động: Nắm được + Lớp e, kí hiệu; phân lớp e, kí hiệu phân lớp. + Số phân lớp trong mỗi lớp + Số e tối đa trong mỗi phân lớp, trong mỗi lớp. b) Phương thức tổ chức HĐ: - HĐ cá nhân: GV yêu cầu HS nghiên cứu hình 1.7 SGK để trả lời phần 2 của phiếu học tập 1 - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức . c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Lớp e: Gồm các e có mức năng lượng gần bằng nhau. Có 7 lớp e, kí hiệu là K( lớp 1), L( lớp 2), M( lớp 3), N( lớp 4), O( lớp 5), P( lớp 6), Q ( lớp 7). - Phân lớp e gồm các e có mức năng lượng bằng nhau, kí hiệu phân lớp: s,p,d,f. - Số e tối đa trong một phân lớp, trong mỗi lớp( SGK) - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức về lớp e, phân lớp e, kí hiệu, số e tối đa. Hoạt động 3 (45 phút): Cấu hình e nguyên tử a) Mục tiêu hoạt động: - Nắm được thứ tự mức năng lượng trong nguyên tử; cấu hình e nguyên tử, đặc điểm lớp e ngoài cùng b) Phương thức tổ chức HĐ: * Tìm hiểu thứ tự mức năng lượng trong nguyên tử (5 phút): - HĐ cá nhân: HS nghiên cứu hình 1.10 SGK rút ra thứ tự mức năng lượng.
  12. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV lưu ý HS đến sự chèn mức năng lượng. * Tìm hiểu cấu hình e (40 phút): - HĐ nhóm: trả lời phần 3 phiếu học tập số 1. - Hoạt động chung cả lớp: + GV mời một số nhóm báo cáo kết quả phần 3 phiếu học tập số 1, sau đó GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá cho nhóm khác, chốt kiến thức. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: Sản phẩm: - Nắm được khái niệm, quy ước viết cấu hình e nguyên tử và các bước viết cấu hình e. - Viết được cấu hình e của 20 nguyên tố đầu tiên trong BTH. - Biết khái niệm về nguyên tố s,p,d,f. - Hiểu đặc điểm lớp e ngoài cùng. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Phần nhận biết số e tối đa trong mỗi phân lớp HS cũng có thể lúng túng ví dụ phân lớp 1s, 2s, 3s...GV có thể hỗ trợ HS. Phần viết cấu hình, HS có thể viết sai số e tối đa trên các phân lớp, và sự sắp xếp các lớp theo thứ tự mức năng lượng...lưu ý đến các nguyên tố có số e lớp ngoài cùng là 4). - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tiến hành nghiên cứu, kịp thời phát hiện những thao tác, khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá thông qua phần trình bày và cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung. Hoạt động 4 (40 phút): Luyện tập a) Mục tiêu hoạt động: Củng cố kiến thức về + Sự chuyển động của e trong nguyên tử + Năng lượng của các e và khái niệm lớp, phân lớp, kí hiệu lớp, phân lớp, số e tối đa trong các lớp, phân lớp + Thứ tự mức năng lượng + Cấu hình e nguyên tử + Nguyên tố s,p,d,f + Đặc điểm lớp e ngoài cùng b) Phương thức tổ chức HĐ: - Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.
  13. GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Bài tập tự luận Bài 1. a. A là nguyên tử có cấu hình eletron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Xác định tên nguyên tố A. b.Viết cấu hình e đầy đủ của các nguyên tử có e ở mức năng lượng cao nhất phân bố vào các phân lớp sau: a) 2p5 b) 3d1 c) 3s1 Bài 2. Tổng số hạt trong nguyên tử R là 58. Trong nguyên tử R, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. a) Tìm số hạt p, n, e của R? b) Viết cấu hình e của R? c) R là kim loại hay phi kim? Tại sao? Bài 3. Cho 2 nguyên tố A và B có cấu hình e phân lớp ngoài cùng lần lượt là 3s x và 3p5. Xác định số điện tích hạt nhân, viết cấu hình e đầy đủ của A và B. Biết rằng phân lớp 3s của hai nguyên tử hơn kém nhau 1 electron. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Bài tập trắc nghiệm Câu hỏi nhận biết: Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định. B. Các lectron trong nguyên tử không chuyển động. C. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định. D. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau. Câu 2. Số e tối đa trong lớp thứ n là A. n2. B. n. C. 2n. D. 2n2. Câu 3. Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn: A. thứ tự tăng dần các mức và phân mức năng lượng của các electron. B. thứ tự giảm dần các mức và phân mức năng lượng của các electron. C. sự phân bố các electron trên các phân lớp, các lớp khác nhau. D. sự chuyển động của các electron trong nguyên tử. Câu 4. Các câu sau đây, câu nào đúng? A. Các electron trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhau. B. Các electron trong cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau. C. Số e tối đa trong phân lớp p là 8. D. Số electron tối đa trong lớp electron thứ n là n2. Câu hỏi thông hiểu : Câu 5 : Cấu hình electron nào sau là sai?
  14. A. 2s2 2p6 3s 23p3 B. 1s2 2s22p5 C. 1s2 2s22p63s1 D. 1s22s22p83s23p5 Câu 6. Trong nguyên tử, các electron quyết định tính chất hoá học là A. các electron hoá trị. B. các electron lớp ngoài cùng. C. các electron lớp ngoài cùng đối với các nguyên tố s, p và cả lớp sát ngoài cùng với các nguyên tố họ d, f. D. tất cả các e. Câu 7. Cho các nguyên tố X1, X2, X3, X4 có electron cuối cùng được điền vào các phân lớp sau : X1 : 4s1 X2 : 3p3 X3 : 3p6 X4 : 2p4 Nguyên tố là kim loại: A. X1 , X2 B. X1 C. X2,X4 D. X1, X3 Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 12. Số electron thuộc lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là: A. 1 B. 8 C. 6 D. 2 Câu hỏi vận dụng : Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Cấu hình electron của nguyên tử Y là : A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 B. 1s2 2s2 2p6 4s2 C. 1s2 2s2 2p6 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 Câu 10. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3d 24s2. Tổng số electron trong một nguyên tử X là: A. 16 B. 22 C. 18 D. 20 Câu 11. Một nguyên tử R có tổng số hạt không mang điện và hạt mang điện là 34, trong đó hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R có cấu hình electron là: A. Mg, 1s22s22p63s2. B. Na, 1s22s22p63s1. C. F, 1s22s22p5. D. Ne, 1s22s22p6. Câu 12. Nguyên tử của nguyên tố X có electron đang cuối cùng được điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng được điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X và Y lần lượt là : A. 13 và 15 B. 12 và 14 C. 13 và 14 D. 12 và 15 Câu hỏi vận dụng cao: Câu 13. Hợp chất M2X có tổng số các hạt trong phân tử là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Nguyên tử khối X lớn hơn M là 9. Tổng số 3 loại hạt trong nguyên tử nguyên tố X nhiều hơn trong nguyên tử M là 14 hạt. Cấu hình e của nguyên tử M và X là A . 1s22s22p63s1 ; 1s22s22p63s43p2 B . 1s22s22p63s1 ; 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s23p64s1 ; 1s22s22p4 D. 1s22s22p63s23p64s1 ; 1s22s22p63s23p4 Câu 14. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. A và B là các nguyên tố: A.Al và Br B.Al và Cl C.Mg và Cl D.Si và Br
  15. Câu 15. Có hợp chất MX2. Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron là 178, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số khối của M lớn hơn của X là 24.Tổng ba loại hạt trong M nhiều hơn trong X là 34. X có bao nhiêu e lớp ngoài cùng A. 1 B. 2 C. 6 D. 7 Câu 16. Hợp chất A có công thức M4X3. Biết : - Tổng số hạt trong phân tử A là 214 hạt. - Ion M3+ có số electron bằng số electron của ion X4- - Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử M nhiều hơn tổng số hạt của X trong A là 106. M là A. Al B. Fe C. Cr D. Ca c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. - Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. Hoạt động 6: Vận dụng và tìm tòi mở rộng ( 5 phút) a) Mục tiêu hoạt động: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng đối với cấu hình e của ion cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập năng cao và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. b) Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau: c) Phương thức tổ chức HĐ: Bài 1.Viết cấu hình e của các nguyên tố có Z từ 21 đến 30. Bài 2. Khi nguyên tử nhường đi số e lớp ngoài cùng hoặc nhận thêm e vào lớp ngoài cùng thì nó biến thành ion. a. Khi kim loại nhường đi số e lớp ngoài cùng, nó biến thành ion mang điện tích như thế nào? Lấy ví dụ với nguyên tử Na, Ca, Al? b. Khi phi kim nhận them số e vào lớp ngoài cùng, nó biến thành ion mang điện tích như thế nào? Lấy ví dụ với nguyên tử Cl, O, N? c. Cho biết Fe có Z = 26. Hãy viết cấu hình e của nguyên tử Fe và các ion mà Fe có thể tạo thành. d. Có hợp chất MX3. Cho biết: Tổng số hạt proton, nơtron, electron là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8.Tổng ba loại hạt trong X - nhiều hơn trong M3+ là 16. Viết cấu hình e của M, M3+, X, X-. GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...).
  16. Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường. d) Sản phẩn HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS NỘI DUNG 3 : ĐỒNG VỊ A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút) a) Mục tiêu hoạt động: - Huy động các kiến thức tìm hiểu kiến thức mới của Hs về đồng vị - Nội dung HĐ: Tìm hiểu khái niệm của đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình b) Phương thức tổ chức HĐ: - GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. - Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là HĐ tạo tình huống/nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Dựa vào các thông tin đã cho trong phiếu học tập, kết hợp với kiến thức đã học ở HS có thể nêu được định nghĩa, công thức. Nếu HS gặp khó khăn ở phần này, GV có thể gợi ý HS xem lại định nghĩa, hình thành công thức. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Đã được GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà) Đọc thông tin: Nguyên tử nguyên tố O có 3 loại nguyên tử: 16O, 17O, 18O đều có Z= 8 Hoặc Nguyên tử nguyên tố có 2 loại nguyên tử: 1H, 2H, đều có Z= 1 Trả lời các câu hỏi sau: 1 a) .Hãy nhận xét đặc điểm của các nguyên tử của từng nguyên tố trên. b) Từ đó đưa ra định nghĩa đồng vị …………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………........... …….……………………………………………………………………….......... …………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………........... …….……………………………………………………………………….......... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Đã được GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà) Đọc thông tin: -Đơn vị của khối lượng nguyên tử là 1u hoặc 1đvc. Nguyên tử khối của N= 7đvc hoặc Mg=24đvc hoặc S= 32đvc. - Nguyên tử nguyên tố O có 3 loại nguyên tử: 16O, 17O, 18O đều có Z= 8 Trả lời các câu hỏi sau: 1 a) .Hãy so sánh nguyên tử khối của các nguyên tử với đơn vị khối lượng nguyên tử. Từ đó đưa ra định nghĩa nguyên tử khối b) Hãy nhận xét nguyên tử khối và số khối c) Theo các em nguyên tử O có nhiều đồng vị thì nguyên tử khối là bao nhiêu? Vậy cách tính như thế nào? 2. Cho nguyên tử Cu có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu có thành phần phần trăm nguyên tử của mỗi đồng vị lần lượt là 75% và 25%. Tính nguyên tử khối trung bình của Cu …………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………........... …….……………………………………………………………………….......... …………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………........... …….………………………………………………………………………..........
  17. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1. - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí (ví dụ, nếu HS gặp khó khăn về việc nêu định nghĩa thì GV có thể gợi ý HS + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu Đồng vị a) Mục tiêu hoạt động: - Nêu được định nghĩa của đồng vị. - Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. b) Phương thức tổ chức HĐ: - GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 1 và - HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình). - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 1. Định nghĩa về đồng vị (sgk) Hoạt động 2 (35 phút): Nghiên cứu nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hóa học a) Mục tiêu hoạt động: - Nêu được định nghĩa của nguyên tử khối, hiểu đc nguyên tử khối trung bình, biết đc công thức tính nguyên tử khối trung bình. - Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. b) Phương thức tổ chức HĐ: - HĐ cá nhân: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết khái niệm về nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình, số khối xấp xỉ bằng nguyên tử khối. Tính được nguyên tử khối trung bình ở phiếu số 2 - HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt được các kiến thức. c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: + Nêu được khái niệm nguyên tử khối (SGK) + Nêu được số khối bằng nguyên tử khối về trị số .+ Nêu được công thức tính nguyên tử khối trung bình A.x B. y A= Trong đó : A, B là số khối của mỗi đồng vị 100 x, y là thành phần % nguyên tử của mỗi đồng vị 63.75 65.25 A Cu = = 63,35 100 - Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp, GV hướng dẫn HS chốt được kiến thức đã học Hoạt động 3 (45 phút): Luyện tập a) Mục tiêu hoạt động: - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về khái niệm về đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
  18. Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. b) Phương thức tổ chức HĐ: - Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau: Tự luận Câu 1: Tính nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố trong các trường hợp sau: 79 81 27 a) Brom có hai đồng vị là 35 Br và 35 Br. Biết tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị này là 23 35 37 b) Clo có hai đồng vị là 17 Cl và 17 Cl. Tỉ lệ số nguyên tử của hai đồng vị là 3:1 c) Mg có ba đồng vị bền có số khối lần lượt là 24,25,26. Trong số 5000 nguyên tử Mg có 3930 nguyên tử của đồng vị 24 và 505 nguyên tử của đồng vị 25, còn lại là số nguyên tử của đồng vị 26. d) X có hai đồng vị, tổng số khối hai đồng vị của X là 131, hiệu số khối là 3. Biết % của đồng vị thứ nhất là 66,67% và A1
  19. 79 81 Câu 7: Brom có hai đồng vị là 35 Br và 35 Br. Biết nguyên tử khối trung bình của Br là 79.991. Số nguyên tử 79 của 35 Br có trong 9,6991 gam HbrO là A.3,2809. 1022 B. 2,3809. 1022 C. 3,8209. 1022 D. 2,3089. 1022 c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng và tìm tòi mở rộng ( 5 phút) a) Mục tiêu hoạt động: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng đối với đồng vị , nguyên tử khối trung bình cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập nâng cao và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. b) Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau: c) Phương thức tổ chức HĐ: Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 6,082 gam kim loại R có hóa trị (II) vào dung dịch HCl thu được 5,6 lít khí (đktc). a) Tìm nguyên tử khối trung bình và gọi tên R? b) R có ba đồng vị bền. Tổng số khối ba đồng vị là 75. Số khối của đồng vị thứ hai bằng trung bình cộng số khối của hai đồng vị còn lại. Đồng vị thứ ba chiếm 11,4% và có số khối nhiều hơn đồng vị hai là 1 đơn vị. Tính số khối từng đồng vị và % số nguyên tử của mỗi đồng vị? Câu 2: Một nguyên tố X có ba đồng vị với thành phần % số nguyên tử lần lượt là 92,3%; 4,7%; 3%. Biết tổng số khối ba đồng vị là 87. Nếu cho 2,8107 gam X tác dụng với dung dịch NaOH thấy sau phản ứng thu được 4,48 lít H2 (đktc) theo phương trình: X + 2NaOH + H2O Na2XO3 + 2H2. a) Tìm số khối ba đồng vị, biết rằng hạt nhân đồng vị hai chứa nhiều hơn đồng vị một là 1 nơtron? b) Tìm số nơtron mỗi đồng vị, biết có một đồng vị có cùng số proton và số nơtron? Câu 3: Cho 14,7994 gam muối clorua của kim loại M tác dụng với dung dicbhj AgNO3 dư thu được 30,307 gam kết tủa AgCl (hiệu suất phản ứng là 96%). a) Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính nguyên tử lượng của M và gọi tên M? Cho biết M < 90 và Cl = 35,5; Ag = 108. b) Nguyên tử M có hai đồng vị là X và Y với tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị X bằng 0,37 số nguyên tử của đồng vị Y. Tính số khối của X và Y? Câu 4: Cho m gam kim loại X tác dụng vừa đủ với 7,81 gam khí clo thu được 14,05943 gam muối clorua với hiệu suất 95%. Kim loại X có hai đồng vị A và B có đặc điểm: - Tổng số phần tử trong hai nguyên tử A và B bằng 186. - Hiệu số hạt không mang điện của A và B bằng 2. - Một hỗn hợp có 3600 nguyên tử A và B. Nếu ta thêm vào hỗn hợp này 400 nguyên tử A thì hàm lượng % của nguyên tử B sau hỗn hợp ít hơn trong hỗn hợp đầu là 7,3%. a) Xác định khối lượng m và nguyên tử khối của X? b) Xác định số khối của A, B và số proton? c) Xác định số nguyên tử A có trong lượng muối nói trên? d) Sản phẩn HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS a c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: - Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - Kiểm tra, đánh giá HĐ: + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2