intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ChƯƠNG 4: NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM

Chia sẻ: Mat Den | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:67

3.372
lượt xem
209
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc sử dụng phạm trù âm dương đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Đứng trước thế giới bao la, muôn màu muôn vẻ, con người khao khát và cần phải hiểu được chúng để tồn tại. Sự hiểu biết đầu tiên là phân loại, nhận diện mọi thứ gần, xa có liên quan đến cuộc sống con người....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ChƯƠNG 4: NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM

  1. Chương 4: NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM 4.1. Văn hoá nhận thức 4.1.1 Nhận thức về vũ trụ: Triết lý Âm- Dương Việc sử dụng phạm trù âm dương đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Đứng trước thế giới bao la, muôn màu muôn vẻ, con người khao khát và cần phải hiểu được chúng để tồn tại. Sự hiểu biết đầu tiên là phân loại, nhận diện mọi thứ gần, xa có liên quan đến cuộc sống con người. Trước hết, người ta nhận thấy có hai thứ: Trời và Đất. Mẹ và Cha, và nhiều cặp đôi khác, gọi chung là cặp Âm - Dương. Ý nghĩa khởi đầu của hai chữ Âm Dương là: Dương là nơi có ánh sáng mặt Trời rọi tới, nên sáng sủa ấm áp. Âm là phần bị khuất ánh sáng mặt Trời,nên tối đen lạnh lẽo. Như vậy, khi ta đặt một vật dưới ánh sáng mặt Trời thì: Phần vật bên phía ánh sáng được gọi là Dương. Phần vật phía sau, chỗ bóng tối là Âm.
  2. Trước hết, âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại phổ biến trong các sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên. Âm dương đối lập, mâu thuẫn nhau trên nhiều phương diện. Về tính chất: dương thì cứng, nóng, âm thì mềm, lạnh. Về đường đi lối về: dương là thăng (đi lên), âm là giáng (đi xuống), "cái này đi ra thì cái kia đi vào, cái này dịch sang bên trái, thì cái kia dịch sang bên phải".
  3. Khi dương phát triển đến thái dương thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu dương rồi, khi âm phát triển đến thái âm thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu âm rồi. Sở dĩ gọi là âm vì trong nó phần âm lấn phần dương, sở dĩ gọi là dương vì trong nó phần dương lấn phần âm. Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau. Sách Lão Tử viết: “Phúc là chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc”. Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản. Đó là quy luật về bản chất của các thành tố và quy luật về quan
  4. + Quy luật về bản chất của các thành tố Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý âm dương là: không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với một vật khác. Ví dụ về trong âm có dương: đất lạnh nên thuộc âm nhưng càng đi sấu xuống lòng đất thì càng nóng; về trong dương có âm: nắng nóng thuộc dương, nhưng nắng nhiều sẽ có mưa nhiều (hơi nước bay lên) làm nên mưa lạnh thuộc âm. Chính vì thế mà việc xác định tính âm dương của các cặp đối lập thường dễ dàng. Nhưng đối với các vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên có hai hệ quả để giúp cho việc xác định tính âm dương của một đối tượng:
  5. *Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì trước hết phải xác định được đối tượng so sánh. Màu trắng so với màu đỏ thì là âm, nhưng so với màu đen thì là dương. Ta có thể xác lập được mức độ âm dương cho nhiều hệ; ví dụ, về màu sắc thì đi từ âm đến dương ta có đen-trắng- xanh-vàng-đỏ (đất đen sinh ra mầm lá trắng, lớn lên thì chuyển thành xanh, lâu dần chuyển thành lá vàng và cuối cùng thành đỏ) * Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì phải xác định được cơ sở so sánh. Ví dụ, nước so với đất thì, về độ cứng thì nước là âm, đất là dương; nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là âm.
  6. Quy luật về quan hệ giữa các thành tố Quy luật về quan hệ giữa các thành tố của triết lý âm dương là: âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau, âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm. Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,... luôn chuyển hóa cho nhau. Cây màu xanh từ đất đen, sau khi lớn chín vàng rồi hóa đỏ và cuối cùng lại rụng xuống và thối rữa để trở lại màu đen của đất. Từ nước lạnh (âm) nếu được đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại, nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (thành dương).
  7. * Triết lý âm dương trong tính cách của người Việt Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời về trồng lúa nước, việc sinh sôi nảy nở của hoa màu cũng như của con người là sự tồn tại của chính dân tộc. Vì vậy triết lý Âm – Dương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của đại bộ phận dân cư. Những quan niệm, lối sống, ảnh hưởng của triết lý ÂM – Dương ngày nay vẫn còn in đậm dấu ấn trong đời sống thường nhật. Thứ nhất: Ở người Việt Nam tồn tại từ tư duy đến cách sống là sự tồn tại cặp đôi, đây là đặc trưng chung và phổ biến nhất. Các dân tộc trên thế giới luôn có vật tổ (Totem) như người theo đạo hôi, con gà trống Gaulois ở pháp... thì ở Việt Nam lại là hình tượng cặp đôi Tiên – Rông (người ta thường nói con Rồng cháu Tiên). Dấu ấn này mang âm hưởng từ thời xa xưa.
  8. Ở Việt Nam mọi thứ thường đi theo đôi với những nguyên tắc âm dương hài hòa: Ông Đồng, Bà Cốt, Đồng Cô Đồng Cậu, Đức Ông- Đức Bà hay người Việt thường nói: Ăn một mình no tức làm một mình cực thân; đũa có đôi người có cặp. Hay lối xin keo của người Kinh hay người Bru-Vân Kiều bao giờ cũng có 2 thanh tre..., đồng tiền (keo, A xẻo). Chơ Âm – Dương là chợ họp vào lúc tối, ngói Âm – Dương khi lợp viên ngửa, viên xấp. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong tục ngữ- ca dao, dân ca: Công Cha như núi Thái Sơn Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra Đối với người Cha là khái niệm Dương được biểu hiện bằng hình tượng ngọn núi, còn người Mẹ âm được biểu hiện bằng nguồn nước.
  9. • Các dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên các địa danh cũng thường được bắt đầu bằng hai khái niệm núi, nước như: Chư sê, Kroong Pa có nghĩa người Gia rai ở núi Sê, sông Pa) Ngay cả những khái niệm vay mượn từ Trung Hoa khi vào Việt nam cũng có những biến tướng cho phù hợp theo triết lý Âm – Dương của người Việt như: để trở thành vợ chồng phải có người mai mối, ở Trung Hoa là ông tơ hồng thì ở Việt Nam là ông Tơ bà Nguyệt, ông Mai bà mối. Phật giáo ở Ấn Độ chỉ có Phật Ông ở Việt Nam lại có thêm Phật bà và đặc biệt Tượng các Phật bà lại xuất hiện ở rất nhiều nơi công cộng, chỗ đông người, Về mặt tôn giáo việt Nam sự du nhập đạo Thiên Chúa và vai trò của Đức Mẹ Maria đồng trinh càng làm tăng hơn nữa vai trò của triết lý Âm – Dương
  10. Thứ hai: Người Việt nam nắm rất vững quy luật của triết lý ÂM - DƯƠNG Xin âm dương khi bói (tung hai đồng tiền, một sấp một ngửa là tốt nhất).Trăm năm tính cuộc vuông tròn (hòa hợp là tiêu chuẩn cao nhất, khác với giàu sang thiên về dương) Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Tuy vậy, vẫn ước mơ”ba vuông sánh với bảy tròn, đời cha vinh hiển, đời con sang giàu". Nghĩa là: yêú tố dương lớn hơn âm sẽ có sự phát triển mạnh về sau. Tóm lại, trong lối sống, người Việt ưa sự quân bình âm dương. Điều đó dẫn đến cuộc sống yên tĩnh, ổn định nhưng cuộc sống kém phát triển. Thấm nhuần triết lý âm dương chuyển hóa, người Việt sống trong gian khó vẫn nghĩ đến một tương lai tốt đẹp ắt sẽ đến. Sống lạc quan chịu đựng, không bi quan nản
  11. 4.2. Văn hoá tổ chức đời sống tập thể 4.3 Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân 4.3.1.Tín ngưỡng Ở Việt Nam có những hiện tượng xã hội- văn hoá thực ra nếu xét theo tiêu chí của tôn giáo thì chúng không đáp ứng đầy đủ, nhưng không thể bỏ qua. Có nhà nghiên cứu không thừa nhận thuật ngữ này mà gọi là các tôn giáo nguyên thuỷ, hay tôn giáo sơ khai. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng chỉ có tính chất tương đối. Giải thích từ tín ngưỡng, cố GS Đào Duy Anh viết là”lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”.Trong khi đó, giải thích từ tôn giáo, ông lại Viết:”một thứ tổ chức lấy thần đạo làm trung tâm mà lập nên giới ước để khiến người ta tín ngưỡng”
  12. Trong đời sống ngôn ngữ, xã hội, cả hai thuật ngữ tôn giáo, tín ngưỡng đều tồn tại.Sự phân biệt giữa hai thuật ngữ chủ yếu ở mức độ niềm tin và cơ cấu tổ chức của hai hiện tượng xã hội. Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng hoá một nhân vật được gởi gắm vào niềm tin tưởng của con người.Quá trình ấy có thể là quá trình huyền thoại hoá, lịch sử hoá nhân vật phụng thờ. Mặt khác, giữa các tín ngưỡng đều có những đan xen và trong từng tín ngưỡng đều có nhiều lớp văn hoá
  13. Theo Từ điển tiếng Việt thì tín ngưỡng là tin theo một tôn giáo nào đó. Như vậy tín ngưỡng chỉ là một niềm tin tôn giáo. Mỗi tín đồ của một tôn giáo nào đó đều có niềm tin của riêng mình, khác với niềm tin của tôn giáo khác. Lâu nay có nhiều người hiểu không đúng về thuật ngữ này; thường họ coi tín ngưỡng cũng là tôn giáo (tín ngưỡng dân gian cũng là tôn giáo sơ khai). Tín ngưỡng không có ý chỉ một tôn giáo mà chỉ là một niềm tin có tính chất tôn giáo. Hiến pháp Việt Nam có ghi : Mọi công dân đều có quyền tự do chọn cho mình một tín ngưỡng (một niềm tin tôn giáo) nào đó.
  14. Do trình độ nhận thức thế giới xung quanh còn hạn chế, nhất là trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp kém người nguyên thuỷ đặt niềm tin vào sự cầu mong phù hộ của các lực lượng tự nhiên và xã hội là điều dễ hiểu. Nhưng đối với chúng ta - những con người hiện đại khi khoa học kỹ thuật phát triển, trình độ nhận thức thế giới xung quanh khá cao thậm chí nhiều quốc gia đã làm chủ và cải tạo thiên nhiên thì niềm tin vẫn còn đó là không muốn nói là ngày càng tin tưởng vào các thế lực siêu nhiên hơn; đây là một vấn đề phức tạp không thể giải đáp một cách đơn giản.
  15. Nhiều người cho rằng tín ngưỡng là sản phẩm của sự u mê, trình độ nhận thức kém…,là sự phản ánh méo mó, hư ảo của thế giới khách quan vào đầu óc con người. Tuy nhiên với nhiều hiện tượng, biểu hiện của niềm tin thì nhận thức như trên về tín ngưỡng chưa đúng và đầy đủ tính thuyết phục. Trên thực tế nhiều dân tộc ở nhiều quốc gia khác nhau vẫn tồn tại tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, niềm tin vào tự nhiên của họ còn rất lớn. Trường hợp như sùng bái Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) khá phổ biến và rất khó giải thích là để vay tiền Bà làm vốn thì sẽ thuận lợi trong buôn bán, làm ăn… suy cho cùng thì đây không còn và không chỉ là vấn đề tiền nong mà nó lại thuộc phạm trù tâm linh
  16. Ngoài ra do cơ chế thị trường tác động tạo nên sự lạnh nhạt trong quan hệ giữa con người với con người. Hơn nữa sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho nhịp độ căng thẳng trong cuộc sống xã hội…hay việc biến tất cả những gì của tự nhiên để phục vụ con người dẫn đến các hệ quả xấu như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, huỷ hoại môi trường sinh thái nên đã phải “hứng chịu” sự trả lời từ thiên nhiên. Chính điều này đã làm cho con người cố quay về lĩnh vực tâm linh để tìm niềm an ủi, tìm chỗ để gửi số phận ở các lực lượng siêu nhiên nào đấy ; mặc dù nhiều lúc, nhiều nơi họ chưa thật sự hoàn toàn khi đặt niềm tin vào các lực lượng đó.
  17. Chính những vấn đề nêu trên là “mảnh đất màu mỡ” để tín ngưỡng tồn tại và phát triển. Có thể có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng những hoạt động của các tín ngưỡng và sự sùng tín của con người vẫn còn có vai trò - chức năng xã hội quan trọng mà các nhân tố hay tổ chức khác không thể đáp ứng hay thay thế. Khi nào con người và con người có niềm tin tôn giáo (tín ngưỡng) còn sống trên trần thế thì con người luôn có những mong ước, khát khao một xã hội công bằng, nhân ái… Song có những lúc họ bất lực, họ phải đành tin vào những “ảo ảnh (có người cho là sự mù quáng) của thế giới khác; tin vào sự độ trì của các lực lượng siêu nhiên… Thực ra tín ngưỡng không đơn giản chỉ là một niềm tin tôn giáo mà còn là một sự kiện lịch sử, một hiện tượng văn hoá, nó là nhu cầu cần thiết và có ích cho đời sống con người.
  18. * Tín ngưỡng phồn thực Từ một thực tiễn chung này, tư duy cư dân nông nghiệp Nam-á đã phát triển theo hai hướng : những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật khoa học để lí giải hiện thực và họ xây dựng được triết lí âm dương; những trí tuệ bình dân nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực (phồn = nhiều, thực = nảy nở). ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng biểu hiện : thờ cơ quan sinh dục nam nữ và thờ bản thân hành vi giao phối. Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp trên
  19. Hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng đại được tìm thấy ở tượng đá với niên đại hàng nghìn năm tr.CN ở Văn Điển (Hà Nội), ở những khắc trên đá trong thùng lũng Sa-pa. Trong việc trang trí nhà mồ Tây Nguyên thì tượng nam nữ với bộ phận sinh dục phóng to thường xuyên có mặt. ở Hà Tĩnh và nhiều địa phương có tục thờ cúng nõ nường (nõ= cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường= nang, mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ ). ở hội làng Đồng Kị (Hà Bắc) có tục rước sinh thực khí (làm bằng gỗ) vào ngày 6 tháng giêng; tan hội hai sinh thực khí được đốt đi và tro được đem chia cho mọi người mang ra rắc ngoài ruộng - hành động này có tác dụng như một ma thuật truyền sinh cho mùa màng. Theo các cụ thì năm nào bỏ qua tục này, trong làng sẽ có nhiều chuyện không lành xảy ra. Nhiều địa phương ở Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, trước đây vào dịp hội làng, người ta rước tới 18 bộ sinh thực khí và khi đám rước kết thúc, mọi người tranh cướp nhau những vật này vì tin rằng nó đem lại may mắn, no
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2