intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam: Chương 1 - Văn hóa học và văn hóa Việt Nam

Chia sẻ: Bui Thi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:70

1.447
lượt xem
244
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam sau đây gồm 6 chương: Văn hóa học và văn hóa Việt Nam, văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống tập thể, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng chi tiết hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam: Chương 1 - Văn hóa học và văn hóa Việt Nam

  1. CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
  2. Tài liệu học tập 1. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
  3. Bố cục: 6 chương • C1. Văn hóa học và văn hóa VN. • C2. Văn hóa nhận thức. • C3. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể. • C4. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân. • C5. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. • C6. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.
  4. HÌNH THỨC THI: TỰ LUẬN CÁCH THỨC LÀM BÀI: 1. MỞ ĐẦU 2. NỘI DUNG 3. KẾT LUẬN: CÓ LIÊN HỆ THỰC TIỄN
  5. CHƯƠNG I VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
  6. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.1. Định nghĩa Văn hóa: Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn” VH có 4 đặc trưng: - Tính hệ thống - Tính nhân sinh - Tính giá trị - Tính lịch sử
  7. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 4 đặc trưng + 4 chức năng 1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội: a) Tính hệ thống: Mọi sự kiện, hiện tượng thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiết với nhau. VD: Hệ thống giáo dục, quân sự. Ví dụ: - Chùa, nhà thờ (VC) – giúp con người thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng (TT).
  8. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội: b) Chức năng tổ chức xã hội: Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện chức năng tổ chức xã hội. Văn hóa làm tăng tính ổn định của xã hội, cung cấp cho XH mọi phương tiện cần thiết để đối phó với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
  9. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội: a) Tính giá trị: là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người Phân loại các giá trị: * Theo mục đích: - Giá trị VC: phục vụ nhu cầu vật chất của con người: đường phố, chợ búa, nhà cửa … - Giá trị TT: phục vụ nhu cầu tinh thần: nghệ thuật, tôn giáo, văn học…
  10. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội: • Theo ý nghĩa: • Giá trị sử dụng: sách vở, xe cộ, nhà cửa… • Giá trị đạo đức: cứu trợ, từ thiện… • Giá trị thẩm mỹ (chân, thiện, mỹ): bản nhạc, bức tranh… * Theo thời gian: - Giá trị vĩnh cửu: giáo dục, hội họa… - Giá trị nhất thời: thời trang, quan niệm tam tòng, thủ tiết…
  11. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội: + Về mặt đồng đại: Cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theo góc nhìn, theo bình diện được xem xét. sự vật hiện tượng thuộc phạm trù văn hóa hay không  xem mối tương quan giữa mức độ giá trị và phi giá trị của chúng. Y phục có 2 giá trị: ứng phó thời tiết và làm đẹp. + Về mặt lịch đại: một hiện tượng có giá trị hay không là tùy thuộc vào chuẩn mực VH của giai đọan lịch sử đó: quan niệm tam tòng, tứ đức, thủ tiết…
  12. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội: Phân biệt: có giá trị - không có giá trị b) Chức năng điều chỉnh XH: - Văn hóa là một hệ thống giá trị nên thực hiện chức năng điều chỉnh XH, giúp XH duy trì trạng thái cân bằng động của mình, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, XH.
  13. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 3. Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp: a) Tính nhân sinh (nhân tạo): - VH là sản phẩm của con người: có giá trị VC và TT. - Phục vụ đời sống VC và TT của con người. ⇒VH là cái tự nhiên được biến đổi dưới tác động của con người VD: đặt tên, truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên: Ngũ hành sơn, Vịnh Hạ Long
  14. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 3. Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp: • giá trị nhân tạo - giá trị thiên tạo
  15. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 3. Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp: b) Chức năng giao tiếp: VH trở thành sợi dây nối liền con người với con người. Con người cần thông báo cho nhau những kiến thức, tư tưởng, tình cảm => thực hiện chức năng giao tiếp, liên kết họ lại với nhau. - Ngôn ngữ là hình thức giao tiếp: dùng ngôn ngữ để chuyển tải các thông tin. - VH là nội dung giao tiếp: giáo dục, truyền bá khoa học, tôn giáo, luật pháp…
  16. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 4. Tính lịch sử và chức năng giáo dục: a) Tính lịch sử: VH là sản phẩm của một quá trình sáng tạo và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Văn minh là sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. - Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống VH  những giá trị tương đối ổn định: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ nghi, luật pháp…
  17. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA 4. Tính lịch sử và chức năng giáo dục: b) Chức năng giáo dục: - Phổ biến những giá trị VH đã ổn định, những giá trị VH đang hình thành. - Bảo đảm tính kế tục của lịch sử. - Giáo dục đóng vai trò quyết định trong sự hình thành nhân cách con người.
  18. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC Định nghĩa văn hóa Đặc trưng Chức năng Một hệ thống Tính hệ  Tổ chức xã hội thống Các giá trị vật chất  Tính giá trị Điều chỉnh xã  và tinh thần hội Do con người sáng  Tính nhân  Giao tiếp tạo sinh Tích lũy qua quá  Tính lịch sử Giáo dục trình hoạt động
  19. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.3. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG VĂN HÓA Trần Ngọc Thêm: VH là hệ thống 4 thành tố 1. VH nhận thức : - Những hiểu biết về vũ trụ: chuyển động của vũ trụ, thời tiết … - Những hiểu biết về con người: bản tính, cơ thể con người… 2. Văn hóa tổ chức cộng đồng: - Tổ chức đời sống tập thể: nông thôn, quốc gia, đô thị - Tổ chức đời sống cá nhân: tín ngưỡng, phong tục,
  20. Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC 1.3. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG VĂN HÓA Trần Ngọc Thêm: VH là hệ thống 4 thành tố 3. VH ứng xử với môi trường tự nhiên: - Tận dụng môi trường: ăn uống, khai thác khoáng sản… - Ứng phó với môi trường: thiên tai (đắp đê), thu ngắn khoảng cách (giao thông), ứng phó với thời tiết (nhà cửa, quần áo). 4. VH ứng xử với môi trường xã hội: - Giao lưu và tiếp biến VH: tận dụng những giá trị VH của các dân tộc khác: từ Hán Việt, y phục… - Ứng phó với các dân tộc về quân sự, chính trị, ngọai giao…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2