intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc & rỗng - không gian ngoài & trong

Chia sẻ: Nguyen Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi ngôi nhà bắt đầu xây dựng, một trong những phần hay phải tranh luận điều chỉnh, đập phá khi xây nhà chính là mặt đứng và kích thước cửa, ô giếng trời, lỗ trống cầu thang… với nhiều nguyên nhân như quan niệm thẩm mỹ, mê tín, thiếu sự cân nhắc từ đầu, chạy theo hình thức... Nếu sớm ý thức được hết các mối tương quan, tỷ lệ giữa các phần đặc rỗng, trong ngoài của công trình thì sẽ chọn lựa được giải pháp thích hợp về kiến trúc và phong thủy. Ngoài những mặt tiền theo cách hiểu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc & rỗng - không gian ngoài & trong

  1. Đặc & rỗng - ngoài & trong
  2. Khi ngôi nhà bắt đầu xây dựng, một trong những phần hay phải tranh luận điều chỉnh, đập phá khi xây nhà chính là mặt đứng và kích thước cửa, ô giếng trời, lỗ trống cầu thang… với nhiều nguyên nhân như quan niệm thẩm mỹ, mê tín, thiếu sự cân nhắc từ đầu, chạy theo hình thức... Nếu sớm ý thức được hết các mối tương quan, tỷ lệ giữa các phần đặc rỗng, trong ngoài của công trình thì sẽ chọn lựa được giải pháp thích hợp về kiến trúc và phong thủy. Ngoài những mặt tiền theo cách hiểu thông thường (mặt trước nhà, hoặc mặt bên hay mặt sau nếu có) thì mặt trên cùng (nóc nhà) cũng cần được quan tâm để sử dụng hiệu quả và góp phần tạo dáng cho mặt đứng. Khi ô nhiễm bụi và tiếng ồn từ mặt ngoài ngày càng cao thì phần mái nhà, khoảng giếng trời hướng lên trên và mở cửa vào sân bên trong chính là một “mặt đứng ”khác của nhà phố (hình 1 -
  3. mái nhà đảm nhiệm nhiều chức năng về kỹ thuật, che mưa nắng cũng như thẩm mỹ). Lỗ trống cầu thang và khoảng trống thông tầng hoặc cũng là một khoảng rỗng theo chiều xiên giúp việc liên kết khí trong nhà theo tuyến giao thông được nhiều hơn, cũng là một dạng bề mặt “đặc trong rỗng” cần chăm chút đúng mức.
  4. Tương quan đặc rỗng mỗi ngôi nhà còn phụ thuộc vào ngoại cảnh tác động lên ngôi nhà đó. Nếu nhà nằm ở vùng nông thôn, nhà vườn, biệt thự… có cây xanh bao bọc thì ở những hướng khí hậu tốt nên làm mặt ngoài có mảng rỗng nhiều hơn đặc để kết nối với thiên nhiên. Gọi là rỗng nhưng thực ra vẫn có khoảng đệm (như hàng hiên, mái vươn xa, cửa chớp… hình 2) chứ không thoáng hoàn toàn, nhằm giảm bớt tác động trực tiếp (mưa tạt, gió lùa, nắng xiên). Ta có thể thấy những ngôi nhà ở miền khí hậu nóng khô (như sa mạc Trung Đông, Mexico…) dù chung
  5. quanh trống nhưng vẫn phải làm rất “đặc” bằng tường bao kín chung quanh để giảm tác động xấu của môi trường khắc nghiệt. Hình thức mặt đứng của những ngôi nhà xứ đó có đặc trưng riêng, ít thay đổi đột biến được. Những yếu tố kể trên quyết định đến hình dáng bên ngoài cũng như nội thất bên trong của ngôi nhà, mà nếu chỉ căn cứ đơn thuần về mặt hình khối, tỷ lệ duy mỹ thì sẽ là một dạng “chạy theo hình thức”, thiếu hài hòa môi sinh và cảnh quan.
  6. Xu hướng “đặc mà rỗng” hiện nay như dùng hệ lam che nắng, mái hắt, mở cửa linh hoạt đang được áp dụng nhằm giúp ngôi nhà thích ứng tốt hơn với các điều kiện biến đổi khí hậu và môi trường sống (hình 3). Nếu nhà mở giếng trời lớn bên trong thì các bức tường giếng trời chính là một mặt tiền khác của ngôi nhà, cần có sự đầu tư đúng mức chứ không chỉ là một “ cái giếng mở lên trời” nhằm thông thoáng là đủ. Vì thị giác của người bên trong nhà hàng ngày sinh hoạt sẽ cảm nhận và chịu tác động bởi màu sắc, hình khối, cây xanh… trong giếng trời này nhiều hơn cả mặt tiền bên ngoài nhà.
  7. Nguyên tắc “ tăng dương giảm âm” cần áp dụng trong các giếng trời - mặt tiền - này. Đó là sử dụng màu tươi sáng, trang trí nhẹ nhàng, vui mắt và có thiên nhiên sinh động để kích hoạt nội khí bên trong nhà, tạo nên góc thư giãn hiệu quả (hình 4).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2