intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá GDP Việt Nam năm 2012

Chia sẻ: Minh Duc Duc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

128
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Đánh giá GDP Việt Nam năm 2012" dưới đây để nắm bắt được tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng đầu năm 2012, đánh giá chung kinh tế 9 tháng đầu năm và chính sách chung ngắn hạn cho các tháng cuối năm, phác thảo mục tiêu ban đầu cho kinh tế vĩ mô năm 2013,... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá GDP Việt Nam năm 2012

  1. TRƯƠNG MINH ĐỨC 4 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng đầu năm 2012 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2012 ước tính tăng 4,73% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 5,77% của chín tháng năm 2011. Tốc độ tăng GDP quý I năm nay là 4,00%; quý II tăng 4,66%; quý III tăng 5,35%. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế chín tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,48%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,36%, đóng góp 1,82 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,97%, đóng góp 2,51 điểm phần trăm. Mức tăng trưởng cả ba khu vực chín tháng năm nay đều thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2011. Nhìn chung, mức tăng trưởng kinh tế chín tháng năm nay là hợp lý trong điều kiện cả nước tập trung thực hiện mục tiêu của năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đánh giá chung kinh tế 9 tháng đầu năm và chính sách chung ngắn hạn cho các tháng cuối năm: Những khó khăn, thách thức của nền kinh tế nước ta trong chín tháng vừa qua đang từng bước được tháo gỡ. Sản xuất kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực đã có dấu hiệu tích cực. Kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định. Tăng trưởng ở mức hợp lý. Lạm phát được kiềm chế trong nhiều tháng. Tồn kho sản phẩm hàng hóa có xu hướng giảm. Đầu tư công được theo dõi, giám sát chặt chẽ hơn. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được các ngành, các cấp tập trung quan tâm. Tuy nhiên, thời gian tới tình hình kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp khi nhu cầu tiêu dùng và năng lực sản xuất của nhiều nền kinh tế lớn đang suy giảm. Ở trong nước, mục tiêu kiềm chế lạm phát gặp một số khó khăn do giá cả hàng hóa có nguy cơ tăng cao, nhất là vào thời điểm cuối năm khi nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng tăng. Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, các ngành, các cấp cần tiếp tục nhiệm vụ quan trọng là ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và kiểm soát thị trường giá cả, tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau đây: Một là, công tác chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp cần đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất của nền kinh tế lên trên hết để phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả, đồng thời luôn quan tâm đến lợi ích cộng đồng. Tránh để xảy ra tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các chính sách được ban hành gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành vĩ mô cũng như gây phiền hà, cản trở doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Hai là, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm giá thành và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Tiếp tục kiểm soát hợp lý luồng tiền, đặc biệt là tổng phương tiện thanh toán (M2) và thực hiện chính sách vốn vay ưu đãi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu và cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo để cùng Nhà nước tháo gỡ khó khăn; đồng thời tranh thủ hiệu quả các chính sách ưu đãi của Nhà nước trên cơ sở sử dụng kịp thời dòng vốn hỗ trợ để phát triển sản xuất. Ba là, chủ động tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện các giải pháp có tính khả thi nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp hiện đang duy trì được sản xuất, kinh doanh.
  2. Bốn là, để tạo sức hút và nhu cầu hàng hóa trên thị trường trong nước, cần tăng cường xúc tiến thương mại thông qua các chương trình triển lãm, hội chợ, đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các khu công nghiệp. Đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm phù hợp với từng thị trường nói trên về chủng loại, mẫu mã, chất lượng và giá cả. Năm là, xây dựng kế hoạch sản xuất, lưu thông phân phối hàng hóa hợp lý nhằm bảo đảm nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống trong những tháng cuối năm. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả hàng hóa. Xử lý nghiêm những trường hợp đầu cơ, tích trữ gây hiện tượng khan hiếm hàng ảo, khiến giá cả tăng cao giả tạo. (Nguồn gso) Phác thảo mục tiêu ban đầu cho kinh tế vĩ mô năm 2013 Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra kịch bản kinh tế năm 2013, với mục tiêu là GDP tăng khoảng 5,5%, mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 7-8% so với năm 2012, nhập siêu khoảng 8%. Như vậy, từ góc độ chủ quan, đã có thể hình dung về bức tranh kinh tế quốc dân năm 2013 sẽ là GDP tăng cao hơn, nhưng lạm phát ở mức thấp hơn so với năm 2012. Giải pháp (đây là nhận xét của chủ quan sau khi tham khảo 1 số bài báo, có thể lập luận không đúng rất mong được giúp đỡ) : Về chính sách tài khóa năm 2013 sẽ được thực hiện theo hướng “chặt chẽ, thận trọng” tuy nhiên Chính phủ vẫn cần giải ngân cho một số yêu cầu cấp thiết: + Hoàn thiện các dự án cần kinh phí để đưa vào sử dụng. Năm tài khóa 2013 sẽ ứng thêm 30 ngàn tỷ đồng. Số tiền ứng trước này bao gồm hai khoản: 15 ngàn tỷ đồng từ Ngân sách Nhà nước và 15 ngàn tỷ đồng từ vốn trái phiếu chính phủ.Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư , nguồn vốn bổ sung này sẽ chỉ dùng cho các dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, nhưng chưa có vốn để thanh toán; các dự án sẽ hoàn thành trong năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013. + Tiếp tục tái cơ cấu hệ thống tín dụng, các ngân hàng , tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước . +Tăng tính thanh khoản của thị trường, giải quyết vấn đề nợ xấu, đình trệ sản xuất,… Ngoài ra theo cá nhân em đưa ra 1 số suy nghĩ: Chính phủ hiện đang giải ngân quá nhiều vào các yếu tố ngắn hạn, rất nhiều vấn đề, lĩnh vực đang không được giải quyết vì thiếu kinh phí, nền kinh tế đang ở trong tình cảnh vòng tuần hoàn, muốn tang trưởng thì phải tăng đầu tư nhưng điều kiện đầu tư lại hạn chế do trình độ nền kinh tế còn quá nhiều vấn đề. Với suy nghĩ của em thì cần phải có sự lựa chọn của các nhà quản lí để đầu tư lượng vốn ít ỏi vào những gì thiết thực nhất. Theo em các lĩnh vực đó là công nghiệp nặng, nông nghiệp vàcông nghiệp chế biến. Theo em công nghiệp chính là con đường tạo ra giá trị sản phẩm thực tế nhất cho nền kinh tế. Vì sao phải vội vàng cứu bất động sản khỏi đóng bang khi chúng ta không có thép để xây nhà? Còn nông nghiệp
  3. là truyền thống là mặt hàng chúng t có thể cạnh tranh. Vì thế chúng ta cần phát huy điểm mạnh của mình chứ không nên dàn trải để thế mạnh cũng không còn chỗ đứng của nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2