intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, các phương pháp chính được sử dụng gồm thu thập tài liệu thứ cấp, lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát thực địa kết hợp điều tra xã hội học và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng theo thang điểm tổng hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 3 (2023) ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI Nguyễn Minh Nguyệt1, Bùi Thị Thu2*, Hà Thị Như Ngọc3 1Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 3 Học viên cao học, Trường THPT Lê Thánh Tông *Email: buithithu@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 18/10/2023; ngày hoàn thành phản biện: 8/11/2023; ngày duyệt đăng: 12/12/2023 TÓM TẮT Thị xã Ayun Pa là khu vực có cảnh sắc tự nhiên độc đáo và văn hóa bản địa đặc sắc. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch cộng đồng. Trong nghiên cứu này, các phương pháp chính được sử dụng gồm thu thập tài liệu thứ cấp, lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát thực địa kết hợp điều tra xã hội học và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng theo thang điểm tổng hợp. Kết quả đánh giá cho thấy, khu vực này có tiềm năng khá thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng. Kết quả nghiên cứu này kết hợp với nhu cầu tham gia của người dân và kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương là những cơ sở quan trọng để đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa trong tương lai liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương. Từ khóa: Du lịch, Du lịch cộng đồng, TX. Ayun Pa, Gia Lai. 1. MỞ ĐẦU Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Đây được xem là mô hình du lịch bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời khuyến khích sự đóng góp của người dân bản địa trong việc hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng tại địa phương. DLCĐ được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Đáng chú ý phải kể đến công trình của Võ Quế, Bùi Thị Hải Yến [6,10],… với định hướng vào những vấn đề mang tính lý thuyết về DLCĐ. Bên cạnh 145
  2. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai đó, các nghiên cứu của Nguyễn Quang Tân và cs (2019), Trần Đăng Ninh (2019), Nguyễn Văn Đính (2021),… lại đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển các mô hình DLCĐ tại các huyện, tỉnh miền núi của Việt Nam [4,5,7]. Sự gia tăng nhanh chóng các nghiên cứu này cho thấy có sự quan tâm đối với phát triển DLCĐ ở các địa phương nhiều tiềm năng. Thị xã (TX.) Ayun Pa nằm về phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai, có diện tích 287,18 km2 với nhiều nét đặc sắc về văn hóa bản địa và cảnh sắc tự nhiên độc đáo. DLCĐ đang dần dần hình thành và phát triển. Tuy nhiên, DLCĐ của TX. Ayun Pa hiện còn rất hạn chế, thiếu kế hoạch cụ thể, thiếu vốn cho đầu tư phát triển, lao động được đào tạo chuyên môn du lịch rất ít, đời sống của người dân đồng bào dân tộc bản địa người Jrai gặp nhiều khó khăn, các nguồn lực cho phát triển du lịch của TX. Ayun Pa chưa được khai thác hiệu quả, đồng bộ, chưa được quy hoạch đầy đủ. Chính vì thế, bài báo tập trung vào đánh giá mức độ thuận lợi của tiềm năng phát triển DLCĐ ở TX. Ayun Pa, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển DLCĐ nhằm nâng cao đời sống người dân, hướng đến phát triển du lịch bền vững tại khu vực này. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp bao gồm các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về DLCĐ; các nghị quyết, quy hoạch phát triển DLCĐ; các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kế hoạch và quy hoạch phát triển du lịch TX. Ayun Pa và tỉnh Gia Lai,… - Dữ liệu sơ cấp có được từ quá trình khảo sát thực tế để kiểm định những tài liệu đã có và bổ sung thêm thông tin còn thiếu về hoạt động DLCĐ ở địa phương. 2.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp ở địa bàn nghiên cứu được thu thập từ Ủy ban nhân dân (UBND) TX. Ayun Pa, từ Website và thư viện,... Dựa trên các tài liệu thứ cấp, nhóm tác giả tiến hành tổng hợp các vấn đề liên quan đến DLCĐ. Qua đó, tìm ra những bất cập và hạn chế trong quá trình phát triển DLCĐ để có những giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên DLCĐ ở TX. Ayun Pa. * Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp điều tra xã hội học: Tiến hành khảo sát thực địa ở các điểm có khả năng phát triển DLCĐ ở địa phương theo các tuyến: (1) Công viên Bến Mộng - Khu di tích mộ nhà giáo Nay Der - Di tích đường 7 sông Bờ - Suối Đá 1 - Suối Đá 2 và (2) TX. Ayun Pa - Xã Ia Rtô - Xã Ia Rbol,… Quá trình khảo sát thực địa kết hợp điều tra ý kiến người dân về số lượng và chất lượng nhân lực phục vụ du lịch, khả năng giao tiếp, khả năng tham gia hoạt động DLCĐ tại địa phương,... để thấy rõ 146
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 3 (2023) hơn tiềm năng phát triển DLCĐ ở TX. Ayun Pa. * Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Nhóm tác giả thực hiện phỏng vấn sâu đối với 06 chuyên gia (là các nhà khoa học và cán bộ ở địa phương) để làm cơ sở cho việc nhận định tầm quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng phát triển DLCĐ. * Phương pháp đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng: Trong bài báo này, phương pháp đánh giá tiềm năng du lịch theo thang điểm tổng hợp được sử dụng theo các bước sau: - Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá theo thang điểm 4 bậc: 4, 3, 2, 1. - Xác định hệ số cho các chỉ tiêu dựa vào phương pháp phân tích thứ bậc AHP theo ý kiến chuyên gia, tính toán online trên link: https://bpmsg.com/ahp/ahp-calc.php đảm bảo tỷ số nhất quán
  4. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai có tốc độ tăng trưởng đạt 8,47%. Cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất phục vụ du lịch bắt đầu được quan tâm đầu tư [1]. 3.2. Tiềm năng du lịch cộng đồng tại TX. Ayun Pa (1) Tài nguyên du lịch: - Tài nguyên du lịch tự nhiên rất đa dạng: Suối đá 1: cách trung tâm TX. khoảng 9 km, thuộc xã Chư Băh - nơi cư trú của nhiều hộ dân người đồng bào Jrai. Ở đây, các tảng đá lớn trắng xóa, độc đáo xen lẫn là dòng nước trong xanh, nằm lọt thỏm trong khu rừng hoang sơ tạo không gian yên tĩnh, thư thái đến kỳ diệu, thích hợp để phát triển du lịch sinh thái kết hợp DLCĐ. Suối đá 2: cách trung tâm TX. khoảng 10 km, thuộc địa phận xã Chư Băh. Suối Đá 2 ẩn mình trong khu rừng khộp nguyên sinh với dòng suối trong xanh, mát lành xoa dịu đi cái nắng nóng oi bức được xem là “đặc sản” của vùng đất Ayun Pa [9]. Bến Mộng: là điểm đến hàng ngày của người dân do có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, khí hậu mát mẻ vào buổi chiều và tối. Ngay bên cạnh là công viên Bến Mộng được xây dựng trên diện tích 900 m2 với tổng kinh phí 4 tỉ đồng. Hiện nay, TX. có kế hoạch xúc tiến phát triển du lịch, xây dựng nhà hàng, khách sạn, Trung tâm Hội nghị Bến Mộng. Sông Ba: cảnh quan ở hai bên bờ sông giống như một bức tranh thủy mặc thơ mộng, thu hút du khách. Đến đây, du khách vừa được câu cá, vừa thưởng thức món cá chốt và gà nướng củi trong khung cảnh thiên nhiên tươi mát, thật sự là kỷ niệm khó quên với bất kỳ ai. Thung lũng Hồng: thuộc xã Ia Rtô, nằm trong khu vực giáp ranh giữa TX. Ayun Pa, huyện Ia Pa và Krông Pa, cách TX. Ayun Pa khoảng 30 km, được đặt tên là do màu hồng của phù sa từ thượng nguồn chảy về. Đến đây, du khách như lạc vào thế giới bí ẩn với bốn bề núi rừng thâm u, tĩnh mịch, hai bên là những bãi cát trắng mịn màng trải dài như bức tranh [8]. - Tài nguyên du lịch nhân văn rất đặc sắc, bao gồm: Khu mộ nhà giáo Nay Der được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, tọa lạc tại phường Đoàn Kết, TX. Ayun Pa, nhằm tưởng nhớ Nay Der - nhà trí thức đầu tiên của cộng đồng dân tộc Jrai, người sáng lập ra bộ chữ viết của người Jrai. Bốn góc của khu mộ có hình mô phỏng tượng nhà mồ, một nét văn hóa tiêu biểu trong đời sống tâm linh của người Jrai. Di tích chiến thắng đường 7- Sông Bờ ở xã Ia Sao được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 2001. Đây được coi là địa chỉ đỏ về giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống đối với các thế hệ sau này. Nơi đây đã đánh dấu sự thất bại thảm hại của 148
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 3 (2023) Quân đoàn II quân đội Việt Nam cộng hòa trên đường tháo chạy khỏi Tây Nguyên nhằm co cụm về đồng bằng, đánh dấu kết thúc Chiến dịch Tây Nguyên mùa xuân năm 1975 - Chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Lễ cúng cầu mưa: là một trong những nghi thức quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Jrai, buôn Rưng Ama Nil, xã Ia Rbol. Lễ cúng cầu mưa gồm có 12 người tham dự, già làng lớn tuổi nhất sẽ làm chủ tế. Đến với Lễ hội, du khách được cảm nhận không khí thiêng liêng, trang trọng, được hòa mình vào đời sống văn hóa, tinh thần của người dân bản địa [3]. Lễ cúng bến nước: diễn ra nhằm tạ ơn và cầu xin Yàng Bến nước (Yang Piên la) tiếp tục phù hộ cho dân làng có đủ nước sinh hoạt, sản xuất, sức khỏe dồi dào. Già làng sẽ thực hiện lễ cúng Thần đất, Thần rừng ở trên bờ, sau mới mang rượu, thịt ra cây nêu đã dựng sẵn dưới bến nước và đọc bài khấn cảm tạ Yàng Bến nước và nói lên ước nguyện của dân làng trong năm mới. Văn hóa cồng chiêng: được lưu giữ qua nhiều thế hệ ở các địa phương như xã Ia Rbol, xã Ia Rtô,... Xã Ia Rbol có 5 buôn làng thì có 3 buôn còn cồng chiêng. Cả xã có 12 bộ cồng chiêng, trong đó có 4 bộ Arap cổ, 6 bộ chiêng cải tiến (mỗi bộ có 25 cái chiêng), 2 bộ chiêng kơ đơ/ tơ nah (mỗi bộ 8 cái). Việc lưu giữ và thành lập các Đội cồng chiêng sẽ góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời đây sẽ là lực lượng nòng cốt biểu diễn phục vụ các sự kiện văn hóa, xã hội tại địa phương và phát triển DLCĐ. Ẩm thực: Các món ăn có thể xem như “hồn cốt” của người Jrai là lá mì xào cà đắng, cơm lam gà nướng, bò một nắng chấm muối kiến vàng, cá chốt nấu măng chua, cá trích nướng giã cùng lá é, rượu cần,… Được thưởng thức các món “đặc sản” của nơi đây cũng là trải nghiệm thú vị đối với thực khách [3]. (2) Lao động trong du lịch: Theo kết quả khảo sát ngẫu nhiên 31 người dân tại xã Ia Rbol (trong đó người Jrai là có 96,8%, dân tộc khác là 3,2%) cho thấy: số người được khảo sát tự đánh giá về khả năng tham gia DLCĐ ở các mức độ rất cao và khá cao là 87,1%; số người được hỏi tự thấy bản thân ít có khả năng hoặc ở mức trung bình là 12,9%. Tỷ lệ lao động đã được tham gia các lớp đào tạo cơ bản về du lịch (lớp/ câu lạc bộ truyền dạy đánh cồng chiêng, câu lạc bộ nuôi trồng nấm, chương trình hướng dẫn nuôi chim yến,…) chưa nhiều. Theo khảo sát, có đến 6,4% lao động đã được tham gia vào các lớp đào tạo cơ bản về du lịch, trong đó, tỷ lệ lao động tham gia các lớp/CLB truyền dạy đánh cồng chiêng là 3,2%, CLB nuôi trồng nấm là 3,2%. 149
  6. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai Về kỹ năng giao tiếp của người dân địa phương được thể hiện qua kỹ năng giao tiếp thành thạo bằng tiếng Việt, có thể giao tiếp cơ bản được bằng tiếng Anh. Ở những địa điểm có khả năng khai thác cho phát triển DLCĐ ở TX. Ayun Pa, tỷ lệ người dân giao tiếp thành thạo bằng tiếng Việt là 100%, giao tiếp cơ bản được bằng tiếng Anh là 45,2%. Về thái độ của người dân tham gia các hoạt động DLCĐ được thể hiện qua sự tích cực, thích thú, tự nguyện, chủ động tham gia đầy đủ các sự kiện du lịch của địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy: có 90,4% người dân tích cực, thích thú, tự nguyện, chủ động tham gia đầy đủ các sự kiện du lịch của địa phương; còn lại 9,6% người dân chưa sẵn sàng, chưa chủ động tham gia vì thiếu tự tin. Đây là lợi thế rất lớn để phát triển DLCĐ của địa phương. (3) Định hướng và chính sách phát triển du lịch của địa phương: Hiện tại, TX. Ayun Pa và xã Ia Rbol có tiềm năng cho phát triển DLCĐ, bắt đầu có hoạt động khai thác ở quy mô nhỏ, thị xã bắt đầu có định hướng khai thác nhưng chưa được đưa vào quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Gia Lai. Đây là điểm cần đặc biệt quan tâm trong phát triển DLCĐ ở TX. Ayun Pa trong thời gian tới. (4) Cơ sở hạ tầng giao thông: TX. Ayun Pa nằm cách thành phố Pleiku 90 km về phía Nam, thời gian di chuyển đến bằng đường ô tô khoảng 2 giờ. Ở đây có Quốc lộ 25 đi qua TX. Ayun Pa, nối Gia Lai của Tây Nguyên với thành phố Tuy Hòa của Duyên hải Nam Trung Bộ. Khoảng cách này khá phù hợp với nhu cầu giải trí thư giãn vào ngày nghỉ, cuối tuần của người dân trong và ngoài tỉnh. Theo khảo sát, tuyến Quốc lộ 25 đi qua TX. Ayun Pa đã được nâng cấp lên quy mô đường cấp III theo tiêu chuẩn TCVN 4054-2005, vận tốc thiết kế 60-80 km/h, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Còn các đoạn qua thị trấn, thị xã có bề rộng nền đường 12 m, đoạn ngoài đô thị có bề rộng nền đường 9 m, vận tốc thiết kế chỉ khoảng 40-< 60 km/h. 3.3. Đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng ở Thị xã Ayun Pa 3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá Trên cơ sở phân tích các đặc điểm đặc thù của địa phương, có 8 chỉ tiêu được chọn lựa từ các nhân tố ảnh hưởng đến DLCĐ. Mỗi chỉ tiêu đánh giá được phân thành 4 cấp: - Tỷ lệ người dân địa phương/ hộ gia đình tham gia vào du lịch: được phân thành 4 cấp: Rất cao (≥75,0%); Khá cao (50,0 - 74,9%); Trung bình (25,0 - 49,9%) và thấp (
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 3 (2023) tiếp bằng tiếng Việt rất thành thạo và giao tiếp bằng tiếng Anh khá thành thạo, sẵn sàng phục vụ du khách với thái độ rất thân thiện); Khá tốt (giao tiếp khá thành thạo bằng tiếng Việt; giao tiếp cơ bản được bằng tiếng Anh, sẵn sàng phục vụ du khách với thái độ khá thân thiện); Trung bình (giao tiếp bằng tiếng Việt; sẵng sàng phục vụ du khách với thái độ hơi thân thiện); Kém (giao tiếp bằng tiếng Việt chưa thành thạo; chưa thân thiện, làm phiền du khách). - Thái độ của người dân tham gia các hoạt động DLCĐ: được chia thành 4 cấp: Rất tích cực (người dân rất thích thú, tự nguyện, chủ động tham gia các sự kiện du lịch); Khá tích cực (người dân khá thích thú, tự nguyện, chủ động tham gia các sự kiện du lịch); Trung bình (người dân tham gia đầy đủ các sự kiện du lịch); Kém (người dân không quan tâm nhiều, ít tham gia các sự kiện du lịch của địa phương). - Định hướng và chính sách phát triển du lịch của địa phương: được chia thành 4 cấp: Rất tốt (nằm trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, đã được đưa vào khai thác và được tỉnh ưu tiên đầu tư); Khá tốt (nằm trong định hướng của tỉnh, đã được đưa vào định hướng khai thác nhưng chưa được tỉnh ưu tiên đầu tư); Trung bình (có tiềm năng, bắt đầu khai thác ở quy mô nhỏ, có định hướng khai thác nhưng chưa được đưa vào quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh); Kém (có tiềm năng nhưng chưa có hoạt động khai thác và chưa được tỉnh và TX. đưa vào định hướng phát triển DLCĐ). - Sự phong phú của tài nguyên cho phát triển du lịch cộng đồng: được phân thành 4 cấp: Rất phong phú (có ≥ 6 loại tài nguyên có khả năng khai thác cho phát triển DLCĐ); Khá phong phú (có 4 - 5 loại tài nguyên); Trung bình (có 2 - 3 loại tài nguyên); Ít (có 1 tài nguyên). - Khoảng cách tiếp cận: được phân thành 4 cấp: Rất thuận lợi (
  8. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai Bảng 1. Thang đánh giá thành phần tiềm năng phát triển DLCĐ Chỉ tiêu Bậc đánh giá Điểm của bậc Hệ số Điểm đánh giá - Rất cao 4 0,16 1. Tỷ lệ hộ gia đình tham - Khá cao 3 0,12 0,04 gia vào hoạt động du lịch - Trung bình 2 0,08 - Thấp 1 0,04 - Rất cao 4 0,52 2. Tỷ lệ lao động được - Khá cao 3 0,39 đào tạo chuyên môn du 0,13 lịch - Trung bình 2 0,26 - Thấp 1 0,13 - Rất tốt 4 0,56 3. Kỹ năng giao tiếp của - Khá tốt 3 0,42 0,14 người dân địa phương - Trung bình 2 0,28 - Kém 1 0,14 - Rất tích cực 4 0,56 4. Thái độ người dân - Khá tích cực 3 0,42 tham gia các hoạt động 0,14 DLCĐ - Trung bình 2 0,28 - Kém 1 0,14 - Rất tốt 4 0,48 5. Định hướng và chính - Khá tốt 3 0,36 0,12 sách phát triển du lịch - Trung bình 2 0,24 - Kém 1 0,12 - Rất phong phú 4 0,84 6. Sự phong phú của tài - Khá phong phú 3 0,63 nguyên cho phát 0,21 - Trung bình 2 0,42 triển du lịch - Ít 1 0,21 - Rất thuận lợi 4 0,48 - Khá thuận lợi 3 0,36 7. Khoảng cách tiếp cận 0,12 - Trung bình 2 0,24 - Ít thuận lợi 1 0,12 - Rất tốt 4 0,40 8. Chất lượng đường giao - Khá tốt 3 0,30 0,10 thông (ô tô) - Trung bình 2 0,20 - Kém 1 0,10 152
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 3 (2023) - Điểm đánh giá tổng hợp theo bài toán cộng và phân hạng tiềm năng phát triển DLCĐ như ở Bảng 2. Bảng 2. Thang đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển DLCĐ Phân hạng Thang điểm Phân hạng Thang điểm Rất thuận lợi 3,25 - 4,00 Trung bình 1,75 - 2,49 Khá thuận lợi 2,50 - 3,24 Ít thuận lợi 1,00 - 1,74 3.2.3. Kết quả đánh giá Trên cơ sở phân tích tiềm năng DLCĐ của TX. Ayun Pa kết hợp với thang đánh giá thành phần, có thể tổng hợp lại điểm đánh giá theo các chỉ tiêu như ở Bảng 3. Bảng 3. Kết quả đánh giá tiềm năng phát triển DLCĐ ở TX. Ayun Pa STT Chỉ tiêu đánh giá Điểm đánh giá thành phần 1 Tỷ lệ hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch 4 x 0,04 = 0,16 2 Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn du lịch 1 x 0,13 = 0,13 3 Kỹ năng giao tiếp của người dân địa phương 3 x 0,14 = 0,42 4 Thái độ người dân tham gia các hoạt động DLCĐ 4 x 0,14 = 0,56 5 Định hướng và chính sách phát triển du lịch 2 x 0,12 = 0,24 6 Sự phong phú của tài nguyên cho phát triển du lịch 4 x 0,21 = 0,84 7 Khoảng cách tiếp cận 3 x 0,12 = 0,36 8 Chất lượng đường giao thông (đường ô tô) 3 x 0,10 = 0,30 Điểm đánh giá tổng hợp 3,01 Kết quả đánh giá tiềm năng DLCĐ với 8 chỉ tiêu ở Bảng 3 cho thấy, điểm đánh giá tổng hợp đạt 3,01. Khi so sánh với thang đánh giá tổng hợp (Bảng 2) thì TX. Ayun Pa có tiềm năng được phân hạng ở mức khá thuận lợi cho phát triển DLCĐ. Trong đó, các chỉ tiêu về tỷ lệ hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch; thái độ người dân tham gia vào các hoạt động DLCĐ; sự phong phú của tài nguyên cho phát triển du lịch; kỹ năng giao tiếp của người dân địa phương; khoảng cách tiếp cận; chất lượng đường giao thông ở Ayun Pa được đánh giá ở mức thuận lợi rất cao và cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu về tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn du lịch chỉ được đánh giá ở mức thấp, chỉ tiêu định hướng và chính sách phát triển du lịch đạt mức trung bình. 3.3. Một số giải pháp phát triển DLCĐ Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá tiềm năng DLCĐ, một số giải pháp được đề xuất để khắc phục những yếu điểm trong phát triển du lịch tại TX. Ayun Pa như 153
  10. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai sau: Thứ nhất, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng làm du lịch cho người dân địa phương; mở các lớp truyền dạy cồng chiêng cho thanh, thiếu nhi là đồng bào dân tộc thiểu số; đa dạng hoá các hình thức đào tạo lao động cho ngành du lịch, có các chính sách thu hút lao động du lịch đã qua đào tạo; mời chuyên gia, nghệ nhân văn hoá chia sẻ kinh nghiệm, quy trình chế biến rượu cần; các nghi thức lễ hội truyền thống. Tổ chức các buổi công nhận và khen thưởng các nghệ nhân xuất sắc trên địa bàn để khích lệ tinh thần của nghệ nhân trong việc phục dựng, gìn giữ nét văn hóa truyền thống của người dân tộc Jrai. Thứ hai, cần xây dựng, hoàn thiện định hướng và chính sách phát triển DLCĐ: Xác định một số điểm du lịch có vai trò đầu tàu cho phát triển DLCĐ kết hợp với quy hoạch hệ thống giao thông vận tải. Có chính sách khuyến khích tư nhân phát triển hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đủ tiêu chuẩn quốc tế; có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư vào phát triển DLCĐ; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, hấp dẫn; xây dựng một số cơ chế đặc thù cho địa phương có thể áp dụng được đối với TX. Ayun Pa. Bên cạnh đó, các giải pháp về đẩy mạnh quảng bá du lịch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số,… cũng cần được quan tâm chú ý. 4. KẾT LUẬN TX. Ayun Pa có cảnh sắc tự nhiên độc đáo và văn hóa bản địa đặc sắc, chính là thế mạnh để phát triển du lịch, nhất là DLCĐ. Trên cơ sở phân tích hệ thống gồm 8 chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp theo thang đánh giá 4 bậc, kết hợp phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tiến hành đánh giá tiềm năng phát triển DLCĐ ở TX. Ayun Pa cho thấy, TX. Ayun Pa có tiềm năng khá thuận lợi cho phát triển DLCĐ. Kết quả đánh giá tiềm năng DLCĐ kết hợp với phân tích thực trạng phát triển DLCĐ, nhu cầu tham gia du lịch của người dân, định hướng và bất cập trong phát triển DLCĐ, điều kiện khai thác, một số giải pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển DLCĐ của địa phương trong giai đoạn tới, trong đó tập trung vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển DLCĐ ở TX. Ayun Pa. 154
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 3 (2023) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chi cục Thống kê khu vực Ayun Pa - Phú Thiện (2023), Niên giám thống kê khu vực Ayun Pa - Phú Thiện năm 2022, Gia Lai. [2]. UBND thị xã Ayun Pa (2022). Kế hoạch tổ chức hoạt động quảng bá, phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Ayun Pa năm 2023, Số 157/ KH - UBND ngày 02 tháng 11 năm 2022. Ayun Pa. [3]. Vũ Chi (2022), Ayun Pa bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với du lịch cộng đồng, https://baogialai.com.vn/ayun-pa-bao-ton-van-hoa-truyen-thong-gan-voi-du-lich-cong- dong-post19073.html. Tra cứu ngày 30/12/2022. [4]. Nguyễn Văn Đính (2021). Du lịch cộng đồng phát triển bền vững và những bài học kinh nghiệm. Tạp chí Môi trường, Số 10/2021, 61–62. [5]. Trần Đăng Ninh (2019). Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và duy trì phát triển mẫu du lịch dựa vào cộng đồng tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học công nghệ Giao thông vận tải, Số 34-11/2019. [6]. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [7]. Nguyễn Quang Tân và cs. (2019). Thực trạng và hạn chế trong quá trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở khu vực miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Can Tho University Journal of Science, 55, 157–166. [8]. Nguyễn Tú (2019), Chiều trôi trên Thung lũng Hồng, https://baogialai.com.vn/chieu-troi- tren-thung-lung-hong-post197572.html. Tra cứu ngày 15/2/2023. [9]. Bùi Quang Vinh (2017), Suối đá đẹp như mơ, https://gialai.gov.vn/tin-tuc/suoi-da-dep-nhu- mo.17748.aspx. Tra cứu ngày 08/4/2023. [10]. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục, Hà Nội. 155
  12. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai ASSESSMENT OF THE POTENTIALS FOR COMMUNITY TOURISM DEVELOPMENT IN AYUN PA TOWN, GIA LAI PROVINCE Nguyen Minh Nguyet1, Bui Thi Thu2*, Ha Thi Nhu Ngoc3 1Academy of Journalism & Communication 2Hue University of Sciences; *Email: buithithu@hueuni.edu.vn 3Master Student, Le Thanh Tong High School *Email: buithithu@hueuni.edu.vn ABSTRACT Ayun Pa Town is an area characterized bynatural landscapes and a distinctive indigenous culture. These are important conditions for the development of community tourism. In this research, the main methods employed include collecting secondary data, receiving expert opinions, conducting field surveys in combination with sociological investigations, and assessing community tourism potentials by using a synthetic scoring scale. The evaluation results indicate that this area has fairly favorable potential for the development of community tourism. The findings of this study, along with the demand of the inhabitant participation and the local tourism development plan, form the important basis for proposing several solutions for community tourism development in Ayun Pa Town in the future, particularly in terms of enhancing the quality of the tourism labor resources and improving the policies for community tourism development. Keywords: Tourism, Community tourism, Ayun Pa Town, Gia Lai 156
  13. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 3 (2023) Nguyễn Minh Nguyệt sinh ngày 03/02/1983 tại Nghệ An. Năm 2005, bà tốt nghiệp Cử nhân ngành Sư phạm Địa lý tại Trường Đại học Vinh; năm 2008, nhận học vị Thạc sĩ ngành Địa lý tự nhiên tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. Năm 2014, bà nhận học vị Tiến sĩ ngành Địa lý tự nhiên tại trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. Hiện nay, bà công tác tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa lý tự nhiên, sử dụng hợp lý tài nguyên. Bùi Thị Thu sinh ngày 28/3/1970 tại TP. Huế. Năm 1993, bà tốt nghiệp Cử nhân ngành Địa lý tại Trường Đại học Tổng hợp Huế. Năm 2002, bà nhận học vị Thạc sĩ ngành Địa lý tự nhiên tại Trường Đại học Khoa học. Năm 2014, bà nhận học vị Tiến sĩ ngành Quản lý tài nguyên và môi trường tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. Hiệnnay, bà công tác tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Tài nguyên du lịch, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hà Thị Như Ngọc sinh ngày 18/10/1984 tại Gia Lai. Năm 2006, bà tốt nghiệp Cử nhân ngành Sư phạm Địa lý tại trường ĐH Sư phạm Quy Nhơn. Hiện nay, bà công tác tại trường THPT Lê Thánh Tông, Ayun Pa, Gia Lai. Từ năm 2021 đến nay là học viên cao học tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa lý tài nguyên và môi trường. 157
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2