intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

441
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án nhằm Đánh giá đúng thực trạng chất lượng sinh hoạt của các loại chi bộ Đảng trong toàn huyện. Đề xuất chủ trương, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Đảng trong tình hình mới. Để nắm nội dung chi tiết nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo đề án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

  1. 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi  của cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo đó được thể  hiện qua hệ thống tổ  chức của Đảng. Trong hệ thống đó mỗi cấp có vị trí, vai trò khác nhau. Tổ  chức cơ sở Đảng là cấp trực tiếp gắn bó với quần chúng nhân dân, là hạt   nhân chính trị lãnh đạo tại đơn vị cơ sở; là cấp tổ chức tiến hành các hoạt   động xây dựng nội bộ Đảng. Nhờ  các tổ  chức cơ  sở đảng mà những Nghị  quyết, Chỉ  thị  của Đảng được quán triệt, tổ  chức thực hiện và trở  thành  hiện thực.  Chi bộ  trực thuộc đảng uỷ  cơ  sở  được tổ  chức theo nơi làm việc  hoặc nơi cư trú của đảng viên, là hạt nhân chính trị, giữ vai trò lãnh đạo hệ  thống chính trị, lãnh đạo quần chúng ở cơ  sở; là nơi trực tiếp giáo dục, tổ  chức, động viên nhân dân thực hiện có hiệu quả  đường lối của Đảng,  chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, Nghị quyết của cấp  ủy.  Sinh hoạt chi bộ là chế độ  được quy định trong Điều lệ  Đảng. Theo  quy định, ngoài sinh hoạt định kỳ  mỗi tháng một lần, chi bộ còn sinh hoạt  đột xuất nếu có những vấn đề cần bàn bạc, giải quyết. Qua sinh hoạt chi bộ, trình độ  mọi mặt của từng đảng viên được  nâng lên và trưởng thành, góp phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh.   Chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt… Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là  do các đảng viên đều tốt, như  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. Như  vậy có thể  thấy, sinh hoạt chi bộ  giữ  vị  trí quan trọng để  tiến hành xây   dựng nội bộ Đảng và là diễn đàn dân chủ nhằm phát huy tính tích cực sáng  tạo của đảng viên, xây dựng chủ  trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ  chính trị   ở  cơ  sở. Do vậy, chất lượng sinh hoạt của chi bộ  là một trong   những yếu tố quyết định sức sống, sự tồn tại, phát triển của Đảng.
  2. 2  Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trong  những năm qua Ngọc Lặc đã thu được những thành tựu to lớn: kinh tế ­ xã   hội liên tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đời  sống nhân dân từng bước được cải thiện, ổn định chính trị được giữ vững,  nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự  lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề  để  đẩy mạnh CNH, HĐH quê hương, đất nước. Gắn liền với những thành tựu   đạt được về kinh tế ­ xã hội là sự trưởng thành và phát triển đi lên của các   Đảng bộ, chi bộ cơ sở. Tuy nhiên, bên cạnh những  ưu điểm, một số  Đảng bộ  và chi bộ  cơ  sở trong huyện đã bộc lộ một số yếu kém như: năng lực lãnh đạo chưa đáp  ứng so với yêu cầu nhiệm vụ; một số Đảng bộ, chi bộ chưa nhận thức và  thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ  của tổ  chức cơ  sở  đảng; công tác  quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nền nếp, nội dung   nghèo nàn, tự  phê bình và phê bình yếu; cá biệt có cán bộ, đảng viên tiêu   cực, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước đã ảnh hưởng không nhỏ  đến uy tín của tổ chức đảng. Nhiệm vụ  của thời kỳ  2015 ­ 2020 là đẩy nhanh CNH, HĐH nông   nghiệp, nông thôn ­ một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây  dựng Ngọc Lặc trở thành đô thị, trung tâm kinh tế, văn hoá của các huyện  miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hoá. Vì vậy đòi hỏi toàn thể  Đảng bộ  huyện, trực tiếp là các Đảng bộ, chi bộ  cơ  sở  phải tự  đổi mới, tự  chỉnh  đốn, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt của mình đáp ứng yêu cầu  của thời kỳ mới. Xuất phát từ  yêu cầu nhiệm vụ  đó, việc nghiên cứu, tìm giải pháp   nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng (Sinh hoạt chi bộ) trong toàn huyện  hiện nay là hết sức cần thiết. II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ­   Chương   trình   công   tác   toàn   khóa   của   Ban   Chấp   hành   Đảng   bộ  huyện khoá XXIII; chương trình công tác năm 2017 của Ban Thường vụ  Huyện uỷ;  Chỉ  thị  số  10­CT/TW  ngày 30­3­2007 của Ban Bí thư  Trung  ương Đảng (khóa X) về  “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Hướng 
  3. 3 dẫn số  09­HD/BTCTW ngày 2 tháng 3 năm 2012 của Ban Tổ  chức Trung  ương hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ. ­ Tình hình thực tiễn của các loại hình chi bộ trong toàn huyện; III. CƠ  SỞ  LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY  DỰNG ĐỀ ÁN ­ Chủ  Nghĩa Mác – Lê nin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh, các quan điểm,   Nghị quyết, nguyên tắc, quy định của Đảng về chức năng, nhiệm vụ của tổ  chức cơ sở đảng và việc tổ chức thực hiện trong thực tiễn  ở các Đảng bộ,  chi bộ cơ sở địa bàn huyện Ngọc Lặc. ­ Phương pháp chủ  yếu để  xây dựng đề  án: Phương pháp kết hợp  giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp  thống kê. IV. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN Mục đích:   Đánh giá đúng thực trạng chất lượng sinh hoạt của các  loại chi bộ Đảng trong toàn huyện. Đề  xuất chủ  trương, các nhiệm vụ  và  giải pháp chủ  yếu nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ  đảng trong tình  hình mới. Nhiệm vụ: ­ Làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các loại hình chi bộ  thuộc Đảng bộ huyện Ngọc Lặc trong điều kiện hiện nay. ­ Khảo sát, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phân tích rõ những  ưu  điểm, hạn chế trong công tác xây dựng  Đảng (xây dựng Đảng bộ, chi bộ)   và việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ  chính trị  của các Đảng bộ, chi bộ  trong toàn huyện trong thời gian vừa qua (Mốc thời gian khảo sát, nghiên  cứu năm 2016 trở lại đây). ­ Xuất phát từ  tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ  đặt ra, đề  xuất các giải pháp khả thi, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ  đảng thuộc Đảng bộ  huyện Ngọc Lặc, đáp  ứng với yêu cầu nhiệm vụ  trong giai đoạn hiện nay. V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ ÁN
  4. 4 Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  đổi  mới và nâng cao chất lượng lãnh đạo của Tổ  chức cơ  sở  đảng và chất   lượng sinh hoạt đảng của các loại hình chi bộ. Phạm vi áp dụng:  Đề  án áp dụng cho tất cả  các loại hình chi bộ  thuộc Đảng bộ huyện Ngọc Lặc. VI. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ ÁN ­ Đánh giá tương đối chính xác thực trạng chất lượng sinh hoạt đảng  của các loại hình chi bộ thuộc Đảng bộ huyện Ngọc Lặc. ­ Các giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao chất  lượng sinh hoạt đảng của các loại hình chi bộ thuộc Đảng bộ huyện Ngọc   Lặc đến năm 2020. ­ Đề án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu   và triển khai thực hiện tại Ngọc Lặc. PHẦN 2: NỘI DUNG 1. Căn cứ xây dựng đề án 1.1. Tổ chức cơ sở Đảng, vị trí, vai trò của Tổ chức cơ sở Đảng 1.1.1. Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng  của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. 1.1.2.  Ở  xã, phường, thị  trấn có từ  ba đảng viên chính thức trở  lên,  lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện).  Ở cơ quan, doanh   nghiệp, hợp tác xã, đơn vị  sự  nghiệp, đơn vị  quân đội, công an và các đơn   vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ  sở  đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ  sở); cấp uỷ cấp trên trực tiếp  xem xét, quyết định việc tổ  chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ  cấp trên nào  cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực  tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp. 1.1.3. Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở,   có các tổ đảng trực thuộc.
  5. 5 1.1.4. Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng   bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức cơ sở đảng: 1.2.1. Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà  nước; đề  ra chủ  trương, nhiệm vụ  chính trị  của đảng bộ, chi bộ  và lãnh  đạo thực hiện có hiệu quả. 1.2.2. Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị,  tư  tưởng và tổ  chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng   cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự  phê bình và phê bình, giữ  gìn  kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo  dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức  cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công  tác phát triển đảng viên. 1.2.3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính,  sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị ­ xã hội trong sạch,   vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân  dân. 1.2.4. Liên hệ  mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh   thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia   xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà   nước. 1.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ  thị  của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh;  kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng. Đảng uỷ  cơ  sở  nếu được cấp uỷ  cấp trên trực tiếp uỷ  quyền thì  được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên. 1.3. Vị trí, vai trò của Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở. 1.3.1. Chi bộ  trực thuộc đảng uỷ  cơ  sở  được tổ  chức theo nơi làm  việc hoặc nơi  ở  của đảng viên; mỗi chi bộ  ít nhất có 3 đảng viên chính  thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu  
  6. 6 tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của  chi uỷ. 1.3.2. Chi bộ  lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ  chính trị  của đơn vị; giáo  dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động  quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ  luật đảng viên; thu, nộp đảng phí. Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng  một lần. 1.3.3. Đại hội chi bộ  do chi uỷ triệu tập năm năm hai lần; nơi chưa   có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có   thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá sáu tháng. 1.3.4. Chi bộ  có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư  chi bộ;   nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ  có chín đảng viên chính thức trở  lên, bầu   chi uỷ, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi uỷ viên. 2. Nội dung và các bước tiến hành sinh hoat chi bộ Căn cứ  Nghị  quyết số  22­NQ/TW, ngày 02/02/2008 của Ban Chấp   hành Trung ương (khóa X) " về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu  của tổ chức cơ sở đảng và chất lượngđội ngũ cán bộ đảng viên.   Căn cứ Chỉ thị số 10­CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư TW về  “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” Chỉ  thị  số  03­CT/TW ngày 14­5­ 2011 của Bộ  Chính trị   về  "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tư  tưởng và  làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Căn  cứ   Nghị  quyết   số   07­NQ/HU,  ngày  02/7/2012  của Ban   Chấp   hành Đảng bộ  huyện (khóa XXII) "về  nâng cao chất lượng Chi bộ  khối   nông thôn trực thuộc Đảng bộ  xã  ở  huyện Ngọc Lặc đáp  ứng yêu cầu   nhiệm vụ của thời kỳ mới” Ban Thường vụ Huyện ủy hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ như  sau: 2.1. Nội dung sinh hoạt hàng tháng Chi bộ  tập trung thảo luận, giải quyết những vấn đề  cụ  thể, thiết   thực theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ. Trình tự và nội dung như sau:
  7. 7 a) Công tác chuẩn bị của chi ủy ­ Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự  chỉ  đạo của cấp ủy   cấp trên, đồng chí bí thư  hoặc đồng chí phó bí thư  chi bộ  được phân công  dự kiến nội dung, chương trình, thời gian sinh hoạt đưa ra họp chi ủy; ­ Chi ủy thảo luận, thống nhất đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ  tháng trước, đề  ra nhiệm vụ  tháng tới; phân công chuẩn bị  các nội dung,  quyết định thời gian họp chi bộ  và lựa chọn hình thức sinh hoạt phù hợp  (sinh hoạt nhiều nội dung hay một số nội dung hoặc sinh hoạt chuyên đề); ­ Chi  ủy thông báo cho đảng viên biết nội dung, thời gian, địa điểm  sinh hoạt chi bộ (nếu chưa quy định ngày họp định kỳ hàng tháng).  ­ Đối với những chi bộ không có chi ủy thì đồng chí bí thư, phó bí thư  bàn và thống nhất nội dung; trường hợp chi bộ không có phó bí thư chi bộ,  thì đồng chí bí thư  chuẩn bị  nội dung và quyết định tổ  chức sinh hoạt chi   bộ. b) Sinh hoạt chi bộ * Phần mở đầu ­ Chi bộ thực hiện việc thu nộp đảng phí hàng tháng của đảng viên; ­ Đồng chí bí thư  chi bộ (hoặc đồng chí chi ủy viên được phân công  chủ trì) tiến hành các nội dung sau: + Thông báo tình hình đảng viên của chi bộ  (chính thức, dự  bị); số  đảng viên được miễn sinh hoạt, công tác; số đảng viên có mặt dự  họp; số  đảng viên vắng mặt và lý do vắng; + Thông qua chương trình, nội dung sinh hoạt chi bộ  và những vấn   đề trọng tâm cần tập trung thảo luận;  + Cử  thư  ký cuộc họp (chú ý chọn đồng chí có năng lực và kinh  nghiệm tổng hợp để  ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát   biểu của đảng viên, kết luận của đồng chí chủ trì hoặc nghị quyết của chi  bộ).  * Phần thông báo tình hình
  8. 8  Thông tin tình hình thời sự  nổi bật trong nước, quốc tế  và của địa   phương, cơ  quan, đơn vị; phổ  biến, quán triệt những chủ  trương, chính  sách mới của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên (nội dung  thông tin cần chọn lọc phù hợp, thiết thực). Nhận xét tình hình tư  tưởng   của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn  đề tư tưởng chi bộ cần quan tâm; * Phần đánh giá ­ Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng trước (nêu   rõ những việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân); tình hình đảng viên  thực hiện chủ  trương, đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước,   nghị  quyết, chỉ  thị  của cấp  ủy cấp trên và nhiệm vụ  được chi bộ  phân   công; ­ Đánh giá việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh của đảng viên, các tổ chức đoàn thể và quần chúng thuộc phạm vi  lãnh đạo của chi bộ; biểu dương những đảng viên tiền phong gương mẫu,  có việc làm cụ thể, thiết thực về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương   đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời, giáo dục, giúp đỡ những đảng viên có sai   phạm (nếu có); ­ Thông báo ý kiến của đảng viên, quần chúng về sự lãnh đạo của chi   bộ  và vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên (nếu có) để  chi bộ  có  biện pháp phát huy  ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, kịp thời ngăn chặn,   đấu tranh với những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;  ­ Phần đánh giá phải thật sự  chu đáo, đầy đủ, cụ  thể  và khách quan  đúng với mục tiêu nhiệm vụ  mà nghị  quyết đã đề  ra.. Nêu được những  thành tích của tập thể  và cá nhân trong việc tổ  chức thực hiện nghị quyết   để  biểu dương khích lệ, đồng thời nêu đầy đủ  những bộ  phận, cá nhân  chưa hoàn thành chỉ  tiêu để  nhắc nhở, rút kinh nghiệm. Bí thư  chi bộ  chủ  trì hội nghị  phải làm rõ những yếu điểm thuộc về  tập thể  hay cá nhân để  quy trách nhiệm, nếu khuyết điểm nghiêm trọng phải có hình thức kỷ luật   của Đảng  theo điều lệ quy định
  9. 9 * Phần phương hướng: ­ Phương hướng  đề  ra phải được xác định đúng trọng tâm, trọng  điểm và thời gian phù hợp phải được Ban chi uỷ thảo luận nhất trí cao mới   triển khai ra chi bộ, bí thư  chi bộ  phải triển khai đầy đủ  chính xác những  nội dung đã được Ban chi uỷ thống nhất. Đề  ra một số  nhiệm vụ  cụ thể,  thiết thực, bức xúc trước mắt để thực hiện trong tháng tới theo chức năng,  nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên;    Duy trì chi bộ thảo luận kỹ từng vấn đề có phân tích những thuận lợi  khó khăn để  đề  ra các giải pháp tổ  chức thực hiện tối  ưu nhất, Phải phát  huy được sức mạnh tổng hợp của tất cả đảng viên bằng cách yêu cầu mọi  đảng viên đều phải phát biểu nêu lên quan điểm của mình, nếu đảng viên  chưa rõ thì bí thư hoặc chi ủy phải gợi ý cụ thể từng nội dung, sau khi các   ý kiến đã tập trung bí thư  chi bộ  xin ý kiến lần cuối trước khi tóm tắt và  kết luận từng vấn đề  cụ  thể, phân công từng bộ  phận, từng cá nhân phụ  trách từng vấn đề cụ  thể, xác định thời gian thực hiện  sau đó biểu quyết  thông qua.  Nếu những mục tiêu quan trọng khó thực hiện phải lấy biểu quyết   riêng. Căn cứ vào nội dung hội nghị đặt ra Ban chi uỷ  dự  thảo nghị  quyết   trước, chỉ bổ sung những thay đổi trong quá trình thảo luận và biểu quyết  của chi bộ.  ­ Chi bộ  thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về  các nội dung trên.  Trong quá trình thảo luận, đồng chí chủ trì cần phát huy dân chủ, lắng nghe   ý kiến của đảng viên và gợi ý những nội dung quan trọng để  đảng viên  tham gia thảo luận, thể  hiện chính kiến của mình. Khi có những vấn đề  cần biểu quyết mà đang có ý kiến khác nhau, chi bộ cần trao đổi kỹ trước   khi biểu quyết. * Phần kết thúc ­ Đồng chí chủ trì tóm tắt ý kiến phát biểu của đảng viên và kết luận   những vấn đề lớn, quan trọng mà chi bộ  đã thảo luận, thống nhất; Chi bộ  biểu quyết thông qua kết luận (nghị quyết) của chi bộ. Đồng chí thư ký ghi  
  10. 10 rõ số  đảng viên đồng ý, không đồng ý và số  có ý kiến khác; Kết thúc hội   nghị chi bộ thư ký phải thông qua nghị quyết ( Không phải đọc lại toàn bộ  biên bản hội nghị) mà chỉ thông qua mục tiêu, chỉ tiêu, thời gian thực hiện,   cá nhân phụ trách các lĩnh vực VV...  Sau khi đã triển khai đầy đủ  các nội dung trên thư  ký hội nghị  mới   thông qua biên bản hội nghị. Nội dung biên bản phải phản ánh đầy đủ,  chính xác khách quan những ý kiến của từng đảng viên và những vấn đề  diễn ra tại hội nghị. Thư ký hội nghị  không được đưa vào biên bản những   nội dung khác không có trong chương trình hội nghị  hoặc những nội dung  không đúng với ý kiến phát biểu thảo luận của hội nghị.  Sau khi thư ký thông qua biên bản bí thư chi bộ xin ý kiến chi bộ nếu  không còn ý kiến thì cho bế  mạc hội nghị, nếu còn ý kiến khác thì phải  thảo luận cho đến khi hết ý kiến và thống nhất, các ý kiến chưa thống   nhất nhưng phản ánh không đúng sự  việc chưa thật sự  khách quan thì bí  thư chi bộ có quyền bác bỏ, và bế mạc hội nghị. ­ Đồng chí chủ  trì và thư  ký ký vào biên bản cuộc họp. Sổ  ghi biên  bản họp chi bộ phải được quản lý và lưu trữ theo quy định. 2.2. Nội dung sinh hoạt chuyên đề cho cả ba loại hình chi bộ: Ngoài các buổi sinh hoạt với nội dung nêu trên, ít nhất mỗi quý một  lần, các chi bộ  chọn một trong những vấn đề  sau phù hợp thuộc lĩnh vực   của chi bộ mình để sinh hoạt chuyên đề:  ­ Giải pháp xây dựng, chi bộ  trong sạch, vững mạnh hoặc củng cố,   khắc phục yếu kém;  ­ Các chuyên đề về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức   Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy cấp trên;  ­ Chuyên đề  về  Văn hoá XH về  lĩnh vực QP ­ AN, hoặc chuyên đề  chuyển đổi cây trồng vật nuôi vv ­ Vận động nhân dân đóng góp xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, làm  đường trong khu dân cư, kênh mương nội đồng ­ Các giải pháp xây dựng nông thôn mới;
  11. 11 ­ Việc xây dựng thôn, làng, khu phố  (khu dân cư...) văn hóa; biện   pháp giúp đỡ đảng viên nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; ­ Các giải pháp lãnh đạo xây dựng Ban thôn, làng, phố  Ban công tác   Mặt trận, các tổ chức đoàn thể vững mạnh ­ Chuyên đề  về xây dựng cơ  quan văn hóa hoặc về  lĩnh vực an ninh  trong cơ quan, đơn vị;   ­ Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các  tệ nạn xã hội ở địa phương, cơ quan, đơn vị; ­ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ  và tạo nguồn phát triển đảng  viên; ­ Công tác quản lý và phân công công tác cho đảng viên; ­ Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu và quy trình  xây dựng một đề án, đề tài có chất lượng; ­ Chuyên đề về các giải pháp nâng cao hiệu quả sán xuất kinh doanh,  đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động; ­ Phương pháp tự nghiên cứu, học tập để không ngừng nâng cao trình  độ kiến thức cho cán bộ, đảng viên v.v. Qua hội nghị sinh hoạt phải ban hành được nghị  quyết và phân công  đảng viên phụ trách từng chuyên đề cụ thể theo định kỳ, thời gian và công  việc; nếu là chi bộ khối nông thôn phải phù hợp với mùa vụ, cây trồng vật   nuôi và tập quán canh tác. Định kỳ  kiểm tra, kiểm điểm đánh giá kết quả  thực hiện từng NQ, tìm ra nhưng điểm mạnh để  phát huy nhân rộng, phát  hiện điểm còn yếu để để kịp thời bổ sung sửa chữa. 2.3. Nội dung cụ thể đối với một số loại hình chi bộ Ngoài những nội dung thực hiện chung đối với các loại hình chi bộ  tại Mục I nêu trên, các chi bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình, đặc   điểm của chi bộ  mình mà đi sâu vào một số  nội dung cụ  thể  để  đưa vào  sinh hoạt chi bộ như sau:  2.4. Đối với chi bộ thôn, làng, phố:
  12. 12  ­ Sự lãnh đạo của chi bộ và vai trò, trách nhiệm của đảng viên trong  việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ  phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn  mới. Việc chuyển dịch cơ  cấu kinh tế và áp dụng các tiến bộ  khoa học ­  công nghệ  vào sản xuất; thực hiện nghĩa vụ  đối với Nhà nước; công tác  xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động nhân đạo, từ  thiện; thực hiện chính  sách đối với người có công và nhiệm vụ  phát triển văn hóa ­ xã hội, quốc   phòng an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân…; ­ Việc thực hiện Quy chế  dân chủ   ở  cơ  sở  và cuộc vận động xây   dựng thôn ,làng, phố, khu phố văn hóa;  ­ Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; công tác quản lý,  sử  dụng đất đai và quản lý xây dựng đô thị; bảo đảm vệ  sinh môi trường,  an toàn giao thông, đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn; ­ Các giải pháp lãnh đạo xây dựng Đảng, các tổ  chức đoàn thể  vững  mạnh. ­ Việc bồi dưỡng, giúp đỡ  quần chúng, tạo nguồn phát triển đảng  viên ở khu dân cư và việc quản lý đảng viên đi làm ăn xa... 2.5. Đối với chi bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ­ Sự lãnh đạo của chi bộ và tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức trách  nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ  chính trị, công tác   chuyên môn của cơ quan, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ được giao; ­ Việc xây dựng và thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ  quan, đơn vị; tiến độ  và chất lượng thực hiện các nhiệm vụ  được giao   (nghiên cứu, tham mưu; giảng dạy, học tập; khám chữa bệnh; thực hiện   các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học...); ­   Việc   phòng,   chống   quan   liêu,   tham   nhũng,   thực   hành   tiết   kiệm,   chống lãng phí, tiêu cực (trong thực hiện nhiệm vụ  của công chức, viên   chức; trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; trong khám, chữa   bệnh...);
  13. 13 ­ Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Quy định của Bộ Chính   trị về đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với đảng ủy,   chi ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú; ­ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; việc tự  nghiên cứu, học tập   nâng cao trình độ, kiến thức của cán bộ, đảng viên; công tác phát triển   đảng viên... 2.6. Đối với chi bộ doanh nghiệp Nhà nước Sự  lãnh đạo của chi bộ và trách nhiệm của đảng viên trong việc xây  dựng, thực hiện nhiệm vụ  sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; việc   thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Đảng, Nhà  nước; ­ Tình hình tổ  chức, hoạt động của các đoàn thể  quần chúng và đời  sống, việc làm của người lao động; ­ Việc xây dựng và thực hiện Quy chế  dân chủ   ở  cơ  sở; việc tham  gia các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo của doanh nghiệp; ­   Việc   đấu   tranh   phòng,   chống   tham   nhũng,   lãng   phí   trong   doanh  nghiệp; Việc thực hiện Quy định của Bộ Chính trị về đảng viên đang công  tác thường xuyên giữ mỗi liên hệ với đảng ủy, chi ủy cơ sở và gương mẫu  thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú;  ­ Việc học tập nâng cao trình độ, kiến thức, tay nghề  của cán bộ,   đảng viên, người lao động. 2.7. Tổ chức thực hiện: 2.7.1. Các Đảng  ủy, chi bộ  trực thuộc căn cứ  Hướng dẫn của Ban   Thường vụ Huyện ủy và tình hình, đặc điểm cụ thể của đảng bộ, chỉ đạo,   hướng dẫn việc cụ thể hóa nội dung, hình thức sinh hoạt cho phù hợp với   từng loại hình chi bộ  trong các loại hình tổ  chức cơ  sở  đảng thuộc đảng  bộ; 2.7.2. Các đồng chí Huyện  ủy viên, Đảng  ủy viên được phân công  phụ trách cơ sở phải bố trí thời gian để về tham dự sinh hoạt với chi bộ 01  tháng/lần để  lắng nghe ý kiến của cán bộ, đảng viên tham gia đóng góp ý 
  14. 14 kiến xây dựng chi bộ và phản ánh kịp thời tình hình chi bộ cho Ban Thường   vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng ủy. 2.7.3. Thời gian tổ chức sinh hoạt chi bộ quy định từ  ngày mồng 03­ 05 hằng tháng. Các Đảng  ủy, chi bộ  trực thuộc không bố  trí các hội nghị  khác trùng ngày trên để giành thời gian cho cho chi bộ cơ sở sinh hoạt. 2.7.4. Ban Thường vụ  Huyện  ủy sẽ  tăng cường công tác chỉ  đạo,  kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện; coi trọng việc sơ kết, tổng  kết, rút kinh nghiệm để phát huy ưu điểm, không ngừng đổi mới nội dung,  hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; kịp thời biểu dương, phổ  biến và nhân rộng kinh nghiệm của những nơi làm tốt, phê bình những nơi  có sai sót, lệch lạc và thông báo trong toàn đảng bộ. 3. Thực trạng các loại hình chi bộ trên địa bàn Huyện Ngọc Lặc Ngọc Lặc là huyện miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hóa, có diện  tích tự  nhiên 49.092,4 ha với dân số  khoảng 145.000 người, có dân tộc   mường chiếm 68%, dân tộc kinh 28%, còn lại là dân tộc dao, thái và một số  dan tộc khác, có 21 xã và 1 thị trấn huyện lỵ, tiếp giáp với các huyện Cẩm  Thủy, Bá Thước, Thọ Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Yên Định. Huyện  Ngọc Lặc có vị  trí nằm trong vùng trung tâm kết nối giữa khu vực 11   huyện miền núi với các huyện đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, có các tuyến  đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 15A đi qua; gần cảng hàng không Thọ Xuân;   cảng biển nước sâu Nghi Sơn; Là trung tâm giao lưu kinh tế, thương mại,  văn hóa – xã hội của vùng 11 huyện miền núi. Điều kiện kinh tế chủ yếu   là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, một số trung tâm xã phát triển thương   mại dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tốc độ  tăng trưởng kinh tế  đạt hơn 14% năm( 2010­2015), năm 2016 là 14,3%. Văn hóa, an sinh  xã hội   đươc quan tâm, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường. Theo thống kê của Ban Tổ chức Huyện uỷ, tính đến thời điểm hiện  nay (12/2016) Đảng bộ huyện Ngọc Lặc có 53 TCCS đảng, trong đó có 22  Đảng bộ  xã, thị  trấn; 09 Đảng bộ  cơ  quan, doanh nghiệp; 22 chi bộ  trực  
  15. 15 thuộc Huyện ủy; có tổng số 482 chi bộ: Trong đó chi bộ cơ quan 99 chi bộ,  383 chi bộ khối nông thôn với 6284 đảng viên.  3.1. Chất lượng đội ngũ đảng viên: Độ  tuổi bình quân 48,2 tuổi; học vấn tiểu học 4,2%, THCS 18,8%,   THPT 77%; trình độ  chuyên môn: Trung cấp 11,6%, cao  đẳng,  đại học  46,7%; trình độ  lý luận sơ  cấp 10,3%, trung cấp 20,4%, cao câp, cử  nhân  12,7%; đội ngũ đảng viên đa số  có bản lĩnh chính trị  vững vàng, kiên định  lập trường, tư  tưởng và chấp hành tốt chủ  trương chính sách của Đảng,  pháp luật Nhà nước. Số đảng viên Quân nhân xuất ngũ, cán bộ nghỉ chế độ  về tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, làng, phố phát huy tốt vai trò trách  nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên là lực lượng nồng  cốt xây dựng chi bộ khối nông thôn trong xây dựng chi bộ trong sạch vững   mạnh. Tuy nhiên còn một bộ  phận  đảng viên thiếu ý thức tu dưỡng rèn  luyện ngại học tập các chỉ thị Nghị quyết của Đảng giảm ý chí phấn đấu,   thiếu tinh thần đấu tranh phê bình và tự  phê bình, nhiệm vụ  chi bộ  phân  công hoàn thành  ở  mức độ  thấp, thậm chí còn có đảng viên vi phạm các  quy định và Điều lệ Đảng, phải xử lý kỷ luật đảng; Chất lượng đảng viên  mới kết nạp, đảng viên trẻ  còn có hạn chế  một số  mặt như: ý thức trách  nhiệm chưa cao, chưa chịu khó trong học tập nâng cao kiến thức về  mọi   mặt, nhận thức về  ý thức chính trị  còn yếu, trong sinh hoạt chi bộ  chưa   mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến, chưa mạnh dạn trong tự phê bình và  phê bình.  3.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ : Theo thống kê số  chi bộ  có ban chi  ủy 131 chi bộ  . Trong đó có 130   ban chi  ủy 3 chi  ủy viên 01 chi  ủy 5 chi  ủy viên, 351 chi bộ  không có chi  ủy( 145 chi bộ chỉ có bí thư, 206 chi bộ có bí thư và phó bi thư); tổng số chi  ủy viên 952 người; trình độ  học vấn tiểu học 0,9%, THCS 14%, THPT   85,1%; trình độ  chuyên môn trung cấp 0,4%, cao đẳng, đại học 12%, chưa 
  16. 16 qua đào tạo 87,6; trình độ lý luận cao cấp 0,5%, trung cấp 13,5%, chưa qua   đào tạo bồi dưỡng 86%.  3.3. Chất lượng Bí thư chi bộ; Cơ  quan đơn vị  Bí thư  chi bộ  được cơ  cấu là trưởng hoặc phó cơ  quan đơn vị, trình độ học vấn 100% THPT, trình độ  chuyên môn 100% cao  đẳng đại học cá biệt có trên đại học, lý luận chính trị trung cấp trở lên.  Khối nông thôn 383 Bí thư  chi bộ cơ  cấu Bí thư  chi bộ  kiêm trưởng  ban  công   tác  Mặt  trận,  trình  độ   học  vấn  tiểu  học  1,5%,  THCS  36,5%,   THPT 62%, trình độ  chuyên môn trung cấp 9,6%, cao đẳng đại học 1,8%,   chưa qua đào tạo 88,6%. Đa số các chi bộ đã xác định được chức năng, nhiệm vụ trong các lĩnh  vục hoạt động như: tập trung xây dựng chị  bộ  và các tổ  chức đoàn thể  TSVM, công tác phát triển đảng viên mới, lãnh đạo phát triển kinh tế  xóa   đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu   dân cư, công tác quốc phòng, an ninh. Trong   sinh   hoạt   thường   kỳ,   các   chi   bộ   đều   đánh   giá   những   ưu,   khuyết điểm, tồn tại hạn chế, nguyên nhân về  công tác lãnh đạo, chỉ  đạo  thực hiện các nhiệm vụ tháng trước khá  cụ thể những việc đề ra đã được   đảng viên thảo luận thống nhất thông qua; có việc chưa rõ thì tiếp tục  nghiên cứu làm rõ và đưa ra hội nghị tiếp theo. Tuy nhiên thực trạng các chi bộ  khối nông thôn còn những hạn chế  chưa khắc phục được đó là đội ngũ bí thư, ban chi ủy chưa qua các lớp đào  tạo cơ  bản, kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ  đạo chưa có nhiều, đội ngũ đảng   viên nhận thức không đồng đều, cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt của chi   bộ còn thiếu do vậy chất lượng hoạt động, sinh hoạt chi bộ chưa phát huy  được trí tuệ, sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ đảng viên. 3.4. Vị trí, vai trò của chi bộ  Chi bộ  trực thuộc đảng uỷ  cơ  sở  được tổ  chức theo nơi làm việc  hoặc nơi cư  trú của đảng viên. Đối với khu vực nông thôn huyện Ngọc   Lặc, chi bộ  được tổ  chức theo thôn, làng, là hạt nhân chính trị, giữ  vai trò 
  17. 17 lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo quần chúng ở  cơ  sở; là nơi trực tiếp  giáo dục, tổ chức, động viên nhân dân thực hiện có hiệu quả đường lối của  Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chủ  trương, Nghị  quyết   của đảng uỷ xã. 3.5. Chức năng, nhiệm vụ của chi bộ  Chi bộ  là một bộ  phận cấu thành nền tảng của Đảng, là hạt nhân  chính trị  ở cơ sở, trực tiếp chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ. Do đó, nhiệm vụ  của các chi bộ đều được xuất phát và được quy định bởi nhiệm vụ chính trị  của Đảng bộ. Mọi hoạt động của chi bộ  đều phải phục tùng sự  lãnh đạo   của cấp uỷ theo nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên. Xuất phát từ căn cứ  lý luận và thực tiễn nêu trên, chi bộ  ở  Đảng bộ  huyện Ngọc Lặc có những nhiệm vụ cơ bản như sau: 3.5.1. Lãnh đạo việc thực hiện các chủ  trương, Nghị  quyết, chỉ  thị   của cấp trên Sau khi được tiếp thu các chủ trương Nghị quyết của Đảng do Đảng  bộ cấp trên triển khai; Ban chi ủy, trực tiếp là bí thư chi bộ phải chủ động  xây dựng kế  hoạch triển khai cho cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập  trước khi triển khai phải chuẩn bị kỹ nội dung nhiệm vụ, d ự th ảo ch ương   trình hành động được chi bộ thảo luận và thống nhất; phân công nhiệm vụ  đảng viên; tổ  chức quán triệt cho mọi tầng lớp nhân dân học tập; tổ  chức  phát động thực hiện chủ trương Nghị quyết. 3.5.2. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. ­ Về  kinh tế( Đặc thù của chi bộ  khối nông thôn): Tập trung lãnh  đạo, chỉ  đạo sản xuất nông ­ lâm nghiệp (chuyển dịch cơ  cấu cây trồng,  vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất…); phát triển ngành  nghề  tiểu thủ  công nghiệp giải quyết công ăn việc làm, dịch vụ, thương   mại; xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới… ­ Về văn hoá ­ xã hội: xây dựng làng văn hoá; cơ quan văn hóa về giáo  dục: phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng gia đình hiếu học, dòng  họ hiếu học; về y tế: ăn ở hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường, sinh đẻ  có kế 
  18. 18 hoạch; công tác xoá đói giảm nghèo, giúp nhau trong lúc khó khăn, hoạn  nạn… ­ Về quốc phòng ­ an ninh: Giữ vững  ổn định chính trị từ cơ sở: thực  hiện quy  chế  dân chủ   ở  cơ  sở, xây dựng hương  ước, quy  ước, công tác  hoà giải; xây dựng khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội… 3.5.3. Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân ­ Thường xuyên quan tâm, kiện toàn chi đoàn, chi hội, thu hút tập   hợp, đoàn viên, hội viên vào tổ chức hoạt động. ­ Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ đoàn thể đủ về số lượng,  đảm bảo về tiêu chuẩn, có cơ cấu hợp lý, đủ sức lãnh đạo có hiệu quả các   phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. ­ Thực hiện chế độ  giao ban định kỳ  giữa chi uỷ (bí thư) với trưởng  các đoàn thể để nắm tình hình nhân dân, tình hình hoạt động của các đoàn   thể; định hướng nhiệm vụ  cho các đoàn thể  hoạt động theo từng tháng,  từng quý, tạo sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa  phương, đơn vị; phát động các phong trào thi đua, các hoạt động văn hoá,  văn nghệ, thể  dục, thể  thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân   dân… ­ Chỉ  đạo chặt chẽ  các tổ  chức đoàn thể  nâng cao chất lượng sinh   hoạt, thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng đoàn viên hội viên; bàn bạc,   thảo luận thống nhất về tư tưởng và hành động thực hiện thắng lợi nhiệm   vụ chính trị của địa phương, đơn vị… 3.5.4. Lãnh đạo xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh Lãnh đạo xây dựng chi bộ  trong sạch vững mạnh trên cả  ba mặt:  Chính trị, tư tưởng, và tổ chức. * Xây dựng về tư tưởng: ­ Xây dựng về tư tưởng chính trị: thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng  chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh là nền tảng tư  tưởng, kim  chỉ  nam cho hành động của Đảng ta và cách mạng Việt Nam; tăng cường 
  19. 19 nâng cao trình độ nhận thức về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật   của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên. ­ Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh chống lại tư  tưởng thù địch, những luận điệu xuyên tạc chủ  trương,  đường lối của   Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ,   bè phái, gia trưởng, bảo thủ và các hủ  tục lạc hậu, mê tín, dị  đoan; phòng   chống sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên. ­ Nắm chắc tình hình, chủ động dự báo xu hướng phát triển của tình  hình diễn biến tư tưởng và các vấn đề về tư tưởng sẽ nảy sinh trên địa bàn  để có biện pháp định hướng tư tưởng theo đúng quan điểm, đường lối của  Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. ­ Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống   lành mạnh cho cán bộ, đảng viên. Đồng thời thường xuyên cập nhật những  thông tin mới, tri thức mới, trang bị  cho đảng viên những kiến thức cần  thiết, đáp  ứng với yêu cầu của hoạt động thực tiễn (Thông qua các buổi  sinh hoạt chuyên đề  về  chính trị, tư  tưởng; thông tin về  tình hình thời sự,   quốc tế, trong nước và của địa phương; triển khai những chủ trương, chính  sách mới của Đảng và Nhà nước, chủ trương công tác của cấp uỷ cấp trên,   tăng cường thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo  đức Hồ  Chí Minh" trong cán bộ  đảng viên và nhân dân bằng những việc   làm cụ thể, có hiệu quả trên các lĩnh vực). Xây dựng về tư tưởng thực chất là xây dựng về trí tuệ, không ngừng   nâng cao trình độ  về  mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm cho mỗi  đảng viên thực sự là chiến sĩ tiên phong về tư tưởng, lý luận, làm cơ sở để  thực hiện vai trò tiên phong trong hoạt động thực tiễn. * Xây dựng về chính trị: ­ Xây dựng các chủ trương, Nghị quyết lãnh đạo của chi bộ bảo đảm  đúng với quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà   nước, chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên vừa sát hợp với tình hình thực tế của  
  20. 20 địa phương, giải đáp đúng yêu cầu của phát triển sản xuất và đời sống của   nhân dân, nhất là những vấn đề bức súc của sản xuất và đời sống đặt ra. ­ Xây dựng về chính trị còn phải làm tốt việc giáo dục, rèn luyện bản  lĩnh chính trị, sự  nhạy bén, sáng suốt về  chính trị  cho đội ngũ đảng viên,  nhất là những đảng viên giữ cương vị chủ chốt trước những thử thách cam   go, những bước ngoặt của cách mạng. * Xây dựng về tổ chức: Xây dựng tổ chức bao gồm nhiều nội dung, nhưng  ở chi bộ cần thực   hiện tốt một số nhiệm vụ trong tâm như sau: ­ Nắm vững và thực hiện nghiêm túc chế độ, nguyên tắc tổ  chức và  sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, “Tập thể lãnh đạo, cá  nhân phụ trách”; chế độ  tự  phê bình và phê bình; thực hiện có nền nếp và   nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục   và tính chiến đấu. ­ Giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên nêu cao vai trò tiền phong,  gương mẫu, phấn đấu trở  thành người lao động giỏi, công dân mẫu mực;  nghiêm chỉnh chấp hành và vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành  Nghị quyết của tổ chức đảng, quyết định của chính quyền và chương trình  hành động của các đoàn thể  nhân dân. Tạo điều kiện cho đảng viên thực  hiện nhiệm vụ và học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt. ­ Chi bộ  phải làm tốt việc xây dựng kế  hoạch, biện pháp quản lý,   phân công nhiệm vụ  và tạo điều kiện để  đảng viên hoàn thành nhiệm vụ  được giao. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đảng viên, xử lý   nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật   của Nhà nước. ­ Làm tốt công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên, đảm bảo về  tiêu chuẩn, đúng quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên TNCS Hồ Chí   Minh, đối tượng nữ,  người dân tộc thiểu số và những người lao động giỏi,   có uy tín trong quần chúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0