YOMEDIA
ADSENSE
Đề cương internet và thương mại điện tử
113
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đề cương internet và thương mại điện tử gồm 13 câu hỏi lý thuyết giúp bạn làm quen với hình thức thi của môn học, hệ thống lại kiến thức qua các câu hỏi, bài tập và tự đánh giá năng lực của mình. Chúc bạn học tốt.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương internet và thương mại điện tử
- Đề cương internet và thương mại điện tử Câu 1: Internet là gì? Nêu những lợi ích của internet? Khái niệm internet: • Internet (Inter-network) là một mạng máy tính rất rộng lớn kết nối các mạng máy tính khác nhau nằm rải rộng khắp toàn cầu • Sử dụng giao thức TCP/IP để kết nối và truyền dữ liệu giữa các máy Lợi ích của internet: Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mãi và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet Câu 2: IP là gì? Tên miền là gì? Tại sao phải sử dụng tên miền? IP : Internet Protocol : giao thức internet. IP là giao thức vận chuyển cơ bản cho các gói tin trên mạng internet và các mạng dùng giao thức TCP/IP ( transmission Control Protocol/ Internet Protocol ). IP là hình thức liên mạng. Nó cung cấp hệ thống truyền thong trên các mạng được nối với nhau. Địa chỉ IP là một con số dùng để chỉ máy chủ ( host). Ví dụ về IP 192.170.64.12. Tên miền là một sự nhận dạng vị trí của 1 máy tính trên mạng internet. Nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng internet. Mỗi địa chỉ dạng chữ này luôn tương ứng với 1 địa chỉ IP dạng số. Tại sao phải sử dụng tên miền: Mỗi máy tính khi kết nối vào internet thì được gán cho 1 địa chỉ IP xác định. Địa chỉ IP của mỗi máy là duy nhất và giúp máy tính xác định đường đi đến 1 máy tính khác một cách dễ dàng. Ta có thể truy cập đến máy tính hay trang web thông qua địa chỉ IP của nó. Nhưng mỗi địa chỉ IP là 1 dãy số khác nhau để nhớ được IP nào là của máy tính hay trang web nào thực sự là rất khó cho người sử dụng hệ thống DNS ( domain name sytem ) : hệ thống tên miền ra đời nhằm giúp chuyển đổi từ địa chỉ IP khó nhớ mà máy sử dụng sang 1 tên dễ nhớ cho người sử dụng đồng thời giúp hệ thống internet ngày càng phát triển. mỗi tên miền thường được đặt đơn giản và có tính chất gợi nhớ, phù hợp với mục đích sử sụng và phạm vi hoạt động của tổ chức cá nhân sở hữu tên miền => giúp người dùng dễ nhớ hơn rất nhiều thay vì phải nhớ địa chỉ IP tên miền giúp các nhà quản lý dễ quản lý hơn vì hệ thống DNS sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán và phân cấp hình cây. Nhà quản lý có thể quản lý tên miền theo vị trí địa lý, theo tổ chức, theo lĩnh vực hoạt động…
- Câu 3: Mô tả quy trình trao đổi thông tin theo mô hình client/server? Trong mô hình này một máy tính sẽ đóng vai trò là client và máy tính kia đóng vai trò là server. Máy tính client sẽ gởi các yêu cầu (request) đến máy tính server để yêu cầu server thực hiện công việc gì đó. Chẳng hạn khi người dùng duyệt web trên mạng Internet, trình duyệt web sẽ gởi yêu cầu đến web server đề nghị web server gởi về trang web tương ứng. Máy tính server khi nhận được một yêu cầu từ client gởi đến sẽ phân tích yêu cầu để hiểu được client muốn đều gì, để thực hiện đúng yêu cầu của client. Server sẽ gởi kết quả về cho client trong các thông điệp trả lời (reply). Ví dụ, khi web server nhận được một yêu cầu gởi đến từ trình duyệt web, nó sẽ phân tích yêu cầu để xác định xem client cần nhận trang web nào, sau đó mở tập tin html tương ứng trên đĩa cứng cục bộ của nó để gởi về trình duyệt web trong thông điệp trả lời. Một số ứng dụng được xây dựng theo mô hình client / server như: www, mail, ftp,... Quy trình trao đổi thông tin theo mô hình client/server : Câu 4: TMĐT là gì? Nêu những khó khăn và lợi ích của TMĐT. Trình bày 1 ví dụ áp dụng TMĐT trong đào tạo và giảng dạy? Theo nghĩa hẹp thìTMĐT (ECommerce) là các giao dịch mua, bán, hay trao đổi các sản phẩm, dịch vụ, thông tin thông qua các phương tiện điện tử mà chủ yếu là Internet
- Theo nghĩa rộng thì TMĐT là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân, được thực hiện thông qua phương tiện điện tử. Khó khăn của thương mại điện tử: • Sự phát triển của Internet vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cho mọi khách hàng, hơn nữa nhiều khách hàng chưa có đủ điều kiện tiếp cận với thương mại điện tử, những điều này đều gây nhiều khó khăn cho phát triển của thương mại điện tử. • Việc quản lý dịch vụ thương mại điện tử là phức tạp, độ tin cậy của hệ thống là thấp do các yếu tố công nghệ liên quan luôn biến động. Sự phát triển của những cuộc tấn công hệ thống trái phép và nạn ăn cắp thông tin trên mạng tràn lan đã gâp ra không ít những khó khăn cho các nhà xây dựng hệ thống,… • Hạ tầng Internet vẫn chưa phát triển rộng khắp, hơn nữa nhiều khách hàng chưa có đủ điều kiện tiếp cận với thương mại điện tử. • Công nghệ phần cứng & phần mềm luôn thay đổi nhanh chóng , nếu doanh nghiệp không nắm bắt và ứng dụng kịp các công nghệ mới sẽ có thể bị tụt hậu và đánh mất lợi thế cạnh tranh. • Việc quản lý hệ thống TMĐT là phức tạp, độ tin cậy của hệ thống là thấp do các yếu tố công nghệ liên quan luôn biến động. Sự phát triển của những cuộc tấn công hệ thống TMĐT trái phép và nạn ăn cắp thông tin trên mạng tràn lan đã gây ra nhiều khó khăn cho việc phát triển các hệ thống TMĐT • Ví dụ về các ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc truy nhập, tấn công bất hợp pháp thông qua Internet vào các hệ thống TMĐT: Gây ngưng hoạt động của hệ thống trong 1 thời gian, cho đến làm sai lạc dữ liệu, xóa cơ sở dữ liệu, làm hỏng máy chủ web không thể khắc phục được… • Tuy nhiên thì cũng có một số hoạt động kinh doanh không thích hợp TMĐT. Ví dụ, nhiều thực phẩm nhanh hỏng và các mặt hàng đắt tiền như đồ trang sức hoặc đồ cổ không thể kiểm tra được một cách xác đáng từ điểm xa theo các công nghệ mới sẽ được phát minh ra trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết những bất lợi của TMĐT ngày nay bắt nguồn từ tính chất mới lạ và tốc độ phát triển nhanh của các công nghệ cơ bản • Hạn chế về kĩ thuật. • Hạn chế về thương mại.
- Lợi ích: • Cung cấp phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực trong mua bán, kinh doanh. • Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để quảng bá và bán sản phẩm, nắm được nhiều thông tin về thị trường và các đối tác. • Người mua lại có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của mình với giá thành rẻ hơn, thông tin về hàng hóa đầy đủ hơn, …. • TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác • TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất • TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. • TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch. • TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại. • Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá. Câu 5: Cho một số ví dụ về ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh? • Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to business); 1. Trang Sàn giao dịch thép Việt nam – VINAMETAL http://www.vinametal.com 2. Trang web cổng thông tin XNK của Bộ Công Thương – Vụ TMĐT http://www.ecvn.com 3. Trang web Go Phat Dat chuyên về B2B http://www.gophatdat.com 4. Trang web XNK của Phòng TM CNVN – VCCI http://www.vnemart.com
- 5. Trang web về XNK Thủ công Mỹ Nghệ http://www.handicraftexport.com • Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to consumer); 1. 123mua.com 2. Chodientu.vn 3. Vatgia.com Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business to government); - Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (consumer to consumer); 1. Enbac.com 2. Muaban.net 3. Rongbay.com 4. Muare.vn - Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (government to consumer). B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế (UNCTAD), TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%). Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch TMĐT… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động. TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh,… B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường
- doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc. B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công. C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường. G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v... Câu 6:Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển chậm của TMĐT tại Việt Nam ? : • Internet vào Việt Nam muộn • Việc nắm bắt sự thay đổi của công nghệ ở nước ta còn chậm không bắt kịp những thay đổi từng ngày của công nghệ trên thế giới. Do vậy thường xuyên phải nhận những công nghệ lạc hậu từ các nước đi trước. • Thương mại điện tử cũng như bán hàng hay giao dịch qua mạng phải cần được phát triển kèm theo các dịch vụ khác như ngân hàng tiền chuyển khoản thẻ tín dụng mà những thứ đó ở nước ta chưa thực sự phát triển
- • Nhà nước không có sự đầu tư kỹ lưỡng cho lĩnh vực internet cũng như thương mại điện tử • Sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng vào thương mại điện tử về cấp độ an toàn trong thanh toán, chất lượng của sản phẩm được giao bán qua mạng. • Sự thiếu tin tưởng của các nhà cung cấp sản phẩm trong vấn đề bảo mật thông tin và an toàn cơ sở dữ liệu • Thiếu nhân lực về thương mại điện tử • Chi phí. Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng chi phí kinh doanh trên mạng cao hơn nhiều so với dự kiến. Đánh giá này là do sự hiểu nhầm về các nhân tố liên quan đến việc tiếp thị qua mạng, thiếu nhân viên được đào tạo, nội dung trang web không thích hợp hay không tương xứng, và thiếu vốn để cập nhật các trang web. • An toàn. Các vấn đề về gian lận của khách hàng, sự tiếp cận của những người truy cập bất hợp pháp (hacker-tin tặc), các thông tin có thể gây hại và vấn đề an ninh của các nhà cung cấp dịch vụ Internet, cũng như nhu cầu bảo mật về các thông tin cá nhân và thông tin tuyệt mật, các vấn đề này đòi hỏi phải có các giải pháp của chính phủ và giải pháp thương mại. • Thiếu sự thành công. Thiếu hoạt động tiếp thị, không có khả năng đáp ứng các chi phí, hạn chế về mặt nhân viên và sự cạnh tranh là các nhân tố hạn chế sự thành công đối với phần lớn các giao dịch của doanh nghiệp trên mạng Internet. • Thiếu các thiết bị máy tính. Tỷ lệ máy tính cá nhân trên 100 dân cư cho thấy chỉ số về sự khác biệt về công nghệ thông tin. Tỷ lệ sở hữu từ 18 máy trên 100 dân ở các nước có thu nhập cao đến 2,3 máy trên 100 dân đối với các nước có mức thu nhập trung bình và 0,1 máy trên 100 dân đối với các nước có thu nhập thấp. • Thiếu cơ sở hạ tầng viễn thông. Sự tiếp cận đối với dịch vụ điện thoại cơ sở vẫn còn là điều kiện tiên quyết đối với thương mại điện tử. Khoảng 2 tỷ người vẫn chưa có điện thoại trong nhà. Chỉ số về mật độ điện thoại (Đường điện thoại chính cho 100 cư dân) đối với các nước phát triển và trên 48 máy trên 100 dân, khoảng 10 máy trên 100 dân ở các nước có thu nhập trung bình và 1,5 máy trên 100 dân ở các nước kém phát triển. • Thiếu chiến lược về thương mại điện tử. Rất nhiều doanh nghiệp thấy khó có thể thiết kế các trang web bán được hàng. Phần lớn doanh nghiệp không có được công cụ tìm kiếm để xác định loại hàng hoá và dịch vụ của mình, làm cho khách hàng tiềm năng không thể tìm thấy hàng hoá và dịch vụ. Nếu không có chiến lược hiệu quả, doanh nghiệp sẽ không thu hồi được tiền đầu tư vào các trang web.
- • Hạn chế trong việc mua sản phẩm qua mạng Internet. chỉ có 1,4% người sử dụng Internet trong số các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã thực sự tiến hành mua bán hàng hoá và dịch vụ trên mạng. Mạng Internet chủ yếu được dùng để gửi thư điện tử, nghiên cứu, hỗ trợ khách hàng và liên lạc nội bộ. • Mua bán trên mạng còn mới so với tập quán mua bán truyền thống. Người tiêu dùng và doanh nghiệp muốn được mua hàng có sự so sánh, muốn thấy hình ảnh thật đẹp của sản phẩm để có thể miêu tả rõ về sản phẩm, có thể hỏi và được trả lời trên mạng nhanh chóng và đảm bảo. Người tiêu dùng thường không mua hàng vì những lý do sau đây: Họ thấy bất tiện về việc gửi các dữ liệu về thẻ tín dụng qua mạng Internet. Họ thích nhìn thấy sản phẩm trước khi mua hàng Họ cần nói chuyện với đại diện bán hàng Họ không nhận đủ các thông tin để có thể ra quyết định mua hàng Chi phí về sản phẩm Giao dịch diễn ra quá dài Họ phải tải phần mềm đặc biệt Trang web khó điều chỉnh Tiến trình mua bán rắc rối và thông tin về sản phẩm thì không cập nhật • Môi trường pháp lý mà TMĐT được quản lý là các bộ luật hoàn toàn không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Câu 7: So sánh 2 mô hình B2B và B2C? Giống nhau : • Các bên tham gia vào giao dịch trong 2 mô hình không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước • Thị trường của TMĐT là không biên giới mà thống nhất trên toàn cầu, thúc đẩy cạnh tranh toàn cầu • Các giao dịch trong cả 2 mô hình đều có ít nhất ba chủ thể, ngoài hai chủ thể giao dịch còn có thêm chủ thể chứng thực hoặc người cung cấp dịch vụ mạng … Khác nhau: Một là, Đối tượng hướng tới của các giao dịch (dễ thấy nhất). TMĐT B2C hướng tới các giao dịch tới các khách hàng cá nhân (Individual Customer), trong khi đó, TMĐT B2B hướng tới các khách hàng doanh nghiệp (Business Customer). Hai là, Đặc điểm về đơn hàng. Các đơn hàng của giao dịch B2B có thể mang chủng loại hàng hóa ít nhưng khối lượng có thể rất lớn với đơn hàng trong B2C. Thêm vào đó, B2B có
- sự mua lặp lại cao, phương thức định giá linh hoạt hơn so với B2C. Ba là, Đặc điểm về thanh toán. Trong khi, giao dịch B2C (ở mức phát triển cao) chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán là qua thẻ tín dụng vì giá trị của các giao dịch không lớn. Nhưng trong giao dịch B2B, phương thức thanh toán này ít được sử dụng mà thay vào đó là các phương thức chuyển khoản giữa các doanh nghiệp (dựa trên nền tảng công nghệ như e-banking) Bốn là, Phương thức tìm kiếm thông tin. Trong TMĐT B2C, các catalogue điện tử thường xuyên được sử dụng và là phương thức sử dụng chính của các website. Trong khi đó, TMĐT B2B có phương thức sử dụng đa dạng hơn ngoài catalogue điện tử . Thay vào đó, Các đơn đặt hàng có thể căn cứ theo số hiệu (mã) bộ phận hoặc theo một cấu hình nhất định. Theo đó, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh thành phần, thương lượng giá dễ dàng hơn. Năm là, Phương thức giao dịch. Giao dịch giữa doanh nghiệp với các đối tác (B2B) thường được tiến hành thông qua các mạng riêng ảo (VPN) hoặc mạng giá trị gia tăng (VAN) qua các phương thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nên có sự an toàn, chính xác cao. Trong khi đó, Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C) được tiến hành qua các phương tiện đa dạng hơn rất nhiều và có nhiều mức độ an toàn trong giao dịch (từ thấp lên cao). Chẳng hạn như, giao dịch qua Internet có hoặc không có sự bảo mật đường truyền; giao dịch qua mobile; giao dịch qua ATM … Câu 8 : Nêu các chức năng cơ bản của một website TMĐT theo mô hình B2C? Các chức năng đối với khách hàng : • Chức năng tạo tài khoản khách hàng • Chức năng đăng nhập hệ thống • Chức năng thoát khỏi hệ thống • Chức năng tìm kiếm mặt hàng • Chức năng chọn hàng • Chức năng đặt hàng • Chức năng theo dõi đơn đặt hàng của mình • Chức năng đóng góp ý kiến với công ty Các chức năng đối với nhà quản trị : • Chức năng đăng nhập hệ thống • Chức năng thoát khỏi hệ thống • Chức năng thêm người sử dụng
- • Chức năng thống kê doanh thu • Chức năng trả lời ý kiến khách hàng Các chức năng đối với nhân viên bán hàng • Chức năng đăng nhập hệ thống • Chức năng thoát khỏi hệ thống • Chức năng cập nhật loại hàng • Chức năng cập nhật hàng • Chức năng xử lý đơn đặt hàng Câu 9: Một số mô hình thanh toán điện tử
- Câu 10: Quy trình giao dịch hoạt động của 1 giao dịch TMĐT theo mô hình B2C? • Khách hàng truy cập vào 1 trang web TMĐT cần giao dịch xem các mặt hàng cần mua rùi cho vào giỏ hàng • Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết nh mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng... • Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp. • Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ ...) đã được mã hoá đến máy chủ của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch. • Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau FireWall và tách rời mạng Internet, nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp theo một đường dây thuê bao riêng.
- • Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng. Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet. • Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không Ví dụ cụ thể: Trang: goodsmart.vn • Cách sử dụng : Bước 1: Tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm Các sản phẩm trong trang web được phân loại chi tiết theo từng nhóm chức năng. Ví dụ: Nhóm hàng đồ chơi trẻ em, hàng điện tử v.v. Quý khách nhấn chọn nhóm hàng mà mình quan tâm. Trường hợp bạn đã có định hướng về sản phẩm cụ thể, bạn có thể sử dụng chức năng Search của trang web để tìm kiếm nhanh sản phẩm đó. Bước 2: Xem thông tin sản phẩm và quyết định mua Bạn lướt xem các sản phẩm. Muốn xem chi tiết sản phẩm nào, bạn nhấn chọn vào ngay tên sản phẩm, hình ảnh sản phẩm hoặc nút “Chi Tiết” bên dưới. Bạn có thể chọn chế độ phóng to hình ảnh để xem sản phẩm trực quan hơn. Nếu chọn mua sản phẩm nào, bạn hãy nhấn vào nút “ Đặt Vào Giỏ Hàng “bên cạnh để đưa sản phẩm vào giỏ hàng. Trong một số trường hợp, có 2 hay nhiều sản phẩm tương thích với sản phẩm chính mà bạn đã chọn sẽ được hiển thị trong phần “Sản Phẩm Nên Mua Cùng”. Bạn có thể chọn mua luôn các sản phẩm đó bằng cách nhấp chuột vào ô trống bên cạnh sản phẩm rồi nhấn nút “Đặt Vào Giỏ” bên dưới, sản phẩm mua kèm sẽ được đồng thời đặt vào giỏ hàng cùng với sản phẩm chính. Khi đã chọn mua được một sản phẩm, bên trái màn hình sẽ hiển thị Giỏ hàng chứa các sản phẩm mà bạn đã chọn cùng với thông tin về giá bán và tổng số tiền phải thanh toán
- Nếu bạn muốn tiếp tục xem các sản phẩm khác, vui lòng nhấn vào “ Tiếp Tục Mua Hàng “ Bước 3: Xem xét lại Giỏ hàng trước khi quyết định mua Bất kỳ lúc nào muốn thay đổi Giỏ hàng, bạn có thể nhấn chuột vào nút "Giỏ Mua Hàng" để xem lại các sản phẩm mình đã chọn và thay đổi giỏ hàng. Nếu muốn xóa sản phẩm nào khỏi giỏ hàng hiện tại, bạn hãy nhấn vào ô trống bên cạnh sản phẩm rồi nhấn nút “Cập nhật” bên dưới, sản phẩm đó sẽ được loại ra khỏi giỏ hàng hiện tại của bạn. Bước 4: Chấp nhận thanh toán Nếu bạn muốn tiếp tục xem các sản phẩm khác, xin nhấn vào nút “ Tiếp Tục Mua Hàng”, nếu không, bạn nhấn chọn nút "Thanh toán" bên dưới Giỏ Mua Hàng để chấp nhận thanh toán. Sau đó bạn cần đăng nhập tài khoản để điền các thông tin cần thiết để hoàn tất đơn đặt hàng. - Trường hợp bạn đã có sẵn tên truy cập và mật khẩu do GOODSMART cung cấp hay do bạn đã đăng ký trước đó, bạn hãy điền Tên truy cập và Mật khẩu vào mục Đăng Nhập và chọn nút "Đăng nhập". Nếu bạn là khách hàng mới chưa đăng ký tài khoản, bạn vui lòng đăng ký một tài khoản mới. - Sau khi đăng ký tài khoản xong, bạn có thể xem lại đơn đặt hàng, đồng thời điền chính xác các thông tin về địa điểm, thời gian giao hàng và phương thức thanh toán...bạn có thể lựa chọn cho mình thời gian nhận hàng phù hợp nhất bằng cách nhấn vào các tùy chọn thời gian. Sau khi nhấn vào nút “ Xác Nhận Thông Tin”, GOODSMART sẽ thông báo đơn đặt hàng của bạn đã được ghi nhận và bạn vui lòng chờ GOODSMART giao hàng trong thời gian sớm nhất. Câu 11: Nêu các vấn đề cần giải quyết trong phát triển TMĐT tại Việt Nam? • Hạ tầng Internet có tốc độ truyền thông cao đảm bảo truyền tải các nội dung tin dưới dạng âm thanh, hình ảnh. Chi phí kết nối Internet phải rẻ • Phải có hạ tầng pháp lý rõ và đầy đủ nhằm công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử; Phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng,.. Để điều chỉnh các giao dịch qua mạng.
- • Phương thức thanh toán điện tử an toàn bảo mật ví dụ như thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử,... Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp • Hệ thống vận chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy • Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống giả mạo, chống Virus • Phải có nhân lực am hiểu về kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng Câu 12: Trình bày các bước thiết lập và quản trị một website thương mại điện tử? Các bước thiết lập một website TMĐT dạng B2C là: Bước 1: kiểm tra các yêu cầu của hệ thống • Máy tính: 1000 Mhz Pentium III hoặc cao hơn • Bộ nhớ: 1024 MB hoặc cao hơn • OS được hỗ trợ: o Windows Server 2003 o Windows Server 2008 o Windows Vista o Windows XP ASP.NET 3.5 SP1 IIS 5.1, IIS 6.0, IIS 7.0 Cơ sở dữ liệu: o MS SQL Server 2005 o MS SQL Server 2008 MS Visual Studio 2008 (dùng cho người sử dụng muốn sửa đổi code) Bước 2: cài đặt B1: • Cài IIS • Cài đặt đầy đủ MS SQL server, ASP.net • Download nopcommerce trên trang web nopcommerce.com B2: Giải nén file nopcommerce rùi cóp vào roof cho dễ quản lý
- B3: Tạo thư mục ánh xạ đến thư mục cài B4: Gõ http://localhost/”tên thư mục ảo” Phân quyền cho file đã cop vào host B5: Bước 1: duyệt http://localhost/nop, nopCommerce sẻ tự động redirect user đến trang install Nop Chọn install nopCommerce và click Next B6: Cầu hình sql server ( điền tên server tên đăng nhập và pass trong sql management B7: Tạo Nop database B8: màn hình cài đặt thành công => nhấn go to site để tới website Bước 3: Quản trị Quá trình quản trị website thương mại điện tử nopcommerce : Sau khi cài dặt xong website ta sử dụng tài khoản sau để đăng nhập vào web admin@yourstore.com pass : admin sau khi đăng nhập ta sẽ vào được trang quản trị website thương mại điện tử nopcommerce, ở trang này sẽ có 9 lựa chọn : - Dashboard ( bảng điều khiển) : ở bảng này chúng ta sẽ thấy được các chỉ số liên quan đến website như : o Order totals o Incomplete orders o Registered customers o Best Sellers o Popular Searches o Registered customers - Catalog : sử dụng trang này để quản lý tất cả các khía cạnh của cửa hàng như sản phẩm, chủng loại, nhà sản xuất và thuộc tính. o Categories : quản lý loại hang hóa
- o Products : quản lý sản phẩm o Attributes : quản lý thuộc tính o Manufacturers : quản lý các nhà sản xuất - Sales : quản lý bán hàng đặt hàng và các báo cáo liên quan o Manage Orders : quản lý bán hàng o Recurring Payments : quản lý thanh toán định kì o Purchased Gift Cards : Xem và quản lý thẻ quà tặng mà khách hàng đã mua. o View Sales Report : Xem báo cáo của tất cả doanh số bán hàng phù hợp với tiêu chuẩn quy định. - Customers : sử dụng trang này để quản lý khách hàng o Manage Customers : Xem chi tiết khách hàng như thông tin liên lạc, danh sách địa chỉ và đơn đặt hàng qua. Chỉ định của bạn khách hàng với những vai trò cụ thể o Manage Customer Roles : quản lý vai trò của khách hàng. - Promotions : Sử dụng các liên kết trên trang này để quản lý các tính năng xúc tiến lưu trữ, chẳng hạn như các chi nhánh, quảng cáo / chiến dịch tiếp thị, giảm giá, khuyến mãi và nhà cung cấp bên ngoài. o Manage Affiliates : quản lý các đại lý o Manage Campaigns : quản lý chiến dịch o Manage Discounts : quản lý giảm giá o Manage Pricelists : quản lý bảng giá o Manage Promotion Providers : quản lý khuyến mãi nhà cung cấp và cho phép truy cập công cộng - Content Management : Sử dụng các liên kết trên trang này để quản lý các nội dung động trên trang web của bạn như thăm dò dư luận, tin tức, blog cửa hàng của bạn, các mẫu và ngôn ngữ của trang web.
- o Manage Polls : quản lý bình chọn, thăm dò o Manage News : quản lý tin tức o Manage Blog : Quản lý blog cửa hàng của bạn và ý kiến của khách hàng. o Manage Topics : quản lý các chủ đề o Manage Forums : quản lý forum o Manage Templates: Quản lý mẫu cho sản phẩm, thể loại và các trang nhà sản xuất. Ngoài ra quản lý các email mẫu cho các ngôn ngữ cho phép trong cửa hàng của bạn. o Manage Localization: chỉnh sửa nội dung theo ngôn ngữ của bạn - Configuration : Sử dụng các liên kết trên trang này để quản lý cài đặt cửa hàng khác nhau bao gồm an ninh, hiển thị / SEO, vận chuyển, thuế và các tùy chọn thanh toán. o Global Settings: quản lý cài đặt cửa hàng nói chung, SEO / Hiển thị các thiết lập, cài đặt hình ảnh, cài đặt mail và các thiết lập bảo mật. o Payment Settings: Quản lý thẻ tín dụng của các loại hình và phương thức thanh toán cho các cửa hàng của bạn. o Tax Settings: Quản lý thuế nhà cung cấp và phân loại thuế sản phẩm cho cửa hàng của bạn. o Shipping Settings: Quản lý vận chuyển và phương thức tính cho các cửa hàng của bạn. o Location Settings: Quản lý cài đặt vị trí khác nhau cho cửa hàng của bạn chẳng hạn như các quốc gia, ngôn ngữ và tiền tệ. o Measures: quản lý đơn vị tính o Access control list: Danh sách điều khiển truy cập o All Settings: Xem tất cả các cài đặt cho cửa hàng của bạn. - System: Sử dụng các liên kết trên trang này để xem bản ghi hệ thống và hàng đợi. o View System Log: xem ghi chú hệ thống
- o View Message Queue : tin nhắn chờ o Maintenance : Cho phép người dùng sao lưu và khôi phục lại cơ sở dữ liệu. Câu 13: Trình bày các dịch vụ : www, ftp, email… World Wide Web (gọi tắt là Web hay WWW): là mạng lưới nguồn thông tin cho phép khai thác thông qua một số công cụ, chương trình hoạt động duới các giao thức mạng. WWW là công cụ, phương tiện, hay đúng hơn là một dịch vụ của Internet. Một tài liệu siêu văn bản - được gọi phổ biến hơn là một trang web - là một tập tin được mã hoá đặc biệt, sử dụng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản -HTML (HyperText Markup Languages). Khi đọc một trang web, có thể nhấp chuột vào một từ hay một hình ảnh được mã hoá như một liên kết siêu văn bản và sẽ lập tức chuyển tới một vị trí khác nằm bên trong tài liệu đó hoặc tới một trang Web khác. Trang thứ hai có thể nằm trên cùng máy tính với trang đầu, hoặc có thể nằm bất kì nơi nào trên Internet. Một tập hợp các trang Web có liên quan được gọi là WebSite. Mỗi WebSite được lưu trữ trên trên một máy phục vụ Web, vốn là các máy chủ Internet lưu trữ hàng ngàn trang Web riêng lẻ. Việc sao chép một trang lên một Web Server được gọi là tải (hoặc nạp) lên (uploading) hay công bố ( publishing). Web cung cấp thông tin rất đa dạng bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video. Hiện nay, các trang Web sử dụng để phân phối tin tức, các dịch vụ giáo dục, thông tin, danh mục sản phẩm, cùng nhiều thứ khác. Các trang Web tương tác cho phép các độc giả tra cứu cơ sở dữ liệu, đặt hàng các sản phẩm và các thông tin, gửi số tiền thanh toán bằng thẻ tín dụng ….. Web là một phần của Internet, là một loại dịch vụ đối với những nguời truy cập tài nguyên của Internet. FTP (viết tắt của tiếng Anh File Transfer Protocol, "Giao thức truyền tập tin") thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách). Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ. Một khi hai máy đã liên kết với nhau, máy khách có thể xử lý một số thao tác về tập tin, như tải tập tin lên máy chủ, tải tập tin từ máy chủ xuống máy của mình, đổi tên của tập tin, hoặc xóa tập tin ở máy chủ v.v. Vì giao thức FTP là một giao thức chuẩn công khai, cho nên bất cứ một công ty phần mềm nào, hay một lập trình viên nào cũng có thể viết trình chủ FTP hoặc
- trình khách FTP. Hầu như bất cứ một nền tảng hệ điều hành máy tính nào cũng hỗ trợ giao thức FTP. Điều này cho phép tất cả các máy tính kết nối với một mạng lưới có nền TCP/IP, xử lý tập tin trên một máy tính khác trên cùng một mạng lưới với mình, bất kể máy tính ấy dùng hệ điều hành nào (nếu các máy tính ấy đều cho phép sự truy cập của các máy tính khác, dùng giao thức FTP). Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các trình khách và trình chủ FTP, và phần đông các trình ứng dụng này cho phép người dùng được lấy tự do, không mất tiền. Email là một thuật ngữ trong tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là thư điện tử. Thay vì nội dung thư của bạn được viết lên giấy và chuyển đi qua đường bưu điện thì email được lưu dưới dạng các tệp văn bản trong máy tính và được chuyển đi qua đường Internet. Tốc độ cao: Vì email được chuyển qua đường Internet dưới dạng các tín hiệu điện nên tốc độ di chuyển của email gần như là tức thời. Với các bức thư tín bình thường, bạn có thể phải mất một vài ngày để thư có thể tới được địa chỉ cần thiết nhưng với email, sau cú click chuột vào nút gửi thư, người nhận đã có thể đọc được nội dung thư của bạn gửi cho họ. - Chi phí rẻ: Với các thư tín bình thường, bạn phải tốn một khoản chi phí khá lớn khi gửi các bức thư của mình đi. Còn với email, bạn chỉ tốn một khoản phí rất nhỏ để kết nối internet cùng với chi phí cho dịch vụ email của bạn. Bạn cũng có thể dùng dịch vụ email miễn phí. Khi đó chi phí của bạn cho các bức thư hầu như không đáng kể. - Không có khoảng cách: Với email, người nhận cho dù ở xa bạn nửa vòng trái đất hay ngay cùng phòng làm việc với bạn, việc gửi và nhận thư cũng đều được thực hiện gần như ngay lập tức. Và chi phí cho các bức thư đó cũng đều rẻ như nhau. Một địa chỉ email có hai phần. Phần tên hộp thư đứng đằng trước ký tự (@) và phần tên miền. Ví dụ: info@vnnetsoft.com Thì info là tên hộp thư, vnnetsoft.com là tên miền.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn