Đề cương kinh tế xây dựng
lượt xem 213
download
Đề cương kinh tế xây dựng nhằm nêu các câu hỏi ôn tập và trả lời học phần kinh tế xây dựng, tài liệu thực sự hữu ích cho các bạn sinh viên chuẩn bị thi kết thúc môn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương kinh tế xây dựng
- Đề cương kinh tế xây dựng Phần 2 điểm Câu 1. Nguyên tắc khi phân tích đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư. Trả lời (Tr 40) 1. Luôn luôn phải kết hợp giữa phân tích định tính và phân tích định lượng - Phân tích định tính giúp ta có thể định hướng cho vi ệc l ựa ch ọn nhanh, ít t ốn kém thời gian và chi phí hơn. - Phân tích định lượng sẽ đảm bảo cho quy ết định l ựa ch ọn ch ắc ch ắn h ơn, có s ức thuyết phục hơn. 2. Phải kết hợp các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối và hiệu quả tính theo s ố tương đối. 3. Phải kết hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và an toàn 4. Phải tôn trọng nguyên tắc: Phương án được lựa chọn là tốt nhất là phương án phải đnags giá và đạt hiệu quả cao nhất (hiệu quả tính theo số tuyệt đối luôn luôn ph ải uuw tiên đạt lớn nhất) 5. Phải đảm bảo đầy đủ tính có thể so sánh được khi ph ải so sánh các ph ương án v ới nhau Theo nguyên tắc này các phương án muốn so sánh được v ới nhau đ ều ph ải th ỏa mãn cùng một mặt bằng chung để so sánh lựa chọn phương án như: + Số lượng các chỉ tiêu đưa vào so sánh cho mỗi phương án phải lấy thống nhất. + Phương pháp dùng để tính toán trị số cho các chỉ tiêu của các phương án phỉa sử dụng giống nhau + Thời gian phân tích, đánh giá phải chọn giống nhau cho mỗi phương án. + Mặt bằng giá cả dùng để tính toán phải giống nhau cho các phương án. + Thời điểm chọn để phân tích đánh giá dự án ph ải ch ọn th ống nh ất chung cho các phương án. + Quy mô, công suất, chất lượng…phải đảm bảo tương đương giữa các phương án. Câu 2. Hãy nêu các khái niệm: Dự án đầu tư, hoạt động xây dựng, chủ đ ầu t ư, gói thầu, đấu thầu, sản phẩm xây dựng, công nghiệp xây dựng. Trả lời. 1. Dự án đầu tư: - Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao ch ất lượng công trình hoặc sản phẩm, hoặc dịch vụ trong một thời hạn nhất định - Dự án đầu tư được lập là cơ sở để thẩm định, phê duyệt và quyết định vốn đầu tư. 2. Hoạt động xây dựng. - Là hoạt động trực tiếp hình thành công trình xây dựng bao gồm các lĩnh vực: + Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng. + Khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. + Thi công xây dựng, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. + Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình (sản xu ất c ấu ki ện, bán thành phẩm xây dựng…)
- 3. Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc người được giao qu ản lý s ử d ụng v ốn đ ể đầu tư xây dựng công trình. 4. Gói thầu: Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm b ảo tính đồng bộ của dự án. 5. Đấu thầu: Là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu c ủa bên mời thầu. 6. Sản phẩm xây dựng: - Là sản phẩm của đầu tư xây dựng được tạo thành bởi sức lao đ ộng c ủa con ng ười, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước và trên mặt nước xây dựng theo thiết kế. 7. Công nghiệp xây dựng: - Là ngành thực hiện các hoạt động xây dựng (xây dựng và lắp đặt thiết bị) - Đóng vai trò là ngành kết thúc giai đoạn cuối cùng tạo thành công trình xây dựng. - Bao gồm tất cả các doanh nghiệp xây dựng và lắp máy thuộc quyền quản lý c ủa nhiều bộ, ngành và địa phương. Câu 3. Đặc điểm của sản phẩm và sản xuất xây dựng. Trả lời. 1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng: - Sản phẩm xây dựng là công trình, nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ nhưng lại phân bố tản mạn trên khắp các vùng lãnh thổ. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng phải lưu động và thiếu tính ổn định. - Sản phẩm xây dựng đa dạng, phức tạp, có tính cá biệt cao về công dụng, chế tạo - Sản phẩm xây dựng phụ thuộc vào điều kiện địa phương nơi xây dựng công trình. - Sản phẩm xây dựng có kích thước lớn, thời gian thi công và sử dụng lâu dài, nhu cầu về vốn, lao động, vật tư thiết bị máy móc thi công rất lớn. - Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu nâng đỡ bao che không trực tiếp tác động tới đối tượng lao động trong quá trình sản xuất sản ph ẩm. Đ ặc đi ểm này đòi h ỏi người thiết kế phải chọn được giải pháp kết cấu, giải pháp bố cục mặt bằng hợp lý, tiết kiệm. - Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành, nhi ều l ực l ượng khác nhau cùng hợp tác tạo thành. Đặc điểm này làm cho việc quản lý đầu tư xây dựng là rất ph ức tạp. - Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều cảnh quan, môi trường tự nhiên, do đó liên quan nhiều đến lợi ích cộng đồng, nhất là dân cư địa phương nơi xây dựng công trình - Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng h ợp về kỹ thu ật, kinh t ế, xã h ội, văn hóa, nghệ thuật và an ninh quốc phòng 2. Đặc điểm của sản xuất xây dựng. - Sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, có tính lưu động cao theo lãnh thổ - Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng thông qua đấu thầu hoăc ch ỉ định thầu cho từng công trình. - Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) dài.
- - Quá trình sản xuất phức tạp đòi hỏi phải có nhiều lực lượng hợp tác tham gia. - Sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu. - Tốc độ phát triển khoa học công nghệ trong xây dựng th ường ch ậm h ơn so v ới các ngành khác. - Sản xuất xây dựng gặp hiện tượng lợi nhuận tạo ra có sự chênh lệch theo từ h ợp đồng xây dựng. Câu 4. Những đặc điểm khi định giá sản phẩm xây dựng. Trả lời: (tr101) 1. Giá sản phẩm xây dựng có tính cá biệt cao ph ụ thuộc vào đi ều ki ện t ự nhiên, điều kiện địa phương nơi xây dựng, phụ thuộc vào sở thích, yêu cầu ng ười sử d ụng đặt ra, phụ thuộc vào công nghệ thi công. 2. Mặc dù sản phẩm xây dựng được định giá trước cho sản phẩm toàn vẹn nhưng khi người ta phải chia nhỏ từng bộ phận cấu thành công trình để định giá cho từng bộ phận gọi là đơn giá xây dựng cơ bản. Đơn giá này thường được lập trước. 3. Sự hình thành giá sản phẩm xây dựng chủ yếu thông qua đấu thầu hay chỉ định thầu. 4. Giá sản phẩm xây dựng được hình thành trước khi sản phẩm xây dựng được ra đời trong thực tế ( khi đang còn trên bản vẽ) 5. Quá trình hình thành kéo dài từ khi đấu th ầu đến khi xây d ựng xong bàn giao công trình đưa vào sử dụng. 6. Trong quá trình định giá sản phẩm thì người mua đóng vai trò quy ết đ ịnh trong việc định giá 7. Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến việc định giá sản phẩm xây dựng. Câu 5.Hãy nêu nội dung cơ bản của Hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp. Trả lời: (tr 142) Nội dung của hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp. 1. Đơn dự thầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu 2. Giá dự thầu và biểu giá theo quy định trong HSMT 3. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu ttheo quy định trong HSMT 4. Tài liệu chứng minh tính hợp lệ và tính phù hợp (đáp ứng) c ủa v ật t ư, thi ết b ị đ ưa vào xây lắp theo quy định trong HSMT 5. Bảo đảm dự thầu theo quy định trong HSMT 6. Đề xuất về mặt kỹ thuật theo quy định tại phần thứ hai của HSMT, bao gồm cả phương án, biện pháp thi công tổng thể và biện pháp thi công chi tiết các h ạng mục công trình (gồm bản vẽ và thuyết minh), sơ đồ tổ chức thi công, s ơ đ ồ t ổ ch ức qu ản lý. Giám sát chất lượng, an toàn lao động của nhà th ầu và bi ểu đ ồ ti ến đ ộ th ực hi ện hợp đồng, biểu đồ huy động nhân lực, thiết bị, máy móc và v ật t ư, v ật li ệu chính phục vụ thi công. 7. Các nội dung khác quy định tại Bảng dữ liệu đấu thầu. Câu 6. Khái niệm và phân loại hiệu quả đầu tư xây dựng? Trả lời: (tr 38)
- * Khái niệm: Hiệu quả đầu tư xây dựng là tổng hợp các lợi ích vè kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng do đầu tư tạo ra. Các lợi ích này được xác định trong mối quan hệ so sánh giữa các kết quả đầu tạo ra và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. * Phân loại hiệu quả đầu tư xây dựng: 1. Hiệu quả về mặt định tính: Chỉ rõ nó thuộc hiệu quả gì, tính chất hiệu quả là gì. Theo quan điểm này, hiệu qả định tính của dự án phân loại như sau: - Theo tính chất thể hiện bản chất của hiệu quả: + Hiệu quả về mặt kinh tế: là lợi ích kinh tế do đầu tư tạo ra (lợi nhuận mang lại, tăng các khoản nộp ngân sách do dự án tạo ra,…) + Hiệu quả về mặt kỹ thuật: Trình độ kỹ thuật tăng lên do đầu tư tạo ra. + Hiệu quả về mặt xã hội: Thể hiện nâng cao về mức sống nhân dân, phát triển giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường… +Hiệu quả về an ninh quốc phòng. - Theo quan điểm lợi ích, hiệu quả phân thành: + Hiệu quả của doanh nghiệp + Hiệu quả đem lại cho nhà nước và cộng đồng. - Theo phạm vi tác động hiệu quả: + Hiệu quả toàn cục, tổng thể + Hiệu quả cục bộ, bộ phận. - Theo thời gian: + Hiệu quả ngắn hạn, hiệu quả trước mắt. + Hiệu quả dài hạn, lâu dài. 2. Phân loại hiệu quả về mặt định lượng: Chỉ rõ độ lớn của hiệu quả là bao nhiêu. Theo quan điểm này, hiệu quả định lượng của dự án phân loại như sau: - Theo cách tính toán trị số hiệu quả + Hiệu quả tính theo số tuyệt đối (lợi nhuận thu được, mức đóng góp vào ngân sách hàng năm…) + Hiệu quả tính theo số tương đối (mức doanh lợi của đồng vốn, suất thu lợi nội tại, tỷ số thu chi…) - Theo thời gian tính toán của trị số hiệu quả: + Hiệu quả tính toán cho một thời đoạn niên lịch (năm, quý, tháng…) + Hiệu quả tính cho một đời dự án (thời gian nhiều năm) - Theo khả năng có thể tính toán thành số lượng + Hiệu quả có thể tính toán thành số lượng: Lợi nhuận, các khoản đóng góp + Hiệu quả khó có thể tính toán thành số lượng: Hiệu quả về mặt xã hội, thẫm mỹ, hiệu quả y tế, giáo dục… - Theo mức đạt yêu cầu của hiệu quả: + Hiệu quả chưa đạt yêu cầu: Là hiệu quả nhỏ hơn trị số hiệu quả định mức (ngưỡng hiệu quả). Trường hợp này còn gọi là “không đáng giá” và không nên đầu tư vào dự án. + Hiệu quả đạt bằng định mức yêu cầu, tức là hiệu quả đatk được bằng trị số hiệu quả định mức. Trường hợp này gọi là “đáng giá” và nên đầu tư vào dự án.
- + Hiệu quả đạt lớn hơn định mức yêu cầu, tức là hiệu quả đạt được lớn hơn trị số hiệu quả định mức. Trường hợp này gọi là “đáng giá” và nên đàu tư vào dự án. Câu 7. Hãy phân tích các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng? Trả lời: (tr35) Tùy theo điều kiện của dự án và điều kiện của tổ chức, cá nhân mà có các hình thức lựa chọn quản lý dự án cho phù hợp. Các hình thức quản lý dự án bao gồm: 1. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng: - Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động và năng lực hành nghề quản lý dự án (trực tiếp quản lý toàn bộ các công việc của dự án) - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án có thể không hoặc có thành lập ban quản lý để thực hiện dự án. Trường hợp không thành lập ban quản lý dự án thì chủ đầu tư giao việc cho các cá nhân tham gia quản lý dự án xây dựng. - Ưu điểm của hình thức quản lý này là: Các công việc và vướng mắc trong quản lý dự án được giải quyết nhanh, kịp thời. - Nhược điểm là: vai trò giám sát xã hội trong quản lý ít được mở rộng. Mối qua hệ giữa chủ đầu tư , nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu xây lắp được thể hiện như sau: Chủ đầu tư Nhà thầu xây lắp Nhà thầu thiết kế 2. Thuê tư vấn quản lý dự án: - Là hình thức mà chủ đầu tư không đủ năng lực về quản lý dự án mà phải thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng. - Chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy đinh của pháp luật hiện hành. - Ưu điểm: Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án cao, kinh nghiệm quản lý dự án được tích lũy liên tục, trách nhiệm pháp lý và vai trò giám sát xã hôi trong quản lý dự án phụ thuộc vào chất lượng chọn lựa tư vấn quản lý dự án và chất lượng thực hiện hợp đồng quản lý dự án, chi phí quản lý dự án nhiều hơn so với chủ đầu tư trực tiếp quản lý Mối quan hệ giữa chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, nhà thầu thiết kế, tư vấn quản lý dự án thể hiện ở sơ đồ sau:
- Chủ đầu tư Tư vấn QLDA Nhà thầu xây lắp Nhà thầu thiết kế Phần 3 điểm Câu 1. Nội dung của thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Trả lời: (tr22) 1. Lựa chọn hình thức đầu tư 2. Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất) 3. Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (tài liệu về lựa chọn địa điểm, đề xuất giải pháp hạn chế đến mức tối thiểu đối với môi trường và xã hội) 4. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có) 5. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ 6. Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường 7. Xác định nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư) 8. Phương án khai thác, quản lý dự án và sử dụng nguồn lao động 9. Phân tích hiệu quả đầu tư 10. Xác định chủ đầu tư 11. Kiến nghị hình thức quản lý dự án. 12.Các mốc thời gian chính thực hiện dự án. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư (tùy điều kiện cụ thể của dự án ). Thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sự dụng (chậm nhất) 13. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án. Câu 2.Khái niệm, nội dung và phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình? Trả lời.(chương 8) * Khái niệm: - Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí dự tính được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng. * Nội dung: 1. Chi phí xây dựng: Bao gồm chi phí xây dựng các công trình, hạng mục, h ạng mục công trình chính, công trình phụ trợ, chi phí phá dỡ vật kiến trúc cũ, chi phí san
- lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm phục vụ thi công, nhà t ạm để ở và điều hành thi công. 2. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái đ ịnh c ư. Bao gồm: Chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất, chi phí th ực hi ện tái đ ịnh c ư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí sự dụng đất trong th ời gian xây dựng, chi phí trả tiền cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư. 3. Chi phí quản lý dự án, bao gồm : + Chi phí lập báo cáo đầu tư, tổ chức lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật. + Chi phí tổ chức thẩm định dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, tổng mức đ ầu tư, t ổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, d ự toán xây dựng công trình + Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư + Chi phí tổ chức thi tuyển kiến trúc + Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dưng + Chi phí quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây d ựng công trình. + Chi phí đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình. + Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công tình theo yêu cầu của chủ đầu tư. + Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình + Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp động, thanh toán quy ết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. + Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình. + Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo. + Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình + Chi phí tổ chức thực hiện công việc quản lý khác. 4. Chi phí tư vấn xây dựng, bao gồm: + Chi phí khảo sát xây dựng + Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật + Chi phí thi tuyển thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình + Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ hơ đề xuất, hồ sơ sơ tuyển, hồ sơ dựt h ầu đ ể lựa ch ọn nhà th ầu t ư vấn, thi công xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị tổng thầu xây dựng. + Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát l ắp đ ặt thiết bị. + Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường + Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình + Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng như: Tổng m ức đ ầu t ư, d ựt oán, đ ịnh mức, đơn giá xây dựng, hợp đồng. + Chi phí tư vấn quản lý dự án + Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình + Chi phí quy đổi vốn ( đối với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm)
- + Chi phí thực hiện công việc tư vấn khác. 5. Chi phí khác, bao gồm: + Chi phí thẩm định tổng mức đầu tư + Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ + Chi phí bảo hiểm công trình + Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trình + Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình + Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình + Chi phí kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán + Các khoản phí và lệ phí. + Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án, vồn lưu đ ộng ban đầu (đối với dự án sản xuất kinh doanh) , lãi vay trong thời gian xây d ựng, chi phí chạy thử không tải, có tải trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được) + Một số khoản chi phí khác : Những khoản còn lại chưa dự toán được. 6. Chi phí dự phòng: Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh chưa lường trước, chi phí d ự phòng cho yếu tố trượt giá trong giai đoạn xây dựng. *Tổng hợp thành phần của tổng mức đầu tư xây dựng: VDA = VXD + VTB + VGP +VQL + VTV +Vk + VDP Trong đó: VXD : Chi phí xây dựng VTB : Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng VGP : Chi phí quản lý dự án VQL : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng VTV : Chi phí khác VDP : Chi phí dự phòng *phương pháp xác định. Câu 3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình (trình bày những ý chính)? Trả lời. (tr19) 1. Phân loại dự án đầu tư theo quy mô và tính chất của dự án: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm công nghệ, vị trí, diện tích chiếm đất, mức độ tác động môi trường, quy mô phát triển từng dự án, Chính phủ phân cấp các dự án đầu tư xây dựng thành nhóm để quản lý. Các dự án đầu tư (không kể dự án có vốn trực tiếp nước ngoài) được phân thành 3 nhóm theo quy định dưới đây: A. Dự án nhóm A là dự án thuộc một trong các điều kiện sau: A1. Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo vệ quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới – không kể mức vốn. A2. Các dự án: Sản xuất chất độc hại, chất nổ không thuộc vào quy mô vốn đầu tư – không kể mức vốn. A3. Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, các dự án giao thông,…có mức vốn trên 1.500 tỷ đồng.
- A4. Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác điểm A3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, tin học, y tế, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, nhà ở, đường giao thông nội thị,…có mức vốn trên 1.000 tỷ đồng. A5. Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, khu bảo tồn thiên nhiên,… có mức vốn trên 700 tỷ đồng. A6. Các dự án: Y tế, văn hóa, xây dựng dân dụng, kho tàng…có mức vốn trên 500 tỷ đồng. B. Các dự án thuộc nhóm B là dự án thuộc một trong các điều kiện sau: B1. Các dự án: Công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, chế tạo mấy, xi măng, luyện kim, các dự án giao thông,…có mức vốn từ 75 đến 1.500 tỷ đồng B2. Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác điểm B1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, tin học, y tế, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, nhà ở, đường giao thông nội thị,…có mức vốn từ 50 đến 1.000 tỷ đồng B3. Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, khu bảo tồn thiên nhiên,… có mức vốn từ 40 đến 700 tỷ đồng. B4. Các dự án: Y tế, văn hóa, xây dựng dân dụng, kho tàng…có mức vốn từ 30 đến 500 tỷ đồng. C. Dự án thuộc nhóm C là dự án thuộc một trong các điều kiện sau: C1. Các dự án: Công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, chế tạo mấy, xi măng, luyện kim, các dự án giao thông,…có mức dưới 75 tỷ đồng. C2. Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác điểm B1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, tin học, y tế, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, nhà ở, đường giao thông nội thị,…có mức vốn dưới 50 tỷ đồng. C3. Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, khu bảo tồn thiên nhiên,… có mức vốn từ 40 đến 700 tỷ đồng. C4. Các dự án: Y tế, văn hóa, xây dựng dân dụng, kho tàng…có mức vốn từ 30 đến 500 tỷ đồng. Câu 4. Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp? Trả lời: (Tr4) Quá trình hình thành công trình xây dựng là quá trình có nhiều đặc điểm khác biệt với sự hình thành các sản phẩm khác. Do đó nghiên cứu các vấn đề kinh tế xây dựng trước hết cần nghiên cứu từ quá trình hình thành công trình xây dựng 1. Quá trình hình thành công trình theo nghĩa rộng: Được thể hiện theo sơ đồ sau:
- Nhà nước lập chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch tổng thể sử dụng vùng lãnh thổ Nhà nước lập quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về xây dựng Nhu cầu xây dựng công Hình thành và thực hiện Khả năng đầu tư của trình của nhà nước và dự án đầu tư xây dựng nhà nước và các thành xã hội để tạo thành CTXD phần kinh tế khác. 2. Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa hẹp: Chỉ xem xét từ khi nghiên cứu hình thành dự án đầu tư xây dựng để tạo ra công trình bàn giao đưa vào sử dụng. a. Theo thông lệ quốc tế quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa hẹp bao gồm các giai đoạn: * Theo giai đoạn xác định dự án đầu tư, bao gồm: - Nghiên cứu khởi xướng dự án - Nghiên cứu tính khả thi của dự án * Giai đoạn tiền thiết kế chi tiết, gồm các bước: - Xác định các cơ sở cho thiết kế - Lập các chỉ dẫn kỹ thuật cho dự án * Giai đoạn thực hiện dự án, gồm các bước chính sau: - Thiết kế kế chi tiết - Đấu thầu mua sắm thiết bị và thi công - Thi công xây dựng - Chạy thử, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng b. Quá trình hình thành xây dựng công trình thực chất là quá trình đầu tư xây dựng để hình thành công trình. Quá trình đầu tư xây dựng công trình ở Việt Nam chia làm 2 giai đoạn * Giai đoạn dự án đầu tư xây dựng, gồm các nội dung chính sau: - Lập báo cáo đầu tư để xin phép chủ đầu tư (nếu có) - Lập dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình. - Thẩm định dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình. - Quyết định đầu tư cho dự án. * Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung chính sau: - Xin giao đất hoặc thuê đất - Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- - Khảo sát, thiết kế, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế và dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình. - Xin phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cần phải có giấy phép xây dựng - Lựa chọn nhà thầu thi công và cung ứng thiết bị. - Thi công xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị - Vận hành chạy thử, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng. - Quyết toán vốn, quy đổi vốn, thực hiện bảo hành sản phẩm. Câu 5. Các nhân tố làm giảm giá thành theo hợp đồng và biện pháp giảm giá thành xây dựng theo hợp đồng? Trả lời (tr121) 1. Các nhân tố làm giảm giá thành theo hợp đồng: Khi quan niệm mỗi khoản mục của giá thành là một nhân tố ảnh hưởng sẽ có các nhân tố sau: - Giảm giá thành do giảm chi phí vật liệu: Giảm chi phí vật liệu chủ yếu nhờ giảm hao hụt vật liệu trong thi công và giảm giá cả vật liệu tính tại hiện trường xây dựng. - Giảm giá thành nhờ giảm chi phí nhân công: Giảm chi phí nhân công chủ yếu nhờ tốc độ tăng năng suất nhanh hơn tốc độ trả lương. - Giảm giá thành nhờ giảm chi phí sử dụng máy: Giảm chi phí sử dụng máy nhờ tăng năng suất máy để giảm số ca máy và giảm chi phí cho một ca máy. - Giảm giá thành nhờ giảm chi phí trực tiếp khác: Giảm chi phí trực tiếp khác hcur yếu nhờ giảm chi phí chuyên chở máy và nhân lực trong nội bộ hiện trường, giảm chi phí cho an toàn trong thi công, giảm chi phí bơm nước, vét bùn hố móng,… - Giảm giá thành nhờ giảm chi phí chung: Giảm chi phí chung chủ yếu nhwof giảm chi phí quản lý điều hành thi công tại hiện trường và doanh nghiệp, giảm chi phí phục vụ thi công, chi phí phụ vụ công nhân trong quá trình xây dựng. 2. Các biện pháp giảm giá thành xây dựng theo hợp đồng: - Tìm kiếm nguồn cung cấp vật liệu có giá cả, phương thức thanh toán và dịch vụ bốc xếp hợp lý. - Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp, chọn hình thức cung ứng hợp lý để giảm chi phí vận chuyển giảm chi phí kho bãi. - Dự trữ vật tư hợp lý để không bị ngừng thi công nhưng không quá nhiều gây ra đọng vốn lưu động - Tổ chức bảo quản tốt các vật tư ở kho bãi công trường. - Ứng dụng các công nghệ xây dựng tiến bộ, mở rộng áp dụng mức cơ giwois hóa xây dựng hóa xây dựng hợp lý. - Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ máy móc xây dựng đạt năng suất cao. - Áp dựng các hình thức tiền lương, các khuyến khích kinh tế khác một cách hiệu quả. - Nâng cao trình độ tay nghề và trách nhiệm của người lao động đối với công việc. - Tổ chức công trường và bộ máy quản lý công trường, bộ máy quản lý doanh nghiệp hợp lý nhất. Câu 6. Giá trị của tiền tệ theo thời gian và ứng dụng quy luật biến đổi của nó để tính đổi tương đương dòng tiền khi phân tích, đánh giá dự án?
- Trả lời. (tr45) 1. Khái niệm giá trị của tiền tệ theo thời gian: Trong nền kinh tế thị trường nếu so sánh cùng một lượng tiền như nhau nhưng đặt chúng ở các thời điểm khác nhau thì phải quan niệm chúng không có giá trị ngang nhau. Do luôn quan niệm tiền vận động liên tục trong thị trường với những lãi suất nhất định nào đó. Như vậy, sự vận động sinh lãi của tiền làm thay đổi lượng tiền nhận được theo thời gian là giá trị của tiền tệ theo thời gian. 2. Ứng dụng quy luật biến đổi của tiền tệ để tính đổi tương đương dòng tiền khi phân tích, đánh giá dự án. Khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án thường phải chọn gốc trước để tính toán (thường là bắt đầu thực hiện dự án hoặc bắt đầu vận hành khai thác). Trong khi đó dòng tiền thu, chi của dự án lại phân bố đều khắp các năm vận hành, vì vậy để có các kết luận đánh giá chính xác phải sự dụng quy luật thay đổi giá trị tiền tệ theo thời gian để tính đổi tương đương toàn bộ các khoản thu, chi ở các năm vận hành quy về thời điểm tính toán chọn trước. Thực tế hay gặp một số dạng tính toán tương đương sau - TH1: Có một lượng tiền (khoản thu hoặc chi) ở thời điểm hiện tại (0) có giá trị P. Hãy tìm giá trị tương đương của nó ký hiệu là F ở thời điểm tương lai cách thời điểm hiện tại là N thời đoạn. F = P.(1+i)N - TH2: Có một lượng tiền (thu hoặc chi) ở thời điểm tương lai có giá trị F. Tìm giá trị tương đương của nó (P) ở thời điểm hiện tại cách thời điểm tương lai N thời đoạn. F P= ( 1+ i) N - TH3: Có một dòng tiền (thu hoặc chi) phân bố ở tất cả các thời đoạn từ cuối thời đoạn thứ nhất đến cuối thời đoạn N với giá trị bằng nhau A. Tìm tổng giá trị tương đương của chúng ở thời điểm gốc hiện tại và thời điểm kết thúc trong tương lai. Tổng giá trị tương đương của toàn bộ dòng tiền tại thời điểm 0 là: N A ( 1 + i ) N − 1 P=∑ = A. ( 1+ i) ( 1 + i ) .i t N t =1 Tổng giá trị tương đương của toàn bộ dòng tiền tại thời điểm N là: N ( 1 + i ) N − 1 F = ∑ A. ( 1 + i ) N −t = A. i t =1 - TH4: Có khoản thu hoặc chi với giá trị P ở thời điểm hiện tại và giá trị F ở thời điểm tương lai, khoảng cách giữa thời điểm tương lai và hiện tại là N thời đoạn. Tìm dòng tiền phân bố đều ở các thời đoạn kể từ cuối thời đoạn thứ nhất với giá trị của dòng tiền trong mỗi thời đoạn là A để chúng tương đương với P hoặc F ( 1 + i ) N .i i A = P. hoặc A = F . ( 1 + i ) − 1 ( 1 + i ) − 1 N N
- Câu 7. Hãy nêu quy trình tổ chức đấu thầu gói thầu xây lắp từ lúc lập hồ sơ mời thầu đến lúc hoàn thiện thương thảo ký hợp đồng. Trả lời: (tr137) Quy trình tổ chức đấu thầu gói thầu xây lắp: 1 Chuẩn bị đấu thầu: - Lập hồ sơ mời thầu: Được lập theo mẫu do chính phủ quy định - Mời thầu: Được thực hiện theo quy định sau đay: + Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi. + Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển. 2. Tổ chức đấu thầu, bao gồm: – Phát hành hồ sơ mời thầu – Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu – Mở thầu 3. Làm rõ hồ sơ mời thầu. 4. Đánh giá hồ sơ dự thầu. 5. Làm rõ hồ sơ dự thầu. 6. Xét duyệt trúng thầu đối với nhà thầu xây lắp 7. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu. 8. Phê duyệt kết quả đấu thầu. 9. Thông báo kết quả đấu thầu. 10. Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Định mức dự toán xây dựng công trình part 1
58 p | 2274 | 1073
-
GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÁC CÔNG TÁC BÊ TÔNG CỐT THÉP TRONG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP - PGs LÊ KIỀU
56 p | 755 | 381
-
Thiết kế yếu tố hình học đường ô tô part 1
25 p | 604 | 163
-
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY XÂY DỰNG THÀNH VINH
6 p | 424 | 148
-
Từ điển giải nghĩa kỹ thuật kiến trúc và xây dựng Anh – Việt part 1
45 p | 270 | 114
-
Hiểu biết pháp luật để tránh rủi ro trong giao thương
3 p | 249 | 61
-
Thi công mặt đường ô tô
0 p | 177 | 57
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP MÔN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG
0 p | 257 | 45
-
Giáo trình vật liệu kỹ thuật xây dựng part 5
17 p | 163 | 30
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế xây dựng - Trường ĐHXD Miền Tây
7 p | 173 | 20
-
Chương 3 : Một số cơ sở lý luận của kinh tế đầu tư
77 p | 138 | 17
-
Chương 5 : Cơ sở lý luận về kinh tế trong thiết kế xây dựng
19 p | 196 | 12
-
Sức chịu tải cọc dạng nêm theo cường độ đất nền
2 p | 48 | 4
-
Đề cương bài giảng Đồ gá - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
53 p | 22 | 4
-
Nghiên cứu cấu tạo giếng thu nước mưa có khả năng bẫy rác, tăng cường khả năng thoát nước, góp phần giảm thiểu ngập úng đô thị
4 p | 12 | 4
-
Ảnh hưởng của hàm lượng cốt liệu mịn thay thế đến các đặc tính kỹ thuật của bê tông vỏ ngao dùng làm mặt đường ô tô
11 p | 17 | 3
-
Những vấn đề chung về đầu tư xây dựng cơ bản
6 p | 51 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn