Đề cương môn Giáo dục học - ĐH Đồng Tháp
lượt xem 56
download
Đề cương môn Giáo dục học giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về những vấn đề chung của giáo dục học, một số vấn đề cơ bản của dạy học, giáo dục, biết vận dụng những kiến thức đã học giải thích những vấn đề lý luận, thực tiễn giáo dục, có khả năng vận dụng kiến thức của giáo dục học trong phổ biến kiến thức, giáo dục cộng đồng thông qua hoạt động nghề nghiệp,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương môn Giáo dục học - ĐH Đồng Tháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC - Môn học: Giáo dục học - Mã môn học: GE2103 - Số tín chỉ: 02 - Số tiết tín chỉ: 30(30/ 0/60) - Các môn học tiên quyết: Tâm lý học đại cương 1.1. Mục tiêu của môn học - Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về những vấn đề chung của giáo dục học, một số vấn đề cơ bản của dạy học, giáo dục. - Biết vận dụng những kiến thức đã học giải thích những vấn đề lý luận, thực tiễn giáo dục. - Có khả năng vận dụng kiến thức của giáo dục học trong phổ biến kiến thức, giáo dục cộng đồng thông qua hoạt động nghề nghiệp. - Biết cách sưu tầm, xử lý thông tin, trình bày, thể hiện, nhận xét, đánh giá kết quả tự học; hợp tác… Tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập để có khả năng tự học về giáo dục học. - Ý thức được tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đối với sự phát triển con người và xã hội để tích cực thực hiện nhiệm vụ giáo dục con người thông qua hoạt động nghề nghiệp. 1.2. Tổng quan về môn học Môn Giáo dục học giúp sinh viên hiểu biết về những vấn đề cơ bản của giáo dục học, biết cách thực hiện giáo tốt nhiệm vụ giáo dục con người thông qua hoạt động nghề nghiệp. 2. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH 1
- Số tiết Nội dung Lý thuyết Thực hành học Tự Bài tập Thảo luận 5 10 Chương 1. GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 1.1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt 1.1.1. Giáo dục là một hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người. 1.1.2. Một số tính chất của giáo dục 1.1.3. Chức năng xã hội của giáo dục 1.2. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của giáo dục học 1.2.1. Đối tượng 1.2.2. Nhiệm vụ 1.2.3. Phương pháp 1.3. Các phạm trù cơ bản của giáo dục học 1.3.1. Giáo dục 1.3.2. Dạy học 1.3.3. Giáo dưỡng 1.4. Mối quan hệ của giáo dục học với các khoa học khác 14.1. Triết học 1.4.2. Xã hội học 1.4.3. Tâm lý học… 1.5. Những đặc điểm cơ bản của thời đại- thời cơ và thách thức đối với giáo dục 1.6. Một số định hướng đổi mới quá trình giáo dục của Việt Nam hiện nay Chương 2. GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 5 10 2
- NHÂN CÁCH 2.1. Khái niệm về sự phát triển nhân cách 2.1.1. Khái niệm nhân cách dưới góc độ giáo dục 2.1.2. Sự phát triển nhân cách 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách 2.2.1. Bẩm sinh, di truyền 2.2.2. Môi trường 2.2.3. Giáo dục 2.2.4. Tự giáo dục Chương 3. MỤC ĐÍCH, NGUYÊN LÝ VÀ HỆ 10 20 THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN 3.1. Mục đích, mục tiêu giáo dục 3.1.1. Khái niệm mục đích, mục tiêu giáo dục 3.1.2. Mục đích giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay 3.2. Nguyên lý giáo dục 3.4.1. Khái niệm 3.4.2. Nội dung nguyên lý giáo dục 3.4.3. Phương hướng thực hiện nguyên lý giáo dục 3.3. Các nhiệm vụ giáo dục 3.2.1. Giáo dục đạo đức 3.2.2. Giáo dục trí tuệ 3.2.3. Giáo dục thể chất 3.2.4. Giáo dục thẩm mỹ 3.2.5. Giáo dục lao động, hướng nghiệp 3.5. Hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam hiện nay 3.5.1. Khái niệm 3.5.2. Hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam hiện nay 3
- 3.5.3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay Chương 4. CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC 10 20 4.1. Khái niêm 4.2. Các con đường giáo dục cơ bản 4.2.1. Dạy học 4.2.1.1..Vai trò của dạy học đối với sự phát triển nhân cách 4.2.2.2. Một số nguyên tắc dạy học cơ bản 4.2.2.3. Một số phương pháp dạy học cơ bản 4.2.2.4. Một số hình thức tổ chức dạy học cơ bản 4.2.2. Hoạt động giáo dục 4.2.2.1.Vai trò của các hoạt động giáo dục đối với sự phát triển nhân cách 4.2.2.2.Một số loại hình hoạt động giáo dục cơ bản 4.2.2.3.Một số nguyên tắc giáo dục cơ bản 4.2.2.4.Một số phương pháp giáo dục cơ bản 4.2.2.5.Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục 3. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Nội dung đánh giá TS Cách thức đánh giá SV vắng(có phép của trưởng khoa) từ 0 đến 1. Chuyên cần 0.1 5% tổng số tiết lên lớp: 0.1; từ 5,1 đến 10%: 0.05 và trên 10%: 0 2. Tự học, tự nghiên cứu 0.1 Sản phẩm tự học 3. Đánh giá thường xuyên 0.2 Kết quả hoạt động của SV trên lớp 4. Đánh giá định kỳ 0.1 Bài kiểm tra, tiểu luận 5. Đánh giá cuối kỳ 0,5 Thi cuối kỳ 4. TÀI LIỆU HỌC TẬP 4
- 1. Tài liệu bắt buộc Thái Duy Tuyên, Những vấn đề chung của giáo dục học, Nhà xuất bản ĐHọC SINHP, 2003 2. Tài liệu tham khảo 2.1. Nguyễn Ngọc Bảo - Nguyễn Đình Chỉnh, Thực hành giáo dục học, Nxb Giáo dục, 1989. 2.2. Nguyễn Ngọc Bảo, Lý luận dạy học ở trường THCS, NXB ĐHọC SINHP, 2005 2.3. Wilbert J. McKeachie, Những Thủ thuật trong dạy học…. 2.4. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), Giáo dục học tập 1, tập 2, Nhà xuất bản ĐHọC SINHP, 2005 2.5. Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học, NXB Giáo dục, 2008 2.6. Nguyễn Cảnh Toàn- Quá trình dạy- tự học- NXBGD, 1997 2.7.Hà Nhật Thăng, Hoạt động giáo dục trung học cơ sở, Nhà xuất bản giáo dục 2001. 2.8.Phạm Viết Vượng, Bài tập giáo dục học, NXB Đại học sư phạm, 2008 5. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY Giảng viên 1: - Họ và tên: Huỳnh Mộng Tuyền - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, NCS. - Đơn vị công tác: Khoa TLGD&QLGD - Điện thoại: 0919231707 - Email: tuyen_nguyen_dhspdt@yahoo.com.vn Giảng viên 2: - Họ và tên: Nguyễn Đắc Thanh - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Cao học. - Đơn vị công tác: Khoa TLGD&QLGD - Điện thoại: 0989937419 - Email: dac.thanh38@gmail.com - webside: www.dacthanh.tk Giảng viên 3: - Họ và tên: Trần Văn Thọ 5
- - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ. - Đơn vị công tác: Khoa TLGD&QLGD - Điện thoại: Duyệt của Hiệu trưởng Trưởng khoa Trưởng bộ môn 6
- Giáo dục học đại cương Chương 1. GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 1.1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt 1.1.1. Giáo dục là một hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người. Giáo dục là quá trình thế hệ trước truyền thụ những kinh nghiệm lịch sử - xã hội cho thế hệ sau, nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống xã hội và bước vào lao động sản xuất nhằm để tồn tại và phát triển (T.A. ILINA). Khi loài người xuất hiện (trong xã hội nguyên thủy cách đây chừng năm, sáu triệu năm) con người thường sống lang thang theo bầy đàn trong các khu rừng, công cụ sản xuất hết sức thô sơ, thấp kém, đồ đá chiếm ưu thế. Vì thế, muốn tồn tại và phát triển con người phải liên kết, chung sức lao động, cùng hưởng những sản phẩm làm ra. Săn bắt và hái lượm là phương thức kiếm sống của họ. Đời sống cộng đồng luôn luôn đòi hỏi phải có sự truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm trong tìm kiếm thức ăn (sản xuất), trong các sinh hoạt văn hóa… Đồng thời với quá trình đó hiện tượng giáo dục cũng ra đời. Từ khi ra đời đến nay, xã hội loài người luôn xảy ra quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm (bao gồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, niềm tin, lý tưởng,…) của thế hệ trước cho thế hệ sau. Vì vậy, giáo dục tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Ở đâu có xã hội loài người thì ở đó có giáo dục (dù với trình độ cao hay thấp). Do đó, giáo dục mang tính phổ biến. Trong thế giới tự nhiên có những hiện tượng con vật truyền thụ cho con mình cách xây tổ, săn mồi, … để tồn tại, kiếm sống. Tuy nhiên, đó chỉ là sự truyền đạt và tiếp thu mang tính bản năng (theo I.P.Pavlov bản năng là chuỗi phản xạ vô điều kiện) của loài vật không phải là hiện tượng giáo dục. Khác với mọi sinh vật khác, hiện tượng giáo dục của con người mang tính sáng tạo và sinh lợi. Giáo dục là một quá trình có mục đích, có ý thức, có tổ chức, và phát triển cao. Khi thế hệ sau tiếp thu kinh nghiệm của thế hệ trước truyền lại luôn có sự chọn lọc, cải tạo, sáng tạo để giảm nhẹ điều kiện làm việc và đưa đến năng suất lao động cao hơn, thúc đẩy xã hội phát triển (cải tạo thế giới) và đồng thời phát triển bản thân mình. Hiện tượng giáo dục xảy ra liên tục trong xã hội loài người. 7
- Giáo dục chỉ biến mất khi loài người bị diệt vong, giáo dục mang tính vĩnh hằng nhưng không vĩnh cửu.Như vậy: GD là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người.GD nảy sinh, tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội. 1.1.2. Tính chất của giáo dục Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, nền giáo dục có những đặc điểm sau: - Về nội dung giáo dục: Người nguyên thủy giáo dục cho thế hệ sau những gì cần thiết để họ sống, tồn tại và phát triển. Đó là những kinh nghiệm trong săn bắt, hái lượm, chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, những phong tục tập quán, lễ nghi tôn giáo, luật lệ công xã để mỗi người sống yên ổn trong công xã. - Về hình thức giáo dục: Giai đoạn này, trẻ em là của chung toàn công xã, cùng lao động và sinh hoạt với người lớn. Trong quá trình sinh sống đó người lớn dạy bảo, truyền thụ sự hiểu biết của mình cho trẻ em một cách trực tiếp. Chưa có hệ thống trường lớp chuyên biệt, giáo dục diễn ra trong chính cuộc sống lao động và sinh hoạt của mọi người. Giáo dục luôn luôn bình đẳng cho mọi người không phân biệt giới tính ( trai, gái ), vị trí xã hội, chỉ có sự khác nhau về mục đích giáo dục theo giới tính cho phù hợp với đặc điểm lao động, dạy con trai biết săn thú, đánh cá, chế tạo công cụ lao động và làm vũ khí; dạy cho con gái về kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi, hái lượm, khâu vá, nấu nướng, nuôi con….Nhưng điều đó không làm mất đi tính bình đẳng trong giáo dục của xã hội giai đoạn này. - Về phương pháp: như đã trình bày ở trên, giáo dục trong xã hội cộng sản nguyên thủy diễn trong lao động và sinh hoạt thông qua sự trao đổi trực tiếp giữa người biết với người chưa biết. Do đó, phương pháp giáo dục trong thời kỳ này là dùng lời nói, trực quan và hoạt động thực tiễn. Những đặc điểm đó cho thấy giáo dục trong thời kỳ này bắt nguồn từ tính chất tự nhiên và phản ánh chính cuộc sống đời thường của người nguyên thủy. Trong giai đoạn chiếm hữu nô lệ, đặc điểm giáo dục có sự khác biệt rõ so với xã hội nguyên thủy. Do sức sản xuất phát triển đã làm cho công xã thị tộc bị phá vỡ và tạo nên gia đình, rồi kéo theo đó là sự ra đời của các tầng lớp xã hội đối lập nhau, đặc biệt là giai cấp chủ nô giữ vai trò thống trị và nô lệ là tầng lớp bị 8
- trị ( ngoài ra còn có tầng lớp dân tự do). Nô lệ không được xem là công dân của nhà nước chiếm hữu nô lệ. Họ bị tước bỏ hết quyền làm người. Họ được coi như công cụ biết nói. Giáo dục trong thời kỳ này chỉ dành cho con em chủ nô, còn nô lệ không được hưởng nền giáo dục ấy. Chủ nô dựng ra “nhà trường” là nơi giáo dục con em họ. Trường học chuyên biệt đầu tiên ra đời từ đấy. - Nội dung giáo dục đó là những gì cần thiết có lợi cho giai cấp chủ nô. Nhà trường rèn luyện thể chất cho con trẻ để có sức khỏe tốt, biết sử dụng vũ khí thông thường để bảo vệ chủ nô và đàn áp, bóc lột nô lệ, tranh cướp đất...Người học phải nắm vững quan niệm về đạo đức, có ý thức công dân của nhà nước nô lệ. Ngoài ra, trẻ em còn phải học về số học, hình học, tiếng Latinh, ngữ pháp, âm nhạc, hội họa… kinh thánh. - Về hình thức và phương pháp: Giáo dục trong thời kỳ này đã có sự xuất hiện nhà trường, và có những lớp người chuyên môn làm nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục. Giáo dục không mang tính tự nhiên mà có sự học tập lý thuyết, có sự thực hành để rèn luyện kỹ năng. Giáo dục ở thời kỳ này chỉ dành riêng cho con em chủ nô, còn người phụ nữ và nô lệ không được nhận sự giáo dục trong trường học chủ nô. Một nền giáo dục có sự phân biệt giới tính, đẳng cấp hoàn toàn khác so với giáo dục ở xã hội nguyên thủy. Bên cạnh đó thì giáo dục phong kiến, giáo dục tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa cũng có những đặc trưng riêng. Như vậy, qua những phân tích trên chúng ta thấy giáo dục có hai tính chất là: - Giáo dục mang tính lịch sử - xã hội: trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, trong các xã hội khác nhau có nền giáo dục khác nhau. - Giáo dục mang tính giai cấp: giáo dục được giai cấp thống trị sử dụng để phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình. 1.1.3. Chức năng xã hội của giáo dục Giáo dục vừa có vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội, vừa chịu tác động và ảnh hưởng của các hoạt động như kinh tế, văn hóa, xã hội… Raja Roy Singh đã nói “ giáo dục không đơn thuần là sự phản ánh các lực lượng kinh tế và xã hội đang hoạt động trong một xã hội. Nó còn là phương tiện quan trọng để cấu thành các lực lượng kinh tế - xã hội và văn hóa, quyết định chiều hướng của lực lượng này. Đến lượt mình động lực này lại tác động đến các đặc điểm của giáo dục”**********. Có 3 loại chức năng xã hội của giáo dục: 9
- Chức năng kinh tế - sản xuất; chức năng chính trị - xã hội; và chức năng văn hóa – tư tưởng. - Chức năng kinh tế - sản xuất. Giáo dục góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Nhờ có giáo dục, lực lượng lao động mới có trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phẩm chất của người lao động mới. Giáo dục tác động gián tiếp đến sự phát triển kinh tế - sản xuất của đất nước thông qua việc tái sản xuất sức lao động xã hội. Hay nói cách khác, giáo dục đào tạo ra lực lượng lao động mới, thông qua họ để thúc đẩy nền kinh tế - sản xuất phát triển. Mặt khác, khi nền kinh tế - sản xuất của đất nước phát triển, việc đầu tư tài chính cho giáo dục càng cao thì chất lượng và hiệu quả của giáo dục sẽ nâng cao. Trong giai đoạn đất nước ta đang trên đà xây dựng đất nước trở thành một nước công nghiệp, đòi hỏi phải có lực lượng lao động có chuyên môn, học vấn cao, kiến thức sâu sắc, năng động, sáng tạo, có kỹ thuật và phẩm chất của người lao động mới…. Để làm đáp ứng được điều đó đòi hỏi giáo dục phải không ngừng phát triển và giải quyết nhiều thách thức đặt ra. Xác định được nhiệm vụ đó, Đảng và nhà nước chúng ta cũng khẳng định “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục” ( Điều 13 – Luật Giáo dục Việt Nam 2005). Một số yêu cầu để giáo dục thực hiện chức năng kinh tế sản xuất: + Phải gắn kết chặt chẽ giữa giữa quá trình đào tạo với việc sử dụng lao động ( cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp hơn). Tránh tình trạng ‘thừa thầy, thiếu thợ”; người đã được đào tạo làm việc trong các lĩnh vực không phù hợp với chuyên môn của mình; hay lao động qua đào tạo không có việc làm… tạo ra sự lãng phí kinh tế rất lớn cho đất nước cũng như đánh mất cơ hội làm việc của người lao động. + Cơ cấu trình độ của người lao động trong giáo dục phù hợp với việc sử dụng lao động. Chẳng hạn: mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật, thợ bậc cao..nhiều hơn, với trình độ cao hơn để đáp ứng yêu cầu xã hội. 10
- + Giáo dục phải mở rộng các ngành nghề mới, tạo sự đa dạng, phong phú phù hợp với nhu cầu thực tiễn xã hội. + Đào tạo đội ngũ lao động có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, sức khỏe, năng động, sáng tạo, linh hoạt và có đạo đức, tác phong của người lao động trong xã hội mới. + Giáo dục phải đào tạo được đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia có chuyên môn sâu, có đạo đức tốt, luôn cầu thị, tiến bộ, ham học hỏi trong các lĩnh vực khác nhau. + Nhà nước phải có chính sách thu hút nhân tài trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia nước ngoài vào công tác trong ngành giáo dục. + Hệ thống giáo dục quốc dân phải thực hiện được mục đích giáo dục của mình là “ ...nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 35, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam - 1992) + Hệ thống giáo dục quốc dân không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức giáo dục….để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực. - Chức năng chính trị - xã hội. Chúng ta đã biết giáo dục mang tính giai cấp, giáo dục phục vụ cho giai cấp thống trị đất nước. Giai cấp thống trị nào, nhà nước nào thì sinh ra nền giáo dục tương ứng. Nhà nước sử dụng giáo dục như là công cụ để truyền bá tư tưởng chính trị, đường lối, chính sách, pháp luật… của mình cho người dân. Thông qua giáo dục, tư tưởng chính trị của nhà nước phổ biến đến người dân, hình thành ở con người thế giới quan, hành vi, ý thức…phù hợp với nền chính trị của đất nước đó. Giáo dục giúp cho công dân của nước đó không phân biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo…thống nhất với nhau về tư tưởng chính trị. Ở Việt Nam hiện nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản, nhà nước chúng ta là nhà nước “của dân, do dân, vì dân” trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đang tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, nền giáo dục của chúng ta đang thực hiện chức năng chính trị - xã hội của một nước xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện chức năng này, chúng ta cần thực hiện một số yêu cầu sau: + Giáo dục phải tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước cho học sinh, cho nhân dân. 11
- + Phải tạo ra sự công bằng, bình đẳng, dân chủ trong lĩnh vực giáo dục đối với mọi người, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, tầng lớp, dân tộc, vùng miền… + Thông qua quá trình giáo dục hình thành cho người học niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, kiên quyết đấu tranh đến cùng để chống lại các âm mưu thù địch của các thế lực phản động trong và ngoài nước chống phá nhà nước, và nền chính trị của chúng ta. - Chức năng văn hóa – tư tưởng Văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Thế hệ sau muốn tiếp nhận các giá trị vật chất và tinh thần từ thế hệ trước phải thông qua giáo dục. “Văn hóa là nội dung và cũng là mục tiêu của giáo dục, văn hóa và giáo dục gắn bó với nhau thư hình với bóng” ******(phạm minh hạc chủ biên – vh và gd, gd và vh , nxb gd 1998) .. Bởi vậy, giáo dục thực hiện chức năng truyền thụ văn hóa của thế hệ trước cho thế hệ sau để thế hệ sau tồn tại và phát triển. Chức năng văn hóa – tư tưởng của giáo dục còn thể hiện thông qua mục đích của nó là làm nâng cao trình độ văn hóa cho người dân. Đây cũng là một tiêu chí để đánh giá sự giàu mạnh của một quốc gia như Bác Hồ đã dạy: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Hay như A.Toffler khẳng định tại hội đồng Liên hiệp quốc, khóa 15 – 1990 rằng: “ một dân tộc không được giáo dục – dân tộc đó sẽ bị đào thải, một cá nhân không được giáo dục – cá nhân đó sẽ bị xã hội loại bỏ”.*************** Đối với vấn đề văn hóa, nhà nước ta cũng khẳng định “ Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục” (điều 30 – Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992) Một số yêu cầu để giáo dục thực hiện tốt chức năng này: + Phải giáo dục cho học sinh nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam như tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, nhân ái, yêu lao động, hiếu học, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, … + Giáo dục cho mọi người dân biết “ bảo tồn, phát triển các di sản văn hoá dân tộc; chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hoá, các công trình 12
- nghệ thuật, các danh lam, thắng cảnh. Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, các công trình nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh”. ( Điều 34 - Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992) + Thông qua giáo dục giúp cho học sinh tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của nhân loại. + Giáo dục cho học sinh thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại sự xâm nhập văn hóa “lai căng”, nghiêm cấm truyền bá văn hóa phản động, đồi trụy không phù hợp với dân tộc Việt Nam, kiên quyết loại trừ các phong tục lạc hậu, mê tín, dị đoan…để xây dựng đời sống văn hóa mới cho người dân. + Giáo dục phải thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ văn hóa cho mọi người dân trên các vùng, miền và các dân tộc khác nhau trong đất nước. 1.2. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của giáo dục học 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học là quá trình giáo dục tổng thể (quá trình sư phạm hay giáo dục theo nghĩa rộng). Đó là quá trình tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm phát triển sức mạnh vật chất và tinh thần của thế hệ đang lớn lên, trên cơ sở đó giúp họ chiếm lĩnh những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người ******* . Như vậy, giáo dục học nghiên cứu quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện (đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ, lao động) cho người được giáo dục. Quá trình giáo dục tổng thể là sự thống nhất hai quá trình bộ phận, đó là quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp và quá trình dạy học. Quá trình giáo dục tổng thể cũng như quá trình giáo dục bộ phận (dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp) đều được tạo thành từ các yếu tố sau: - Mục đích giáo dục, nhiệm vụ giáo dục ( là kiểu nhân cách mà xã hội đòi hỏi, nó được thể hiện qua mục tiêu và các nhiệm vụ) - Nội dung giáo dục (đây là một bộ phận được chọn lọc của kinh nghiệm xã hội hay nền văn hóa). - Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục (là những cách thức, con đường và những phương tiện hoạt động của người giáo dục và người được giáo dục) 13
- - Người giáo dục (thầy giáo và tất cả tất cả những người làm công tác giáo dục, và đồng thời cũng là học sinh và tập thể học sinh) - Người được giáo dục (cá nhân và tập thể học sinh) - Kết quả quá trình giáo dục (là trình độ phát triển nhân cách theo phương hướng của mục đích giáo dục, mà người được giáo dục cần đạt được trong một thời gian được giáo dục và học tập. 1.2.2. Nhiệm vụ Giáo dục học là một khoa học cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau *********** tuyetoanh : - Giải thích nguồn gốc phát sinh, phát triển và bản chất của hiện tượng giáo dục. Phân biệt các mối quan hệ có tính quy luật và tính ngẫu nhiên. Tìm ra các quy luật chi phối quá trình giáo dục để tổ chức chúng đạt hiệu quả. - Giáo dục học nghiên cứu, dự báo tương lai gần và tương lai xa của giáo dục, nghiên cứu xu thế phát triển và mục tiêu chiến lược của giáo dục trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội để xây dựng chương trình giáo dục và đào tạo. - Nghiên cứu xây dựng các lý thuyết giáo dục mới, hoàn thiện các mô hình giáo dục, dạy học, phân tích kinh nghiệm giáo dục, tìm ra con đường ngắn nhất và phương tiện để áp dụng chúng vào thực tiễn giáo dục. - Trên cơ sở các thành tựu của khoa học và công nghệ, giáo dục còn tìm tòi các phương pháp và phương tiện giáo dục mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. - Ngoài ra còn các nhiệm vụ khác như: kích thích tính tích cực học tập, tìm nguyên nhân của việc kém nhận thức của học sinh, tiêu chuẩn đối với giáo viên.v.v… 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu 1.2.3.1.Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục. * Khái niệm về PPNC KHGD - Phương pháp nghiên cứu khoa học là những con đường, cách thức để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đồng thời được coi là công cụ để nhận thức khoa học. - Phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ hợp các thao tác, biện pháp thực tiễn hoặc lý thuyết mà nhà khoa học sử dụng để nhận thức, khám phá đối tượng tạo ra những kiến thức về đối tượng. * Mục đích: Nhận thức và cải tạo thế giới 14
- * Chức năng: - Mô tả: thực trạng các sự vật hiện tượng - Giải thích: nguồn gốc phát sinh, phát triển, hủy diệt của svht, nguyên nhân, cấu trúc, so sánh, mâu thuẩn… - Dự báo: đưa ra tiên đoán, dự kiến về một sự vật, hiện tượng trong tương lai. - Giải pháp: đưa ra các giải pháp phù hợp. 1.2.3.2. Các giai đoạn cơ bản của một quá trình nghiên cứu. * Giai đoạn chuẩn bị: - Xác định tên đề tài - Xây dựng đề cương nghiên cứu - Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu. - Chuẩn bị những cơ sở vật chất và kỹ thuật cho quá trình nghiên cứu * Giai đoạn thực hiện công trình - Thu thập số liệu thông qua nghiên cứu lý luận - Điều tra khảo sát thực tiễn - Xử lý thông tin - Tổ chức thực nghiệm khoa học ( nếu có) - Viết công trình nghiên cứu + Lời mở đầu + Nội dung + Kết luận + Danh mục tài liệu tham khảo + Phụ lục. * Giai đoạn nghiệm thu bảo vệ công trình - Viết tóm tắt công trình - Trình bày kết quả nghiên cứu trước hội đồng. 1.2.3.3. Các phương pháp nghiên cứu giáo dục học Trong nghiên cứu giáo dục học người ta thường phân chia thành hai nhóm phương pháp nghiên cứu: nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và nhóm nghiên cứu lý luận. Hai nhóm phương pháp này nó phản ánh hai trình độ nhận 15
- thức trong quá trình nghiên cứu là nhận thức kinh nghiệm và nhận thức thực tiễn. 1.2.3.3.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nó được cấu thành từ nhiều phương pháp như: phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu, khái quát hóa lý luận, phương pháp suy lí, phương pháp so sánh… 1.2.3.3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: + Định nghĩa: Quan sát là sự tri giác có chủ định (có mục đích) một hiện tượng sư phạm nào đó, để thu lượm những thông tin, số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể của vấn đề nghiên cứu***********Hathengu. Quan sát là phương pháp nghiên cứu được dùng khá phổ biến trong nghiên cứu Giáo dục học. Nếu căn cứ theo mối quan hệ giữa người nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu có các loại quan sát như: trực tiếp, gián tiếp, công khai, kín đáo. Nếu căn cứ theo thời gian thì có quan sát: liên tục, gián đoạn, …Hiện nay trong với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như: máy ghi âm, ghi hình, máy vi tính, kính hiển vi…nên quan sát phát huy được hiệu quả của nó. + Ưu điểm: Quan sát giúp người nghiên cứu thu nhận được thông tin trực tiếp, toàn diện, tương đối tin cậy, dễ thực hiện. + Hạn chế : Đây là phương pháp mất thời gian, công sức nếu như người nghiên cứu không chủ động tạo ra được các hiện tượng quan sát. Phạm vi quan sát hẹp nên khó đưa đến nhận xét toàn diện và sâu sắc. Kết quả quan sát mang tính chủ quan của người nghiên cứu: phụ thuộc vào tâm trạng, quan điểm, tình cảm, thời gian, không gian…của người người nghiên cứu khi họ quan sát ( Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ). Kết quả quan sát phản ánh những thuộc tính bề ngoài, có thể không phải bản chất của đối tượng ( Bề ngoài thơn thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không đao). + Yêu cầu khi sử dụng phương pháp quan sát: Người nghiên cứu phải: Xác định mục đích quan sát rõ ràng. Đảm bảo tính tự nhiên của đối tượng quan sát. 16
- Biết điều khiển tâm lý của bản thân trong quá trình quan sát. Sử dụng phối hợp, linh hoạt các phương tiện hỗ trợ như: máy ghi âm, ghi hình, máy vi tính để cho kết quả khách quan. Sử dụng phối hợp với các phương pháp nghiên cứu khác. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Định nghĩa: Kinh nghiệm là một tập hợp những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã được chiếm lĩnh trong thực tiễn. Tổng kết kinh nghiệm là sự khái quát hóa những kinh nghiệm cùng loại, xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định nào đó để có thể vận dụng vào những địa bàn rộng rãi hơn nhằm phổ biến những bài học đó *********Tdtuyen Những kinh nghiệm trong nghiên cứu giáo dục học như: kinh nghiệm trong dạy học, trong giáo dục của giáo viên, đơn vị, kinh nghiệm tổ chức và quản lý của cán bộ quản lý giáo dục. + Ưu điểm: Sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục mang tính thực tiễn và khoa học cao, vì các kinh nghiêm này đã được thể nghiệm trong thực tế. Không mất nhiều thời gian nghiên cứu lý luận, vì phương pháp này chỉ áp dụng kinh nghiệm của các giáo viên, tổ chức, đơn vị khác. Có khả năng tổng kết những ưu điểm của những luận điểm, những quy luật giáo dục, những vấn đề giúp cho sự chỉ đạo vĩ mô. + Hạn chế: Những kinh nghiệm giáo dục khi đưa vào áp dụng có thể phù hợp với người này, nơi này… mà không phù hợp với người khác, nơi khác… Tổng kết, khái quát những vấn đề vĩ mô là điều rất khó. Phải chú ý tổng kết kinh nghiệm cả những vấn đề vi mô, những sáng kiến trong hoạt động giáo dục, dạy học hàng ngày. + Những yêu cầu khi sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Những kinh nghiệm được rút ra trong giáo dục phải được kiểm nghiệm, bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp trước khi áp dụng. 17
- Phải xem xét các điều kiện tương đồng giữa nơi áp dụng với kinh nghiệp như: đội ngũ giáo viên, năng lực giáo viên, quy mô trường lớp, đội ngũ lãnh đạo, tình hình địa phương. Phải trang bị cho cán bộ nghiên cứu, đặc biệt là vấn đề chuẩn đánh giá một đơn vị tiên tiến trong điều kiện hiện nay. Các kinh nghiệm phải mang tính khái quát hóa cao. - Phương pháp điều tra ( bằng phiếu An két) + Định nghĩa: là phương pháp trong đó nhà nghiên cứu dùng một hệ thống câu hỏi nhằm đồng thời thu thập ý kiến chủ quan của các thành viên cộng đồng về một vấn đề nào đó. Đối tượng điều tra là những người có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: học sinh, giáo viên, cán bộ quản lí, phụ huynh học sinh,… + Ưu điểm: thu được khối lượng trong thời gian ngắn, phương tiện đơn giản ( dựa vào bảng hỏi ), không tốn kém nhiều công sức. + Hạn chế: Khó soạn thảo bộ câu hỏi điều tra. Nhiều trường hợp các người lời không khách quan (không trả lời thật vấn đề được hỏi). Khối lượng thông tin nhiều, đa dạng, gây ra sự khó khăn trong xử lý số liệu, nhiều ý kiến trả lời còn chung chung. + Yêu cầu khi sử dụng phương pháp điều tra. Phải xác định đối tượng điều tra. Soạn thảo hệ thống câu hỏi phù hợp với mục đích điều tra, nội dung nghiên cứu. Xử lý số liệu điều tra nên sử dụng các phương tiện, công cụ hiện đại để xử lý. - Phương pháp thực nghiệm. + Định nghĩa: là phương pháp mà nhà nghiên cứu chủ động tạo ra hiện tượng muốn nghiên cứu trong điều kiện được khống chế nhất định (được chuẩn bị trước) để có thể đo đạc tỷ mỉ, đánh giá chính xác sự biến đổi bản chất của các sự vật hiện tượng dưới tác động của người nghiên cứu. + Ưu điểm: 18
- Người nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm có thể chủ động tạo ra các hiện tượng, các quá trình, cấu trúc và cơ chế để nghiên cứu chúng. Đây là một ưu điểm lớn mà các phương pháp khác như: quan sát, phỏng vấn, … không có. Nhờ có sự chủ động trong nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể lặp đi lặp lại các hiện tượng nghiên cứu để có thể quan sát, so sánh, phân tích các hiện tượng đã xảy ra, theo nhịp độ vừa phải, và thời gian thích hợp. Phương pháp này còn cho phép thay đổi bản chất cấu trúc và cơ chế của đối tượng, thay đổi điều kiện, ảnh hưởng của những tác động bên ngoài tác động vào đối tượng. + Hạn chế: nhà nghiên cứu rất khó để tạo ra các tình huống, các giả thuyết trong quá trình nghiên cứu. Mặt khác, các tình huống, các giả thuyết mà nhà nghiên cứu đưa ra còn phụ thuộc vào các điều kiện môi trường bên ngoài (chịu khống chế của ngoại cảnh) nên để có kết quả thực nghiệm đảm bảo tính khách quan đòi hỏi phải có thời gian lâu dài, thực nghiệm nhiều lần… + Yêu cầu khi sử dụng phương pháp: Khống chế tối đa yếu tố ngoại cảnh tác động vào quá trình thực nghiệm. Lựa chọn các vấn đề thực nghiệm có tính điển hình, phổ biến. Cần tiến hành thực nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần, cần ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận những diễn biến của quá trình thực nghiệm. Đánh giá, xử lý kết quả thực nghiệm. Cần phối hợp với các phương pháp khác. - Phương pháp đàm thoại + Định nghĩa: Đàm thoại là phương pháp thu thập thông tin theo một chương trình nhất định qua việc trò chuyện, trao đổi trực tiếp với người được khảo sát. + Ưu điểm: Nhà nghiên cứu thu nhận được thông trực tiếp từ người được hỏi. Sử dụng phương pháp này giúp cho nhà nghiên cứu có thể khai thác được nội tâm, bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng nên có độ tin cậy cao. Người nghiên cứu chủ động trong quá trình thu thập thông tin thông qua hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị. + Hạn chế: 19
- Sử dụng phương pháp đàm thoại tốn kém nhiều công sức, thời gian trong việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi và cả trong quá trình đàm thoại. Nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp này thường thu thập được các ý kiến mang tính cá nhân (chủ quan), có thể không phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng, vì vậy kết quả thu nhận được chưa chắc đã mang tính phổ biến. + Yêu cầu khi sử dụng phương pháp đàm thoại Chuẩn bị mục đích, nội dung đàm thoại rõ ràng, chính xác. Từ mục đích và nội dung đàm thoại, nhà nghiên cứu phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp. Phải nắm bắt đặc điểm tâm lý của người được hỏi. Trước khi trò chuyện cần tạo ra không khí vui vẻ cởi mở. Cần khéo léo, linh hoạt điều khiển cuộc đàm thoại theo để thu thập thông tin theo mục đích đề ra. Khéo léo điều khiển những ý kiến trả lời của người đối thoại khi họ có những biều hiện hiểu sai ý câu hỏi hoặc trả lời vòng vo, lan man, không đi vào câu trả lời. Nhà nghiên cứu nên sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ trong đàm thoại như: máy ghi âm, ghi hình, ghi chép các ý của người trả lời. Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như: (*****Cô Oanh) - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm: đây là phương pháp mà nhà nghiên cứu thông qua các sản phẩm sư phạm để tìm hiểu tính chất, đặc điểm, tâm lý của con người và của cả hoạt động đã tạo ra sản phẩm ấy nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục. - Phương pháp chuyên gia: là phương pháp thu thập thông tin khoa học, đánh giá một sản phẩm khoa học bằng cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về một lĩnh vực nhất định, nhằm phân tích hay tìm ra giải pháp tối ưu cho sự kiện giáo dục nào đó. Phương pháp này được thực hiện thông qua các hình thức hội thảo, đánh giá, nghiệm thu công trình khoa học. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu thi môn Giáo Dục Quốc Phòng ĐH Kinh tế KTCN 2010
14 p | 3206 | 897
-
Giáo dục học đại cương
14 p | 2555 | 342
-
Đề cương ôn tập môn Giáo dục học nghề nghiệp
12 p | 1035 | 212
-
Đề cương ôn tập môn: Giáo dục học đại cương
14 p | 1403 | 209
-
Đề cương môn : Giáo dục học đại cương
6 p | 1533 | 172
-
Đề cương chi tiết học phần môn Giáo dục quốc phòng 2
9 p | 1412 | 147
-
Đề cương bài giảng học phần: Giáo dục học đại cương - ThS. Nguyễn Thiện Thắng
24 p | 502 | 91
-
Đề cương chuẩn ôn thi cao học Quản lý giáo dục môn Giáo dục học
31 p | 634 | 87
-
Đề cương ôn tập môn học Giáo dục học đại cương II - ĐH Ngoại ngữ
28 p | 538 | 77
-
Đề cương Giáo dục học
49 p | 545 | 76
-
Đề cương môn Giáo dục học
52 p | 718 | 73
-
Đề thi tuyển sinh sau đại học môn Giáo dục học đại cương
3 p | 447 | 55
-
Đề cương môn học: Giáo dục học đại cương II
28 p | 250 | 45
-
Đề thi hết học phần môn Giáo dục học đại cương (Đề số 1) năm học 2012 - 2013
1 p | 1027 | 35
-
Kế hoạch dạy học thực tập sư phạm cuối khóa Giáo dục học đại cương chương 1 bài: Mối quan hệ giữa giáo dục học với các khoa học khác
36 p | 159 | 10
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Giáo dục học đại cương năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 184 | 9
-
Đề cương môn học: Giáo dục nghề nghiệp và công tác xã hội
8 p | 110 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn