intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương môn: Tổ chức lao động trong doanh nghiệp

Chia sẻ: Lê Doãn Quyết | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

461
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề cương môn "Tổ chức lao động trong doanh nghiệp" dưới đây. Nội dung tài liệu cung cấp cho các bạn 6 câu hỏi bài tập có hướng dẫn lời giải. Hy vọng nội dung tài liệu phục vụ hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương môn: Tổ chức lao động trong doanh nghiệp

  1. ĐỀ CƯƠNG MÔN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Câu 1: Thực chất nhiệm vụ và nội dung của tổ chức lao động khoa học? a. Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học: ­ Những nhiệm vụ kinh tế: đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn vật tư, lao động   và tiền vốn, tăng NSLĐ và trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả của sản xuất. ­ Những nhiệm vụ  tâm sinh lý: TCLĐKH phải tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất trong   sản xuất để tái sản xuất sức lao động, làm cho sức lao động hoạt động được bình thường để  bảo  vệ sức khỏe và năng lực làm việc của người lao động. ­ Những nhiệm vụ xã hội: TCLĐKH phải đảm bảo những điều kiện thường xuyên nâng cao  trình độ văn hóa – kỹ thuật của người lao động, để họ có thể phát triển toàn diện và cân đối, bằng  mọi cách nâng cao mức độ  hấp dẫn của lao động và biến lao động thành nhu cầu bậc nhất của   cuộc sống. b. Nội dung của tổ chức lao động khoa học: ­ Xây dựng các hình thái phân công và hợp tác lao động hợp lý, phù hợp với những thành tựu   đạt được của khoa học và kỹ thuật hiện đại, trình độ  phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ  văn hóa kỹ thuật của người lao động, tạo điều kiện không ngừng tăng NSLĐ. ­ Hoàn thiện tổ  chức và phục vụ  nơi làm việc, bao gồm các vấn đề  như  trang bị  đầy đủ  những trang bị  công nghệ  và tổ  chức cho nơi làm việc, bố  trí hợp lý nơi làm việc phù hợp với   những yêu cầu về nhân trắc học, tâm sinh lý lao động, vệ sinh – an toàn lao động và thẩm mỹ sản   xuất cũng như tổ chức đáp ứng các nhu cầu phục vụ nơi làm việc theo những phương hướng kinh   tế nhất. ­ Nghiên cứu và phổ biến các phương pháp, thao tác lao động hợp lý nhằm đạt năng suất lao  động cao và giảm nhẹ lao động cũng như đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. ­ Cải thiện các điều kiện lao động nhằm giảm nhẹ sự nặng nhọc của công việc, giữ  gìn và   tăng cường sức khỏe cho người lao động, tạo ra những điều kiện lao động thuận lợi. ­ Hoàn thiện định mức lao động bao gồm các vấn đề: nghiên cứu các dạng mức lao động và  điều kiện áp dụng chúng trong thực tiễn, nghiên cứu các phương pháp để  xây dựng các mức lao  động có căn cứ kỹ thuật. ­ Tổ  chức trả lương phù hợp với số và chất lượng lao động cũng như  sử  dụng có hiệu quả  chế độ khuyến khích vật chất cho người lao động. ­ Đào tạo và nâng cao trình độ  lành nghề  cho CN, bao gồm việc lựa chọn các hình thức và  phương pháp đào tạo đáp ứng yêu cầu của tiến bộ kỹ thuật và thực tế sản xuất. ­ Tổ  chức công tác thi đua XHCN và củng cố  kỷ  luật lao động, coi đó là một trong những   biện pháp để  động viên người lao động tham gia vào quá trình hợp lý hóa sản xuất và nâng cao   NSLĐ. Câu 2: Mối liên quan giữa Tổ chức lao động KH và định mức kỹ thuật lao động? Tổ chức lao động khoa học là gì? ( Giáo trình trang 11) Định mức kỹ thuật lao đông Mức lao động Mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm,   một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Điều kiện tổ chức ký thuật gồm: + Con người với trình độ  kỹ thuật, tay nghề.
  2. + Máy móc, thiết bị: Chủng loại, chất lượng, phụ tùng. + Nguyên vật liệu( đối tượng lao động): Chất lượng, kích thước. Các định mức lao động gồm có: + Mức thời gian là lượng thời gian hao phí được quy định cho một hoặc một nhóm người lao   động có trình độ  nghiệp vụ  thích hợp để  hoàn thành một đơn vị  sản phẩm hay khối lượng công   việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. + Mức sản lượng: là số  lượng công việc, đơn vị  sản phẩm đúng tiêu chuẩn được quy định   cho một hay một nhóm người lao động có trình độ trong một khoảng thời gian, trong điều kiện tổ  chức kỹ thuật nhất định. + Mức phục vụ: + Mức biến chế: Là số lượng lao động sống của người tham gia để sản cuất một đơn vị sản   phẩm cụ thể theo tính chất, chất lượng quy định trong những điều kiện cụ thể của kỳ kế hoạch. Các dạng mức lao động nói trên đều thể hiện sự quy định về  tiêu hao lao động cần thiết để  sản xuất một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một khối lượng công việc nào đó. Các dạng mức lao  động đều gắn liền với tổ chức kỹ thuật nhất đinh phù hợp với tâm  sinh lý cua công nhân đảm bảo  trong quá trình lao động người công nhân không những sử  dụng có hiệu quả  công suất máy móc  thiết bị mà còn áp dụng phương pháp làm việc tiên tiến, không ngừng nâng cao năng suất lao động. Đinh mức lao động: Đây là một công tác, một công việc là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về  xây dựng tất cả  quá   trình lao động, là quá trình dự tính, tổ chức thực hiện những biện pháp về mặt tổ chức cũng như kỹ  thuật để thực hiện các công việc có năng suất lao động trên cơ sở đó xác định mức tiêu hao để thực   hiện công việc Định mức kỹ thuật lao động Là dựa trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học quá trình sản xuất của doanh nghiệp để quy  định những điều kiện hoàn thành sản phẩm trên cơ sở những điều kiện tổ chức kỹ thuật như máy   móc, thiết bị, nguyên vật liệu, trình độ kỹ thuật của công nhân, tổ chức phục vụ nơi làm việc. Định mức kỹ thuật lao động nghiên cứu hao phí lao động với định mức xác định trên cơ  sở  khoa học và các mức lao động cho các công việc trong quá trình sản xuất đồng thời tìm ra các biện  pháp nhằm sử dụng hợp lý lao động đảm bảo nâng cao năng suất lao động. Thời gian hao phí để haonf thành một công việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, người lao động,  nguyên vật liệu, công cụ  lao động và tổ  chức lao động. Nghiên cứu đầy đủ  các yếu tố  trên ngằm   xác định mức tiêu hao thời gian cần thiết để  hoàn thành công việc là nhiệm vụ  của định mức lao   động kỹ thuật trong doanh nghiệp. Để hoàn thành được nhiệm vụ vủa đinh mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp cần: + Xây dựng và áp dụng trong thực tế, trong sản xuất những mức lao động tiên tiến hợp lý dựa  trên những điều kiện sản xuất tiến bộ. + Kiểm tra xem xét những điều kiện sản xuất cụ thể, quan tâm chú ý đến kinh nghiệm sản   xuất, công tác của những người sản xuất tiên tiến. Nôi dung cơ bản của đinh mức kỹ thuật lao động trong doanh nghiệp bao gồm: + Phân tích quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành xác định kết cấu và trình tự  hợp lý,   thực hiện các bộ phận bước công việc, phát hiện những bất hợp lý trong quá trình thực hiện, hoàn  thiện chúng trên cơ sở phân công và hiệp tác lao động. + Cải thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc trên cơ sở trang bị và bố trí hợp lý nơi làm việc   áp dụng hình thức và chế độ phục vụ cho các nơi làm việc hoạt đọng có nhiều hiệu quả hơn. + Cải thiện các điều kiện lao động, hợp lý hóa các phương pháp và thao tác lao động.
  3. + Tiến hành khảo sát, xác định các loại thời gian hao phí và nguyên nhân những hao phí, nhằm   xây dựng các mức và tiêu chuẩn lao động. + Đưa các mức tiêu chuẩn được xây dựng vào thực hiện trong sản xuất thương xuyên theo   dõi tình hình thực hiện mức, điều chỉnh nhữn mức sai,mức lạc hậu. Định mức lao động có vai trò quan trọng. Nó là cơ  sở cho việc thiết lập kế hoạch lao động,   quan lý lao động, tổ chức lao động thực hiện việc phân phối theo lao động một cách hợp lý. Định mức lao động là cơ sở để thiết lập kế hoạch lao động. Muốn lập kế hoạch lao động người ta phải căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của năm kế hoạch  hay nói cách khác là căn cứ  số lượng sản  phẩm được giao trong năm. Nhớ  có mức lao đọng cho  bước công việc mà tính được lượng lao động chế tạo sản phẩm xác định được số lượng lao động   cần thiết, kết cấu nghề và trình độ lành nghề của họ, phân bổ công nhân cho thích hợp. Định mức lao động là cơ  sơ  để  nâng cao năng suất lao động: Việc nâng cao năng suất lao  động chủ  yếu so việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nâng cao hiệu suất sử  dụng máy móc   thiết bị, nhưng con người vẫn là yếu tố  quyết định đến năng suất lao động. Thông qua công tác  định mức lao động ta nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất phát hiện và loại bỏ các thao   tác, động tác thừa, cải tiến phương pháp sản xuất hợp lý hóa nơi làm việc nhờ  đó mà giảm được   hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm nâng cao năng suất lao động. Mặt khác nhờ có định mức   lao động mới biết được khả năng làm việc của từng người phát hiện ra những người có năng suất   cao nghiên cứu phương pháp sản xuất tiên tiến của họ  từ  đó áp dụng cho sản xuất. Đồng thời   nghiên cứu thao tác sản xuất của công nhân có năng suất lao động thấp giúp cho họ phấn đấu đạt  và vượt mức. Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động hợp lý khoa học. Như  chúng ta đã biết, quy luật kinh tế  quan trọng hàng đầu là quy luật tiết kiệm thời gian.   Quy luật này có liên quan trực tiếp đến tổ  chức lao động khoa học mặt khác một trong những   nnghieemj vụ quan trọng của tổ chức lao động khoa học là tiết kiệm thời gian làm việc. Những hao phí cần thiết để  chế tạo sản phẩm phù hợp với ddieuf kiện tổ chức và kỹ  thuật  nhất định đã được thể hiện trong các mức. Chính sự thể hiện đó đã làm cho định mức lao động liên  quan chặt chẽ với tổ chức lao động khoa học. Định mức lao động các hướng tới xác định hao phí lao động tối ưu và phấn đấu tiết kiệm thời   gian lai động thì nó cáng ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện tổ chức lao động khoa học. Việc tính   thời gian hao phí để hoàn thành công việc với những phương án tổ chức khác nhau sẽ tạo khả năng  đánh giá khách quan và chọn được phương án tối ưu nhất. Cả về mặt sử dụng lao động và sử dụng   máy móc thiết bị. Nhờ việc xác định các mức lao động bằng phương pháp khoa học mà việc tính   hao phí thời gian theo yếu tố giúp ta đánh giá được mức độ hợp lý của lao động hiện tại, phát hiện   các thiếu sót làm lãng phí thời gian cần có biện pháp khắc phục. Mặt khác, việc áp dụng các mức lao động được xây dựng trong điều kiện tổ  chức lao động  tiến bộ  lại cho phép áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tiên tiến trong tổ  chức sản xuất và tổ  chức lao động đối với tất cả công nhân và toàn xí nghiệp. Sự ảnh hưởng của mức lao động tới quá   trình hoán thiện tổ  chức lao động khoa học còn thể  hiện  ở  chỗ  khơi dậy và khuyến khích sự  cố  gắng của công nhân, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phấn đấu hoàn thành vượt mức, động viên họ  tìm tới   biện pháp tiếp tục hoàn thiện tổ chức lao động. Vai trò của định mức lao động đối với tổ chức lao động khoa học còn được thể hiện rõ ở nội   dung phân công và hiệp tác lao động. Thật vậy, để  thực hiện phân công lao dộng hợp lý cần phải  biết không chỉ là nội dung công việc hợp thành quá trình công nghệ mà còn phải biết tính toán hao  
  4. phí lao động để hoàn thành bước công việc. Việc xác định chính xác hao phí lao động để hoàn thành   chức năng phục vụ sản xuất cho phép tổ chức phân công lao động theo chức năng hợp lý hơn. Câu 3: Phân loại thời gian làm việc? Có nhiều cách phân loại thời gian làm việc, thông thường phân theo quá trình sản xuất, theo   công nhân và theo thiết bị (sơ đồ 2, 3, 4). Câu 4: Phân chia quá trình sản xuất theo các mặt công nghệ và lao động a. Phân chia theo công nghệ: Về  mặt công nghệ, bước công việc được phân chia thành các giai đoạn chuyển tiếp và các   bước chuyển tiếp. ­ Giai đoạn chuyển tiếp là bộ  phận đồng nhất về  công nghệ  của bước công việc, nó được   biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, dụng cụ và chế độ gia công. Một bước công việc có   thể  bao gồm một hay nhiều giai đoạn chuyển tiếp. Trong các bước công việc tổ  hợp, giai đoạn   chuyển tiếp được biểu hiện bằng sự cố định về tính chất của đối tượng lao động hoặc chế độ  làm  việc của thiết bị. Đặc điểm của giai đoạn chuyển tiếp trong tất cả các bước công việc, trừ các bước công việc  tổ  hợp, là đều có khả  năng tách ra hoàn thành ở  một nơi làm việc riêng biệt. Trong loại hình sản   xuất hàng khối, mỗi bước công việc thường chỉ có một giai đoạn chuyển tiếp, còn trong loại hình   sản xuất hàng loạt nhỏ  và đơn chiếc, mỗi bước công việc thường bao gồm một số  giai  đoạn  chuyển tiếp. ­ Bước chuyển tiếp là phần việc như nhau lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển tiếp. Sự  phân chia bước công việc thành giai đoạn chuyển tiếp và bước chuyển tiếp là sự  phân  chia trên giác độ sản xuất, theo sự biến đổi của đối tượng lao động – tức là về mặt công nghệ. b. Phân chia theo lao động: Về mặt lao động, bước công việc được phân chia thành các thao tác, động tác và cử động. ­ Thao tác là tổ hợp các hoạt động của công nhân nhằm thực hiện một mục đích nhất định về  công nghệ. Thao tác là bộ phận của bước công việc được đặc trưng bởi tính mục đích. Tùy từng mục đích nghiên cứu mà có thể phân chia các thao tác thành thao tác chính và thao tác   phụ, hoặc có nhóm các thao tác thành tổ hợp các thao tác. Các thao tác chính là những thao tác làm diễn ra sự  thay đổi các tính chất lý, hóa học, hình   dáng, kích thước hay vị trí không gian của đối tượng lao động, tức là thực hiện được mục đích của   quá trình công nghệ. Còn các thao tác phụ chỉ đảm bảo điều kiện để tiến hành các thao tác chính. Các thao tác có thể được nhóm theo hai cách. Cách thứ nhất là theo trình tự công nghệ để thực   hiện chúng. Cách thứ hai, các thao tác được nhóm thành tổ hợp không phụ thuộc vào trình tự thực   hiện chúng, mà theo một yếu tố giống nhau nào đó. Thao tác lại được phân chia tiếp tục thành động tác. Động tác là một bộ  phận của thao tác  biểu thị bằng những cử động chân tay và thân thể  của công nhân nhằm lấy đi hay di chuyển một   vật nào đó. Các động tác được tạo thành từ các cử động. Cử động là bộ phận của động tác biểu thị bằng   sự thay đổi một lần vị trí các bộ phận cơ thể của công nhân. Như  vậy, cử động là hành động nhỏ  nhất của con người, không thể  phân chia được nữa và   được diễn ra một cách không gián đoạn, không có sự  thay đổi hướng. Tất cả  các hoạt động của  con người để được cấu thành từ một số nhất định các cử động cơ bản. Các kết quả nghiên cứu cho   thấy có tất cả 21 cử động cơ bản. Bao gồm: 9 cử động ngón tay – bàn tay và cánh tay; 10 cử động  thân, 2 chức năng nhìn.
  5. Câu 5: Khảo sát thời gian làm việc Mục đích chung của việc khảo sát: ­ Nghiên cứu những hao phí thời gian làm việc thực tế của công nhân và thiết bị trên cơ sở đó   phát hiện những lãng phí thời gian và đề ra biện pháp loại trừ nó. ­ Nghiên cứu những phương pháp làm việc và thao tác tiên tiến của những công nhân lành  nghề  và những người có phát minh sáng kiến cải tiến kỹ  thuật nhằm phổ  biến áp dụng rộng rãi   trong công nhân. ­ Thu thập tài liệu ban đầu để tổ chức và bố trí lao động trong dây chuyển sản xuất cũng như  nơi làm việc được hợp lý nhất. ­ Thu thập tài liệu ban đầu để trên cơ sở đó xác định nội dung công việc và trình tự thực hiện   công việc được hợp lý nhất Tùy theo mục đích của việc khảo sát và cách tiến hành trong thực tế  tổ chức lao động cũng   như định mức kỹ thuật lao động người ta thường dùng những phương pháp nghiên cứu hao phí thời   gian làm việc sau đây: + Chụp ảnh thời gian làm việc + Bấm giờ bước công việc + Kết hợp cả chụp ảnh và bấm giờ * Chụp ảnh thời gian làm việc: Là phương pháp nghiên cứu tất cả  các loại hao phí thời gian làm việc của công nhân trong  một thời gian nhất định. Nếu nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân trong một ca làm việc  gọi là chụp ảnh ca làm việc (hay ngày làm việc), còn nghiên cứu thời gian cần thiết để  công nhân   hoàn thành một công việc gọi là chụp ảnh quá trình làm việc. Chụp ảnh thời gian làm việc có các hình thức: ­ Chụp ảnh cá nhân: Nghiên cứu toàn bộ việc sử dụng thời gian làm việc của một công nhân   tại nơi làm việc trong suốt ca làm việc một cách chi tiết. ­ Tự  chụp  ảnh ngày làm việc: Do mỗi công nhân tự  ghi lại tình hình sử  dụng thời gian làm  việc của mình. Cách thức thực hiện như  chụp  ảnh cá nhân ngày làm việc. Mặc dù tự  chụp  ảnh   ngày làm việc không đảm bảo tính khách quan và mức độ chính xác cao nhưng lại thu hút đông đảo   người lao động có tác dụng tăng cường kỷ luật lao động. * Bấm giờ trước công việc: Bấm giờ là một phương pháp quan sát đặc biệt có sử dụng đồng hồ bấm giây để nghiên cứu  thời gian hao phí khi thực hiện các bước công việc hoặc các thao tác, động tác lặp đi lặp lại nhiều   lần, có chu kỳ tại nơi làm việc. Trong thực tế có 2 cách bấm giờ khác nhau: ­ Bấm giờ liên tục (hay còn gọi là bấm giờ theo thời gian hiện tại) là phương pháp theo dõi   các thao tác nối tiếp nhau theo trình tự thực hiện các bước công việc. Bấm giờ liên tục thường sử  dụng đồng hồ bấm giờ hai kim. Trường hợp những thao tác có lượng thời gian lớn hơn 1’ có thể sử  dụng đồng hồ đeo tay có kim giây. ­ Bấm giờ không liên tục (còn gọi là bấm giờ chọn lọc) là phương pháp bấm giờ từng thao   tác cá biệt không phụ thuộc vào trình tự thực hiện các thao tác đó trong bước công việc. Bấm giờ  chọn lọc thường sử dụng đồng hồ bấm giờ một kim (đồng hồ thể thao). * Mối quan hệ giữa bấm giờ và chụp ảnh:
  6. Dựa vào sự phân tích tài liệu chụp ảnh thời gian làm việc mà xác định các loại thời gian được   định mức trong ca một cách hợp lý như: thời gian chuẩn kết, thời gian phục vụ, thời gian nghỉ ngơi   và thời gian tác nghiệp. Tuy vậy nó vẫn chưa xác định được thời gian tác nghiệp sản phẩm mà còn phải dựa vào việc  phân tích tài liệu bấm giờ mới xác định được thời gian tác nghiệp sản phẩm chính xác, hợp lý. Tóm lại, bằng phương pháp khảo sát phân tích, muốn xây dựng mức được chính xác và hợp   lý phải kết hợp chặt chẽ giữa chụp ảnh thời gian làm việc và bấm giờ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2