TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC<br />
TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD – TD – QP<br />
Môn: Địa lí 12 – cơ bản<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 12 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
A. PHẦN LÍ THUYẾT<br />
Phần 1: Địa lí dân cư:<br />
Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta.<br />
Bài 17: Lao động và việc làm.<br />
Bài 18: Đô thị Hóa.<br />
Phần 2: Địa lí ngành kinh tế<br />
Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.<br />
- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp:<br />
Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta. (Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới)<br />
Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp. (Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp)<br />
Bài 24: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và thủy sản.<br />
Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.<br />
- Một số vấn đề phát triển và phân bố Công nghiệp:<br />
Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp.<br />
Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm. ( Công nghiệp năng lượng và<br />
công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm)<br />
Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp.<br />
- Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ:<br />
Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc<br />
Bài 31: Vấn đề phát triển ngành thương mại và du lịch.<br />
Phần 3: Địa lí vùng kinh tế:<br />
Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.<br />
Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành vùng ĐBSH.<br />
Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ.<br />
Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng Duyên hải nam Trung Bộ.<br />
Bài 36: Vấn đề Khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.<br />
Bài 37: Vấn đề Khai thác thế mạnh theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.<br />
Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL<br />
Phần 4: Địa lí kinh tế.<br />
Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông<br />
Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm.<br />
PHẦN B. KĨ NĂNG<br />
I. KĨ NĂNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM<br />
1. Vai trò, đặc điểm cơ bản:<br />
- Sử dụng Atlat minh họa cho bài học và trả lời các câu hỏi.<br />
- Cấu trúc của Atlat tương tự SGK Địa lí 12: Dân cư, kinh tế, vùng kinh tế.<br />
2. Cách sừ dụng:<br />
Biết chú giải: chú giải chung ở trang bìa chú giải cho cả tập Atlat, chú giải riêng trong các<br />
trang Atlat.<br />
3. Khai thác Atlat<br />
a. Tìm mối quan hệ các đối tượng địa lí trên Atlat: tự nhiên- dân cư- kinh tê – phương hướng<br />
phát triển KT- XH,…<br />
b. Khai thác các biểu đồ, số liệu để trả lời câu hỏi.<br />
II. KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU.<br />
Nhận dạng biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu:<br />
<br />
CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG HỌC KÌ II ĐỊA LÍ 12<br />
I. ĐỊA LÍ DÂN CƯ<br />
Câu 1. Đặc điêm không đúng với dân cư nước ta là:<br />
A. đân số đông, nhiều thành phần dân tộc.<br />
B. gia tăng dân số giảm nhanh, cơ cấu dân số trẻ.<br />
C. dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn.<br />
D. dân số có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu nhóm tuổi.<br />
Câu 2. Số lượng các dân tộc anh em cùng sinh sống trên đất nước ta là:<br />
A. 50.<br />
B. 54.<br />
C. 55.<br />
D. 56.<br />
Câu 3. Đối với đồng bào các dân tộc, vấn đề mà Nhà nước ta đang đặc biệt quan tâm là:<br />
A. các dân tộc ít nười sống tập trung ở miền núi.<br />
B. mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng.<br />
C. sự chênh lệch lớn về phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.<br />
D. phân bố của các dân tộc đã có nhiều thay đổi.<br />
Câu 4. Việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc ít nười ở nước ta cần được chú trọng hơn nữa do:<br />
A. các dân tộc ít người đống vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng.<br />
B. một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quý báo.<br />
C. sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc hiện có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của đại bộ phận<br />
dân tộc ít người còn thấp.<br />
D. trước đây chúng ta chưa chú trọng vấn đề này.<br />
Câu 5. Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở các quốc gia và khu vực là:<br />
A. Hoa Kì, Ôxtrâylia, châu Âu.<br />
B. Bắc Mĩ, châu Âu, Nam Á.<br />
C. Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Đông Á.<br />
D. Châu Âu, Ôxtrâylia, Trung Á.<br />
Câu 6. Dân số nước ta tăng trung bình mỗi năm khoảng:<br />
A. 0,5 triệu người.<br />
B. 1,0 triệu người.<br />
C. 1,8 triệu người.<br />
D. 2,5 triệu người.<br />
Câu 7. Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng số người gia tăng hàng năm còn nhiều mặc dù tốc độ tăng dân số<br />
đã giảm ở nước ta là:<br />
A. tác động của chính sách di cư.<br />
B. quy mô dân số lớn.<br />
C. tác dộng của các quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.<br />
D. mức sinh cao và giảm chậm, mức tử xuống thấp và ổn định.<br />
Câu 8. Gia tăng tự nhiên dân số nước ta từ giữa thế kỉ XX trở về trước thấp là do:<br />
A. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.<br />
B. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử cao.<br />
C. tỉ suất tăng cơ học thấp.<br />
D. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cũng cao.<br />
Câu 9. Hiện nay, nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp là do:<br />
A. số người trong độ tuổi sinh đẻ ít.<br />
B. thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.<br />
C. đời sống nhân dân khó khăn.<br />
D. xu hướng sống độc thân ngày càng phổ biến.<br />
Câu 10. Số người tăng thêm hàng năm còn cao ở nước ta cũng tạo thuận lợi cho việc:<br />
A. phát triển nhiều ngành công nghiệp.<br />
B. cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.<br />
C. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.<br />
D. mở rộng thị trường tiêu thụ.<br />
Câu 11. Mật độ dân số nước ta có xu hướng:<br />
A. ngày càng giảm.<br />
B. ngày càng tăng.<br />
C. giữ nguyên và ít biến động.<br />
D. thấp so với mức mức trung bình của thế giới.<br />
Câu 12. Vùng có mật đô dân số cao nhất nước ta là:<br />
A. ĐBSH.<br />
B. ĐBSCL.<br />
C. DHMT.<br />
D. Đông Nam Bộ.<br />
Câu 13. Vùng có mật đô dân số thấp nhất nước ta là:<br />
A. Tây Nguyên.<br />
B. Bắc Trung Bộ.<br />
C. Đông Nam Bộ.<br />
D. Tây Bắc.<br />
<br />
Câu 14. Vùng có số dân ít nhất nước ta hiện nay là:<br />
A. TD&MN Bắc Bộ.<br />
B. Đông Nam Bộ.<br />
C. Bắc Trung Bộ.<br />
D. Tây Nguyên.<br />
Câu 15. Nguyên nhân cơ bản làm ĐBSH có mật độ dân số cao hơn ĐBSCL là:<br />
A. đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn.<br />
B. khí hậu thuận lợi hơn.<br />
C. giao thông thuận tiện hơn.<br />
D. lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn.<br />
Câu 16. Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng chủ yếu là do:<br />
A. điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.<br />
B. lịch sử định cư muộn hơn.<br />
C. nguồn lao động ít hơn.<br />
D. phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp.<br />
Câu 17. Nhận định không đúng với đặc điểm phân bố dân cư của nước ta là:<br />
A. phân bố không đồng đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi.<br />
B. mật độ dân số ở nông thôn cao hơn so với đô thị.<br />
C. dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.<br />
D. tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng cao.<br />
Câu 18. Hậu quả nghiêm trọng nhất của tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi là:<br />
A. gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng ở nước ta.<br />
B. các vùng xuất cư thiếu hụt lao động.<br />
C. làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư.<br />
D. tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm.<br />
Câu 19. Việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là rất cần thiết vì:<br />
A. nguồn lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp.<br />
B. dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở các đồng bằng.<br />
C. sự phân bố dân cư của nước ta không đều và chưa hợp lí.<br />
D. tỉ lệ thiếu việc là và thất nghiệp của nước ta còn cao.<br />
Câu 20. Mục tiêu chính của việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi và phát triển tiểu<br />
thủ công nghiệp nông thôn là:<br />
A. khai thác có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.<br />
B. nâng cao tỉ lệ dân thành thị,<br />
C. phân bố lại dân cư.<br />
D. giải quyết nhu cầu việc làm của xã hội.<br />
Câu 21. Đặc điểm lao động không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay là:<br />
A. nguồn lao động nước ta rất dồi dào.<br />
B. lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất, nhất là trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.<br />
C. chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.<br />
D. cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế của nước ta hiện nay có sự chuyển dịch nhanh<br />
chóng và mạnh mẽ.<br />
Câu 22. Bình quân mỗi năm, nguồn lao động nước ta tăng thêm khoảng:<br />
A. hơn nữa triệu người.<br />
B. gần 1 triệu người.<br />
C. hơn 1 triệu người.<br />
D. hơn 2 triệu người.<br />
Câu 23. Đặc điểm không đúng về chất lượng nguồn lao động của nước ta là:<br />
A. cần cù, sáng tạo, ham học hỏi.<br />
B. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.<br />
C. có tác phong công nghiệp, chuyên nghiệp.<br />
D. chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được nâng lên.<br />
Câu 24. Đặc điểm nào sau đây không phải là mặt mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay?<br />
A. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông – lâm – thủy sản.<br />
B. tỉ lệ lao động trẻ cao, có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.<br />
C. chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên.<br />
D. có tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động cao.<br />
Câu 25. Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là:<br />
A. số lượng quá đông đảo.<br />
B. thể lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế.<br />
C. tỉ lệ người lớn biết chữ không cao.<br />
D. tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn với trình độ còn hạn chế.<br />
Câu 26. Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ:<br />
<br />
A. số lượng lao động làm việc trong các công ty liên doanh tăng lên.<br />
B. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.<br />
C. mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, hướng nghiệp.<br />
D. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.<br />
Câu 27. Đặc điểm không đúng về nguồn lao động của nước ta hiện nay là:<br />
A. có chất lượng ngày càng cao.<br />
B. lực lượng lao động có trình độ còn ít.<br />
C. ở các thành phố lớn lực lượng lao động có trình độ đã đáp ứng được nhu cầu trong khi ở nông thôn vẫn<br />
còn thiếu nhiều.<br />
D. chất lượng lao động nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại.<br />
Câu 28. Thu nhập bình quân của người lao động nước ta thuộc loại thấp so với thế giới là do:<br />
A. năng suất lao động thấp.<br />
B. lao động nước ta chỉ chuyên sâu một nghề.<br />
C. phần lớn lao động làm trong ngành dịch vụ.<br />
D. đa số hoạt động trong các ngành tiểu thủ công nghiệp.<br />
Câu 29. Phần lớn lao động nước ta hiện nay tập trung ở khu vực:<br />
A. nông – lâm – thủy sản.<br />
B. công nghiệp.<br />
C. xây dựng.<br />
D. dịch vụ.<br />
Câu 30. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta đang chuyển dịch theo hướng:<br />
A. giảm tỉ trọng lao động của các ngành dịch vụ.<br />
B. tăng tỉ trọng lao động của các ngành nông, lâm , ngư nghiệp.<br />
C. tăng tỉ trọng lao động của công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.<br />
D. giảm tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp – xây dựng.<br />
Câu 31. Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm – thủy sản là do:<br />
A. các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.<br />
B. thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn.<br />
C. sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất.<br />
D. tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến.<br />
Câu 32. Đặc điểm không đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta là:<br />
A. lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước.<br />
B. số lao động trong khu vực ngoài Nhà nước tương đối ổn định và luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.<br />
C. khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta ngày càng tăng tỉ trọng.<br />
D. lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng ngày càng giảm.<br />
Câu 33. Cơ cấu lao động của nước ta hiện nay đang có sự chuyển dịch từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực:<br />
A. nông – lâm – thủy sản.<br />
B. công nghiệp – xây dựng.<br />
C. có vốn đầu tư nước ngoài.<br />
D. ngoài Nhà nước.<br />
Câu 34. Nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế trong thời<br />
gian qua không phải là do:<br />
A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.<br />
B. sự phát triển của khoa học kĩ thuật.<br />
C. chính sách điều tiết của Nhà nước.<br />
D. chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện.<br />
Câu 35. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do:<br />
A. tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và quá trình đổi mới.<br />
B. chuyển dịch hợp lí cơ cấu lãnh thổ.<br />
C. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.<br />
D. năng suất lao động tăng cao.<br />
Câu 36. Ở nước ta, tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao là ở khu vực:<br />
A. đồng bằng.<br />
B. nông thôn.<br />
C. thành thị.<br />
D. miền núi.<br />
Câu 37. Ở nước ta, tỉ lệ thiếu việc làm tương đối cao là ở khu vực:<br />
A. đồng bằng.<br />
B. nông thôn.<br />
C. thành thị.<br />
D. miền núi.<br />
Câu 38. Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do:<br />
A. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.<br />
B. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.<br />
C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.<br />
D. ngành dịch vụ kém phát triển.<br />
Câu 39. Dòng người chuyển cư tạm thời từ nông thôn ra thành thị xuất phát chủ yếu là do:<br />
<br />
A. lối sống ở nông thôn đơn điệu.<br />
B. tình cảm gắn bó với nông thôn đã giảm sút.<br />
C. tìm kiếm cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập.<br />
D. tìm kiếm cơ hội học tập, khám chữa bệnh.<br />
Câu 40. “Thực hiện đa dạng hóa các hoạt dộng sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công<br />
nghiệp…), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ” là phương hướng giải quyết việc làm ở:<br />
A. vùng nông thôn nước ta.<br />
B. vùng trung du nước ta.<br />
C. vùng miền núi nước ta.<br />
D. vùng đô thị nước ta.<br />
Chủ đề 2. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ<br />
2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:<br />
Câu 1. Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở:<br />
A. Nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định.<br />
B. Nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí.<br />
C. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lí.<br />
D. Tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ được môi trường.<br />
Câu 2. Biểu hiện cho thấy cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng<br />
công nghiệp hóa – hiện đại hóa là:<br />
A. Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất; tỉ trọng công nghiệp<br />
– xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp.<br />
B. Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm;<br />
tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng mạnh; dịch vụ không tăng.<br />
C. Nông – lâm – ngư nghiệp còn chiếm tỉ trọng khá cao nhưng có xu<br />
hướng giảm; tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng,<br />
nhất là công nghiệp – xây dựng.<br />
D. Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao; tỉ trọng dịch vụ tăng<br />
nhanh; công nghiệp tăng chậm.<br />
Câu 3. Trong khu vực nông – lâm – ngư sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu<br />
hướng tăng chủ yếu là do:<br />
A. Nguồn tài nguyên thủy sản phong phú đang được chú trọng khai thác.<br />
B. Trang thiết bị phục vụ ngành khai thác thủy sản ngày càng hiện đại.<br />
C. Đã chiếm lĩnh được các thị trường đầy tiềm năng và đem lại hiệu quả<br />
Kinh tế cao.<br />
D. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ít được chú trọng đầu tư hơn.<br />
Câu 4. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến khu vực công nghiệp – xây dựng ở nước<br />
ta có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm nhanh nhất trong nền kinh tế là:<br />
A. Xu hướng chuyển dịch của thế giới và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.<br />
B. Đường lối chính sách, phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước và xu thế phát triển kinh tế thế giới.<br />
C. Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào.<br />
D. Đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ khoa học – kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.<br />
Câu 5. Ở Việt Nam hiện nay, thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là:<br />
A. kinh tế ngoài Nhà nước.<br />
B. kinh tế Nhà nước.<br />
C. kinh tế cá thể.<br />
D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.<br />
Câu 6. Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng nhanh chủ yếu là do:<br />
A. khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.<br />
B. Tận dụng tốt thế mạnh nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động không ngừng được nâng cao.<br />
C. Đường lối mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng cùng với các chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển.<br />
D. Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức như ASEAN, APEC, WTO…<br />
Câu 7. Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần nhà nước thể hiện qua việc:<br />
A. kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP và đang có xu hướng tăng trong giai đoạn gần đây.<br />
B. Mặc dù đã giảm nhưng kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng hơn 1/3 trong cơ cấu GDP phân theo thành phần<br />
kinh tế ở nước ta.<br />
C. Kinh tế nhà nước nắm giữ hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước.<br />
D. Kinh tế nhà nước có quyền chi phối các thành phần kinh tế còn lại.<br />
Câu 8. Hướng phát triển Không thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta là:<br />
A. Hình thành các vùng KTTĐ.<br />
B. Phát triển hình thức khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.<br />
C. Phát triển các ngành tận dụng được lợi thế nguồn lao động dồi dào.<br />
D. Hình thành các vùng chuyên canh.<br />
Câu 9. Vùng phát triển sản xuất công nghiệp nhất ở nước ta là:<br />
<br />