Đề cương ôn tập Hóa học 10,11 học kì I năm học 2010 – 2011 – Trường THPT Bà Rịa
lượt xem 129
download
Để ôn tập tốt môn Hóa học chuẩn bị cho kỳ thi HK1 mời các bạn cùng tham khảo “Đề cương ôn tập Hóa học 10 học kì I năm học 2010 – 2011 – Trường THPT Bà Rịa”. Tài liệu hệ thống kiến thức chính cần nắm trong các chương Nguyên tử, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, Liên kết hóa học, Phản ứng oxi hóa – khử, Sự điện li… dưới dạng lý thuyết sẽ giúp nắm vững kiến thức một cách nhanh chóng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập Hóa học 10,11 học kì I năm học 2010 – 2011 – Trường THPT Bà Rịa
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC 10, 11 HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2010 – 2011– TRƯỜNG THPT BÀ RỊA CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ 1/ Biết được: Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron. 2/ Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử và ngược lại. Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị; Tính % 2 đồng vị khi biết nguyên tử khối trung bình. 3/ Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học, trên cơ sở đó vận dụng viết được cấu hình electron của 20 nguyên tố đầu tiên. Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng. CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN 1/ Biết được: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn; Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B). 2/ Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng. Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p. 3/ Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong một chu kì, một nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử) cụ thể, thí dụ sự biến thiên về:Độ âm điện, bán kính nguyên tử;Hoá trị cao nhất của nguyên tố đó với oxi và với hiđro. Tính chất kim loại, phi kim;Công thức hoá học và tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng. 4/ Từ vị trí nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra: Cấu hình electron nguyên tử ; Tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó; So sánh tính kim loại, phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận. Ngược lại, từ cấu hình electron suy ra vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 5/ Giải được bài toán liên quan đến thành phần nguyên tố hoặc thành phần oxi trong oxit cao nhất; thành phần nguyên tố hoặc thành phần hidro trong hợp chất khí với hidro của nguyên tố.
- CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HOÁ HỌC 1/ Biết định nghĩa liên kết ion, liên kết cộng hoá trị (liên kết cộng hoá trị có cực, không cực) ; sự tạo thành ion, sự hình thành và đặc điểm của liên kết cộng hoá trị 2/ Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể. Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể. 3/ Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể. Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng. 4/ Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể. CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ 1/- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể. Lập được phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron). 2/ Nhận biết được một phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố. Đối với chương trình nâng cao: Ngoài nội dung của 4 chương kể trên, cần ôn tập thêm một số nội dung dưới đây và một phần của Chương 5 : - Hình dạng obitan s, p và số lượng các obitan trong mỗi lớp, mỗi phân lớp. - Viết được cấu hình electron dạng ô lượng tử của một số nguyên tố hóa học. - Vận dụng được nội dung nguyên lí vững bền, nguyên lí Pau-li, quy tắc Hun. CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN 1/ Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế clo, hidro clrua trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2/ Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo, HCl , dd HCl, hợp chất có oxi của clo và viết phương trình minh họa. 3/ Phân biệt được dung dịch HCl và muối clorua với dung dịch axit và muối khác. 4/ Giải được một số bài tập tổng hợp liên quan đến tính chất, điều chế : Clo, axit HCl, muối clorua.
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC 11 CHƯƠNG1: SỰ ĐIỆN LI 1/ Biết được: Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.Viết phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu. 2/ Biết được : Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut. Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit. Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo A-rê-ni-ut. Nhận biết được một số chất cụ thể là axit, bazơ, hidroxit lưỡpng tính, muối trung hòa, muối axit . 3/ Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ ion H+ và pH. Xác định được môi trường của dung dịch dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein. 4/ Hiểu được bản chất , điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly và viết được phương trình ion rút gọn của các phản ứng. 5/ Vận dụng kiến thức để giải các bài toán tính khối lượng, thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp, thể tích dung dịch, thể tích (đktc) của các chất khí thu được hoặc các chất tham gia phản ứng theo phương trình hóa học. Tính nồng độ mol/l các ion thu được sau phản ứng. CHƯƠNG 2: NITƠ-PHOTPHO 1/ Biết được: tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan…), điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp của nitơ , amoniac, muối amoni , Axit nitric, phot pho , axit photphoric, muối nitrat, muối của axit phophoric. Biết thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, tác dụng đối với cây trồng và cách điều chế các loại phân này. 2/ Hiểu được: tính chất hoá học của nitơ , amoniac , axit nitric , photpho , axit photphoric, muối nitrat, muối amoni. Viết được phương trình minh họa. 3/ Phân biệt được các muối amoni, nitrat, photphat và một số muối khác bằng phương pháp hóa học. 4/ Vận dụng kiến thức để giải các bài toán liên quan đến hỗn hợp kim loại, hoặc các chất tác dụng với HNO3 (các trường hợp axit đặc, loãng, điều kiện đun nóng hoặc nguội), nhiệt phân muối nitrat. CHƯƠNG 3: CACBON-SILIC
- 1/ Biết được: tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan…), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp của : cacbon, silic , CO, CO2. 2/ Hiểu được: tính chất hoá học của cacbon, silic, CO, CO2 , axit cacbonic, muối cacbonat, SiO2. Viết được phương trình minh họa. 3/ Tính thành phần % khối lượng muối cacbonat trong hỗn hợp; tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí. CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ (Chỉ dùng cho chương trình Chuẩn) 1/ Biết được :Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất). Các loại công thức của hợp chất hữu cơ : Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo. Phân tích định tính, phân tích định lượng. Nội dung thuyết cấu tạo hoá học ; Khái niệm đồng đẳng, đồng phân. Liên kết đơn, bội (đôi, ba) trong phân tử chất hữu cơ. Phân loại phản ứng hữu cơ cơ bản : Thế, cộng, tách ... 2/ Tính thành phần phần trăm khối lượng của C, H, O, N căn cứ vào các số liệu phân tích định lượng; Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi; Xác định được công thức đơn giản nhất và công thức phân tử. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO: Ngoài nội dung của các chương 1, 2, 3 kể trên cần ôn tập thêm các nội dung dưới đây : 1/ Phân biệt được chất điện li mạnh, yếu dựa vào độ điện li (a) - Áp dụng độ điện li (a) trong cân bằng điện li - Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo A-re-ni- ut và theo Bron-stêt. Viết biểu thức hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ cho một số trường hợp cụ thể. Đánh giá độ axit, độ bazơ của dung dịch dựa vào nồng độ ion H+, OH-, pH, pOH. 2/ Thiết lập biểu thức của hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ cho một số axit, bazơ cụ thể. Áp dụng để tính hằng số Ka hoặc Kb theo nồng độ cho trước và ngược lại.
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC 12 CHƯƠNG 1: ESTE- LIPIT - Khái niệm về este, chất béo. Phản ứng thủy phân este trong axit và kiềm, đặc điểm của 2 phản ứng này. - Công thức chung cùa este no đơn chức, mạch hở; công thức chung của chất béo. Cách gọi tên este, và một số chất béo (trong SGK). Viết CTCT các đồng phân của este no đơn mạch hở có tối đa 4 C. CTCT thu gọn các trieste có thể có của chất béo chứa các gốc axit béo khác nhau. - Phản ứng thủy phân, phản ứng xà phòng hoá của chất béo. Phản ứng hidro hoá chất béo lỏng. - Bài toán về thiết lập CTPT của este dựa vào: phản ứng thủy phân (trong axit hoặc kiềm), phản ứng đốt cháy. Tính % khối lượng của este trong hỗn hợp. Tính chỉ số axit và chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính khối lượng xà phòng sản xuất được theo hiệu suất phản ứng. CHƯƠNG 2: CACBOHIDRAT - Phân loại cacbohidrat (monosaccrit, đisaccarit, polisaccarit). - Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo và khối lượng phân tử của Glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. - So sánh tính chất hoá học cơ bản giữa các cacbohidrat, biết chọn các phản ứng hóa học để chứng minh các đặc điểm cấu tạo đó. - Biết dùng thuốc thử đặc trưng để nhận biết và phân biệt các chất như : este fomat, axit axetic, glixerol, glucozơ, fructozơ, dd andetit axetic, dd saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. - Vận dụng giải các bài toán liên quan đến phản ứng thuỷ phân tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ cũng như các phản ứng khác như : lên men rượu, phản ứng tráng bạc để tính toán lượng sản phẩm hay chất cần dùng, có chú ý đến hiệu suất phản ứng. CHƯƠNG 3: AMIN, AMINO AXIT, PROTEIN - Biết viết CTCT các amin đơn chức, phân biệt được các bậc amin; CTCT các amino axit đơn giản thường gặp (trong SGK), gọi tên (chú ý tên thường). Viết CTCT các đồng phân amin có tối đa 4 C, các đồng phân amino axit có tối đa 3 C. Viết CTCT một số dipeptit, tripeptit. - Đặc điểm cấu tạo và hóa tính cơ bản của amin, amino axit, peptit, protein. So sánh tính bazơ của một số amin. So sánh cấu tạo và tính chất hóa học của amin, amino axit, protein (Bảng trang 57 SGK 12 chuẩn) - Biết được môi trường của dung dịch amino axit dựa theo đặc điểm cấu tạo.
- - Biết dùng phản ứng đặc trưng để nhận biết các chất cụ thể như : anilin, dd amino axit, anbumin (lòng trắng trứng), các peptit ngắn (dipeptit, tripeptit). - Vận dụng kiến thức để xác định CTPT Amino axit theo CTĐG nhất, theo phản ứng thể hiện tính lưỡng tính, phản ứng cháy; tính được số mắt xích của amino axit trong phân tử protein. CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME - Biết được các khái niệm: polime, chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, caosu. - Từ monome viết được CTCTcủa polime và ngược lại. - Viết được phương trình hoá học tổng hợp một số polime thông dụng. Phương pháp điều chế polime (phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng). Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo. - Tính khối lượng monome hoặc polime tạo ra với hiệu suất phản ứng. Tính số mắt xích trong polime. CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI - Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại, cấu tạo mạng tinh thể kim loại. Tính chất vật lý chung của kim loại và nguyên nhân gây ra các tính chất này. - Các phản ứng hóa học đặc trưng của kim loại . - Nắm lại các khái niệm: chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa để trả lời câu hỏi và biết so sánh tính oxi hóa củacác ion kim loại và tính khử của các kim loại trong dãy điện hóa. Biết tinh chế kim loại có lẫn kim loại khác hoặc dung dịch muối có lẫn muối khác; xác định chiều phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa - khử theo qui tắc anpha. Tính được số phản ứng có thể xảy ra giữa các cặp oxi hóa - khử. - Hiểu thế nào là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa. Điều kiện để có sự ăn mòn điện hóa. Cơ chế ăn mòn điện hóa với các quá trình xảy ra tại mỗi điện cực (theo TD của SGK). Biết vận dụng đề xuất biện pháp bảo vệ kim loại trong thực tế. - Bài toán xác định kim loại theo phản ứng hóa học. Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp hay trong hợp kim. Bài toán Kim loại tác dụng với dung dịch muối, tác dụng với axit. Chương trình 12 nâng cao: Ngoài nội dung 5 Chương kể trên, có thêm các nội dung và một phần của chương 6: - Dãy điện thế: biết thành lập một pin điện hóa giữa 2 cặp oxi hóa - khử, tính sức điện động chuẩn của pin hoặc tính thế điện cực chuẩn của một cặp oxi hóa - khử .
- - Điều chế kim loại: Nguyên tắc chung, 3 phương pháp điều chế kim loại. Lựa chọn phương pháp thích hợp điều chế kim loại. Các quá trình xảy ra tại các điện cực trong sự điện phân, viết sơ đồ điện phân nóng chảy và điện phân dung dịch (theo SGK). - Bài toán điện phân có áp dụng định luật Faraday. CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM Chỉ nghiên cứu về Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và các hợp chất quan trọng của KLK và KLKT - Tính chất hóa học của kim loại kiềm, của NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3. - Phương pháp điều chế kim loại kiềm. - Bài toán tính theo phương trình liên quan đến KLK và hợp chất của chúng, xác định KLKT, thành phần hỗn hợp. Tính nồng độ của dung dịch kiềm. - Tính chất hóa học của KLKT, của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O. - Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ. - Các loại độ cứng của nước và cách làm mềm nước. - Bài toán tính theo phương trình liên quan đến KLKT và hợp chất của chúng, xác định KLKT, thành phần hỗn hợp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập Hóa học 12
14 p | 1044 | 421
-
Đề cương ôn tập Hóa học lớp 11 - HK I
22 p | 988 | 272
-
Đề cương ôn tập Hóa học lớp 10
17 p | 912 | 252
-
Đề cương ôn tập Hóa học 10 Nâng cao
57 p | 674 | 115
-
Đề cương ôn tập Hóa học 12 - Trường THPT Triệu Sơn
42 p | 350 | 69
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng
3 p | 408 | 28
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 58 | 10
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
3 p | 101 | 9
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võng Xuyên
5 p | 66 | 9
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
3 p | 61 | 9
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 87 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
3 p | 94 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập Hóa học 11 - Chương 2 Nhóm Nitơ
45 p | 130 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 84 | 6
-
Đề cương ôn tập Hóa học lớp 10 năm 2017-2018
9 p | 95 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 - Trường THCS&THPT Như Thanh, Thanh Hóa
8 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn