Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
lượt xem 4
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến để nắm chi tiết các dạng câu hỏi, bài tập có trong đề thi, chuẩn bị kiến thức chu đáo cho kì thi học kì 1 sắp đến. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
- NGÂN HÀNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ 12 KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 Bài 9-10 Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở A. độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương. B. lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500mm đến 2000 mm. C. trong năm có hai mùa rõ rệt. D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. Câu 2: Do tác động của gió mà Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết A. ấm áp, khô ráo. B. lạnh, khô. C. ấm áp, ẩm ướt. D. lạnh, ẩm. Câu 3: Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết A. ấm áp, khô ráo. B. lạnh, khô. C. ấm áp, ẩm ướt. D. lạnh, ẩm. Câu 4: chế độ nước sống theo mùa là do A. sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông ngòi nhỏ. B. sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn. C. 60% lượng nước sông là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ. D. nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mùa mưa. Câu 5: Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường do A. độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh. B. sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng. C. lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp. D. chế độ mưa thất thường. Câu 6: Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là A. đất phèn, đất mặn. B. đất cát, đất pha cát. C. đất feralit. D. đất phù sa ngọt. Câu 7: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? A. Do hệ tọa độ địa lí. B. Do ảnh hưởng của biển Đông. C. Do hoạt động của gió Mậu dịch. D. Do hoạt động của hoàn lưu gió mùa. Câu 8: Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa chủ yếu do A. nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm. B. lượng mưa trung bình năm và địa hình. C.các khối khí di chuyển qua biển và địa hình. D. vị trí địa lý và các khối khí di chuyển qua biển. Câu 9: Mùa khô ở Tây Nguyên và Nam Bộ chủ yếu do ảnh hưởng của A. gió mùa Đông Bắc. B. Tín phong bán cầu Bắc. C.gió phơn Tây Nam. D. Tín phong bán cầu Nam. Câu 10: Loại gió nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta? A. Gió mùa Đông Bắc. B. Gió mùa Tây Nam. C. Tín phong bán cầu Bắc. D. Gió phơn Tây Nam. Câu 11: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có A. tổng bức xạ trong năm lớn. B. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt. C. biên độ nhiệt trung bình năm lớn. D. nền nhiệt độ cả nước cao. Câu 12: Loại gió nào sau đây gây mưa lớn cho Nam Bộ nước ta vào giữa và cuối mùa hạ? A. Gió mùa Tây Nam. B. Tín phong bán cầu Bắc. C. Tín phong bán cầu Nam. D. Gió mùa Đông Bắc. Câu 13: Gió mùa là loại gió A. thổi theo mùa, ngược hướng nhau, khác nhau về tính chất vật lí. B. thổi thường xuyên và khác nhau về hướng gió. C. thổi chủ yếu vào mùa đông theo hướng Đông Bắc. D. thổi chủ yếu vào mùa hạ theo hướng Đông Nam. Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là A. nằm gần trung tâm của gió mùa mùa đông. B. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích vùng. C. các dãy núi có hướng cánh cung đón gió. D. vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến. Câu 15: Đặc điểm nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ nước ta là
- A. giảm dần từ Bắc vào Nam. B. tăng dần từ Bắc vào Nam. C. giảm dần theo độ cao. D. thay đổi theo mùa. Câu 16: Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở vùng A. núi cao. B. đồi núi thấp. C. đồng bằng ven biển. D. đồng bằng châu thổ. Câu 17: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở địa hình vùng núi đá vôi là A. có nhiều hang động ngầm, suối cạn, thung khô. B. đất bạc màu, thung lũng sông rộng. C. thường xuyên xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở. D. bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh. Câu 18: Đất feralit có đặc tính A. đất thường chua, lớp đất dày. B. đất có màu từ đỏ vàng đến vàng đỏ, lớp đất dày, đất thường chua. C. lớp đất dày, đất thường chua, có màu đỏ nâu. D. lớp đất dày, đất thường chua, có màu đỏ nâu đến đỏ vàng. Câu 19: Biểu hiện nào sau đây không phải là thiên nhiên vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa A. có nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, khí hậu phân hóa theo mùa, biên độ nhiệt nhỏ. B. cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, cảnh quan sắc thái thay đổi theo mùa. C. thành phần thực vật, động vât phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới. D. cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Câu 20: Khu vực nào ở nước ta có gió phơn Tây khô nóng hoạt động mạnh? A. Đông Bắc. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Bắc. D. Nam Trung Bộ. Câu 21: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho khu vực nào của nước ta? A. Toàn lãnh thổ Việt Nam. B. Nam Bộ và Tây Nguyên. C. Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Bắc. D. Đồng bằng ven biển Trung Bộ. Câu 22: Mưa phùn là loại mưa A. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc. B. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông. C. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc. D. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông. Câu 23: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm A. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô. B. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm. C. xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm. D. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC. Câu 24: Gió mùa Tây Nam ở nước ta thông thường trong khoảng thời gian A. từ tháng VII-IX. B. từ tháng V-VII. C. từ tháng VI-VIII. D. từ tháng VI-X. Câu 25: Nhận xét nào đúng nhất về thời gian hoạt động của gió mùa đông- bắc ở nước ta A. vào đầu mùa hạ. B. từ tháng 5 đến tháng 10. C. cuối thu đầu đông. D. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Câu 26: Lượng mưa trung bình năm ở nước ta khoảng A. 1000mm – 1500mm. B. 1500mm – 2000mm. C. 2000mm – 2500mm. D. 2500mm – 3000mm. Câu 27: Gió mùa đông bắc xuất phát từ A. từ áp cao Xibia. B. áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc. C. từ vịnh Bengan D. áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam. Câu 28: Khí hậu ở vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn. B. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. C. mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn. D. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình
- Câu 29: Khí hậu ở vùng núi Tây Bắc khác với Đông Bắc ở điểm A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn. B. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. C. mùa đông lạnh đến muộn và kết thúc sớm. D. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình Câu 30: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất tới loại hoạt động A. sản xuất công nghiệp. B. sản xuất nông nghiệp. C. thương mại. D. du lịch. Câu 31: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta là A. làm giảm chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. B. làm cho sản xuất nông nghiệp mang tính độc canh lúa nước. C. làm năng suất nông nghiệp giảm. D. làm tăng tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp. Câu 32: Tính không ổn định của khí hậu, thời tiết nước ta có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp, nên trong sản xuất nông nghiệp ta cần phải A. có kế hoạch thời vụ, thủy lợi và biện pháp phòng trừ dịch bệnh. B. phải có dự báo thời tiết nhanh chóng, kịp thời để nông dân kịp cứu lúa. C. hỗ trợ cho nông dân về vốn, khoa học kĩ thuật, về con giống. D. hỗ trợ cho nông dân tiêu thụ hàng nông sản. Câu 33: Miền núi đá vôi bị xâm thực hình thành các hang động ngầm rất đẹp, người ta gọi đó là dạng địa hình A. đá vôi. B. hang động. C. cacxtơ. D. badơ. Câu 34: Gió Tây khô nóng thổi vào nước ta xuất phát từ A. cao áp Xibia. B. cao áp cận chí tuyến Bắc bán cầu. C. cao áp Bắc Ấn Độ Dương. D. cao áp Nam Ấn Độ Dương. Câu 35: Kiểu thời tiết khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là do A. gió mùa Đông. B. gió tây khô nóng. C. gió mùa mùa hạ. D. gió Mậu dịch. Câu 36: Cảnh quan tiêu biểu nước ta là A. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit B. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất phủ sa. C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất đỏ badan. D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới phát triển trên đất phèn. Câu 37: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác biệt với vùng núi Tây Bắc là A. do ảnh hưởng của gió mùa. B. do ảnh hưởng của địa hình. C. do ảnh hưởng kết hợp giữa địa hình và gió mùa. D. do vị trí địa lý. Câu 38: Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho khu vực nào của nước ta? A. Toàn lãnh thổ Việt Nam. B. Nam Bộ và Tây Nguyên C. Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Bắc. D. Đồng bằng ven biển Trung Bộ Câu 39: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, khu vực từ Đà Nẵng trở vào chủ yếu chịu tác động của A. gió mùa Đông Bắc. B. gió mùa Tây Nam. C. Tín phong bán cầu Bắc. D. gió Đông Nam. Câu 40: Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì A. có sự tích tụ nhiều Fe2O3. B. có sự tích tụ nhiều Al2O3.. C. mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan. D. quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh. Câu 41: Đất feralit ở nước ta thường có màu đỏ vàng ở chân núi là do A. có sự tích tụ nhiều Fe2O3. B. có sự tích tụ nhiều Al2O3. C. mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan. D. quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh. Câu 42: Đất feralit ở nước ta thường có màu vàng đỏ là do A. có sự tích tụ nhiều Fe2O3. B. có sự tích tụ nhiều Al2O3. C. mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan. D. quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.
- Câu 43: Đất feralit ở nước ta thường có tầng đất dày là do A. có sự tích tụ nhiều Fe2O3. B. có sự tích tụ nhiều Al2O3. C. mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan. D. quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh. Câu 44: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta xuất phát A. cao áp Xibia. B. cao áp Haoai. C. dải cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam. D. bắc Ấn Độ Dương. Câu 45: Vào giữa và cuối mùa hạ, dó áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành A. Đông bắc B. Đông nam C. Tây bắc D. Bắc nam. Câu 46: Gió tín phong bán cầu Bắc thổi vào nước ta quang năm, nhưng chỉ thể hiện rõ giai đoạn chuyển mùa xuất phát A. từ áp cao Xibia. B. áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc. C. từ vịnh Bengan D. áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam. Câu 47: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của sông ngòi nhiệt đới ẩm gió mùa? A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Sông ngắn dốc và chảy theo hướng địa hình. C. Sông ngòi mang nhiều nước, giàu phù sa. D. Chế độ nước sông theo mùa. Câu 48: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của khối khí A. cận chí tuyến bán cầu Bắc. B. bắc Ấn Độ Dương. C. cận chí tuyến bán cầu Nam. D. lạnh phương Bắc. Câu 49: Nhân tố quan trọng nào dẫn tới sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta? A. Lãnh thổ kéo dài theo Bắc - Nam. B. Ảnh hưởng của địa hình. C. Hoạt động của Tín Phong. D. Hoạt động của gió mùa. Câu 50: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa A. lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông. B. phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam. C. phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt. D. sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao. Câu 51: Biên độ nhiệt trung bình của nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam chủ yếu do A. hoạt động của dải hội tụ và hình dáng lãnh thổ. B. ảnh hưởng của gió mùa và độ cao địa hinh. C. độ cao của địa hình và hoạt động của đải hội tụ. D. hình dáng lãnh thổ và ảnh hưởng của gió mùa. Câu 52: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc chủ yếu do A. địa hình nhiều đồi núi. B. cấu trúc địa chất phức tạp. C. độ che phủ rừng còn lớn. D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 53: Nguyên nhân chủ yếu hình thành đất feralit ở nước ta do kết hợp của các yếu tố A. khí hậu nhiệt đới ẩm, địa hình đồi núi thấp, đá mẹ biến chất. B. nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình đồi núi thấp. C. khí hậu nhiệt đới ẩm, địa hình đồi núi thấp, đá mẹ a xít. D. nhiệt ẩm cao, địa hình đồi núi trung bình, đá trầm tích. Câu 54: Địa hình miền núi nước ta bị xâm thực mạnh không thể hiện ở A. tạo nên các vùng núi cao. B. hiện tượng đất trượt, đá lở. C. địa hình caxtơ ở vùng núi đá vôi. D. xuất hiện những hẻm vực, khe sâu. Câu 55: Nguyên nhân hình thành đất feralit ở nước ta chủ yếu do ảnh hưởng kết hợp của các yếu tố A. khí hậu nhiệt đới ẩm, địa hình đồi núi thấp, đá mẹ biến chất. B. nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình đồi núi thấp. C. khí hậu nhiệt đới ẩm, địa hình đồi núi thấp, đá mẹ axít. D. nhiệt ẩm cao, địa hình đồi núi trung bình, đá trầm tích. Câu 56: Khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) có lượng mưa nhiều do nằm ở sườn đón gió A. Đông Nam. B. Đông Bắc. C. Tây Nam. D. Mậu dịch. Câu 57: Nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn chủ yếu do tác động kết hợp của các nhân tố nào sau đây?
- A. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, đón gió biển, bão, dải hội tụ nhiệt đới. B. Nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn, gió mùa tây nam, dải hội tụ nhiệt đới. C. Các khối khí qua biển mang ẩm vào đất liền, bão, dải hội tụ nhiệt đới. D. Tiếp giáp biển Đông, Tín phong bán cầu Bắc, dải hội tụ nhiệt đới, bão. Câu 58: Quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây? A. Xảy ra hiện tượng đá lở, đất trượt. B. Tạo thành các các dãy núi ở phía Tây. C. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh. D. Hình thành hang động ở vùng núi đá vôi. Câu 59: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở A. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. B. hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn. C. trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời. D. trong năm, Mặt Trời qua thiên đỉnh 2 lần. Câu 60: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện ở A.lượng mưa nhiều, độ ẩm thấp. B. lượng mưa nhiều, cân bằng ẩm âm. C. lượng mưa nhiều, độ ẩm cao, cân bằng ẩm luôn dương. D. lượng mưa thấp, độ ẩm cao. Câu 61: Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ A. nguồn khoáng sản dồi dào. B. tiềm năng thủy điện lớn. C. phong cảnh đẹp, mát mẻ. D. địa hình đồi núi thấp. Câu 62: Thảm thực vật rừng ở nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do A. địa hình đồi núi chiếm ưu thế, phân hóa phức tạp. B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu. C. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất. D. vị trí nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật. Câu 63: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu các vùng miền ở nước ta? A. Đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có lượng mưa cao nhất ở nước ta B. Miền Nam có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. C. Tây Nguyên mùa mưa và mùa khô có sự đối lập nhau. D. Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Câu 64: Mùa đông ở khu vực Đông Bắc kéo dài trong khi đó khu vực Tây Bắc lại có mùa đông ngắn là do A.độ cao của địa hình. B. hướng của các dãy núi. B. vị trí địa lí. D. hướng nghiêng địa hình. Câu 65: Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có A. địa hình thấp, lượng mưa lớn. B. địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa lớn. C. địa hình cao, lượng mưa nhỏ. D. địa hình thấp, lượng mưa nhỏ. Câu 66: Trên lãnh thổ Việt Nam, số con sông có chiều dài từ 10km trở lên là A. 3620. B. 3260. C. 2360. D. 2630. Câu 67: Quá trình hình thành đất chủ yếu ở Việt Nam là A. quá trình rửa trôi các chất ba dơ dễ tan Ca2+, K2+, Mg2+. B. quá trình feralit. C. quá trình hình thành đá ong. D. quá trính tích tụ mùn trên núi. Câu 68: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là A. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm. B. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao. C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới. D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit. Câu 69: Mùa mưa ở miền Nam dài hơn miền Bắc là do A. thời gian hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới dài hơn. B. hoạt động kéo dài của gió mùa tây nam ở phía Nam. C. Miền Nam có vị trí địa lí gần xích đạo hơn miền Bắc. D. miền Nam hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau. Bài 11-12
- Câu 70: Từ đông sang tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt là A. vùng biển- vùng đất – vùng trời B. vùng biển và thềm lục địa – vùng đồng bằng ven biển – vùng đồi núi C. vùng biển và thềm lục địa – vùng đồi núi thấp – vùng đồi núi cao D. vùng biển – vùng đồng bằng – vùng cao nguyên, Câu 71: Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều A. Bắc-Nam, Đông Bắc- Tây Nam và theo độ cao. B. Bắc-Nam, Đông -Tây và theo độ cao. C. Bắc-Nam, Đông-Tây và Đông Bắc- Tây Nam. D. Đông -Tây và Đông Bắc- Tây Nam và theo độ cao. Câu 72: Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình A. dưới 500 – 600m. B. dưới 600-700m. C. dưới 700 – 800m. D. dưới 800- 900m. Câu 73: Ở miền Nam nước ta, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao? A. 600-700m. B. 700-800m. C. 800-900m. D. 900- 1000m. Câu 74: Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 dải A. vùng biển và thền lục địa; vùng đồng bằng ven biển; vùng đồi núi. B. vùng biển và thền lục địa; vùng đồng bằng ven biển; phần lãnh thổ phía Nam C. vùng biển và thền lục địa; vùng đồng bằng ven biển; phần lãnh thổ phía Bắc. D. vùng lãnh thổ phía Bắc; vùng đồi núi; vùng lãnh thổ phía Nam. Câu 75: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là A. đới rừng ôn đói gió mùa. B. đới rừng nhiệt đới gió mùa. C. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa. D. đới rừng cận xích đạo gió mùa. Câu 76: Nguyên nhân chủ yếu nào đã tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc Nam ở nước ta? A. Sự giảm sút của gió mùa Đông Bắc về phía nam. B. Ảnh hưởng của một số dãy núi có hướng đông tây. C. Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc Nam. D. Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc Nam. Câu 77: Đặc điểm nào sau đây không đúng với miền khí hậu phía Bắc? A. Độ lạnh tăng dần về phía Nam. B. Mùa mưa chậm dần về phía Nam. C. Tính bất ổn rất cao của thời tiết và khí hậu. D. Biên độ nhiệt trong năm cao. Câu 78: Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam không có đặc điểm nào sau? A. Nhiệt độ trung bình năm lớn, biên độ nhiệt nhỏ. B. Nóng quanh năm, không có tháng nào dưới 20°C. C. Có một mùa đông lạnh, biên độ nhiệt lớn. D. Một năm có 2 mùa: mưa và khô rõ rệt. Câu 79: Thành phần loài nào sau đây không phải thuộc các cây họ nhiệt đới? A. Dầu. B. Đỗ Quyên. C. Dâu tằm. D. Đậu Câu 80: Càng về phía Nam thì A. nhiệt độ trung bình càng tăng. B. biên độ nhiệt càng tăng. C. nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm. D. nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm. Câu 81: Đặc trưng khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc A. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. B. cận xích đạo gió mùa. C. nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh D. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Câu 82: Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần phía Nam lãnh thổ? A. thú lớn (voi, hổ, báo,...). B. thú có móng vuốt. C. thú có lông dày (gấu, chồn,...). D. trăn, rắn, cá sấu. Câu 83: Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao A. từ 2000m trở lên. C. từ 2200m trở lên. B. từ 2400m trở lên. D. từ 2600m trở lên. Câu 84: Ranh giới để phân chia hai miền khí hậu chính ở nước ta là A. đèo Ngang. B. dãy Bạch Mã. C. đèo Hải Vân. D. dãy Hoành Sơn. Câu 85: Nhiệt độ trung bình năm phần lãnh thổ phía Bắc khoảng
- A. trên 20°C. B. dưới 20°C. C. 25°C. D. trên 25°C. Câu 86: Sự phân hóa đai địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo A. Đông – Tây. B. Bắc – Nam. C. Đất đai. D. Sinh vật. Câu 87: Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất ở A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Đồng bằng Bắc Bộ. Câu 88: Khó khăn lớn nhất của miền khí hậu phía Nam đối với sản xuất nông nghiệp là A. thời tiết diễn biến thất thường. C. lũ lụt xảy ra thường xuyên. B. mùa khô gây hạn hán kéo dài. D. gió phơn tây nam gây thời tiết khô nóng. Câu 89: Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là A. vịnh Bắc Bộ. B. vịnh Thái Lan. C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 90: Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng A. vịnh Bắc Bộ. B. vịnh Thái Lan. C. Bắc Trung Bộ D. Nam Trung Bộ Câu 91: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm địa hình cơ bản nào dưới đây? A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hướng vòng. B. Các dãy núi xem kẽ các thung lung sông theo hướng tây bắc – đông nam. C. Là nơi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ 3 loại đai cao. D. Gồm các khối núi cổ, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan. Câu 92: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây? A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, biên độ nhiệt độ trong năm nhỏ. B. Trong năm chia thành mùa mưa, mùa khô rõ rệt. C. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất, tạo nên một mùa đông lạnh. D. Vào mùa hạ, nhiều nơi có gió Tây khô nóng hoạt động. Câu 93: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là A. bão lụt với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn. B. sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi. C. thời tiết rất bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường. D. xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô. Câu 94: Đây là điểm giống nhau giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ A. đều có hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam. B. đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc nên có mùa đông lạnh. C. đều có địa hình núi cao chiếm ưu thế nên có đầy đủ hệ thống đai cao. D. đều có sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi. Câu 95: Đặc điểm nào sau đây không phải là thiên nhiên dải Đồng bằng ven biển Trung Bộ? A. Hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thền lục địa thu hẹp, sâu. B. Các địa hình mài mòn, bồi tụ xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến. C. Thiên nhiên khác nhiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và phát triển kinh tế biển. D. Phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa. Câu 96: Đặc điểm nào sau đây không phải là thiên nhiên đai nhiệt đới gió mùa? A. Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt. B. Khí hậu quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. C. Đất trong đai gồm: Đất phù sa chiếm gần 24% diện tích tự nhiên cả của nước; đất feralit chiếm 60% diện tích tự nhiên của cả nước. D. Sinh vât gồm: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành những vùng núi thấp mưa nhiều; Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa. Câu 97: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc A. có một mùa đông lạnh. B. có một mùa hạ có gió Tây khô nóng. C. gần xích đạo. D. có gió Tây khô nóng. Câu 98: “Xói mòn rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô” là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của miền?
- A. Bắc và Đông Bắc. B. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 99: “Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết là trở ngại lớn” là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của miền? A. Bắc và Đông Bắc. B. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. C. Miền Bắc. D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 100: “Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xảy ra” là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của miền? A. Bắc và Đông Bắc. B. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. C. Miền Bắc. D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 101: Đây là miền duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao là đặc điểm của miền nào sau đây? A. Bắc và Đông Bắc. B. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. C. Miền Trung. D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 102: Miền có cấu trúc địa chất-đại hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn... ở Việt Nam là đặc điểm của miền nào sau đây? A. Bắc và Đông Bắc. B. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. C. Miền Nam. D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 103: Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo ở Việt Nam là đặc điểm của miền nào sau đây? A. Bắc và Đông Bắc. B. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. C. Miền Trung. D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 104: Trở ngại lớn nhất trong sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. xói mòn,rửa trôi đất, lũ lụt, thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô. B. động đất, lũ quét,hạn hán. C. bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán. D. nhịp điệu mùa của khí hậu, sông ngòi thất thường, thời tiết không ổn định. Câu 105: Đặc điểm tự nhiên nào dưới đây không phải của đai ôn đới gió mùa trên núi? A. Quanh năm nhiệt độ dưới 15ºC, mùa đông xuống dưới 5ºC B. Thực vật gồm các loài ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. C. Đất chủ yếu là đát mùn thô. D. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo. Câu 106: Đặc điểm nào sau đây đúng về thiên nhiên đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi? A. Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt. B. Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. C. Đất trong đai gồm: Đất phù sa chiếm gần 24% diện tích tự nhiên cả của nước; đất feralit chiếm 60% diện tích tự nhiên của cả nước. D. Sinh vât gồm: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành những vùng núi thấp mưa nhiều; Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa. Câu 107: Đai ôn đới gió mùa trên núi (độ cao từ 2600m trở lên) có đặc điểm khí hậu A. Mát mẻ, nhiệt độ trung bình dưới 20ºC B. Quanh năm nhiệt độ dưới 15ºC, mùa đông dưới 5ºC C. Mùa hạ nóng (trung bình trên 25ºC), mùa đông lạnh dưới 10ºC D. Quanh năm lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 10ºC. Câu 108: Đặc điểm nào sau đây đúng về thiên nhiên đai nhiệt đới gió mùa? A. Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt. B. Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. C. Đất feralit có mùn. D. Sinh vât gồm: hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới ẩm lá rộng và lá kim. Câu 109: Đặc điểm nào sau đây không đúng về thiên nhiên đai nhiệt đới gió mùa? A. Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt.
- B. Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. C. Đất feralit có mùn. D. Sinh vât gồm: hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới ẩm lá rộng và lá kim. Câu 110: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu nào A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. B. Cận xích đạo gió mùa. C. Cận nhiệt đơi hải dương. D. Nhiệt đới lục địa khô. Câu 111: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. B. Cận xích đạo gió mùa. C. Cận nhiệt đơi hải dương. D. Nhiệt đới lục địa khô. Câu 112: Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo Bắc – Nam ở nước ta là A. sự di chuyển của dải hội tụ từ Bắc vào Nam, sự suy giảm ảnh hưởng của khối khí lạnh. B. sự tăng lượng bức xạ Mặt Trời, sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh về phía Nam. C. góc nhập xạ tăng, tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, đặc biệt từ 16°B trở vào. D. do càng vào Nam, càng gần xích đạo, tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam. Câu 113: Nguyên nhân nào sau đây là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự phân hóa thiên nhiên của nước ta theo chiều Bắc – Nam? A. Gió mùa Đông Bắc. B. Cấu trúc địa hình. C. Thành phần sinh vật D. Ảnh hưởng của biển. Câu 114: Phần lớn lãnh thổ phía Bắc nước ta có thiên nhiên đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh chủ yếu do A. vị trí gần xích đạo, chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc. B. vị trí gần chí tuyến, chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc. C. nằm ở gần vùng vùng ngoại chí tuyến, chịu tác động của gió Tây Nam. D. vị trí ở xa chí tuyến, chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc. Câu 115: Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động kết hợp của A. hướng các dãy núi và lượng mưa. B. gió mùa và hướng của các dãy núi. C. gió mùa với lượng mưa. D. hướng của các dãy núi và gió tin phong. Câu 116: Sự phân chia lãnh thổ nước ta thành hai miền khí hậu với ranh giới dãy Bạch Mã, dựa trên sự khác nhau chủ yếu về A. nền nhiệt và lượng mưa. B. nền nhiệt và biên độ nhiệt. C. biên độ nhiệt và lượng mưa. D. biên độ nhiệt và độ ẩm. Câu 117: Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phia Nam nước ta (từ dãy núi Bạch Mã trở vào)? A. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn. B. Phân hóa hai mùa mưa và khô rõ rệt. C. Nhiệt độ trunh bình năm trên 250 C. D. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo. Câu 118: Phát biểu nào sau đây đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phia Bắc nước ta (từ dãy núi Bạch Mã trở ra)? A. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn. B. Phân hóa hai mùa mưa và khô rõ rệt. C. Nhiệt độ trunh bình năm trên 250 C. D. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo. Câu 119: Sự đối lập mùa mưa, mùa khô xảy ra giữa khu vức Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chủ yếu do tác động của A. gió mùa Đông Bắc và bức chắn Trường Sơn Nam. B. tác động của các loại gió và bức chắn Trường Sơn Nam. C. hoạt động của gió Tín phong bán cầu Bắc và hướng núi. D. hoạt động của gió mùa hạ và bức chắn Trường Sơn Nam. Câu 120: Nguyên nhân chính tạo nên sự khác nhau về chế độ mùa của khí hậu giữa các khu vực nước ta là A. ảnh hưởng của biển Đông. B. nước ta trải dài trên 15 độ vĩ tuyến. C. hoạt động của gió mùa phức tạp. D. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Câu 121: Thực vật chiếm chủ yếu ở nước ta là A. thực vật cận nhiệt đới. B. thực vật ngập mặn. C. thực vật nhiệt đới. D. thực vật ôn đới.
- Câu 122: Sự hạ thấp độ cao của đai cận nhiệt ở Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chủ yếu do ảnh hưởng kết hợp của các yếu tố A. gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, có mùa hạ nóng. B. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, có mùa đông lạnh. C. hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc, có mùa đông lạnh. D. gió mùa Đông Nam hoạt động mạnh, có mùa hạ nóng. Câu 123: Nguyên nhân dẫn đế sự hạ thấp độ cao của đai cận nhiệt ở Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, có mùa hạ nóng. B. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, có mùa đông lạnh. C. hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc, có mùa đông lạnh. D. gió mùa Đông Nam hoạt động mạnh, có mùa hạ nóng. Câu 124: Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam đó là biểu hiện của quy luật nào sau đây? A. Quy luật phi địa đới. B. Quy luật địa đới. C. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. D. Quy luật đai cao. Câu 125: Mùa mưa, mùa khô của hai sườn núi Trường Sơn Nam trái ngược nhau là do ảnh hưởng của A. hoạt động của gió mùa. B. địa hình. B. vị trí địa lí. D. kết hợp địa hình và hoạt động gió mùa. Câu 126: Mùa mưa, mùa khô của hai sườn núi Trường Sơn Nam trái ngược nhau đó là biểu hiện của quy luật nào sau đây? A. Quy luật phi địa đới. B. Quy luật địa đới. C. Quy luật địa ô. D. Quy luật đai cao. Câu 127: Thiên nhiên nước ta phân hóa theo Đông-Tây đó là biểu hiện của quy luật nào sau đây? A. Quy luật phi địa đới. B. Quy luật địa đới. C. Quy luật địa ô. D. Quy luật đai cao. Câu 128: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây? A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, biên độ nhiệt độ trong năm nhỏ. B. Trong năm chia thành mùa mưa, mùa khô rõ rệt. C. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất, tạo nên một mùa đông lạnh. D. Vào mùa hạ, nhiều nơi có gió Tây khô nóng hoạt động. Câu 129: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây? A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, biên độ nhiệt độ trong năm nhỏ. B. Trong năm chia thành mùa hạ nóng, mùa đông lạnh. C. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất, tạo nên một mùa đông lạnh. D. Vào mùa hạ, nhiều nơi có gió Tây khô nóng hoạt động. Câu 130: Nhiệt độ trung bình năm phần lãnh thổ phía Nam khoảng A. trên 20°C. B. dưới 20°C. C. 25°C. D. trên 25°C. Bài 14-15 Câu 131: Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là A. cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ. B. nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến. C. giao đất giao rừng cho nông dân. D. trồng mới 5 triệu ha rừng cho đến năm 2010. Câu132: Đối với nước ta, để bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái cần phải A. duy trì diện tích rừng ít nhất là như hiện nay. B. nâng diện tích rừng lên khoảng 14 triệu ha. C. đạt độ che phủ rừng lên trên 50%. D. nâng độ che phủ lên từ 45% - 50% ở vùng núi lên 60% - 70%. Câu 133: Nguyên nhân làm cho những năm gần đây, diện tích đất hoang, đồi núi trọc giảm mạnh là A. khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt. B. phát triển thủy điện và thủy lợi. C. toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng. D. mở rộng các khu dân cư và đô thị. Câu 134: Biện pháp nào không phải bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi
- A. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lý; làm ruộng bậc thang, đào hồ vẩy cá, trồng cây theo băng. B. cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biên pháp nông - lâm kết hợp. C. bảo vệ rừng và đất rừng, ngăn chặn nam du canh, du cư. D. bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất. Câu 135: Nhóm đất phù sa so với diện tích tự nhiên A. 65%. B. 35%. C. 24%. D. 10%. Câu 136: Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng A. Xây dựng và mở rộng vườn quốc gia. B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia. C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có. Câu 137: Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng phòng hộ A. Quy định việc khai thác. B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia. C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có. Câu 138: Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng sản xuất A. quy định việc khai thác. B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia. C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có. Câu139: Biện pháp nào sau đây không phải là một biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng nước ta? A. Quy định việc khai thác. B. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia. C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có. Câu 140: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là A. tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. B. dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm. C. tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng. D. chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh. Câu 141: Hai bể trầm tích có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất nước ta là A. Sông Hồng và Trung Bộ B. Cửu Long và Sông Hồng. C. Nam Côn Sơn và Cửu Long. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai. Câu 142: Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất phải cải tạo ở nước ta hiện nay là A. Đất phèn. B. Đất mặn. C. Đất xám bạc màu. D. Đất than bùn, glây hoá Câu 143: Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học A. đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ. B. xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. C. tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng. D. nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật. Câu 144: Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học A. ban hành Sách đỏ Việt Nam. B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia. C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. D. nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật. Câu 145: Đây là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học A. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia. B. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. C. nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật. D. quy định việc khai thác.
- Câu 146: Biện pháp nào sau đây không phải là một biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học nước ta? A. nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật. B. quy định việc khai thác. C. ban hành Sách đỏ Việt Nam. D. xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Câu 147: Tài nguyên giữ vị trí quan trọng nhất Việt Nam hiện nay là A. tài nguyên đất. B. tài nguyên sinh vật. C. tài nguyên nước. D. tài nguyên khoáng sản. Câu 148: Tính đa dạng sinh học của sinh vật biểu hiện ở A. số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và các nguồn gen quý B. số lượng thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý C. giàu thành phần loài, chất lượng hệ sinh thái và các nguồn gen quý D. thành phần loài có tính đa dạng, chất lượng và nhiều kiểu gen quý Câu 149: Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là A. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp. B. địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung một mùa. C. mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi D. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi. Câu 150: Nguyên nhân chính làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn ở nước ta hiện nay là gì? A. Cháy rừng và phá rừng nuôi thủy sản. B. Biến đổi khí hậu và sạp lở bờ biển. C. Hậu quả của chiến tranh và cháy rừng. D. Cháy rừng và phá rừng lấy gỗ củi. Câu 151: Hiện nay, ở nước ta rừng ngập mặn bị thu hẹp rất nhiều chủ yếu do A. hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng và do cháy rừng. B. khai thác gỗ củi, lâm sản và mở rộng diện tích nuôi tôm cá. C. mở rộng diện tích trồng lúa, hoa màu và nuôi tôm, cá. D. chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá và do cháy rừng. Câu 152: Các loài động thực vật nước ta đang bị suy giảm chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây? A. Xâm thực mặn. B. Cháy rừng. C. Biến đổi khí hậu. D. Tác động của con người. Câu 153: Thành phần loài nào sau đây có số lượng bị mất dần nhiều nhất? A. Thực vật. B. Thú. C. Cá. D. Chim. Câu 154: Thành phần loài nào sau đây có tỉ lệ số lượng bị mất dần nhiều nhất? A. Thực vật. B. Thú. C. Cá. D. Chim. Câu 155: Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không biểu hiện ở sự suy giảm A. nguồn gen quý hiếm. B. các kiểu hệ sinh thái. C. giá trị kinh tế của loài. D. số lượng thành phần loài. Câu 156: Loại rừng nào sau đây cần có biện pháp bảo vệ và trồng trên đất trống đồi núi trọc? A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng. C. Rừng nghèo. D. Rừng sản xuất. Câu 157: Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là A. suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm tài nguyên đất B. suy giảm đa dạng sinh vật và suy giảm tài nguyên nước C. suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạnh sinh vật D. mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường Câu 158: Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian nào A. từ tháng III đến tháng X B. từ tháng VI đến Tháng XI C. từ tháng V đến tháng XII D. từ tháng V đến tháng X Câu 159: Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây? A. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam B. Bão đổ bộ vào miền Bắc có cường độ yếu hơn bào đổ bộ vào miền Nam C. Bão tập chung nhiều nhất vào các tháng V, VI, VII D. Trung bình mỗi năm có 8-10 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta Câu 160: Biện pháp phòng chống bão nào dưới đây không đúng? A. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê điều. B. Nếu có bão mạnh, cần khẩn trương sơ tán dân.
- C. Các tàu thuyền trên biển tìm cách ra xa bờ. D. Ở đồng bằng phải kết hợp chống úng, lụt; ở vùng núi chống lũ, xói mòn. Câu 161: Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X là do A. các hệ thống sông lớn, lưu vực sông lớn. B. mưa kết hợp với triều cường. C. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về. D. mưa diện rộng, mặt đất thấp xung quanh lại có đê bao bọc. Câu 162: Lũ quét xảy ra ở những nơi có điều kiện nào dưới đây? A. Sườn các cao nguyên, nơi đổ dốc xuống các bề mặt thấp hơn. B. Những lưu vực sông suối miền núi có địa hình cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, đất dễ bị bóc mòn. C. Ở những đồng bằng thấp, nước sông dâng cao vào mùa lũ. D. Vùng bán bình nguyên. Câu 164: Nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là A. đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người. B. đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững. C. cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. D. phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Câu 165: Nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là A. đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững. B. duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đế đời sống của con người. C. cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. D. phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Câu 166: Nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là A. đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững. B. cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. C. đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loại nuôi trồng cũng như các loại hoang dã, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại. D. phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Câu 167: Nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là A. đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững. B. cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. C. phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. D. đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được. Câu 168: Nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là A. phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. B. cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. C. phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. D. đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững. Câu 169: Nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là A. cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. B. ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.
- C. phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. D. đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững. Câu 170: Nhiệm vụ nào sau đây không phải là chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường? A. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người. B. Đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được. C. Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức độ cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên. D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Câu 171: Nhiệm vụ nào sau đây không phải là chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường? A. Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường. B. Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đế đời sống của con người. C. Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loại nuôi trồng cũng như các loại hoang dã, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại. D. Phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Câu 172: Những khu vực thường xảy ra lũ quét là A. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ. B. vùng núi phía Bắc, Đông Nam Bộ. C. vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bô. D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Câu 173: Nguyên nhân làm cho Đồng bằng sông Hồng ngập lụt khi có mưa lớn là A. mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc, mật độ xây dựng cao. B. nước biển dâng và lũ nguồn. C. địa hình thấp bằng phẳng. D. hướng nghiêng của đồng bằng là tây bắc – đông nam. Câu 174: Đồng bằng sông Hồng bị ngập lụt nghiêm trọng nhất nước ta là do? A. Mưa bão, nước biển dâng và lũ nguồn. C. Mưa bão, địa hình thấp trũng, ba mặt giáp biển. B. Mặt đất thấp và ảnh hưởng bởi triều cường. D. Mưa lớn, mặt đất thấp và xung quanh có đê bao bọc. Câu 175: Vùng nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão? A. Duyên hải miền Trung. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trung du miền núi Bắc Bộ. Câu 176: Tại sao lũ ở miền Trung lại lên rất nhanh A. ở hạ lưu các con sông lớn. B. do lòng sông ở miền Trung hẹp. C. miền Trung gần biển. D. do sông ngắn, độ dốc lớn. Câu 177: Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là A. các thung lũng đá vôi ở miền Bắc. B. Cực Nam Trung Bộ. C. các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 178: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ngập lụt là A. có nhiều đầm phá làm chậm việc thoát nước sông ra biển. B. sông ngắn, dốc, tập trung nước nhanh. C. nước do mưa lớn trên nguồn dồn nhanh, nhiều. D. mưa lớn và triều cường. Câu 179: Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là A. củng cố đê chắn sóng ven biển. B. nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão. C. huy động toàn bộ sức người, sức của để chống bão. D. dự báo chính xác về cấp độ và hướng đi của bão để phòng tránh. Câu 180: Đây là đặc điểm của bão ở nước ta
- A. diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước. B. tất cả đều xuất phát từ Biển Đông. C. chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 20°B. D. Bão tập trung vào tháng IX. Câu 181: Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh A. Ninh Thuận và Bình Thuận. B. Huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An. C. Quảng Bình và Quảng Trị. D. Sơn La và Lai Châu. Câu 182: Những vùng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô là A. vùng núi đá vôi và vùng đất đỏ ba dan. B. vùng đất bạc màu ở trung du Bắc Bộ. C. vùng đất xám phù sa cổ ở Đông Nam Bộ. D. vùng khuất gió ở tỉnh Sơn La và Mường Xén (Nghệ An). Câu 183: Thời gian khô hạn kéo dài từ 4 đến 5 tháng tập trung ở A. vùng ven biển cực Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp của Tây Nguyên. D. Mường Xén (Nghệ An). C. thung lũng khuất gió thuộc tỉnh Sơn La (Tây Bắc). Câu 184: Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân là A. bảo vệ tốt rừng đầu nguồn. B. di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét. C. xây dựng các hồ chứa nước. D. quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao. Câu 185: Biện Pháp để chống hạn lâu dài ở nước ta là A. bảo vệ rừng và trồng rừng. B. xây dựng những công trình thủy lợi hợp lý. C. hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn. D. làm mưa nhân tạo. Câu 186: Biện pháp để tiến hành tiêu nước chống ngập úng ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. đắp đê ven sông để ngăn lũ. B. làm các công trình thoát thủy và ngăn thủy triều. C. có biện pháp để ngăn lũ đầu nguồn. D. ngăn không cho nước biển lấn vào đồng ruộng. Câu 187: Ở nước ta có hoạt động động đất mạnh nhất là khu vực A. Tây Nguyên. B. Đông Bắc. C. Tây Bắc. D. Bắc Trung Bộ. Câu 188: Thiên tai nào sau đây không xảy ra ở khu vực đồi núi nước ta? A. Ngập mặn. B. Sạt lở. C. Sương muối. D. Lũ ống. Câu 189: Vùng đồng bằng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là vùng A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng Bắc Trung Bộ. Câu 190: Biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất đối với bảo vệ tài nguyên rừng? A. Giao đất giao rừng. B. Tuyên truyền giáo dục. C. Phát động trồng rừng. D. Tăng mức xử phạt. Câu 191: Giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai là A. đầu tư công nghệ khai thác hiện đại. B. cần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. C. có chiến lược sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. D. sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. Câu 192: Biện pháp nào sau đây không nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học? A. Xây dựng các vườn quốc gia. B. Quy định việc khai thác sinh vật. C. Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”. D. Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc. Câu 193: Biện pháp mang tính lâu dài nhằm chống khô hạn là A. bố trí nhiều trạm bơm nước. B. sản xuất nông lâm kết hợp. C. kỹ thuật canh tác trên đất dốc. D. xây dựng các công trình thủy lợi. Câu 194: Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh là đặc điểm của vùng A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng Sông Hồng. C. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ. Câu 195: Nguyên nhân quan trọng khiến miền núi có nhiều thiên tai là do A. mưa ít, mùa khô kéo dài. B. lớp phủ thực vật mỏng. C. mưa nhiều, phân bố không đều. D. mưa nhiều, độ dốc lớn. Câu 196: Biện pháp nào sau đây nhằm hạn chế xói mòn trên đất dốc?
- A. Chống bạc màu, glây. B. Bón phân cải tạo đất. C. Chống nhiễm mặn. D. Làm ruộng bậc thang. Câu 197: Vùng nào ở nước ta có thời gian khô hạn kéo dài nhất trong năm? A. Vùng thấp Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Ven biển cực Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ Câu 198: Bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh học là chức năng chủ yếu của loại rừng nào sau đây? A. Rừng trồng. B. Rừng sản xuất. C. Rừng đặc dụng. D. Rừng phòng hộ. Câu 199: Mùa bão ở nước ta thường diễn ra trong thời gian A. từ tháng VI đến tháng XII. B. từ tháng VI đến tháng XI. C. từ tháng VI đến tháng X. D. từ tháng VI đến tháng IX. Câu 200: Vùng nào sau đây có trữ lượng than hàng chục tỉ tấn nhưng điều kiện khai thác gặp khó khăn? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 201: Biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất để phòng chống bão ở nước ta? A. Xây dựng đê. B. Di dân. C. Gia cố nhà cửa. D. Dự báo sớm. Câu 202: Loại rừng nào sau đây nhằm nâng cao thu nhập cho người dân? A. Rừng ngập mặn. B. Rừng sản xuất. C. Rừng đặc dụng. D. Rừng phòng hộ. LÝ THUYẾT 26 CÂU KỸ NĂNG: ĐỌC ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM (10 CÂU), BIỂU ĐỒ (2 CÂU), BẢNG SỐ LIỆU (2 CÂU)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 141 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 78 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 99 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 84 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 93 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 60 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn