intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Phú Yên" sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Phú Yên

  1. TỔ SỬ - ĐỊA GDKT&PL ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 MÔN: ĐỊA LÍ 12 NĂM HỌC: 2024-2025 A. GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TRA Từ Bài 1 đến - hết Bài 17 ( địa lí tự nhiên - địa lí dân cư - địa lí ngành kinh tế) B. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm 100% cả 3 dạng thức. C. ĐỀ CƯƠNG - CÂU HỎI ÔN TẬP THAM KHẢO 1. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 1.1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM * Nhận biết 1.Vị trí địa lí và phạm vi lãnh Trình bày được đặc điểmvị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước thổ ta. 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác. * Nhận biết 3. Sự phân hoá đa dạng của Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông thiên nhiên Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 4. Vấn đề sử dụng hợp lí tài * Nhận biết nguyên thiên nhiên và bảo vệ Trình bày được sự suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở môi trường nước ta. 1.2. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN LUYỆN Câu 1. Lãnh thổ nước ta A. có biên giới chung với nhiều nước. B. nằm hoàn toàn trong vùng xích đạo. C. có vùng đất rộng lớn hơn vùng biển. D. có bờ biển dài theo chiều Đông - Tây. Câu 2. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi A. vị trí trong vùng nội chí tuyến. B. địa hình nước ta thấp dần ra biển. C. hoạt động của gió phơn Tây Nam. D. địa hình nước ta nhiều đồi núi. Câu 3. Quá trình feralit hóa là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta do nguyên nhân nào sau đây ? A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng. B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều đồi núi thấp. C. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. D. Trong năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Câu 4. Đặc trưng của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. mùa mưa lùi dần về mùa thu - đông. B. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh. C. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. D. phân chia hai mùa mưa, khô sâu sắc. Câu 5. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ không khí trung bình và lượng mưa các tháng trong năm 2021 tại Huế Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ ( C) 18,2 21,1 24,3 26,8 29,4 30,6 30,0 30,5 27,2 0 25,2 22,8 20,4 1
  2. Mưa (mm) 190,3 361,1 112,4 68,6 1,7 32,0 27,0 52,6 535,6 1438,3 825,9 490,4 (Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022) a) Nhiệt độ trung bình các tháng tại Huế là trên 25,50C. b) Mùa khô tại Huế diễn ra sâu sắc nhất vào mùa hạ. c) Huế có lượng mưa lớn, chênh lệch không nhiều giữa các tháng. d) Chế độ mưa tại Huế chịu tác động chủ yếu của gió và địa hình. Câu 6. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng tại Vũng Tàu, năm 2021 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ ( C) 0 25,5 25,6 27,6 29,0 29,5 29,2 28,3 28,9 28,2 27,9 27,9 26,7 (Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022) Cho biết biên độ nhiệt độ năm tại Vũng Tàu là bao nhiêu C? 0 Câu 7. Tổng diện tích rừng của nước ta năm 2021 là 14,7 triệu ha. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10,1 triệu ha. Cho biết diện tích rừng trồng chiếm bao nhiêu % trong tổng diện tích rừng của nước ta? (làm tròn đến một chữ số thập phân ) 2. ĐỊA LÍ DÂN CƯ 2.1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM * Nhận biết 1. Dân số Việt Nam Trình bày được đặc điểm dân số nước ta. 2. Lao động và việc làm Trình bày được đặc điểm nguồn lao động nước ta. 3. Đô thị hoá Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị. 2.2. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN LUYỆN Câu 1. Chiến lược phát triển dân số hợp lí của nước ta không có nội dung nào sau đây? A. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế mỗi năm. B. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn. C. Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số. D. Phát huy tối đa những lợi thế cơ cấu dân số vàng. Câu 2. Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực A. công nghiệp. B. thương mại. C. du lịch. D. nông nghiệp. Câu 3. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do A. Quá trình công nghiệp hóa còn chậm. B. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao. C. Nước ta không có nhiều thành phố lớn. D. Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp. Câu 4. Cho bảng số liệu: Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta giai đoạn 1999 - 2021 Năm 1999 2009 2019 2021 Quy mô dân số (triệu người) 76,5 86,0 96,5 98,5 Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 1,51 1,06 1,15 0,94 (Nguồn: Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, 2009, 2019; Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011, năm 2022) 2
  3. a) Quy mô dân số nước ta giảm liên tục qua các năm. b) Tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất năm 2021. c) Tỉ lệ gia tăng dân số giảm, quy mô dân số tăng do dân số đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ ít. d) Biểu đồ kết hợp là dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta giai đoạn 1999 - 2021. Câu 5. Cho bảng số liệu: Lực lương lao động và tổng số dân của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 (Đơn vị: triệu người) Năm 2010 2015 2021 Lực lượng lao động 50,4 54,3 50,6 Tổng số dân 87,1 92,2 98,5 (Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, 2022) Hãy cho biết, tỉ lệ lao động của nước ta so với tổng dân số năm 2021 là bao nhiêu % ? (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) Câu 6. Cho bảng số liệu: Tổng số dân và số dân thành thị của nước ta, giai đoạn 2018 – 2021 (Đơn vị: Nghìn người) Năm 2018 2019 2020 2021 Tổng số dân 95385,2 96484,0 97582,7 98506,2 Số dân thành thị 32636,9 33816,6 35867,2 36564,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022) Cho biết tốc độ tăng trưởng số dân nông thôn của nước ta năm 2021 giảm đi bao nhiêu % so với năm 2018 (coi năm 2018 = 100%)? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân) 3. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ 3.1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Chuyển dịch cơ cấu kinh tế * Nhận biết Nêu được vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế đất nước hiện nay. * Thông hiểu - Chứng minh được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Chứng minh được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ ở nước ta. - Phân tích được ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. * Vận dụng - Đánh giá được vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế đất nước hiện nay. - Giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ ở nước ta. - Chọn dạng biểu đồ, tính toán, xử lí số liệu, phân tích biểu đồ và số liệu thống kê liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 3
  4. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản * Nhận biết - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp. - Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và sự phát triển, phân bố nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). - Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản. * Thông hiểu 1. Vấn đề phát triển - Trình bày được vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản trong quá ngành nông nghiệp trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nông thôn mới. 2. Vấn đề phát triển - Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển nền nông nghiệp ngành lâm nghiệp và ở nước ta. ngành thuỷ sản - Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp. 3. Tổ chức lãnh thổ - Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thuỷ sản. nông nghiệp - Phân tích được một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp. * Vận dụng - Nêu được xu hướng phát triển trong nông nghiệp nước ta. - Trình bày được vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng. - Chọn dạng biểu đồ, tính toán, xử lí số liệu, nhận xét bảng số liệu, giải thích về tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Công nghiệp * Nhận biết - Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ. - Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành: khai 1. Chuyển dịch cơ thác than, dầu, khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; cấu ngành công sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép. nghiệp * Thông hiểu 2. Một số ngành - Phân tích được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam: công nghiệp khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp. 3. Tổ chức lãnh thổ - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo công nghiệp thành phần kinh tế, theo lãnh thổ. - Phân tích được đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành: khai thác than, dầu, khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép. 4
  5. * Vận dụng - Chọn dạng biểu đồ, tính toán, xử lí số liệu, nhận xét và giải thích tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. - Giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ. 3.2. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN LUYỆN Câu 1. Phát biểu nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta? A. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng tỉ trọng. B. Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm tỉ trọng. C. Nhà nước quản lí các ngành kinh tế then chốt. D. Xuất hiện nhiều khu công nghiệp quy mô lớn. Câu 2. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta hiện nay mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp. B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế. C. Thúc đẩy xuất khẩu lao động. D. Tăng vai trò kinh tế nhà nước. Câu 3. Sản phẩm nông nghiệp của nước ta chủ yếu có nguồn gốc A. nhiệt đới. B. ôn đới. C. cận nhiệt. D. hàn đới. Câu 4. Khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là A. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa. B. địa hình chủ yếu là đồi núi. C. thị trường thế giới nhiều biến động. D. thiếu hụt nguồn lao động. Câu 5. Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước mặn ở nước ta là có A. sông suối, kênh rạch và ao hồ dày đặc. B. diện tích mặt nước lớn ở các đồng ruộng. C. nhiều bãi triều, đầm phá và cửa sông. D. nhiều vũng, vịnh và vùng biển ven các đảo. Câu 6. Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta là A. khai thác hợp lí tự nhiên, sử dụng hiệu quả lao động. B. sử dụng hiệu quả nguồn lao động, bảo vệ môi trường. C. bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí điều kiện tự nhiên. D. tạo thêm việc làm, sử dụng hiệu quả nguồn lao động. Câu 7. Khó khăn tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động khai thác hải sản xa bờ của nước ta? A. Hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt. B. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới. C. Môi trường biển và hải đảo ô nhiễn. D. Hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc. Câu 8. Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ do A. tiện đường giao thông. B. nguyên liệu phong phú. C. gần thị trường tiêu thụ. D. tận dụng nguồn lao động. Câu 9. So với các đồng bằng khác, đồng bằng sông Hồng có thế mạnh độc đáo về A. sản xuất vụ đông. B. sản xuất và trồng lúa cao sản. C. nuôi trồng thủy sản. D. chăn nuôi đại gia súc và gia cầm. Câu 10. Chiếm tỉ trong lớn nhất trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay là A. thuỷ điện. B. điện nguyên tử. C. điện mặt trời. D. nhiệt điện. Câu 11. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, công nghiệp nước ta được chia thành A. 2 nhóm với 28 ngành. B. 4 nhóm với 34 ngành. C. 4 nhóm với 30 ngành. D. 5 nhóm với 31 ngành. Câu 12. Sản phẩm dầu khí là nguyên liệu cho A. luyện kim đen. B. sản xuất bột giấy. C. luyện kim màu. D. sản xuất phân đạm. Câu 13. Các cơ sở chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt tập trung ven các đô thị lớn của nước ta là do A. gần thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. 5
  6. B. gần các cơ sở chăn nuôi bò sữa quy mô lớn. C. gần nguồn nguyên liệu và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại. D. có lực lượng lao động đông đảo và gần nguồn nguyên liệu. Câu 14. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc nhờ A. có nguồn tài nguyên khoáng sản. B. kết quả của công cuộc đổi mới. C. đổi mới trang thiết bị, công nghệ. D. nâng cao chất lượng lao động. Câu 15. Biện pháp chủ yếu để phát triển bền vững công nghiệp nước ta là A. phát triển giao thông vận tải, thông tin. B. nâng cao chất lượng, hạ thấp giá thành. C. đầu tư công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm. D. đào tạo nhân lực, đảm bảo nguyên liệu. Câu 16. Cho biểu đồ: SỐ LƯỢNG TRÂU VÀ BÒ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015 - 2021 (Số liệu theo: theo Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022) a) Số lượng bò tăng liên tục trong giai đoạn 2015 - 2021. b) Hiện nay, bò nuôi để lấy thịt và sữa là chủ yếu. c) Số lượng trâu giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh. d) Chăn nuôi gia súc lớn ngày càng phát triển chủ yếu do nhu cầu xuất khẩu tăng cao. Câu 17. Cho thông tin sau: Trên phạm vi cả nước, đã hình thành 6 vùng kinh tế - xã hội (theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội khoá XV). Các hình thức lãnh thổ khác như khu kinh tế, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, hành lang kinh tế,... được hình thành ở nhiều địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. a) Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta chuyển dịch theo hướng tích cực. b) Một trong những mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là nhằm tạo ra không gian phát triển mới. c) Các vùng kinh tế thực hiện chuyên môn hóa sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết việc làm. d) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là kết quả của việc thu hút đầu tư nước ngoài . Câu 18. Cho thông tin sau: Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp, một số vùng có các cao nguyên (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên). Khu vực này có đất feralit là chủ yếu, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả; có các đồng cỏ lớn thích hợp để phát triển chăn nuôi gia súc lớn. a) Địa hình là một trong các thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp nước ta. b) Địa hình đồi núi với đất feralit chiếm diện tích lớn thuận lợi cho phát triển các loại cây lâu năm c) Chăn nuôi gia súc lớn tập trung chủ yếu ở vùng núi trên cơ sở các đồng cỏ rộng, phân bố chủ yếu ở các cao nguyên. 6
  7. d) Cao su là cây công nghiệp phát triển chủ yếu trên đất đá vôi và đất xám trên phù sa cổ ở nước ta. Câu 19. Cho thông tin sau: Điện mặt trời, điện gió phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Các địa phương có các nhà máy điện mặt trời lớn hiện nay là Ninh Thuận, Đắk Lắk,... Các địa phương phát triển điện gió mạnh là Đắk Lắk, Bạc Liêu, Cà Mau,... Gần đây, nước ta đã xây dựng và vận hành một số nhà máy điện rác thải ở: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. a) Nước ta có tài nguyên năng lượng mặt trời, sức gió dồi dào, cơ sở để phát triển điện tái tạo. b) Các nguồn năng lượng tái tạo góp phần thay thế hoàn toàn cho các nguồn năng lượng truyền thống. c) Nguyên nhân chủ yếu khiến điện tái tạo chưa thể thay thế nhiệt điện là chi phí đầu tư và vận hành cao hơn. d) Nước ta đẩy mạnh năng lượng tái tạo do lợi ích về kinh tế, môi trường và an sinh xã hội. Câu 20. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng của nước ta đạt 2 955 806 tỉ đồng, tổng GDP đạt 7 592 323 tỉ đồng. Cho biết giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng chiếm bao nhiêu % trong cơ cấu GDP của nước ta? (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất) Câu 21. Biết diện tích gieo trồng lúa của nước ta năm 2021 là 7,2 triệu ha, sản lượng là 43,9 triệu tấn. Hãy cho biết năng suất lúa của nước ta năm 2021 là bao nhiêu tạ/ha? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) Câu 22. Số lượng trâu năm 2010 của Bắc Trung Bộ là 710,0 nghìn con, đến năm 2021 là 581,9 nghìn con. Vậy trâu ở Bắc Trung bộ năm 2021 giảm bao nhiêu % so với năm 2010? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) Câu 23. Sản lượng điện nước ta từ 157 949 triệu kWh năm 2015 lên 258 790,9 triệu kWh năm 2022. Hãy tính tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của nước ta năm 2022 so với năm 2015 (coi năm 2015 = 100%). (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) Câu 24. Tính đến năm 2021, tổng diện tích các Khu công nghệ cao của nước ta là 3835,4 ha. Khu công nghệ cao Hòa Lạc có diện tích là 1586 ha. Cho biết Khu công nghệ cao Hòa Lạc chiếm bao nhiêu % diện tích các Khu công nghệ cao của nước ta? (làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất ). .............HẾT.......... 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2