intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Giồng Ông Tố

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi giữa học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Giồng Ông Tố’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Giồng Ông Tố

  1. TRƯỜNG THPT GIỒNG ÔNG TỐ ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 _NH 2023-2024 TỔ ĐỊA LÝ Họ và tên HS :…………………………………………………………………………. Lớp 12…… I. LÝ THUYẾT BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1: Việt Nam gắnliền với lục địa và đại dương nào sau đây? A. Á và Ấn Độ Dương. B. Á và Thái Bình Dương. C. Á - Âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. D. Á-Âu và Thái Bình Dương. Câu 2:Thứ tự các bộ phận vùng biển nước ta là A. Nội thủy, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa. B. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, đặc quyền kinh tế. C. Nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, đặc quyền kinh tế, tiếp giáp lãnh hải. D. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Câu 3:Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm A. vùng đất, vùng biển, vùng trời. B. vùng đất, vùng biển, vùng núi. C. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa. D. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời. Câu 4: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư, … là vùng A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải. C. đặc quyền về kinh tế. D. thềm lục địa. Câu 5: Nước ta có vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng nên có A. nhiều tài nguyên khoáng sản. B. nhiều tài nguyên sinh vật. C. thiên nhiên phân hóa đa dạng. D. nhiều thiên tai nhiệt đới. BÀI 6 – 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI Câu 1:Nhận định đúng nhất về đặc điểm địa hình nước ta là A. Địa hình đồng bằng chiếm diện tích lớn nhất. B. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn nhất. C. Địa hình cao nguyên chiếm diện tích lớn nhất. D. Tỉ lệ ba nhóm địa hình trên tương đương nhau. Câu 2:Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của vùng A. Đồng bằng ven biển miền Trung. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng Nam Bộ. Câu 3:Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là A. do tác động dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ tạo nên. B.có cả đất phù sa cổ lẫn đất ba dan, feralit. C.nâng lên chủ yếu trong vận động Tân kiến tạo. D.nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Câu 4: Hướng Tây-Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta? A. Ngăn ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ phía Nam cao hơn phía Bắc. B. Làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều đông-tây, lượng mưa phân hóa. C. Tạo điều kiện gió biển xâm nhập sâu vào trong lục địa, tăng lượng mưa cho cả nước. D. Làm cho Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn Tây Nam, nhiệt độ cao. Câu 5: Hàng năm đồng bằng Bắc Bộ vẫn mở rộng ra biển phía đông nam với tốc độ khá nhanh chủ yếu do A. hoạt động canh tác của con người, lưu lượng dòng chảy rất lớn. B. lượng phù sa các sông mang theo lớn, thềm lục địa nông, thoải. C. thềm lục địa bị thu hẹp, tác động mạnh thủy triều và sóng biển. D. rừng ngập mặn ven biển tàn phá nhiều, chế độ sông thất thường. Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN Câu 1:Ý nào sau đâykhông phảilà ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu của nước ta?
  2. A. Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển. B. Mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn. C. Làm giảm tính chất lạnh khô vào mùa đông. D. làm tăng tính chất nóng, khô cho các khối khí. Câu 2:Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển? A. Các bờ biển mài mòn. B. Vịnh cửa sông. C. Các vũng, vịnh nước sâu. D. Nhiều bãi ngập triều. Câu 3:Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là A. hệ sinh thái rừng ngập mặn. B.hệ sinh thái trên đất phèn. C.hệ sinh thái rừng trên đất, đất pha cát ven biển. D.hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô. Câu 4:Độ muối giữa các vùng biển nước ta có sự khác nhau chủ yếu do A. lượng mưa, độ bốc hơi, sông ngòi đổ ra biển. B. chế độ mưa và chế độ nhiệt, địa hình bờ biển. C. sông ngòi đổ ra biển, hải lưu, chế độ thủy triều. D. địa hình bờ biển, các dòng hải lưu, chế độ mưa. Câu 5:Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng A. Nam Trung Bộ. B. Vịnh Thái Lan. C. Vịnh Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Bài 9 – 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA Câu 1:Tính chất nhiệt đới nước ta thể hiện như thế nào? A. lượng mưa hàng năm lớn. B. nhiệt độ cao trung bình trên 250C. C. vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông. D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương, nhiệt độ trung bình cao. Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của gió mùa mùa đông ở nước ta? A. Đầu mùa đông thời tiết lạnh ẩm ở miền Bắc. B. Hoạt động từ tháng XI đến tháng IV năm sau. C.Xuất phát từ cao áp cao áp Xibia. D. Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa sau mùa đông. Câu 3: Nguồn gốc của gió mùa Tây Nam vào giữa và cuối mùa hạ là A. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc. B. áp cao XiBia. C. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam . D. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương. Câu 4:Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã. B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền. C. Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm. D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á. Câu 5: Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho A. Tây Nguyên. B. Nam Bộ. C. Bắc Bộ. D. Cả nước.
  3. Câu 6:Kiểu rừng tiêu biểu đặc trưng của khí hậu nóng ẩm ở nước ta là A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. C. Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá. B. Rừng cận nhiệt đới gió mùa thường xanh. D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển. Câu 7:Ý nào sau đây không đúng về phân chia khí hậu nước ta? A. Miền Nam được chia thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt. B. Tây Nguyên và đồng bằng ven biển có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô. C.Khi Tây Nguyên là mùa mưa thì đồng bằng ven biển cũng có mưa nhiều. D. Miền Bắc được chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Câu 8: Chế độ nhiệt và ẩm của nước ta thay đổi chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây? A. Vị trí địa lí và lãnh thổ, yếu tố địa hình và tác động của gió mùa. B. Tác động của các loại gió, độ cao của địa hình và thảm thực vật. C. Hướng của các dãy núi, tác động của bão và độ cao của dãy núi. D. Hướng nghiêng chung của địa hình, dòng biển, độ cao địa hình. BÀI 11, 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG Câu 1: Điều nào sau đâykhông đúngvề sự thay đổi nhiệt độ theo Bắc -Nam ở nước ta? A. Tổng nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. B. Lượng bức xạ mặt trời tăng dần từ Bắc vào Nam. C. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. D. Biên độ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. Câu 2: Thành phần sinh vật ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta chủ yếu di cư từ A. phương Bắc và phương Nam. B. phương Nam và phía tây. C. phương Bắc và phía tây. D. phương Nam và phía đông. Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam? A. Hoạt động của các loại gió mùa và hướng nghiêng địa hình. B. Lãnh thổ hẹp ngang và hoạt động của các loại gió vào mùa hạ. C. Địa hình có sự phân hóa đa dạng và tác động của các khối khí. D. Lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ và hoạt động của gió mùa. Câu 4: Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt là A. vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng núi cao. B. vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. C. vùng biển và đầm phá, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. D. vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng gò đồi. Câu 5: Ở vùng núi Đông Bắc nước ta, mùa đông thường A. đến sớm, kết thúc sớm. B. đến muộn, kết thúc sớm. C. đến sớm, kết thúc muộn. D. đến muộn, kết thúc muộn. Câu 6: Khí hậu đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm A. lạnh khô, độ ẩm thấp. B. nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao. C. mát mẻ, mưa nhiều, độ ẩm cao. D. khô nóng, lượng mưa ít, độ ẩm thấp. Câu 7: Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn chủ yếu do tác động kết hợp của A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và hai sườn dãy núi Trường Sơn. B. địa hình núi đồi, cao nguyên và các hướng gió thổi qua biển trong năm. C. dãy núi Trường Sơn và các loại gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc. D. các gió hướng tây nam nóng ẩm và địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng. Câu 8: Khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta có đặc điểm là A. khí hậu nhiệt đới, nóng quanh năm. B. độ ẩm cao, mưa nhiều và quanh năm. C. mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi. D. mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô.
  4. Câu 9: Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc có độ cao thấp hơn miền Nam chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây? A. Vị trí gần chí tuyến Bắc, gió mùa Đông Bắc. B. Địa hình thấp, gần biển, hoạt động gió mùa. C. Hướng núi cánh cung và gió mùa Đông Bắc. D. Tín phong Bắc bán cầu và vị trí xa xích đạo. Câu 10: Phát biểu nào sau đâykhông đúngvề đại ôn đới gió mùa trên núi? A. Có nhiều loài thú lông dày. B. Khí hậu có tính chất ôn đới. C. Chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn. D. Quanh năm nhiệt độ dưới 15°C. Câu 11: Phát biểu nào sau đâykhông đúngvề miền Bắc và Đông Bắc Bắc nước ta? A. Khoáng sản phong phú, giàu than, có bể dầu khí. C. Thực vật phương Bắc chiếm ưu thế, mùa đông lạnh. B. Có các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. D. Vùng biển có đáy nông nhưng vẫn có vịnh nước sâu. Câu 12: Khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bộ khác với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chủ yếu do tác động kết hợp của A. gió mùa mùa hạ, hướng và độ cao của các dãy núi. B. dãy núi Hoàng Liên Sơn, gió mùa đông và áp thấp. C. núi có hướng vòng cung, gió mùa Đông Bắc và bão. D. vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và hoàn lưu gió mùa. Câu 13: Địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuận lợi cho hoạt động kinh tế nào sau đây? A. Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn. B. Trông cây lương thực, nuôi trồng thủy hải sản. C. Xây dựng cảng biển, sản xuất muối công nghiệp. D. Khai thác dầu, trồng cây lương thực, cây ăn quả. Câu 14: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là A. đá vôi, quặng sắt. B. crôm, titan. C. dầu khí, bôxit. D. apatit, thiếc. Câu 15: Khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ thuận lợi cho phát triển A. rừng cây họ Dầu, các loài thú lớn. B. rừng ngập mặn, thú có lông dày. C. rừng tràm, động vật phương Bắc. D. rừng thường xanh, thú cận nhiệt. BÀI 14: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng về hiện trạng rừng nước ta hiện nay? A. Bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng. B. Chất lượng được phục hồi, diện tích giảm. C. Được phục hồi cả về diện tích, chất lượng. D. Diện tích tăng, chất lượng chưa phục hồi. Câu 2:Ba loại rừng được sự quản lí của nhà nước về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển, sử dụng là A.rừng giàu, rừng phòng hộ, rừng đặc trưng. B.rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. C.rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng giàu. D.rừng sản xuất, rừng giàu, rừng phòng hộ. Câu 3: Việc bảo vệ tài nguyên rừng nước ta có ý nghĩa chủ yếu về A. giá trị kinh tế, cân bằng môi trường sinh thái. B. giá trị sản xuất nông nghiệp, cân bằng sinh thái. C. giá trị sản xuất công nghiệp, cân bằng môi trường. D. giá trị về dịch vụ du lịch, cân bằng hệ sinh thái. Câu 4: Biện pháp quan trọng nhất nhằm bảo vệ rừng đặc dụng là A. trồng cây gây rừng trên đất trống đồi trọc. B. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật ở các vườn quốc gia. C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. D. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có. Câu 5: Biểu hiện tính đa dạng sinh học ở nước takhông thể hiện ở A. hệ sinh thái. B. vùng phân bố. C. nguồn gen quý. D. thành phần loài. Câu 6: Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước ở nước ta bị giảm sút rõ rệt chủ yếu do A. mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm. B. khai thác quá mức, ô nhiễm nước. C. sự biến đổi khí hậu, thiên tại nhiều. D. hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
  5. Câu 7: Ý nào sau đây được cho là nguyên nhân chủ yếu làm tài nguyên rừng của nước ta hiện nay bị suy giảm nghiêm trọng? A. Chiến tranh tàn phá. B. Tai biến thiên nhiên. C. Thiếu sự chăm sóc và bảo vệ. D. Con người khai thác quá mức. Câu 8: Nhận định về biến động tài nguyên đất ở nước ta hiện nay là A. diện tích đất hoang đồi trọc, diện tích đất suy thoái giảm mạnh. B. diện tích đất trống đồi trọc giảm mạnh, diện tích đất suy thoái vẫn còn lớn. C. diện tích đất trống đồi trọc tăng nhanh, diện tích đất suy thoái giảm mạnh. D. diện tích đất hoang đồi trọc, diện tích đất suy thoái tăng nhanh. Câu 9: Biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên đất đồng bằng ở nước ta là A. áp dụng nông – lâm kết hợp, chống bạc màu. B. đào hố vảy cá, chống ô nhiễm do thuốc trừ sâu. C. thâm canh, canh tác hợp lí, bón phân cải tạo đất. D. làm ruộng bậc thang, chống bạc màu, nhiễm mặn. Câu 10: Giải pháp chủ yếu để sử dụng lâu dàitài nguyên thiên nhiên ở nước talà A. nâng cao ý thức người dân. B. đổi mới công nghệ khai thác. C. khai thác hợp lí và bền vững. D. mở rộng thị trường tiêu thụ. Câu 11: Nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng là A.nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu. B.hầu hết nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí. C.giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều. D.việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển. BÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI Câu 1: Vấn đề quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta là A. mất cân bằng sinh thái và cạn kiệt tài nguyên. B. cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. C. mất cân bằng sinh thái và sự biến đổi khí hậu. D. ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái. Câu 2: Ngập lụt ở miền Trung nguyên nhân chủ yếu là do A. nước biển dâng, đê biển bao bọc. B. đê biển bao bọc, mật độ xây dựng cao. C. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về. D. lũ nguồn về, không có hệ thống thoát nước. Câu 3: Ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do A. mưa bão, lũ nguồn về. B. mưa lớn, triều cường. C. mật độ xây dựng cao. D. có đê sông, đê biển bao bọc. Câu 4: Biện pháp để tránh thiệt hại khi có bão mạnh ở nước ta là A. chống cháy rừng. B. xây hồ tích nước. C. sơ tán dân. D. ban hành Sách đỏ. Câu 5: Vùng đồng bằng nước ta thường xảy ra A. ngập lụt. B. lũ quét. C. động đất. D. sóng thần. Câu 6: Đồng bằng sông Hồng chịu lụt úng nghiêm trọng chủ yếu do động kết hợp của A. lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, diện mưa bão rộng. B. mặt đất thấp, có đê sông, đê biển bao bọc, mật độ xây dựng cao. C. mặt đất thấp, đê bao bọc, mưa bão rộng, mức độ đô thị hóa cao. D. dân cư tập trung đông, mặt đất thấp, mưa bão rộng, đê bao bọc. Câu 7: Vùng thường xảy ra lũ quét ở nước ta là A. vùng núi phía Bắc. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 8: Biện pháp để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra ở nước ta là A. quy hoạch dân cư. B.củng cố đê biển. C. sơ tán dân. D. cải tạo môi trường. Câu 9: Tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là A. miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. B. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  6. C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc và Đông Bắc. Câu 10: Để phòng chống khô hạn ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là A. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. B. tạo ra các giống cây chịu hạn. C. thực hiện tốt công tác dự báo. D. xây dựng các công trình thủy lợi. Câu 11: Vùng có động đất mạnh nhất của nước ta là A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Nam Bộ. D. Cực Nam Trung Bộ. II. KỸ NĂNG - Đọc bản đồ. - Nhận xét bảng số liệu. - Nhận dạng và nhận xét biểu đồ. III. HÌNH THỨC: - Hình thức: Trắc nghiệm: 100% + Lý thuyết: 6,0 điểm + Bảng số liệu, biểu đồ: 1,0 điểm + Atlat: 3,0 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2