Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ
lượt xem 2
download
"Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn GDCD. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phúc Thọ
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 12 NĂM HỌC 2021 2022 A. TÓM TẮT NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN: BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I. Nội dung kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm pháp luật Pháp luật là gì? Các đặc trưng cơ bản của pháp luật + Tính quy phạm phổ biến + Tính quyền lực, bắt buộc chung + Tính chặt chẽ về mặt hình thức => Tìm ví dụ. 2. Bản chất của pháp luật Bản chất giai cấp của pháp luật Bản chất xã hội của pháp luật 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội Pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình => Tìm ví dụ. II. Văn bản pháp luật vận dụng: Hiến pháp, luật hôn nhân gia đình, bộ luật hình sự… BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT I. Nội dung kiến thức: 1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật Khái niệm thực hiện pháp luật Các hình thức thực hiện pháp luật + Sử dụng pháp luật
- + Thi hành pháp luật + Tuân thủ pháp luật + Áp dụng pháp luật 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Vi phạm pháp luật + Các dấu hiệu vi phạm pháp luật: Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật. Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí. Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi. + Khái niệm vi phạm pháp luật Trách nhiệm pháp lí + Khái niệm + Ý nghĩa Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí + Vi phạm hình và trách nhiệm hình sự + Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính + Vi phạm dân sự và trách nhiệm dân sự. + Vi phạm kỷ và trách nhiệm kỉ luật => Tìm ví dụ. II. Văn bản pháp luật tham khảo: Bộ luật hình sự, bộ luật dân sự, luật xử lý vi phạm hành chính, luật cán bộ công chức… CHỦ ĐỀ: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT I. Nội dung kiến thức: 1. Công dân bình đẳng trước pháp luật a.Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Công dân bình đẳng trước pháp luật Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ b. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí 2. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
- a. Bình đẳng trong hôn nhân gia đình. Khái niệm bình đẳng trong HNGĐ Nội dungbình đẳng trong HNGĐ + BĐ giữa VC . Trong QH nhân thân . Trong quan hệ tài sản . Ý nghĩa + BĐ giữa cha mẹ với các con + BĐ ông bà với các cháu + Bình đẳng giữa anh chị em. b. Bình đẳng trong lao động Khái niệm bình đẳng trong lao động Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động + Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động + Công dân bình đẳng trong giao kết HĐLĐ(Khái niệmhợp đồng lao động, nguyên tắc giao kết HĐLĐ) + Bình đẳng LĐ nam và LĐ nữ c. Bình đẳng trong kinh doanh. Khái niệm bình đẳng trong kinh doanh Nội dungbình đẳng trong kinh doanh + Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh nếu đủ điều kiện + Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. + Quyền bình đẳng trong khuyến khích phát triển lâu dài + Quyền chủ động, mở rộng quy mô và ngành nghề KD. để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. + Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. II. Văn bản pháp luật tham khảo: Hiến pháp 2013, luật hôn nhân gia đình 2014, bộ luật lao động 2019, luật doanh nghiệp 2020…
- BÀI 5: BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO I. Nội dung kiến thức: 1. Bình đẳng giữa các dân tộc. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc + Trong lĩnh vực chính trị + Trong lĩnh vực kinh tế + Trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 2. Bình đẳng giữa các tôn giáo. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo Nội dungbình đẳng giữa các tôn giáo + Các tôn giáo được NN công nhận đều BĐ trước PL, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của PL. + Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của PL được NN bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được NN bảo hộ. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo II. Văn bản pháp luật tham khảo: Hiến pháp 2013, bộ luật hình sự 2015, luật giáo dục 2019… BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN I. Nội dung kiến thức: 1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân + Hành vi bắt người trái pháp luật. + Cán bộ có thẩm quyềnđược quyền bắt giam, giữ người nhưng phải theo đúng trình tự thủ tục do PL quy định. + Những trường hợp bắt, giam giữ người theo quy định PL 2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe danh dự ,nhân phẩm của công dân.
- Khái niệm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe danh dự ,nhân phẩm của công dân Nội dungquyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe danh dự ,nhân phẩm của công dân: + Không ai xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác. + Không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác. II. Văn bản pháp luật tham khảo: Hiến pháp 2013, bộ luật hình sự 2015, bộ luật tố tụng hình sự 2021… B. CÂU HỎI THAM KHẢO: Câu 1: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực của nhà nước thể hiện quyền nào sau đây? A. Quyền bình đẳng giữa các vùng, miền B. Quyền bình đẳng giữa các công dân C. Quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước. D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc Câu 2: Pháp luật do cơ quan nào dưới đây ban hành? A.Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B.Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam C.Viện kiểm sát nhân dân tối cao. D.Toàn án nhân dân tối cao. Câu 3: . Anh T yêu chị H . Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Bố chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây? A. Bình đẳng giữa các dân tộc B. Bình đẳng giữa các tôn giáo C. Bình đẳng trong văn hóa D. Bình đẳng trong các hoạt đông tín ngưỡng Câu 4: Nhận định nào sau đây không phải đặc trưng của pháp luật? A.Tính quy phạm phổ biến. B.Tính quyền lực, bắt buộc chung. C.Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D.Tính pháp lý chặt chẽ
- Câu 5: Học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học tại các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được hưởng chính sách ưu tiên nào dưới đây của Đảng và nhà nước? A. Miễn giảm học phí và trợ cấp học tậpB. Hỗ trợ phương tiện đi lại C. Hỗ trợ về chỗ ở D. Hỗ trợ, tìm kiếm việc làm Câu 6: Pháp luật ra đời khi ? A.nhà nước ra đời. B.hình thành giai cấp. C. có sự chênh lệch giàu nghèo. D.con người sinh ra Câu 7: Trước pháp luật, mọi công dân đều A.bình đẳng. B.ngang hàng. C.như nhau. D.tuân thủ. Câu 8: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là A. mọi công ở tầng lớp, địa vị, dân tộc khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng các quyền, thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. B. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật. C. mọi công dân đều có trách nhiệm trước pháp luật. D.mọi công dân đều có nghĩa vụ trước pháp luật. Câu 9: Quyền của công dân luôn đi kèm với? A.Phấn đấu. B.Đấu tranh. C.Nghĩa vụ. D.Trách nhiệm. Câu 10: Ngươi nao tuy co điêu kiên ma không c ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ̀ ứu giup ng ́ ươi đang ̀ ở tinh trang ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̃ ́ ̣ ̉ ười đo chêt là nguy hiêm đên tính mang, dân đên hâu qua ng ́ ́ ̣ ̣ ̀ ự. A.vi pham phap luât hinh s ́ ̣ B.vi pham dân sự. ̣ ̣ ̀ C. vi pham phap luât hanh chính. ́ D. vi phạm kỉ luật Câu 11: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc A. tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luậtB.quản lí nhân dân C.cho công dân thực hiện quyền tự doD.có thể xử lí người vi phạm
- Câu 12: Người phải chịu trách nhiệm hành chính cho mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là A.từ đủ 14 tuổi trở lên. B.từ đủ 15 tuổi trở lên. C.từ đủ 16 tuổi trở lên. D.từ đủ 17 tuổi trở lên. Câu 13: Khi thuê nhà của ông B, ông A đã tự ý sửa chữa nhà mà không hỏi ý kiến của ông B. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm A.kỉ luật. B.dân sự. C.hình sự. D.hành chính. Câu 14: Cac tô ch ́ ̉ ức ca nhân chu đông th ́ ̉ ̣ ực hiên quyên (nh ̣ ̀ ững viêc đ ̣ ược lam) la ̀ ̀ A. sử dung phap luât ̣ ́ ̣ ̣ ́ ̣ B.áp dung phap luât ̉ ́ ̣ C.tuân thu phap luât. ̣ D.thi hanh phap luât ̀ ́ Câu 15: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là A.từ đủ 14 tuổi trở lên. B.từ đủ 15 tuổi trở lên. C.từ đủ 16 tuổi trở lên. D.từ đủ 17 tuổi trở lên. Câu 16: Quản lí xã hội bằng phương tiện nào dưới đây là hữu hiệu nhất? A.Pháp luật B.Chính trị C.Kinh tế. D.Đạo đức Câu 17: Trong các văn bản dưới đây, văn bản nào là đạo luật cơ bản của Nhà nước và có hiệu lực pháp lí cao nhất? A.Lệnh, Quy định. B.Hiến pháp. C.Pháp lệnh , nghị quyết D.Nghị định, Chỉ thị Câu 18: Quan điểm nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò quản lí Nhà nước? A.đạo đức là cái gốc của con người. Vì vậy quản lí xã hội bằng các chuẩn mực đạo đức là tin cậy và bên nững nhất. B.quản lí xã hội bằng công cụ kinh tế là thiết thực,hữu hiệu nhất. C.pháp luật vừa là phương tiện quản lí nhà nước, vừa là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D.đảng là lực lượng tiến tiến lãnh đạo nhà nước và xã hội, vì vậy quản lí bằng đường lối của Đảng là hiệu lực cao nhất. Câu 19: Ông A là người có thu nhập cao, hàng năm ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân, trong trường hợp này ông A đã
- A. sử dung phap luât ̣ ́ ̣ ̣ ́ ̣ B.áp dung phap luât ̉ ́ ̣ C.tuân thu phap luât. ̣ D.thi hanh phap luât ̀ ́ Câu 20: Sau khi mua xe ô tô, anh A đến cơ quan chức năng làm thủ tục đăng kí xe là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật, C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 21: Hành vi nào sau đây là thực hiện pháp luật? A.Đi học đúng giờ. B.Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện. C.Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. D.Sống học tập theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 22: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành vi nào dưới đây? A.Thực hiện pháp lệnh. B.Thực hiện pháp luật. C.Thực hiện an toàn giao thông đường bộ. D.Thông minh, thời trang. Câu 23: Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông phóng nhanh, vượt ẩu, gây tai nạn gọi là? A.Thực hiện nhiệm vụ. B.Thực hiện chức năng. C.Thực hiện pháp luật. D.Thượng tôn pháp luật. Câu 24: Cơ quan anh H quy định 7h30’ làm việc, nhưng bản thân anh H bao giờ cũng 8h00’ mới đến. Như vậy anh H đã A. vi phạm pháp luật. B. vi phạm kỷ luật. C. vi phạm đạo đức. D. vi phạm điều lệ. Câu 25: Cơ quan anh H quy định 7h30’ làm việc, nhưng bản thân anh H bao giờ cũng 8h00’ mới đến. Như vậy anh H sẽ bị xử lý? A.Kỷ luật. B.Hành chính. C.Dân sự. D.Nội quy. Câu 26: Bình đẳng giữa cha mẹ và con thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với con. B. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với việc chăm sóc con. C. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con, không phân biệt đối xử giữa các con, tạo điều kiện cho con phát triển.
- D. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với việc giáo dục con trẻ, nuôi con đến khi trưởng thành. Câu 27: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người? A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. Bị nghi ngờ phạm tội. Câu 28: Bình đẳng trong kinh doanh là A.mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều phải thực hiện quyền của mình. B.mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ trước pháp luật. C.kinh doanh ngành nghề, địa điểm. D.mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều phải thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật. Câu 29: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh? A.Đã là công dân ai cũng có quyền kinh doanh, miễn là tạo ra lợi nhuận. B.Các thành phần kinh tế cạnh tranh với nhau. C.Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật không cấm. D.Tất cả doanh nghiệp đều hoạt động dưới sự bảo trợ của pháp luật, tự do kinh doanh. Câu 30: Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện ở nội dung nào sau đây? A.Là một bộ phận không thể tách rời trong đoàn kết dân tộc. B.Là cơ sở, tiền đề quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình xây dựng đất nước.
- C.Tạo ra môi trường hoạt động tôn giáo lành mạnh, tạo tiền đề cho khối đại đại đoàn kết toàn dân tộc. D.Nuôi dưỡng lòng tin đức tin, tạo nên môi trường lành mạnh, khơi gợi tinh thần yêu nước căm thù giặc, xây dựng đất nước trong mỗi thời kỳ lịch sử Câu 31: Thờ cúng tổ tiên gọi là A.tập quán. B.phong tục C.tôn giáo. D.tín ngưỡng. Câu 32: Công dân các dân tộc bầu cử đại biểu quốc hội, hội đồng nhân nhân các cấp là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực A.chính trị B.kinh tế C.văn hóa, giáo dục D.đời sống tinh thần Câu 33: Nhận định nào dưới đây không phải quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình? A. Vai trò của người chồng, người cha, người con trai trưởng trong gia đình được đề cao, quyết định toàn bộ công việc trong gia đình B. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau C.Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình D. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình Câu 34: Nếu em nhìn thấy một người đang thực hiện tội phạm, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A.Mặc kệ, coi như không nhìn thấy B.Giúp họ thực hiện tội phạm C.Đồng tình, cổ vũ hành vi tội phạm D. Bắt giữ, kêu gọi mọi người xung quanh hỗ trợ Câu 35. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế. B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước. D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh. Câu 36: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
- A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con. B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển. C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. D. Cha mẹ đầu tư, quan tâm đến co gái nhiều hơn. Câu 37. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là mọi công dân A. được tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, miễn là nộp thuế đầy đủ. B. đều có quyền thành lập doanh nghiệp. C. khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền hoạt động kinh doanh. D. đều được quyền tự do tuyệt đối trong kinh doanh. Câu 38: Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam ? A. Tòa án nhân dân các cấp. B. Viện kiểm sát nhân dân các cấp. C. Cơ quan điều tra các cấp. D. Ủy ban nhân dân. Câu 39:. Anh A và anh B là nhân viên phòng chăm sóc khách hàng của công ty z. Vì anh A có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và làm việc hiệu quả hơn anh B nên được giám đốc xét tăng lương sớm. Giám đốc công ty z đã thực hiện đúng nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động? A. Tuyển dụng chuyên gia. B. Nâng cao trình độ. C.Thực hiện quyền lao động. D. Thay đổi nhân sự. Câu 40: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là một trong những quyền liên quan đến A.quyền bình đẳng của công dân B.quyền được sống trong tự do của con người C.quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm D.quyền được tự do lựa chọn nơi cư trú.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 141 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 76 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 46 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 78 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 60 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn