Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội
lượt xem 1
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội
- TRƯỜNG THPT HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I LỚP 11 BỘ MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2024- 2025 1. MỤC TIÊU 1.1Kiến thức. Hệ thống hóa kiến thức đã được học ở kì 1 - Một số yếu tố của truyện, thơ, truyện thơ, kịch đã được học ở học kì 1. - Nội dung và ý nghĩa của văn bản nghị luận, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm và lí lẽ, dẫn chứng. - Đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết - Một số hiện tượng phá vỡ qui tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng 1.2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện các kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản - Viết bài nghị luận văn học - Viết bài nghị luận xã hội 2. NỘI DUNG 2.1.Phạm vi kiến thức, kĩ năng Đọc: - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại (không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật...), thơ trữ tình (ngôn từ, cấu tứ, hình ảnh, các yếu tố tượng trưng ...), truyện thơ dân gian và thơ trữ tình (cốt truyện, nhân vât, người kể chuyện, bút pháp, vai trò của tự sự trong thơ trữ tình), kịch (xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện...) - Phân tích và đánh giá được chủ đề (cảm hứng chủ đạo), tư tưởng, thông điệp của văn bản - Phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản nghị luận, mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm và lí lẽ, dẫn chứng; vai trò của các yếu tố thuyết minh, tự sự biểu cảm trong văn nghị luận; mục đích, thái độ, tình cảm của người viết - Phân biệt được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, nhận diện được lỗi và sửa lỗi thành phần câu. Viết: - Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (những đặc điểm trong cách kể của tác giả) -Viết được văn bản nghị luận về một bài thơ (tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm) -Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (con người với cuộc sống xung quanh, hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) - Biết viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội 2.2. Bảng năng lực và cấp độ tư duy Mức độ đánh giá nhận thức Thông Năng Nội dung/ Số Nhận biết hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng TT lực/ Đơn vị câu thấp cao % Kĩ kiến Số Số Số Số Số Số Số Số năng thức câu câu điểm câu điểm câu điểm điểm Văn bản I Đọc truyện thơ 6 2 1.5 2 2.0 1 1.0 1 0.5 50% DG. thơ trữ tình hoặc văn bản NLVH Viết bài văn Số câu Số điểm nghị luận
- (con người với cuộc 1.0 5.0 sống xung 50% II Viết quanh, lối sống tích cực Tỉ lệ 100% Tổng điểm 10.0 2.3. Câu hỏi / yêu cầu và đề minh họa. a/Câu hỏi phần đọc hiểu (với ngữ liệu là một văn bản/ đoạn trích cho trước) */ Với mức độ nhận biết - Nhận biết được thể loại truyện thơ dân gian, thơ trữ tình; các đặc trưng cơ bản của thể loại truyện thơ DG, thơ trữ tình: nhân vật trữ tình, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, yếu tố tự sự, cảm hứng chủ đạo… - Nhận biết được phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ, cách sử dụng các hình ảnh, từ ngữ, cách diễn đạt độc đáo; cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng…trong một đoạn nghị luận văn học. */ Với mức độ thông hiểu: - Chỉ ra, phân tích được nét đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật trữ tình; việc tạo dựng các yếu tố mạch cảm xúc, tự sự, cảm hứng chủ đạo ,các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện thơ DG, thơ trữ tình để làm nổi bật được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, đoạn trích truyện thơ, thơ trữ tình - Phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ, cách diễn đạt độc đáo , nghệ thuật lập luận (cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, kết cấu…) của một đoạn trích hoặc văn bản nghị luận văn học. */ Với mức độ vận dụng: - Liên hệ rút ra bài học, thông điệp từ tác phẩm. - Thể hiện được quan điểm riêng trong tiếp nhận, đánh giá văn bản. - Viết đoạn văn ngắn 120 chữ. b/Câu hỏi tạo lập văn bản: (Câu hỏi thể hiện cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) - Phân tích nghệ thuật tự sự của truyện “Chí Phèo” của Nam Cao. - Phân tích một bài thơ mà anh/chị cho là có cấu tứ độc đáo - Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/chị về việc tôn trọng sự khác biệt trong xã hội hiện nay…… - Viết bài luận trình bày suy nghĩ của bạn về quan niệm cuộc sống luôn cần tình yêu thương…. - Viết bài luận trình bày suy nghĩ về lối sống tích cực trong XH ngày nay: nỗ lực cố gắng, bao dung, nhân hậu , tự học , rèn luyện thể chất …. 2.4. Đề minh họa: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn - Lớp 11 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
- I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau: Thấm thoát đã hết năm nhiều tháng Nàng võ vàng mong ngóng nhớ thương 315-Lòng riêng trăm mối ngổn ngang Lo làm sao thấy mặt chàng sớm hôm Nàng mới ghép hoa thơm vào giấy Gửi lòng yêu sang đấy dặn Chàng: -“Chàng ơi, còn chút thương Nàng 320-Để cho tơ tưởng mơ suông hão huyền Nàng cúi mặt từng đêm chan lệ Thư gửi Chàng chép kể nguồn cơn Nhận thư Chàng lại thêm buồn Biết tính sao để yêu thương trọn tình?” 325-Cha mẹ chọn Nàng Mành, bắt lấy Đẹp xinh mà vẫn thấy dửng dưng Yêu Em một dạ thủy chung Những mong trời ghép mệnh cùng đôi ta Cau Nàng Mành bổ ba xanh thắm 330-Cũng chẳng bằng một miếng trầu Em Thầm ơn Em đã trao duyên Muốn thăm lại sợ, để đêm mơ người Thà thắt cổ về Trời quấn quýt Oan trái này lấy chết tìm nhau 335- Thư Chàng phúc đáp sang mau Khác nào nước mát tưới bầu tim khô Nàng tìm cách trốn nhà thăm Lú Chàng gặp Nàng mừng rỡ xiết bao Mẹ Nàng tìm kiếm nháo nhào 340-Sang nhà Khun Lú, bà lao lên sàn Mẹ vặn tay túm Nàng lôi xuống Nàng quờ tay vội bám cửa nhà Phải khuôn cửa nứa cứa da Máu tuôn rơi đỏ truyền xa đời đời 345-Hoa mào gà đỏ tươi: một giọt Cuống hồng chua me đất: một tia Giọt rơi xuống suối đầm đìa Hóa đàn cá bống thìa lìa đỏ đuôi(*) (Chàng Lú - Nàng Ủa, nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2013/03/22/khun-lu-nang-ua- chang-lu-nang-ua/) Chú thích: Câu chuyện duyên trời, tình đất thiếu đạo lý, chia lìa đôi lứa vì ép duyên nên họ rủ nhau quyên sinh (chết) lên Mường Trời, mong được sum họp; nào ngờ Then (Trời) háo sắc lại tranh Vợ lấy làm tỳ thiếp, nạt Chồng làm oan hồn lẩn khuất trong không gian; chưa thôi, Then(Trời) lại bắt họ trở thành 2 ngôi sao Khun Lú – Náng Ủa (Sao Hôm- Sao Mai) chỉ cho nhìn nhau mà không được gặp. (*) Theo sự tích, máu của Nàng Ủa chảy ra lúc bấy giờ: một giọt biến thành hoa mào gà, một tia thành cuống hồng cây chua me đất, giọt giọt rơi xuống suối thành đàn cá bống thìa lìa đuôi đỏ.
- Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện tình yêu được kể trong đoạn văn bản là những ai? Câu 2. Xác định 2 câu thơ thể hiện tình yêu chung thủy của chàng Lú trong đoạn thơ sau. Cha mẹ chọn Nàng Mành, bắt lấy Đẹp xinh mà vẫn thấy dửng dưng Yêu Em một dạ thủy chung Những mong trời ghép mệnh cùng đôi ta Cau Nàng Mành bổ ba xanh thắm Câu 3. Tóm tắt mạch truyện được kể trong đoạn văn bản trên? Câu 4: Tại sao khi nhận được thư chàng Lú nàng Ủa trốn nhà thăm Lú ? Câu 5. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong hai câu thơ: Thư Chàng phúc đáp sang mau Khác nào nước mát tưới bầu tim khô Câu 6. Từ văn bản anh/chị có cho rằng tuổi trẻ cần bất chấp tất cả để được sống trọn vẹn với tình yêu không? Vì sao? ( Viết đoạn văn ngắn khoảng 120 chữ ) Phần II. Viết (5,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Thế giới thực sự đầy hiểm họa và tồn tại rất nhiều nơi tăm tối; nhưng vẫn còn có nhiều thứ đẹp đẽ, và dù tại tất cả các miền đất, tình yêu trộn lẫn với khổ đau, tình yêu có lẽ vẫn sinh trưởng nhanh hơn”(Tolkien) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan điểm sống tích cực trên. ...........................................HẾT.........................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn