intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ

  1. Sở GD & ĐT Hà Nội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRAĐÁNH GIÁ Trường THPT Phúc Thọ CUỐI KÌ II Môn : Sinh học 10 Năm học: 2022 - 2023 I.CẤU TRÚC ĐỀ THI: 1.Thời gian làm bài: 45 phút 2. Nội dung gồm 2 phần - Phần I. Trắc nghiệm khách quan (6 điểm): 20 câu - Phần II.Tự luận: (4 điểm): 2 câu II. NỘI DUNG ÔN TẬP: A- Tóm tắt kiến thức cơ bản Chủ đề Nội dung
  2. Chủ đề - Trình bày được khái niệm và các giai đoạn truyền tin trong tế bào. 7. Thông - Trình bày được khái niệm chu kì tế bào, các giai đoạn và mối quan hệ giữa tin tế các giai đoạn trong chu kì tế bào. bào, chu - Nêu được vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào. kì tế bào - Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của NST để giải thích được quá trình và phân nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào. bào - Nêu được các kì và đặc điểm mỗi kì của quá trình nguyên phân, giảm phân. - Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư. Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư. - Nêu được cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân, cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật là sự kết hợp các quá trình giảm phân, thụ tinh cùng với nguyên phân - Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. - So sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân. - Vận dụng kiến thức về nguyên phân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn. - Nêu được quy trình làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân và giải thích kết quả - Nêu được quy trình làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật, thực vật Chủ đề - Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công 8. Công nghệ tế bào thực vật. nghệ tế - Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu công nghệ bào tế bào động vật.
  3. Chủ đề - Nêu được khái niệm vi sinh vật. Kể tên được các nhóm vi sinh vật. 9. Vi - Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật. sinh vật - Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật - Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. - Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. - Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật. - Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực. - Nêu được đặc điểm, vai trò, ứng dụng một số quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật. - Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên B- CÂU HỎI ÔN TẬP I. Phần trắc nghiệm Câu 1: Mô tả “Là giai đoạn tế bào đích phát hiện ra phân tử tín hiệu từ tế bào ngoài tế bào” phù hợp với giai đoạn nào của quá trình truyền tin giữa các tế bào? A. Đáp ứng B. Tiếp nhận C. Truyền tin nội bào D. Tổng hợp. Câu 2. Quan sát hình ảnh sau và lựa chọn phát biểu không đúng trong số các phát biểu sau: A. Tế bào 1 và tế bào 3 là tế bào đích của hormone A. B. Hormone B có 2 tế bào đích. C. Tế bào 2 có thể tạo ra đáp ứng đặc hiệu đối với hormone A. D. Tế bào 3 có thể tạo ra đáp ứng đặc hiệu đối với hormone A Câu 3. Trường hợp nào sau đây chắc chắn xảy ra quá trình tiếp nhận nhưng không xảy ra đáp ứng tế bào? A. Sự sai hỏng một phân tử truyền tin. B. Sự sai hỏng một thụ thể. C. Sự sai hỏng một tín hiệu. D. Sự sai hỏng một tế bào đích. Câu 4: Số NST trong tế bào ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là A. 2n NST đơn. B. 2n NST kép. C. 4n NST đơn. D. 4n NST kép. Câu 5: Chu kỳ tế bào nào ở người có thời gian ngắn nhất A. Tế bào ruột B. Tế bào gan C. Tế bào phôi D. Tế bào cơ
  4. Câu 6: Có 1 tế bào sinh dưỡng nguyên phân 3 lầnliên tiếp thì số tế bào con là bao nhiêu? A. 6. B. 8. C. 12. D. 16. Câu 7: Những kì nào trong chu kỳ tế bào, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép? A. Trung gian, đầu và cuối B. Đầu, giữa và cuối C. Trung gian, đầu và giữa D. Đầu, giữa, sau và cuối Câu 8: Những khẳng định nào dưới đây là đúng? (1) Trong chu kì tế bào có nhiều điểm kiểm soát đảm bảo cho các tế bào con có được số lượng NST giống tế bào mẹ. (2) Nếu DNA bị hư hỏng mà không được sửa chữa trong khi đó tế bào vẫn tiếp tục hoàn thành các giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào thì các tế bào con sinh ra có thể trở thành tế bào ung thư. (3) Tế bào sẽ dừng lại ở điểm kiểm soát M khi phát hiện thấy quá trình nhân đôi DNA chưa hoàn tất. (4) NST bị mất tâm động vẫn có thể được các thoi vô sắc kéo về cực của tế bào. A. (1), (2) . B. (1), (3) C. (3), (4) D. (2), (4) Câu 9: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được: A. 1 trứng và 3 thể cực B. 4 trứng C. 3 trứng và 1 thể cực D. 4 thể cực Câu 10.Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào sinh vật nhân thực 2n trải qua một quá trình phân bào nào đó. Dựa vào sơ đồ hãy cho biết trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng: 1. Đây là quá trình phân bào giảm nhiễm. 2. Giai đoạn I và II thuộc kì trung gian của giảm phân I. 3. Toàn bộ giai đoạn II thuộc pha của kì trung gian. 4. Đầu giai đoạn III, NST ở đang ở trạng thái kép. 5. Đầu giai đoạn IV, NST ở dạng sợi mảnh đồng thời có sự co ngắn, dãn xoắn. 6. Cuối giai đoạn VI, trong tế bào có 2n NST đơn. A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 11: Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành, chủ yếu vì A. đầu chóp rễ hành chứa mô phân sinh ngọn. B. đầu chóp rễ hành chứa nhiều tế bào hơn. C. đầu chóp rễ hành mềm dễ ép tạo tiêu bản. D. đầu chóp rễ hành dễ bắt màu với thuốc nhuộm. Câu 12: Khi làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân ở rễ hành, cần sử dụng acid HCl 1,5 N nhỏ vào rễ hành và để yên khoảng 5 phút ở 60 oC nhằm
  5. A. nhuộm màu cho các nhiễm sắc thể của tế bào. B. phá vỡ tế bào hoàn toàn để giải phóng các nhiễm sắc thể. C. thủy phân toàn bộ các bào quan trong tế bào chỉ để lại nhân. D. thủy phân thành tế bào để làm đầu rễ mềm giúp dàn đều tế bào trên lam kính. Câu 13: Tế bào trong hình dưới đây đang ở kì nào của quá trình nguyên phân? A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối Câu 14. Năm 2007, Stanley Perlman, nhà y sinh học người MĨ đã tạo ra dòng chuột nhắt trắng mang thụ thể ACE2 của người bằng cách chuyển gen vào tế bào gốc phôi chuột nhằm phục vụ cho nghiên cứu dịch SARS. Đây là thành tựu A. tạo mô, cơ quan thay thế. B. tạo dòng tế bào và động vật chuyển gen. C. nhân bản vô tính động vật. D. dung hợp tế bào trần. Câu 15. Dung hợp dòng tế bào trần đơn bội (n) với dòng tế bào trần lưỡng bội (2n) cùng loài được ứng dụng để tạo giống cây A. tam bội (3n). B. mang gen kháng sâu bệnh. C. có hoạt tính sinh học. D. lai khác loài. Câu16:Cho các đặc điểm sau: (1) Có kích thước nhỏ bé, thường không nhìn thấy bằng mắt thường. (2) Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường. (3) Có khả năng hấp thu và chuyển hóa vật chất nhanh. (4) Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh. Số đặc điểm của vi sinh vật là. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu17:Vi sinh vật thuộc những giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới? A. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật. B. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm. C. Giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật. D. Giới Khởi sinh, Giới Thực vật, giới Động vật. Câu 18: Căn cứ để phân loại các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật là A. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp vật chất. B. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp năng lượng. C. dựa vào nguồn oxygen và nguồn cung cấp vật chất. D. dựa vào nguồn carbon và nguồn cung cấp năng lượng. Câu 19: Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2 là A. quang tự dưỡng B. quang dị dưỡng C. hóa tự dưỡng D. hóa dị dưỡng Câu 20: Muốn nghiên cứu về hình thái, sinh lý, hóa sinh hoặc sử dụng một loài nào đó vào thực tiễn thì cần làm gì? A. Tách riêng từng loài B. Dùng phương pháp nuôi cấy C. Dùng phương pháp phân lập vi sinh vật D. Dùng phương pháp định danh vi khuẩn Câu 21: Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi quan sát? A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt
  6. B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh Câu 22: Sinh trưởng của vi sinh vật là A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản. B. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân. C. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản. D. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân. Câu 23: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn được nuôi trong môi trường mà các chất dinh dưỡng không được bổ sung thêm đồng thời không rút bớt sản phẩm và chất thải trong suốt quá trình nuôi diễn ra theo A. 4 pha. B. 2 pha. C. 3 pha. D. 1 pha. Câu 24: Pha nào sau đây chỉ có ở nuôi cấy vi khuẩn không liên tục( trong hệ kín)? A. Pha lũy thừa B. Pha tiềm phát C. Pha cân bằng D. Pha suy vong Câu 25: Trong nuôi cấy không liên tục, pha có tốc độ phân chia của vi khuẩn đạt tối đa là A. pha tiềm phát B. pha lũy thừa C. pha suy vong D. pha cân bằng Câu 26: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Yếu tố nào sau đây đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh trong trường hợp này? A. Độ ẩm B. Nhiệt độ C. Độ pH D. Ánh sáng Câu 27: Sinh sản vô tính ở vi sinh vật nhân thực gồm các hình thức nào sau đây? (1) Phân đôi(2) Tiếp hợp (3) Nảy chồi (4) Hình thành bào tử vô tính. Đáp án đúng là A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4) Câu 28: Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là A. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật B. không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào D. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh Câu 29: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Yếu tố nào sau đây đã ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh trong trường hợp này? A. Độ ẩm B. Nhiệt độ C. Độ pH D. Ánh sáng Câu 30: Vi sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp không thải O2? A. Vi khuẩn màu tía và màu lục. B. Vi khuẩn lam và vi tảo. C. Vi tảo và vi khuẩn màu tía. D. Vi khuẩn màu tía và vi tảo. Câu 31: Đơn phân để tổng hợp protein ở vi sinh vật là A. amino acid. B. nucleotide. C. glycerol. D. acid béo. Câu 32: Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết các phân tử nào sau đây? A. Các phân tử glucose B. Các phân tử amino acid C. Glucose và acid béo D. Glycerol và acid béo Câu 33: Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ nhằm A. lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng B. loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa giúp làm sạch môi trường sống C. tạo ra các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người D. tạo ra các chất khoáng góp phần cải tạo chất lượng của đất
  7. Câu 34: Cho các thành tựu sau đây: 1. Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm 2. Sản xuất mì chính 3. Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào) 4. Sản xuất chất thay huyết tương dùng trong y học Trong các thành tựu trên, số thành tựu là ứng dụng của quá trình tổng hợp protein ở vi sinh vật là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 35: Cho các ứng dụng sau: 1. Sản xuất protein đơn bào 2. Sản xuất rượu, sữa chua, dưa muối 3. Sản xuất chất kháng sinh 4. Sản xuất acid amin Những ứng dụng nào từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật? A. (1); (3); (4) B. (2); (3); (4) C. (1); (2); (4) D. (1); (2); (3) Câu 36: Có bao nhiêu quá trình sau đây là tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật? 1. Phân giải đường làm chua dưa muối. 2. Phân giải protein trong làm nước mắm và tương. 3. Phân giải protein của đồ ăn. 4. Phân giải cellulose ở các mặt hàng tre nứa. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 37: Nhiều vi sinh vật có thể sinh tổng hợp kháng sinh để làm gì? A. Ức chế sự phát triển của các tế bào trong cơ thể B. Để bảo vệ bản thân C. Ức chế sự phát triển của các sinh vật khác D. Tạo điều kiện để các sinh vật khác phát triển Câu 38:Cho các vai trò sau: (1) Góp phần tạo ra hợp chất hữu cơ cho sinh giới. (2) Góp phần cung cấp O2 cho con người và các sinh vật trên Trái Đất. (3) Tham gia sản xuất thực phẩm, dược phẩm, nhiên liệu cho con người. (4) Góp phần cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp ở thực vật. Số vai trò của vi sinh vật quang tổng hợp là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39:Đối với vi sinh vật, polysaccharide được tổng hợp có vai trò A. làm nguyên liệu xây dựng tế bào hoặc chất dự trữ cho tế bào. B. làm nguyên liệu xây dựng tế bào và thực hiện chức năng xúc tác. C. làm nguyên liệu xây dựng tế bào hoặc thực hiện chức năng di chuyển. D. làm chất kháng sinh để ức chế sự phát triển quá mức của các sinh vật khác. Câu 40: Những vi sinh vật có khả năng tổng hợp celluase mạnh thương được ứng dụng làm gì? A. Phân hủy xác thực vật làm phân bón hữu cơ B. Phân hủy xác động vật C. Phân hủy lương thực D. Phân hủy thực phẩm II. Phần tự luận
  8. Câu 1: Tế bào gốc được kích hoạt từ tế bào sinh dưỡng có thể biệt hoá để tạo thành các dòng tế bào nào? Nếu dùng dòng tế bào gốc này để điều trị cho người khác thì có thể gặp những khó khăn gì? Câu 2: Nêu ví dụ chuyển gene ở động vật cho sản phẩm dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh ở người. Nêu một số ứng dụng của nhân bản vô tính động vật. Câu 3:Tổng hợp polysaccharide có ý nghĩa gì đối với vi sinh vật? Tại sao nên sử dụng nhựa phân hủy sinh học ví dụ như polyhydroxyalkanoate để thay thế nhựa hoá dầu? Câu 4: Kháng sinh có vai trò gì đối với chính các vi sinh vật tổng hợp ra nó ? Khi sử dụng kháng sinh để chữa bệnh, chúng ta cần lưu ý điều gì? Câu 5: Nêuđược quy trình lên men sữa chua và giải thích được những biến đổi xảy ra trong quá trình lên men sữa chua. Câu 6: Nêuđược quy trình lên men dưa chua và giải thích được những biến đổi diễn ra trong quá trình lên men dưa chua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0