intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 lần 2 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 240

Chia sẻ: Lac Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

13
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn tham khảo Đề KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 lần 2 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 240 sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 lần 2 - THPT Quế Võ 1 - Mã đề 240

SỞ GD-ĐT BẮC NINH<br /> <br /> ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 - NĂM HỌC 2017-2018<br /> <br /> TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1<br /> <br /> Bài thi KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> ---------------<br /> <br /> Môn thành phần: SINH HỌC LỚP 11<br /> (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)<br /> <br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> <br /> Mã đề: 240<br /> <br /> Đề gồm có 05 trang, 40 câu<br /> Họ tên thí sinh:............................................................SBD:...............................................................<br /> <br /> Câu 1: Đặc điểm của kiểu sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là<br /> A. ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua<br /> nhiều lần lột xác để trở thành con trưởng thành.<br /> B. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành, trải qua nhiều<br /> lần lột xác để trở thành con trưởng thành.<br /> C. ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai<br /> đoạn trung gian để trở thành con trưởng thành.<br /> D. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.<br /> Câu 2: Một trong các hợp tử lưỡng bội nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên<br /> phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 576 crômatit. Bộ nhiễm sắc thể<br /> lưỡng bội của loài này là<br /> A. 16.<br /> B. 18.<br /> C. 72.<br /> D. 36.<br /> Câu 3: Nhận định không đúng khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng tới cường độ quang hợp là:<br /> A. Các tia sáng đỏ kích thích quá trình hình thành cacbohiđrat.<br /> B. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.<br /> C. Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng đến cường độ quang hợp là như nhau.<br /> D. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, protein.<br /> Câu 4: Bộ phận làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng chủ yếu ở rễ là<br /> A. miền lông hút.<br /> B. miền sinh trưởng. C. chóp rễ.<br /> D. miền bần.<br /> Câu 5: Trong chăn nuôi, năng suất tối đa của vật nuôi phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố nào sau đây?<br /> A. Khẩu phần thức ăn.<br /> B. Khí hậu.<br /> C. Đặc điểm di truyền của giống.<br /> D. Chế độ phòng dịch.<br /> Câu 6: Ở một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n =24 thì trong mỗi tế bào có số nhiễm sắc thể,<br /> số cromatit, số tâm động ở kì giữa của nguyên phân lần lượt là:<br /> A. 24; 48; 24.<br /> B. 24; 24; 48.<br /> C. 48; 48; 24.<br /> D. 24; 24; 24.<br /> Câu 7: Cho các bộ phận sau đây:<br /> (1) Cơ ngón tay.<br /> (2) Tủy sống.<br /> (3) Dây thần kinh vận động.<br /> (4) Dây thần kinh cảm giác.<br /> (5) Thụ quan ở da tay.<br /> (6) Hành não.<br /> Trật tự các bộ phận tham gia vào cung phản xạ co ngón tay của người khi bị kim đâm là:<br /> A. 5 3241.<br /> B. 536 2—41.<br /> C. 546 231.<br /> D. 54231.<br /> Câu 8: Nhận định nào sau đây về ảnh hưởng của việc bón phân đối với năng suất cây trồng và<br /> bảo vệ môi trường là đúng?<br /> I. Bón không đúng thì năng suất cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế thấp.<br /> II. Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao.<br /> Trang 1/5 - Mã đề thi 240<br /> <br /> III. Bón phân không đúng sẽ gây ô nhiễm nông sản và môi trường; đe doạ sức khoẻ con người.<br /> IV. Bón phân càng nhiều thì năng suất cây trồng càng cao, hiệu quả kinh tế cao.<br /> V. Làm tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường khi bón phân hợp lý.<br /> A. I, IV.<br /> B. I, IV, V.<br /> C. I, II, III, V.<br /> D. II, III, V.<br /> Câu 9: Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng<br /> quy trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận<br /> định nào sau đây đúng?<br /> A. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng.<br /> B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi.<br /> C. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử dụng<br /> nước vôi trong.<br /> D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3 .<br /> Câu 10: Động lực nào sau đây giúp dòng mạch gỗ vận chuyển trong cây?<br /> (1) Lực đẩy (áp suất rễ).<br /> (2) Lực hút do thoát hơi nước ở lá.<br /> (3) Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.<br /> (4) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…).<br /> (5) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất.<br /> A. (1), (3), (5).<br /> B. (1), (2), (3).<br /> C. (1), (3), (4).<br /> D. (1), (2), (4).<br /> Câu 11: Nhịp tim của một người bình thường là 75 (lần/phút). Giả sử tỉ lệ thời gian các pha tâm<br /> nhĩ co, tâm thất co và pha dãn chung của chu kì tim lần lượt là 1 : 3 : 4. Nhận định nào sau đây là<br /> đúng?<br /> A. Chu kì tim là 1 phút.<br /> B. Thời gian tâm thất nghỉ ngơi là 0.5 giây.<br /> C. Thời gian tâm thất co là 0.1 giây.<br /> D. Thời gian tâm nhĩ co là 0.3 giây.<br /> Câu 12: Một gen có 2500 nuclêôtit và 3250 liên kết hiđrô. Mạch 1 của gen có 275 nuclêôtit loại X<br /> và số nuclêôtit loại T chiếm 30% tồng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biếu sau đây đúng?<br /> I. Mạch 1 của gen có X/G = 15/19.<br /> II. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 12/13.<br /> III. Mạch 2 của gen có T/G = 5/19.<br /> IV. Mạch 2 của gen có 38% số nuclêôtit loại X.<br /> A. 4.<br /> B. 3.<br /> C. 1.<br /> D. 2<br /> Câu 13: Nội dung nào sau đây không đúng khi phát biểu về hô hấp sáng?<br /> A. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.<br /> B. Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C4 với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp,<br /> perôxixôm và ti thể.<br /> C. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.<br /> D. Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu tốn rất nhiều sản phẩm<br /> của quang hợp (30 – 50%).<br /> Câu 14: Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?<br /> I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.<br /> II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.<br /> III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.<br /> IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.<br /> Trang 2/5 - Mã đề thi 240<br /> <br /> A. 1<br /> B. 2<br /> C. 3<br /> D. 4<br /> Câu 15: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loài vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với<br /> thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:<br /> (NH4)3PO4(0,2); KH2PO4 (1,0); MgSO4(0,2); CaCl2(0,1); NaCl(0,5).<br /> Kiểu dinh dưỡng và môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là<br /> A. quang dị dưỡng; tự nhiên.<br /> B. quang tự dưỡng; bán tổng hợp.<br /> C. quang tự dưỡng; nhân tạo.<br /> D. quang tự dưỡng; tổng hợp.<br /> Câu 16: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò nào sau đây ?<br /> A. Cung cấp năng lượng cho lá.<br /> B. Hạ nhiệt độ cho lá.<br /> C. Cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.<br /> D. Vận chuyển nước, ion khoáng.<br /> Câu 17: Nhận định nào sau đây sai?<br /> A. Lưỡng cư trao đổi khí qua cả phổi và da.<br /> B. Chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.<br /> C. Tất cả côn trùng đều hô hấp bằng hệ thống ống khí.<br /> D. Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước.<br /> Câu 18: Cho ví dụ và các hình thức học tập như sau:<br /> (1) Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đũa lách cách nó đã vội vàng chạy<br /> xuống bếp.<br /> (2) Thầy giáo yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã học, bạn<br /> giải được bài tập đó.<br /> (3) Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, con rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành<br /> động đó nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa.<br /> (4) Một con mèo đang đói nó chủ động cậy xoong đế kiếm ăn.<br /> Các hình thức học tập:<br /> I - Quen nhờn;<br /> II - Học khôn;<br /> III - Điều kiện hoá đáp ứng;<br /> IV- Điều kiện hoá hành động.<br /> Khi xếp các ví dụ với hình thức học tập, cách sắp xếp nào sau đây đúng?<br /> A. 1 - III, 2-II, 3-I, 4-IV.<br /> B. 1-I, 2-II, 3-IV, 4-III.<br /> C. 1- IV, 2-II, 3-I, 4-III.<br /> D. 1-II, 2-III, 3-I, 4-IV.<br /> Câu 19: Ơstrôgen được sinh ra ở đâu?<br /> A. Tuyến yên.<br /> B. Buồng trứng.<br /> C. Tinh hoàn.<br /> D. Tuyến giáp.<br /> Câu 20: Một chất (A) có bản chất là protein khi xâm nhập vào cơ thể khác sẽ kích thích cơ thể<br /> tạo ra chất gây phản ứng đặc hiệu với nó. Chất (A) được gọi là<br /> A. kháng nguyên.<br /> B. chất kích thích.<br /> C. Chất cảm ứng.<br /> D. kháng thể.<br /> Câu 21: Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn cây trên đồi vì:<br /> I. Cây trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi.<br /> II. Cây trên đồi có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.<br /> III. Cây trong vườn có lớp cutin trên biểu bì lá mỏng hơn nên khả năng thoát hơi nước qua<br /> cutin mạnh hơn cây trên đồi.<br /> A. I, III.<br /> B. I, II, III.<br /> C. I, II.<br /> D. II, III.<br /> Câu 22: Vì sao động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?<br /> (1) Động vật không xương sống sống trong môi trường đơn giản.<br /> (2) Tuổi thọ ngắn.<br /> Trang 3/5 - Mã đề thi 240<br /> <br /> (3) Không thể hình thành mối liên hệ giữa các nơron.<br /> (4) Có hệ thần kinh kém phát triển.<br /> A. (1), (2), (3), (4).<br /> B. (2), (3), (4).<br /> C. (2), (4).<br /> D. (1), (2), (4).<br /> Câu 23: Nhận định nào sau đây không đúng ?<br /> A. Với cùng một lượng cơ chất, khi nồng độ enzim tăng quá cao sẽ làm tốc độ phản ứng giảm.<br /> B. Vùng không gian của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động.<br /> C. Emzim là chất xúc tác sinh học có bản chất là proten.<br /> D. Enzim có thể bị biến tính bởi nhiệt độ cao hoặc pH thấp.<br /> Câu 24: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp, phát biểu nào sau đây<br /> là không đúng?<br /> A. Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần.<br /> B. Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần.<br /> C. Từ điểm bão hòa CO2 trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm.<br /> D. Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt<br /> cực đại ở 35 – 450C rồi sau đó giảm mạnh.<br /> Câu 25: Sinh trưởng của cơ thể động vật là<br /> A. quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.<br /> B. quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.<br /> C. quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.<br /> D. quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.<br /> Câu 26: Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa là gì?<br /> I. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa nên không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức<br /> ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải.<br /> II. Trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.<br /> III. Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa để thực hiện các chức năng<br /> khác nhau như tiêu hóa cơ học, hóa học và hấp thụ thức ăn.<br /> IV. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản<br /> và được hấp thụ vào máu.<br /> A. II, III, IV.<br /> B. I, II, III.<br /> C. I, III, IV.<br /> D. I, II, IV.<br /> Câu 27: Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?<br /> A. Giảm nồng độ CO 2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.<br /> B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.<br /> C. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 – 6,0.<br /> D. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.<br /> Câu 28: Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm<br /> của một cây bằng một loại ánh sáng thì cây đó không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau<br /> đây?<br /> A. Cây ngày ngắn.<br /> B. Cây ngày dài.<br /> C. Cây trung tính.<br /> D. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính.<br /> Câu 29: Động vật nào sau đây tính cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?<br /> A. Bò sát, chim, thú.<br /> B. Giup dẹp, đỉa, côn trùng.<br /> C. Thuỷ tức.<br /> D. Cá, lưỡng cư.<br /> Câu 30: Năng suất quang hợp tăng dần ở các nhóm thực vật được sắp xếp theo thứ tự đúng là:<br /> A. C4 → C3 → CAM.<br /> B. CAM → C3 → C4.<br /> C. C3 → C4 → CAM.<br /> D. C4 → CAM → C3.<br /> Trang 4/5 - Mã đề thi 240<br /> <br /> Câu 31: Ứng động nở hoa của cây nghệ tây (Crocus) và cây tulip (Tulipa) nở ra vào lúc sáng và<br /> cụp lại lúc chạng vạng tối là kiểu<br /> A. ứng động không sinh trưởng - nhiệt ứng động.<br /> B. ứng động sinh trưởng - quang ứng động.<br /> C. ứng động sinh trưởng - nhiệt ứng động.<br /> D. ứng động không sinh trưởng - quang ứng động.<br /> Câu 32: Trật tự các giai đoạn trong chu trình Canvin là:<br /> A. Khử APG thành AlPG  tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) cố định CO2.<br /> B. Cố định CO2 tái sinh RiDP  khử APG thành AlPG.<br /> C. Cố định CO2 khử APG thành AlPG  tái sinh RiDP.<br /> D. Khử APG thành AlPG  cố định CO2 tái sinh RiDP.<br /> Câu 33: Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch. Máu chảy<br /> trong hệ mạch theo chiều nào?<br /> A. I→II→III<br /> B. I→III→II<br /> C. II→III→I<br /> D. III→I→II<br /> Câu 34: Cho các hiện tượng: (1) Cây luôn vươn về phía có ánh sáng. (2) Cây hoa trinh nữ xếp lá<br /> khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc. (3) Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn<br /> nước, nguồn phân. (4) Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó. (5) Sự đóng mở của khí khổng.<br /> Hiện tượng nào thuộc tính ứng động?<br /> A. (2), (4), (5).<br /> B. (2), (3), (4).<br /> C. (3), (4), (5).<br /> D. (1), (2), (3).<br /> Câu 35: Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3 thành N 2 ?<br /> A. Vi khuẩn cố định nitơ.<br /> B. Vi khuẩn nitrat hóa.<br /> C. Vi khuẩn amôn hóa.<br /> D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.<br /> Câu 36: Nước đá có đặc điểm nào sau đây?<br /> A. Các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục.<br /> B. Các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.<br /> C. Các liên kết hyđrô luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng.<br /> D. Không tồn tại các liên kết hyđrô.<br /> Câu 37: Xuân hoá là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?<br /> A. Nhiệt độ cao.<br /> B. Nhiệt độ thấp.<br /> C. Ánh sáng yếu.<br /> D. Ánh sáng mạnh.<br /> Câu 38: Khi nói về sinh trưởng sơ cấp của thực vật, phát biểu nào sau đây sai?<br /> A. Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.<br /> B. Có ở thực vật 1 lá mầm và thực vật 2 lá mầm.<br /> C. Do hoạt động của mô phân sinh bên.<br /> D. Là sự gia tăng chiều dài của cơ thể.<br /> Câu 39: Cho các phát biểu về phitohoocmôn:<br /> (1) Auxin được sinh ra chủ yếu ở rễ cây.<br /> (2) Axit abxixic liên quan đến sự đóng mở khí khổng.<br /> (3) Etilen có vai trò thúc quả chóng chín và rụng lá.<br /> (4) Nhóm phitohoocmon có vai trò kích thích gồm: auxin, giberelin và axit abxixic.<br /> (5) Để tạo rễ từ mô sẹo, người ta chọn tỉ lệ auxin : xitokinin
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0