SỞ GD-ĐT BẮC NINH<br />
<br />
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 - NĂM HỌC 2017-2018<br />
<br />
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1<br />
<br />
MÔN: LỊCH SỬ – Khối C<br />
<br />
---------------<br />
<br />
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
Mã đề: 988<br />
<br />
Đề gồm có 4 trang, 40 câu<br />
Họ tên thí sinh:............................................................SBD:...............................................................<br />
Câu 1: Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là gì?<br />
A. Phe Đồng minh.<br />
B. Phe Trục.<br />
C. Phe Hiệp ước.<br />
D. Phe Liên minh.<br />
Câu 2: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến công của lực lượng<br />
nào?<br />
A. Nhân dân các tỉnh Bắc Kì, đặc biệt là nhân dân Hà Nội.<br />
B. Quan quân binh sĩ triều đình dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu.<br />
C. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quần chúng nhân dân.<br />
D. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm.<br />
Câu 3: Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau:<br />
“Âm mưu của Pháp là chiếm … a… … làm căn cứ, rồi tấn công ra … …b … nhanh chóng buộc triều<br />
đình nhà Nguyễn đầu hàng”<br />
A. a. Đà Nẵng … b. Hà Nội.<br />
B. a. Huế … b. Hà Nội.<br />
C. a. Lăng Cô …b. Huế.<br />
D. a. Đà Nẵng … b. Huế.<br />
Câu 4: Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy tân Minh Trị để vận dụng trong<br />
công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?<br />
A. Dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân để tiến hành thành công công cuộc đổi mới đất nước.<br />
B. Tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện của đất nước.<br />
C. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.<br />
D. Xóa bỏ cái cũ, tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ, thành tựu của thế giới.<br />
Câu 5: Năm 1858 Pháp tấn công Đà Nẵng với chiến thuật<br />
A. đánh lâu dài.<br />
B. chinh phục từng gói nhỏ.<br />
C. đánh nhanh thắng nhanh<br />
D. đánh lấn dần.<br />
Câu 6: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?<br />
A. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.<br />
B. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức.<br />
C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít.<br />
D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để<br />
chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.<br />
Câu 7: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 làm thay đổi cục diện thế giới vì đã<br />
A. đưa chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.<br />
B. khẳng định chủ nghĩa Mác- Lê nin trở thành hệ tư tưởng thế giới.<br />
C. chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc suy yếu và thất bại hoàn toàn.<br />
D. đưa tới sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.<br />
Câu 8: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước<br />
A. Đức, Italia, Nhật Bản.<br />
B. Đức, Liên Xô, Anh.<br />
C. Italia, Hunggari, Áo.<br />
D. Mĩ, Liên Xô, Anh.<br />
Câu 9: Người đứng đầu phái chủ chiến chủ trương chống Pháp trong triều đình Huế là<br />
A. Phan Thanh Giản.<br />
B. Tôn Thất Thuyết.<br />
C. Nguyễn Văn Tường.<br />
D. Vua Hàm Nghi.<br />
Câu 10: Điểm nổi bật của chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là gì?<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 988<br />
<br />
A. Có một nền chính trị độc lập.<br />
B. Đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.<br />
C. Có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.<br />
D. Chế độ quân chủ chuyên chế đang trong thời kì thịnh trị.<br />
Câu 11: Kể từ khi Thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà đến khi hoàn thành cuộc xâm lược ở<br />
nước ta, triều đình Huế đã kí với Pháp mấy bản hiệp ước?<br />
A. 2<br />
B. 3<br />
C. 4<br />
D. 5<br />
Câu 12: Bản Hiệp ước đầu hàng đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp là<br />
A. Nhâm Tuất.<br />
B. Giáp Tuất.<br />
C. Patơnốt.<br />
D. Hác Măng<br />
Câu 13: Điểm giống nhau về nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế<br />
giới thứ hai đều là do<br />
A. mâu thuẫn gay gắt về vấn đề vũ khí.<br />
B. mâu thuẫn gay gắt về chính sách ngoại giao.<br />
C. mâu thuẫn gay gắt về vấn đề thuộc địa.<br />
D. mâu thuẫn gay gắt về việc phát triển kinh tế<br />
Câu 14: Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật?<br />
A. Cách mạng tư sản không triệt để.<br />
B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.<br />
C. Cách mạng tư sản.<br />
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.<br />
Câu 15: Tuy đã hoàn thành về cơ bản bình định Việt Nam, thực dân Pháp vẫn gặp phải sự phản kháng<br />
quyết liệt của lực lượng nào?<br />
A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân Trung Kì.<br />
B. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước ở Bắc Kì.<br />
C. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân trong cả nước.<br />
D. Một số quan lại yêu nước và nhân dân Nam Kì.<br />
Câu 16: Từ sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, bài học nào là quan trọng nhất được rút ra để<br />
ngăn chặn một cuộc chiến tranh?<br />
A. Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.<br />
B. Biết kìm chế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.<br />
C. Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.<br />
D. Có đường lối chiến thuật đúng đắn.<br />
Câu 17: Người lãnh đạo quan quân triều đình chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai (1882)<br />
của quân Pháp là<br />
A. Nguyễn Tri Phương.<br />
B. Hoàng Diệu.<br />
C. Hoàng Tá Viêm.<br />
D. Lưu Vĩnh Phúc.<br />
Câu 18: Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì?<br />
A. Các đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá.<br />
B. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.<br />
C. Nhân dân bắt tay ngay vào xây dựng chế độ mới.<br />
D. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.<br />
Câu 19: Quân Pháp đã chiếm được sáu tỉnh Nam Kì như thế nào?<br />
A. Pháp không tốn một viên đạn để chiếm ba tỉnh miền Đông, sau đó tấn công đánh chiếm ba tỉnh<br />
miền Tây.<br />
B. Pháp thông qua đàm phán buộc triều đình nhà Nguyễn nộp ba tỉnh miền Tây, sau đó dùng binh lực<br />
đánh chiếm ba tỉnh miền Đông.<br />
C. Pháp đánh chiếm được ba tỉnh miền Đông trước, sau đó, dùng ba tỉnh miền Đông làm căn cứ đánh<br />
chiếm ba tỉnh miền Tây.<br />
D. Pháp dùng vũ lực đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, sau đó chiếm ba tỉnh miền Tây mà không tốn một<br />
viên đạn.<br />
Câu 20: Điểm khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương<br />
là gì?<br />
A. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình.<br />
B. Chống thực dân Pháp, ủng hộ triều đình nhà Nguyễn.<br />
C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương.<br />
D. Lôi kéo đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, nhất là nông dân.<br />
Câu 21: Lực lượng tấn công Đà Nẵng vào năm 1858, bao gồm liên quân của các nước<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 988<br />
<br />
A. Pháp –Tây Ban Nha.<br />
B. Pháp – Mĩ.<br />
C. Pháp – Anh.<br />
D. Pháp – Bồ Đào Nha.<br />
Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy năm 1873?<br />
A. Càng làm nức lòng quân đội chiến đấu của ta.<br />
B. Làm cho quân Pháp hoang mang, lo sợ.<br />
C. Buộc Pháp kí những điều khoản có lợi cho nước ta trong bản Hiệp ước 1874.<br />
D. Khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi.<br />
Câu 23: Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?<br />
A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít.<br />
B. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.<br />
C. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.<br />
D. Nhân dân các nước thuộc địa.<br />
Câu 24: Ý nghĩa của phong trào Cần vương là<br />
A. tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX.<br />
B. thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, đấu tranh chống Pháp trong nhân dân.<br />
C. củng cố chế độ phong kiến Việt Nam.<br />
D. buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập.<br />
Câu 25: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?<br />
A. Cách mạng vô sản.<br />
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.<br />
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.<br />
D. Cách mạng văn hóa.<br />
Câu 26: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?<br />
A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.<br />
B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.<br />
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.<br />
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.<br />
Câu 27: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?<br />
A. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của Pháp.<br />
B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân.<br />
C. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.<br />
D. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy”.<br />
Câu 28: Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian:<br />
1. Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế. 2. Khởi nghĩa Hương Khê. 3. Chiếu Cần vương được<br />
ban ra. 4. Khởi nghĩa Bãi Sậy<br />
A. 3,1,2,4.<br />
B. 1, 3,4,2.<br />
C. 1,2,3, 4.<br />
D. 1, 3, 2, 4.<br />
Câu 29: Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?<br />
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.<br />
B. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.<br />
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.<br />
D. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.<br />
Câu 30: Hình thức đấu tranh chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là gì?<br />
A. Khởi nghĩa từng phần.<br />
B. Khởi nghĩa vũ trang.<br />
C. Bạo động cách mạng.<br />
D. Chiến tranh cách mạng.<br />
Câu 31: Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận Cách mạng tháng Mười Nga là<br />
A. Nguyễn Ái Quốc.<br />
B. Lê Hồng Phong.<br />
C. Trần Phú.<br />
D. Nguyễn Thị Minh Khai.<br />
Câu 32: Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã làm gì?<br />
A. Bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì<br />
B. Ngừng kế hoạch mở rộng cuộc chiến để củng cố lực lượng<br />
C. Tìm cách mua chuộc triều đình nhà Nguyễn<br />
D. Tìm cách xoa dịu nhân dân<br />
Câu 33: Cuộc Duy tân Minh Trị đã mang lại kết quả gì cho Nhật Bản?<br />
A. Trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở Châu Á.<br />
B. Xóa bỏ chế độ phong kiến.<br />
C. Thoát khỏi số phận một nước thuộc địa.<br />
D. Câu a và b đúng.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 988<br />
<br />
Câu 34: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là<br />
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.<br />
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.<br />
C. Khởi nghĩa Hương Khê .<br />
D. Khởi nghĩa Ba Đình.<br />
Câu 35: Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn Đã có chủ trương gì?<br />
A. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì.<br />
B. Không chủ trương giành lại vùng đất đã mất.<br />
C. Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất.<br />
D. Yêu cầu triều đình Mãn Thanh can thiệp để đánh đuổi quân Pháp.<br />
Câu 36: Ai là người tiến hành cuộc Duy tân ở Nhật?<br />
A. Minh Trị.<br />
B. Quý tộc, tư sản hóa.<br />
C. Tướng quân.<br />
D. Tư sản công nghiệp.<br />
Câu 37: Sau cách mạng 1905-1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?<br />
A. Xã hội chủ nghĩa.<br />
B. Quân chủ chuyên chế.<br />
C. Quân chủ lập hiến.<br />
D. Dân chủ đại nghị.<br />
Câu 38: Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa<br />
quân chống Pháp là ai?<br />
A. Nguyễn Trung Trực.<br />
B. Trương Định.<br />
C. Nguyễn Tri Phương.<br />
D. Phạm Văn Nghị.<br />
Câu 39: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam?<br />
A. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.<br />
B. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai.<br />
C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.<br />
D. Sau khi đánh chiếm cửa biển Thuận An.<br />
Câu 40: Đặc điểm của phong trào Cần vương là gì?<br />
A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.<br />
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.<br />
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.<br />
D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 988<br />
<br />