intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thực trạng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doan nghiệp Nhà nước Việt Nam

Chia sẻ: Conan Edowa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:46

147
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thực trạng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doan nghiệp Nhà nước Việt Nam trình bày về lý luận cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; thực trạng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. Tài liệu phục vụ cho các bạn chuyên ngành Kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thực trạng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doan nghiệp Nhà nước Việt Nam

  1. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 ĐỀ TÀI:   CỔ PHẨN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THỰC TRẠNG VÀ  GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH  NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Cổ phần hóa 1.1.2. Cổ phần hoá DNNN 1.1.3. Công ty cổ phần ­ Khái niệm ­ Đặc điểm ­ Hình thức hoạt động 1.1.4.Các công việc phải làm để thực hiện cổ phần hóa DNNN 1.2. Tính tất yếu của cổ phần hóa DNNN 1.2.1. Yêu cầu đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế  thị  trường 1.2.2. Yêu cầu mọi doanh nghiệp đều hoạt động theo một luật chung thống   nhất 1.2.3. Các ưu điểm cơ bản của loại hình công ty cổ phần  1.2.4. Hiệu quả hoạt động của DNNN 1.3. Các kinh nghiệm cổ phần hóa ở một số quốc gia trên thế giới 1.3.1. Cổ phần hóa ở Trung Quốc 1.3.1.1. Tình hình cổ phần hóa ở Trung Quốc 1
  2. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 ­ Giai đoạn thứ nhất 1984 – 1991 ­ Giai đoạn thứ hai 1992 – nay 1.3.1.2. Những đặc trưng cơ bản của cổ phần hóa và cải cách doanh nghiệp ở  Trung Quốc ­ Minh bạch giữa các quyền sở  hữu pháp nhân, quyền sở  hữu cổ  phần và  quyền kinh doanh ­ Chế độ trách nhiệm hữu hạn, tức là trách nhiệm của cổ đông đối với doanh  nghiệp là giới hạn theo mức vốn đầu tư ­ Mang tính xã hội hóa, thị trường hóa, tiền tệ hóa và chứng khoán hóa quyền  sở hữu Rút ra kinh nghiệm PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ  PHẨN HÓA DNNN Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng các DNNN Việt Nam ­ DNNN thành lập một cách tràn lan, quy mô nhỏ ­ Nhiều DNNN hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh còn thấp, không  tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước ­ Trình độ công nghệ còn lạc hậu, dưới mức trung bình 2.2. Thực trạng cổ phần hóa DNNN trong thời gian qua 2.2.1.khái quát về cổ phần hóa DNNN 2.2.1.1. Giai đoạn thí điểm từ 6/1992 đến 4/1996 2.2.1.2. Giai đoạn mở rộng thí điểm từ 5/1996 đến 5/1998 2.2.1.3. Giai đoạn cho phép đẩy nhanh quá trình cổ  phần hóa từ  7/1998 đến   nay 2.2.2.Các giải pháp đã áp dụng để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa DNNN 2
  3. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 2.2.3. Đánh giá tình hình cổ phần hoá trong thời gian qua 2.2.3.1. Các kết quả chủ yếu 2.2.3.2. Các hạn chế chủ yếu và các vướng mắc chưa được giải quyết            ­Tốc độ cổ phần hoá còn chậm            ­Khó khăn trong việc xác đinh các giá trị tài sản như đất đai,máy moc,và   giá cổ phần            ­ Xác định đối tác chiến lược 2.3. Phương hướng, giải pháp đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá 2.3.1. Phương hướng 2.3.2. Nhiệm vụ 2.3.3. Các giải pháp để các DN đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa 2.3.3.1. Nhà nước a) Thúc đẩy việc hoàn thiện các yếu tố khách quan cần thiết cho tiến trình cổ  phần hóa b) Phát triển và hoàn thiện các yếu tố của kinh tế thị trường c) Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách, tạo khung khổ  pháp lí thuận lợi cho việc cổ phần hóa DNNN d) Tăng cường công tác chỉ đạo và nâng cao năng lực quản lý đối với quá trình   cổ phần hóa e)Phát triển tốt thị  trường chứng khoán,thị  truờng tài chính là đông lực thúc   đẩy cổ phần hoá f)Các chính sách thu hút đầu tư,tỉ  lệ  nắm giữ  cổ  phàn của nhà đầu tư  nước   ngoài 2.3.3.2. Doanh nghiệp a) Nâng cao công tác tuyên truyền cho cán bộ  công nhân viên về  sự  cần thiết  cổ phần hóa DNNN 3
  4. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 b) Đẩy nhanh tiến độ xác định giá trị của các DN và bán cổ phần. Hạn chế và  khắc phục việc bán cổ phần khép kín trong nội bộ DN và chống thất thoát tài  sản của Nhà nước c) Tăng cường quản trị công ty cổ phần để  thực sự  đưa công ty sau cổ  phần  hóa hoạt động trong môi trường bình đẳng với các DN khác d) Tăng cường chỉ đạo cổ phần hóa trong toàn bộ Tổng công ty e) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình cổ phần hóa f)Tăng cường tính minh bạch trong công bố thông tin về doanh nghiệp g)Phát triển đội ngũ quản trị năng động phù hợp với sự mở rộng của thị  trường trong nước h)Chiến lược phát triển rõ ràng  LỜI KẾT LUẬN Danh mục tài liệu tham khảo 4
  5. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 5
  6. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU    Đất nước ta có chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi  với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn hội nhập thành công, năng lực  cạnh tranh của nền kinh tế  nói chung, của từng doanh nghiệp và từng sản  phẩm nói riêng phải không ngừng được nâng cao. Để nâng cao hiệu qủa và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà  nước, cổ  phần hóa một bộ  phận doanh nghiệp Nhà nước được xác định là  một trong những giải pháp quan trọng. Ngày 8/6/1992 ,Hội đồng bộ  trưởng  (nay là chính phủ) đưa ra quyết định số  202/CT “ Về  việc tiếp tục làm thí   điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần”. Cổ phần  hóa   là   quá   trình   chuyển   đổi   các   doanh   nghiệp   Nhà   nước   thành   các   doanh  nghiệp hoạt động theo quy chế  công ty cổ  phần trong luật doanh nghiệp,   nhằm đa dạng hóa sở  hữu, tạo điều kiện cho người lao động trong doanh  nghiệp cổ  phần hóa được làm chủ  thực sự, tạo điều kiện nâng cao hiệu qủa   sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ về  lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong những năm gần  đây, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, nhưng quá trình này vẫn bị  xem là hết sức chậm chạp. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua   Đảng và Nhà nước ta đ ã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt   động của khu vực kinh tế  Nhà nước như  cổ  phần hóa một bộ  phận doanh   nghiệp Nhà nước, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, giải thể  các doanh   nghiệp làm ăn không hiệu quả… Trong đó cổ phần hóa được coi là giải pháp   hàng đầu có khả năng mang lại lợi ích hài hòa cho Nhà nước cũng như nhiều  bộ phận xã hội khác. 6
  7. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 Chính vì vậy việc nghiên cứu cổ phần hóa trong thời điểm hiện nay tuy  không phải là mới mẻ  nhưng lại rất cần thiết, đặc biệt là đối với sinh viên  kinh tế. Thông qua việc tìm hiểu nội dung của chính sách cổ phần hóa và các   vấn đề có liên quan, chúng ta sẽ có những đánh giá khách quan về những khó  khăn hạn chế của cổ phần hóa, điều đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm  tháo gỡ những hạn chế đó. 7
  8. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA VỀ DNNN 1.1 Một số khái niệm 1.1.1.cổ phần hoá    Là quá trình chuyển quyền sở  hữu của tài sản hoặc các hoạt động kinh  doanh từ Nhà nước sang cho một thực thể do tư nhân hoặc tổ chức sở hữu. 1.1.2 Cổ phần hoá DNNN    Là quá trình chuyển 1 phần hoặc toàn bộ  phần vốn của nhà nước cho cá   nhân, tổ  chức, đồng thời chia nhỏ  phần vốn của công ty thành nhiều phần  bằng nhau nhằm thay đổi hình thức sở  hữu của công ty từ  một chủ  sở  hữu   thành nhiều chủ sở hữu  1.1.3 Công ty cổ phần ­ Khái niệm      Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ  được chia thành nhiều phần bằng   nhau gọi là công ty cổ  phần. Cổ  đông có thể  là tổ  chức hoặc cá nhân với số  lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. ­ Đặc điểm    Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản băng   khoản vốn mình đã góp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của   mình cho người khác. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và có quyền phát   hành các loại chứng khoán ra thị trường để huy động vốn. ­ Hình thức hoạt động 8
  9. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368   Công ty cổ phần có nhiều chủ sở hữu ,mỗi chủ sơ hữu chỉ chịu trách nhiệm  cao nhất bằng phần vốn góp của mình. Bằng cách phát hành cổ phiếu, CTCP  có thể  thay đổi và tăng số  chủ  sở  hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh.  Trong  côngh ty cổ  phấn quyền sở  hữu và quyền kinh doanh được tách biệt   khá rõ ràng, hơn nữa CTCP còn được giám sát th ường xuyên và có hiệu quả  bởi thị trường chứng khoán và cơ chế hoạt động bên trong của nó. 1.1.4.Các công việc phải làm để thực hiện cổ phần hóa DNNN Xác định giá trị của doanh nghiệp: Giá trị  thực tế  của doanh nghiệp là giá toàn bộ  tài sản hiện có của doanh  nghiệp tại thời điểm cổ  phần hóa mà người mua, người bán cổ  phần đều   chấp nhận được. Giá trị thực tế  phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị  thực tế  của   doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả. Các yếu tố xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp: Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa Giá trị thực tế của tài sản tại doanh nghiệp xác định trên cơ sở hiện trạng về  phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá   thị trường tại thời điểm cổ phần hóa. Ngoài ra, lợi thế  kinh doanh của doanh nghiệp về  vị trí địa lý, uy tín mặt   hàng cũng được tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp. Lợi thế này thể hiện   ở tỷ suất lợi nhuận thực hiện tính trên vốn kinh doanh bình quân 3 năm trước   khi cổ phần hóa. Giá trị lợi thế nói trên chỉ tính tối đa 30% vào giá trị thực tế  của   doanh   nghiệp. 2. Phê duyệt phương án cổ phần hóa và quyết định chuyển doanh nghiệp nhà  nước thành công ty cổ phần: 9
  10. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 Sau khi tính trị  giá thực tế  của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến   hành lập phương án cổ  phần hoá và đệ  trình phương án đó lên cơ  quan Nhà   nước có thẩm quyền. Thẩm quyền phê duyệt được quy định như sau:   Đối với những doanh nghiệp có giá trị thuộc phần vốn Nhà nước trên 10  tỷ đồng: Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị  Tổng công ty "91" xây dựng phương án cổ  phần hóa trình Thủ  tướng Chính  phủ phê duyệt và quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ  phần. ­ Đối với những doanh nghiệp có giá trị  thuộc phần vốn Nhà nước từ  10 tỷ  đồng trở  xuống, Bộ  trưởng các Bộ, Chủ  tịch  ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt  phương án, quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần  và chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa.  3. Đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần: Doanh   nghiệp   sau   khi   cổ   phần   hóa   sẽ   hoạt   động   theo   Luật   doanh  nghiệp và đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực   thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trong thời hạn 7 ngày   kể  từ  khi nhận đủ  hồ  sơ  đăng ký kinh doanh, Sở  Kế  hoạch và Đầu tư  cấp   Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty cổ phần. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm: Quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ  phần của  cấp có thẩm quyền ; Điều lệ  tổ  chức và hoạt động của công ty cổ  phần đã được Đại hội cổ  đông thông qua Biên bản bầu Hội đồng quản trị và cử Giám đốc điều hành; Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần  hóa (nếu có).  10
  11. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 Sau khi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp, doanh nghiệp  cổ phần vẫn phải tiến hành các thủ tục sau giấy phép theo đúng các quy định  của Luật doanh nghiệp.  1.2. Tính tất yếu của cổ phần hoá DNNN Thực hiện CPH là một nhiệm vụ  rất cần thiết và quan trọng trong quá  trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, CPH sẽ giải quyết được các vấn đề sau:    Thứ  nhất: Thực hiện CPH là để giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ  sản xuất và lực lượng sản xuất. CPH góp phần thực hiện chủ trương đa dạng  hoá các hình thức sở  hữu. Trước đây chúng ta xây dựng một cách cứng nhắc  chế độ công hữu, thể hiện ở một số lượng quá lớn các DNNN mà không nhận   thấy quan hệ  sản xuất này không phù hợp với lực lượng sản xuất còn nhiều  yếu kém, lạc hậu.  Vì vậy CPH sẽ giải quyết được mâu thuẫn này, giúp lực lượng sản xuất   phát triển.    Thứ  hai:   Thực hiện CPH nhằm xã hội hoá lực lượng sản xuất, thu  hút thêm nguồn lực sản xuất. Khi thực hiện CPH , người lao động sẽ gắn bó ,  có trách nhiệm với công việc hơn, họ trở thành người chủ thực sự của doanh   nghiệp. Ngoài ra, phương thức quản lý được thay đổi, doanh nghiệp sẽ  trở  nên năng động, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản  xuất.    Thứ  ba:  Bên cạnh đó, CPH là một yếu tố thúc đẩy sự  hình thành và   phát triển thị  trường chứng khoán, đưa nền kinh tế  hội nhập với kinh tế khu   vực và trên thế giới.    Thứ  tư:   Thực hiện CPH là một trong những giải pháp quan trọng   nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế. Với   11
  12. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 việc huy động được các nguồn lực, các công ty cổ phần có điều kiện mở rộng   sản xuất kinh doanh, đầu tư  đổi mới công nghệ, nâng cao được khả  năng   cạnh tranh trên thị  trường, tạo cơ  sở  để  nâng cao hiệu quả  sản xuất kinh  doanh.   Thứ năm:  Cổ phần hoá tác động tích cực đến đổi mới quản lý ở  cả  tầm vĩ mô và vi mô. Chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần không những chỉ  là sự thay đổi về sở hữu, mà còn là sự thay đổi căn bản trong công tác quản lý   ở cả phạm vi doanh nghiệp và ở cả phạm vi nền kinh tế quốc dân.   Thứ sáu: Cổ phần hoá là một giải pháp quan trọng để cơ cấu lại nền  kinh tế trong quá trình đổi mới. Như   vậy,   đứng   trước   thực   trạng   hoạt   động   yếu   kém   của   hệ   thống   DNNN, CPH với những ưu điểm và mục tiêu của mình đã chứng tỏ đó là một   chủ  trương đúng đắn, phù hợp với quá trình đổi mới, phù hợp với giai đoạn   quá độ đi lên CHXH ở nước ta. 1.2.1. Yêu cầu đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế  thị trường Nước ta đang trong quá trình đi lên chủ  nghĩa xã hội phát triển kinh tế  theo mô hình kinh tế thị trường đinh hướng kinh tế nhà nước làm chủ  đạo,từ  kinh tế nhà nước ,kinh tế tư nhân,doanh nghiêp lien doanh,doanh nghiệp 100%  vốn đầu tư nước ngoài…Và chúng ta đang trong quá trình hội nhập WTO nên  việcđẩy mạnh quá trình cổ phần hóa là một tất yếu của nền kinh tế. 1.2.2. Yêu cầu mọi doanh nghiệp đều hoạt động theo một luật chung   thống nhất Bên cạnh đó sự  ra đời của các Công ty cổ  phần là một bước tiến cuả  lực lượng sản xuất. Chúng đã biến những người sở  hữu tư  bản (với những   12
  13. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 đặc điểm cổ điển của nó) thành những người sở  hữu thuần tuý, một mặt chỉ  đơn giải điều khiển và quản lý tư bản của người khác, mặt khác là những nhà   tư bản ­ tiền tệ thuần tuý (cả tiền công lao động của người điều khiển cộng  với lợi nhuận doanh nghiệp về tay nhà tư bản, cổ phần thu về dưới dạng  lợi   tức). Quyền sở hữu tư bản hoàn toàn tách rời với chức năng của tư bản trong  quá trình tái sản xuất thực tế. Sự ra đới của các công ty cổ phần làm cho quy mô sản xuất được tăng  lên, mở  rộng một cách to lớn, đến nỗi những nhà tư  bản riêng lẻ  không thể  làm nổi. Xuất hiện những tiền đề  thủ  tiêu tư  bản với tư  cách là sở  hữu tư  nhân ở ngay trong những giới hạn của bản thân phương thức sản xuất tư bản   chủ nghĩa, thủ tiêu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở ngay trong lòng  phương thức tư bản chủ nghĩa. Xuất hiện mâu thuẫn tự nó lại thủ tiêu nó. Các Công ty cổ  phẩn là điểm quá độ  để  biến tất cả  những chức năng  của quá trình tái sản xuất hiện còn gắn liền với quyền sở  hữu tư  bản đơn   giản những chức năng của người sản xuất liên hiệp, tức là thành những chức  năng xã hội và trở thành những nhà máy hợp tác, đến một giai đoạn phát triển  nhất định lực lượng sản xuất sẽ làm cho "Một phương thức sản xuất mới nảy   ra và phát triển trên cơ sở một phương thức sản xuất cũ". Công ty cổ phần là sản xuất tư nhân không có sự  kiểm soát của quyền   sở hữu tư nhân. Những tư liệu sản xuất này sẽ  không còn làm tư  liệu và sản   phẩm của nền sản xuất tư  nhân nữa, mà sẽ  chỉ  có thể  làm tư  liệu sản xuất  trong tay những người sản xuất liên hiệp, tức là chỉ có thể làm sở hữu xã hội  của họ, cũng như chúng là sản xuất xã hội của họ. Chính bản thân những nhà máy hợp tác của công nhân là một Lỗ  thủng  đầu tiên trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự đối kháng giữa lao động   13
  14. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 và tư  bản đã được xoá bỏ  trong phạm vi những nhà máy hợp tác đó; mặc dù   ban đầu nó chỉ  được xoá bỏ  bằng cách biến những người lao động liên hiệp  thành những nhà tư bản với chính bản thân mình, nghĩa là cho họ "có thể dùng  tư liệu sản xuất” để bóc lột lao động của chính họ. 1.2.3. Các ưu điểm cơ bản của loại hình công ty cổ phần       Lợi thế về huy động vốn       Lợi thế về kiểm soát và sử dụng vốn       Công bằng cho mọi người       Thông tin minh bạch hóa của doanh nghiệp       Tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng       Thúc đẩy nền kinh tế phát triển Sự  ra đời  và phát triển của loại hình công ty cổ  phần  đánh dấu sự  chuyển hướng nền kinh tế  từ  trạng thái vay mượn chủ  yếu qua ngân hàng  hoặc chung vốn sang huy động vốn trên thị  trường tài chính. Các công ty cổ  phần là nguồn cung cấp sản phẩm cho sự  cho sự  phồn vinh của thị  trường   này. Đổi lại, sự  thịnh vượng của thị  trường tài chính tạo điểu kiện cho các  công ty cổ phần sinh sôi nảy nở. Trải qua thời gian, hình thái công ty cổ phần ngày càng được hoàn thiện,  phát triển và đa dạng hoá. Có thể nói công ty cổ  phần là một phát minh quan   trọng nhất trong lịch sử  phát triển, các hình thái tổ  chức doanh nghiệp kể  từ  cuộc cách mạng trong công nghiệp của TBCN, chứ  không đơn thuần chỉ  là  sản phẩm thụ động của sự phát triển nền kinh tế thị trường. 1.3. Các kinh nghiệm cổ phần hóa ở một số quốc gia trên thế giới 1.3.1. Cổ phần hóa ở Trung Quốc  Giai đoạn 1984 ­1991: 14
  15. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 Cổ  phần hóa  ở  Trung Quốc đã được thực hiện từ  năm 1984 với sự  ra   đời của Công ty Cổ phần Hữu hạn Bách hóa Thiên Kiều (Bắc Kinh). Sau đó,  trong Văn kiện quan trọng được ban hành tháng 12 năm 1986, Quốc Vụ viện   Trung   Quốc   đã   cho   phép   “Các   địa   phương   có   thể   chọn   ra   một   vài   doanh  nghiệp lớn và vừa có điều kiện, thuộc chế  độ  sở  hữu toàn dân để  thực hiện   thí điểm  cổ  phần hóa”.Đến cuối năm 1991 có hơn 3000 doanh nghiep được   tiến hành cổ phần hóa thành công. Giai đoạn thứ hai 1992 – nay: Đến cuối năm 1993, Trung Quốc đã có hơn 3.000 đơn vị  thực hiện thí   điểm cổ phần hóa. Tính đến cuối năm 1996, Trung Quốc có hơn 9.200 DNNN đã chuyển   thành công ty cổ phần, với tổng số  vốn là 600 tỷ  NDT, hơn 4.300 công ty cổ  phần hữu hạn đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, với tổng số vốn cổ  phần đạt 358 tỷ NDT, trong đó 150 tỷ  NDT là vốn huy động từ  xã hội, 35 tỷ  NDT là giá trị cổ phần phát hành trong nội bộ doanh nghiệp, 80 tỷ NDT là vốn  đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Từ năm 1993 đến nay, kết quả đạt được trong giai đoạn thí điểm CPH   cho thấy, doanh nghiệp hoạt động theo các quy luật kinh tế cơ bản là cách đi  đúng đắn và hợp quy luật, Trung Quốc đã thực hiện cổ phần hóa DNNN một  cách sâu rộng bằng cách xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống   các văn bản pháp quy liên quan đến sự vận hành của DN. Lần lựợt “Luật phá  sản doanh nghiêp”, “Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế  độ  sở  hữu  toàn dân”, “Điều lệ chuyển đổi cơ chế kinh doanh của các doanh nghiệp công   nghiệp   thuộc   chế   độ   sở   hữu   toàn   dân”,   “Các   nguyên   tắc   tài   chính   doanh  nghiệp”, “Điều lệ tạm thời về quản lý phát hành và giao dịch cổ phiếu, “Luật   Lao động”, “Luật Công ty”, “Điều lệ  quản lý đăng ký công ty”, “Luật Ngân  15
  16. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 hàng   nhân   dân   Trung   Quốc”,   “Luật   ngân   hàng   thương   nghiệp”,   “Luật   xí  nghiệp hương  trấn”…,  đã  được  ban hành và  đi vào cuộc sống của doanh  nghiệp. Trong đó, hai văn bản có tầm quan trọng đặc biệt là “Luật Doanh  nghiệp công nghiệp thuộc chế  độ  sở  hữu toàn dân” và “Luật Công ty. “Luật  Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế  độ  sở  hữu toàn dân” được thông qua  ngày 13/4/1998, đã quy định cụ  thể  về  các quyền lợi của DNNN như: Cho   phép DN tự sản xuất một số sản phẩm theo yêu cầu của thị trường; có quyền   điều chỉnh vật tư được cung ứng theo kế hoạch; có quyền từ chối các nhiệm  vụ  sản xuất ngoài kế  hoạch của các ban, ngành; có quyền tự  tiêu thụ  sản  phẩm làm ra; có quyền lựa chọn đơn vị mua hàng… Có thể thấy, “Luật Doanh   nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở  hữu toàn dân” đã đem lại cho các doanh   nghiệp nhiều quyền tự chủ hơn trong sản xuất ­ kinh doanh, góp phần tháo gỡ  các ràng buộc về  mặt hành chính, trả  doanh nghiệp về  đúng với vòng quay  của thị trường. Để cụ thể hoá “Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ  sở  hữu toàn dân”, ngày 23/7/1992, Trung Quốc đã ban hành “Điều lệ  chuyển   đổi cơ  chế  kinh doanh của các DN công nghiệp thuộc chế  độ  sở  hữu toàn  dân” với nội dung không những tiếp tục nâng cao quyền tự  chủ  cho DN, mà  còn phản ánh xu thế mới trong cải cách, đó là chuyển đổi cơ chế kinh doanh. Năm 1997, Hội nghị Trung  ương 4 khóa XV của Đảng CS Trung Quốc  đã đưa ra những luận điểm mới về cải cách thể chế kinh tế, đồng thời đề cập   đến một số  vấn đề  như: Quyền tài sản doanh nghiệp, quản lý điều hành   doanh nghiệp, cổ  phần hoá… Đối với các doanh nghiệp bắt đầu tiến hành  CPH, Chính phủ  Trung Quốc thực  hiện một số  biện pháp hữu  hiệu như:   Khuyến khích sáp nhập tài sản, quy phạm hóa việc phá sản, thực hiện chuyển   nợ thành cổ phần, trợ giúp các DN cải tạo kỹ thuật, mở rộng quy hoạch vốn,   giải quyết vấn đề  thất nghiệp cho người lao động. Đối với các DN đã CPH,   16
  17. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 Chính phủ  đã tạo điều kiện cho hưởng một số   ưu đãi như: Thuế  suất, thuế  thu nhập doanh nghiệp, đặc biệt được giảm thuế  trong những năm đầu hoạt  động. Đối với những doanh nghiệp sau khi CPH mà đạt thành tích cao trong  sản xuất­kinh doanh, thì sẽ  được tạo điều kiện thuận lợi tham gia vào thị  trường chứng khoán, được hưởng ưu đãi về tài chính như dành 10% cổ  phần   doanh nghiệp để  thưởng bằng cổ  phiếu cho các cán bộ  lãnh đạo và CNVC  của doanh nghiệp v.v… Có thể  nói, mục đích căn bản của việc thực hiện   chế  độ  cổ  phần  ở  Trung Quốc là thay đổi chế  độ  sở  hữu tài sản mà  ở  đó trước đây, Nhà nước  luôn giữ  vai trò độc quyền, để  hình thành nên kết cấu đa dạng về  quyền sở  hữu tài sản trong nội bộ  doanh nghiệp, tối  ưu hóa kết cấu quản trị  doanh   nghiệp. Đây là lợi  ích căn bản và lâu dài nhất của việc cổ  phần hóa các   DNNN  ở  Trung Quốc. Thành quả  nổi bật nhất là đến Hội nghị  TW 3 khóa  XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2004), chế  độ  cổ  phần đã được thực   hiện rộng rãi “là hình thức thực hiện chủ yếu của chế độ công hữu”. 1.3.1.2. Những đặc trưng cơ  bản của cổ  phần hóa và cải cách doanh  nghiệp ở Trung Quốc  ­Bán cổ phiếu cho CNVC trong nội bộ doanh nghiệp ­Phát hành cổ phiếu công khai ra xã hội ­Công ty cổ  phần hình thành bằng cách nắm giữ  cổ  phiếu giữa các  doanh nghiệp ­Minh bạch giữa các quyền sở hữu pháp nhân, quyền sở hữu cổ phần và  quyền kinh doanh ­Chế  độ  trách nhiệm hữu hạn, tức là trách nhiệm của cổ  đông đối với  doanh nghiệp là giới hạn theo mức vốn đầu tư 17
  18. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 ­Mang tính xã hội hóa, thị  trường hóa, tiền tệ  hóa và chứng khoán hóa  quyền sở hữu           ­Từ tiến trình cổ phần hóa ở trung quốc ta thấy viêt nam cần đẩy mạnh   hơn nữa quá trình cổ phần hóa.Chỉ mới trong vòng hơn 20 năm mà quy mô vốn  hóa của thị trường trung quốc đã khá lớn và tốc độ cổ phần hóa cao.Có thể nói  chúng ta bây giờ có điều kiện khá giống so với trung quốc nên chúng ta có thể  học một số kinh nghiệm của họ. PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ  TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DNNN Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng các DNNN Việt Nam 18
  19. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368  Các doanh nghiệp Nhà nước  ở việt nam được thành lập một cách tràn   lan với quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả  (do ban quản trị  kém không có  năng lực và nạn tham ô tham nhũng…) Nhiều DNNN hiệu quả  sản xuất kinh doanh kém, sức cạnh tranh còn  thấp, không tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước. Trình độ công nghệ còn lạc hậu, dưới mức trung bình,doanh nghiep nhà  nước có trình độ công nghệ thấp,lạc hậu được nhạp từ nhưngc năm 70 thế kỉ  trước năng suát thấp chất lượng không cao không đáp ứng được nhu cầu đổi  mới nền kinh tế của đất nước. 2.2. Thực trạng cổ phần hóa DNNN trong thời gian qua 2.2.1:Khái quát về cổ phần hóa DNNN ­Phân tích các yếu điểm cơ  bản trong hoạt động của các DNNN trong  suốt thời gian dài, chúng ta thấy rằng việc đổi mới và sắp xếp lại các doanh  nghiệp này là một chủ trương hết sức sáng suốt và phù hợp. Với phương thức  cổ  phần hóa DNNN, Nhà nước sẽ  vừa được nhẹ  bớt gánh nặng quản lý vừa  tạo động lực để cho các doanh nghiệp hoạt động đạt được hiệu quả cao hơn. ­Xuất   phát   từ   quan   điểm   trên,   từ   ngày   29/6/1998,   Nghị   định   44/1998/NĐ­CP của Chính phủ  đã có tác động tăng tốc cho giải pháp với 2  mục tiêu: Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức   xã hội trong nước và nước ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc  làm,   phát   triển   doanh   nghiệp,   nâng   cao   sức   cạnh   tranh,   thay   đổi   cơ   cấu   DNNN; ­Tạo điều kiện để  người lao động trong doanh nghiệp có cổ  phần và   những người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý   tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng cường phát   19
  20. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn  Tel (: 0918.775.368 triển đất nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng  nền kinh tế của đất nước. ­Từ  thực tế  hoạt động cổ  phần hóa DNNN cho thấy, khi cổ phần hóa,  vốn chủ  sở  hữu DNNN được chuyển đổi thành cổ  phần và được bán cho  nhiều đối tượng khác nhau như  các tổ  chức kinh tế  xã hội, các cá nhân trong  và ngoài doanh nghiệp, Nhà nước có thể  giữ  lại một tỷ  lệ  cổ  phần hoặc   không. Như  vậy hình thức sở  hữu tại doanh nghiệp đã chuyển từ  Nhà nước  duy nhất sang sở hữu hỗn hợp. Từ đây dẫn đến những thay đổi quan trọng về  hình thức tổ  chức quản lý cũng như  phương hướng hoạt động của công ty.   DNNN sau cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần, sẽ tổ chức hoạt động theo  Luật Doanh nghiệp. ­Có thể khái quát về cổ  phần hóa DNNN là một biện pháp chuyển đổi  hình thức sở  hữu trong DNNN, từ sở  hữu Nhà nước sang sở  hữu của các cổ  đông (trong đó Nhà nước có thể  tham gia với tư  cách cổ  đông hoặc không  tham gia). Đi đôi với việc chuyển đổi sở  hữu là việc chuyển DNNN (sau cổ  phần hóa) sang hoạt động theo loại hình công ty cổ  phần, được điều chỉnh   theo các quy định trong Luật Doanh nghiệp. ­Về hình thức, đó là việc Nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ  phần (vốn) của mình trong doanh nghiệp cho các cá nhân tổ  chức trong và  ngoài doanh nghiệp, hoặc trực tiếp tự  doanh nghiệp theo cách bán giá thông  thường hay bằng phương thức đấu giá hoặc qua thị trường chứng khoán.  ­Về bản chất, đó là phương thức thực hiện xã hội hóa đồng vốn thuộc   sở hữu Nhà nước, chuyển từ doanh nghiệp 1 chủ sở hữu sang đa sở  hữu, tạo  nên mô hình doanh nghiệp hoạt động phù hợp kinh tế thị trường. ­Việc chọn DNNN để  cổ  phần hóa là: bất cứ  doanh nghiệp nào không  thuộc diện Nhà nước phải đầu tư  hoặc tiếp tục giữ  100% vốn, đều sẽ  cho  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2