Đề tài "KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU"
lượt xem 566
download
Qua tìm kiếm thăm dò cho đến nay, các tính toán dự báo đã khẳng định tiềm năng dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên có khả năng nhiều hơn dầu. Với trữ lượng đã được thẩm định, nước ta có khả năng tự đáp ứng được nhu cầu về sản lượng dầu khí trong những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài "KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU"
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ********** Môn: KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Đề tài CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU Giảng viên hướng : GS TS Võ Thanh Thu dẫn Sinh viên thực hiện : Dương Hoàng Dũng (NT3-K30) : Trần Thành Thảo (NT3-K30) : Lưu Thanh Tùng (NT3-K30) 1
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại TP HỒ CHÍ MINH 2007 2
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại Nhận xét của giảng viên: ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 3
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại MỤC LỤC 4
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại 1.Khái quát về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam : 1.1. Hoạt động xuất khẩu : Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1997-2006 ĐVT : Triệu USD Năm Xuất khẩu Tốc độ tăng (%) 1997 9,185.0 1998 9,360.3 1.9 1999 11,541.4 23.3 2000 14,482.7 25.5 2001 15,027.0 3.8 2002 16,705.8 11.2 2003 20,149.3 20.6 2004 26,504.2 31.5 2005 32,233.0 21.6 2006 39,729.0 22.8 Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam Trong 10 năm kể từ năm 1997, xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Nếu từ năm 1997 đến 2003, phải mất đến 6 năm thì kim ngạch xuất khẩu mới tăng gấp đôi thì chỉ cần 3 năm từ 2003 đến 2006, kim ngạch xuất khẩu của chúng ta lạI tăng gấp đôi từ 20 tỷ USD lên 40 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2006 được xem là cột mốc đánh dấu bước phát triển mới của Việt Nam về kinh tế, chính trị. Đây là năm đầu tiên chúng ta có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD : Đơn vị tính : triệu USD Mặt 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 8T/2007 hàng Dầu 3.700 5.700 6.900 8.320 5.100 thô Dệt 1.892 1.975 2.752 3.689 4.386 4.806 5.800 5.000 may Giày 1.472 1.578 1.875 2.281 2.692 3.005 3.550 2.720 dép Thủ 1.479 1.816 2.036 2.200 2.397 2.771 3.300 2.360 y sản 5
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại Gạo 610 545 608 693 859 1.330 1.310 1.100 Điện 789 709 605 855 1.075 1.442 1.770 1.300 tử Đồ 294 324 431 567 1.139 1.517 1.920 1.500 gỗ Cao 280 579 610 1.300 799 su Cà 538 382 263 429 576 736 1.100 1.400 phê Nguồn : Tổng cục Thống kê. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hữu hình giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 17.4%/năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP. Trong khi đó xúât khẩu dịch vụ trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 15.7%/ năm. Về thị trường xuất khẩu : hiện nay chúng ta đã xuất đi trên 230 nuớc trên thế giới. Trong đó thị trường tiêu thụ chủ yếu là châu Á với kim ngạch 56,067 triệu USD chiếm 50.6% tổng lượng xuất khẩu trong giai đoan 2001-2005, kế đến là thị trường châu Âu và châu Mỹ với kim ngạch lần lượt là 22,765 triệu USD và 20,995 triệu USD. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tham gia mạnh vào hoạt động xuất khẩu : các doanh nghiệp có vốn FDI năm 2004 xuất khẩu 14,486 tỷ USD ( chiếm tỷ trọng 54.6% ) năm 2005 :18,553 tỷ USD (chiếm 57.6% kim ngạch xuất khẩu ). Hiện có trên 35700 doanmh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia xuất khẩu, có doanh nghiệp tư nhân có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm. Trong 8 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 32 tỷ USD bằng vớI kim ngạch năm 2005 và tăng 19.3% so vớI cùng kỳ năm ngoái. Trong đó nhiều ngành hàng đang về đích đạt kế hoạch và đã có 8 mặt hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Với tốc độ xuất khẩu như những tháng qua, các chuyên gia kinh tế kỳ vọng có thể đạt mức tăng 20% trong năm nay nếu những tháng còn lại giữ được tốc độ xuất khẩu như đầu năm, bình quân 4,4 tỷ USD/tháng. Với tốc độ này, xuất khẩu cả năm nay có thể đạt kim ngạch 47 tỷ USD. 6
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại Hai ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất vẫn chính là dầu thô và dệt may. Dầu thô đạt kim ngạch 5,091 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, phải ghi nhận sự nỗ lực của ngành dệt may, đã bứt phá để đạt 5,084 tỷ USD, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Với diễn tiến này, ngành dệt may có thể sẽ vươn lên vượt qua kim ngạch xuất khẩu dầu thô, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng trong năm nay. 1.2. Hoạt động nhập khẩu : Từ năm 2000 đến 2003, tỉ lệ nhập siêu của nước ta liên tục gia tăng, từ 8% lên đến 25.3%, sau đó giảm dần còn 10.41% năm 2006. Năm Tỉ lệ nhập siêu (%) 2000 8,00 2001 7,90 2002 18,20 2003 25,30 2004 20,60 2005 14,40 2006 10,41 Nhập siêu đang gia tăng mạnh, nếu năm 2000 nhập siêu là 1154 triệu USD thì năm 2002 là 3040 triệu USD, năm 2003 đã lên tới 5051 triệu USD, năm 2004 là 5520 triệu USD. Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng nhập siêu là do VN thiếu ngành công nghiệp phụ trợ. Vì trong cơ cấu nhập khẩu, nguyên vật liệu sản xuất chiếm tỉ trọng lớn, đặc biệt là các ngành dệt may, da giày, điện tử, gỗ... phải nhập nguyên phụ liệu từ 70%-90%. Mặt hàng Trị giá (triệu % tăng trưởng USD) Máy móc, thiết bị, phụ 4.396 46,5 tùng Xăng dầu 3.329 9,8 7
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại Vải 2.010 38,1 Nguyên, phụ liệu dệt 1.121 10,1 may da Thép thành phẩm 1.706 71,1 Điện tử, máy tính và linh 1.277 40,0 kiện Chất dẻo nguyên liệu 1.146 35,8 Kim loại 838 34,7 Sản phẩm hóa chất 591 26,6 Hóa chất nguyên liệu 665 46,8 Tổng cộng 27.232 30,4 (Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu - 6 tháng đầu năm 2007) Theo Bộ Công thương, trong 8 tháng đầu năm 2007, nhập siêu cả nước đang ở mức 6,4 tỉ USD. Tỉ lệ nhập siêu tính theo kim ngạch xuất khẩu bằng 20,5%, cao gần bằng tỉ lệ này cùng kỳ năm 2003 (25,3%) và tăng gần gấp đôi năm 2006 (10,41%). Nhập siêu tăng mạnh như vậy là do bình quân xuất khẩu tháng (3,9 tỉ USD) tăng chậm hơn bình quân nhập khẩu tháng (4,7 tỉ USD). So với cùng kỳ năm 2006, bình quân xuất khẩu tháng chỉ tăng khoảng 382 triệu USD, trong khi nhập khẩu bình quân tháng tăng 1,083 tỉ USD. Trong quan hệ buôn bán với khu vực chậu Á, Việt Nam luôn ở vị thế nhập siêu. Chẳng hạn năm 2002 ta nhập siêu của Hàn Quốc là 1810 triệu USD, năm 2003 là 2132 triệu USD; với Trung Quốc là 640,5 triệu USD (năm 2002) và 946,3 triệu USD (2003). Thái Lan 727,9 triệu USD (2002) và 478,7 triệu (2003), Đài Loan 1707 triệu USD (2002) và 2166 triệu USD (2003)... Với thị trường này ta nhập siêu hơn xuất siêu; nhưng kỹ thuật công nghệ ở đây chưa phải là công nghệ nguồn, trong một số trường hợp còn là những hàng hoá, thiết bị không tiêu thụ được ở các thị trường khác do trình độ công nghệ thấp, do không bõ công mang đi xa, do đã lạc hậu không tiêu thụ được ở trong nước. Số liệu kim ngạch nhập khẩu qua các năm Năm 2004: Do tình trạng bất ổn về chính trị trên thế giới, tình trạng khủng bố ngày càng gia tăng khiến cho giá trên thị trường quốc tế có nhiều biến động theo chiều hướng tăng. Năm 2004, một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam như nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong 8
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại nước tăng cao so với năm 2003. Kết quả là, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2004 đạt 31,9 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2003. Trong đó, nhập khẩu mặt hàng vải lên tới 1,92 tỷ USD, tăng 41,1% so với năm 2003; nguyên phụ liệu dệt may da đạt 2,25 tỷ USD tăng 10,8%, chất dẻo nguyên liệu đạt 1,19 tỷ USD, tăng 43,7%; mặt hàng xăng dầu các loại đạt 3,57 tỷ USD, tăng 46,5%; phân bón các loại đạt 823 triệu USD, tăng 30,4%; máy vi tính và linh kiện đạt 912 triệu USD, tăng 103%. Nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 34,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Năm 2005: Kim ngạch nhập khẩu cả nước năm 2005 đạt 36,9 tỷ USD. Theo Bộ Thương mại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12/2005 đạt khoảng 3,1 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2004 đưa tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm 2005 đạt 36,9 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2004. Tính chung cho năm 2005, giá cả tăng làm cho kim ngạch nhập khẩu chung tăng 11,5%, tương ứng với kim ngạch trên 3,8 tỷ USD, trong khi đó, khối lượng hàng nhập khẩu tăng làm cho kim ngạch tăng trên 1,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2004. Năm 2006: Kim ngạch nhập khẩu đạt trên 44,4 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2005, vượt 4,5% so với dự báo từ đầu năm. Nhập siêu khoảng trên 4,8 tỷ USD (dự báo từ đầu năm là 4,75 tỷ USD), bằng 12,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhập khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,12 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm 2005, trong đó du lịch tăng 16,7% và cước phí vận tải, bảo hiểm (cif) chiếm 33,7%, tăng 20,1%. Nhập siêu dịch vụ năm 2006 chỉ còn khoảng 22 triệu USD, so với mức 220 triệu USD của năm 2005. Năm 2006, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước tính đạt 580,7 nghìn tỷ đồng (tính theo giá thực tế) tăng 20,9% so với năm 2005. Trong tổng mức, kinh tế nhà nước tăng 8,2%; kinh tế tập thể tăng 20,8%; kinh tế tư nhân tăng 25%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,5%. Năm 2007: 9
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại Trong 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 32,243 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2006 đạt 24,77 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2006). Riêng tháng 7 đạt 5,05 tỷ USD, tiếp tục tăng so với tháng 6 năm 2007. Trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 20,823 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm tỷ trọng 64,6% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước (cùng kỳ năm 2006 chiếm 63,5%). Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,42 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 35,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước (cùng kỳ năm 2006 đạt 9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 36,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2005). 2. Tình hình xuất khẩu 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực : 2.1. DẦU THÔ : Qua tìm kiếm thăm dò cho đến nay, các tính toán dự báo đã khẳng định tiềm năng dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên có khả năng nhiều hơn dầu. Với trữ lượng đã được thẩm định, nước ta có khả năng tự đáp ứng được nhu cầu về sản lượng dầu khí trong những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3. Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Ma lay - Thổ Chu, Vùng Tư Chính - Vũng Mây... đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3. Với các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm - thăm dò, khoảng từ 40 đến 60% trữ lượng nguồn khí thiên nhiên của nước ta sẽ được phát hiện đến năm 2010. Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước và chuẩn bị chính thức đưa vào khai thác mỏ khí Lan Tây - lô 06.l. Công tác phát triển các mỏ Rạng Đông, Ruby và Emeral, Lan Tây - Lan Đỏ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Hải Thạch, Rồng Đôi, Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi... đang được triển khai tích cực theo chương trình đã đề ra, đảm bảo duy trì và tăng sản lượng khai thác dầu khí cho những năm tới. Dự kiến, mỏ Sư Tử Đen (lô 15-1) sẽ được đưa vào khai thác trong quý 4 năm nay. 10
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu : Dầu thô: 2007 ( dự kiến) : 5,1 tỷ USD 2006: 8,32 tỉ USD 2005: 6,9 tỉ đô la 2004: 5,7 tỉ đô la, 19,6 triệu tấn dầu thô, 2003: 3,7 tỉ đô la Năm 2006, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam bố trí kế hoạch khai thác 20,86 triệu tấn dầu thô quy đổi (tăng 1,5 triệu tấn so với mức đã thực hiện trong năm 2002). Đây là năm đầu tiên nước ta khai thác trên 20 triệu tấn dầu thô quy đổi. Trong đó có 17,6 triệu tấn dầu thô và 3,7 tỷ m3 khí thiên nhiên. Dự kiến đến năm 2010, ngành Dầu khí nước ta sẽ khai thác từ trên 30 đến 32 triệu tấn dầu thô quy đổi, nhằm đáp ứng các ngành năng lượng và sản xuất công nghiệp của cả nước. 2.1.2. Thị trường tiêu thụ : Hiện nay, thị trường tiêu thụ dầu thô Việt Nam chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Singapore, Australia, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản... Các khách hàng mua dầu chủ yếu là các hãng và tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới như: Shell, BP (Anh quốc); Exxon Mobil, Chevron (Mỹ); Chinaoil, Sinopec, Sinochem... (Trung Quốc); Sumitomo, Sojitz, Mitsubishi (Nhật Bản)... Bên cạnh các khách hàng mua dầu truyền thống, Petechim cùng Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã và đang thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh dầu thô với các khách hàng mới trong và ngoài khu vực. Ví dụ như trước đây, công ty đã tham gia kinh doanh dầu thô với đối tác Iraq trong chương trình “Đổi dầu lấy lương thực” của Liên hợp quốc. Đó là những bước triển khai ban đầu, tạo đà thuận lợi cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam trong công tác nhập khẩu dầu thô sau này từ Trung Đông, châu Phi... cho nhà máy lọc dầu Dung Quất khi nhà máy này đi vào hoạt động. 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn : 2.1.3.1. Thuận lợi : 11
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại Trong suốt 10 năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2000-2005, sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng, trung bình khoảng 11%/năm. Nếu sản lượng xuất khẩu dầu thô năm 1995 mới đạt 7,65 triệu tấn thì năm 2005, theo Petechim (Công ty Thương mại Dầu khí) đã đạt tới con số gần 18 triệu tấn. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng tăng dần từng năm (năm 2000 là 3,47 tỉ USD; năm 2004 là 5,6 tỉ USD và dự kiến năm nay đạt xấp xỉ 6 tỷ USD). Ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc Petechim cho biết: thuận lợi lớn nhất mà ngành dầu khí đã tạo dựng được trong hoạt động xuất khẩu dầu thô là dù giá lên cao hay xuống thấp, dầu thô Việt Nam được khai thác từ mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Ruby, Đại Hùng... và gần đây là Sư Tử Đen, vẫn luôn hấp dẫn được khách hàng gần xa bởi chất lượng, uy tín trong giao dịch. Trong đó, dầu thô Bạch Hổ chiếm tới 60% tổng sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam. Một thuận lợi nữa là Petechim đã xây dựng cho mình một hệ thống khách hàng truyền thống, gắn kết chặt chẽ với công ty trong mọi hoàn cảnh, nhất là những lúc khó khăn, giá dầu sụt xuống, thị trường dầu thô thế giới gần như bị “đóng băng”, nhưng dầu thô Việt Nam vẫn xuất khẩu đều, tránh được hiện tượng phải đóng mỏ (trong hoàn cảnh bình thường, đây là điều tối kỵ nhất trong quá trình khai thác và xuất khẩu dầu thô). Một sự kiện rất quan trọng, mang tính bổ sung hết sức kịp thời cho việc khai thác dầu khí của Việt Nam là trong khi lượng dầu khai thác gần 20 năm qua từ mỏ Bạch Hổ đang giảm dần thì từ năm 2003, dầu thô từ mỏ Sư Tử Đen bắt đầu được khai thác và đưa vào xuất khẩu với sản lượng khoảng 70.000 thùng/ngày. Bên cạnh đó, trong vài năm tới, mỏ Sư Tử Vàng và Sư Tử Trắng sẽ đi vào khai thác, hứa hẹn một sự tăng trưởng mới cho ngành dầu khí Việt Nam. 2.1.3.2. Khó khăn : Hoạt động xuất khẩu dầu thô của nước ta thời gian qua cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại, nhất là khi giá dầu thô trong xu thế ngày càng tăng, đó là do tác động của sự không ổn định của tình 12
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại hình chính trị của các nước trung đông-những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu dầu thô. Theo quy luật cung cầu, khi giá cao, xuất khẩu dầu thô không hẳn hoàn toàn thuận lợi. Cũng như nhiều mặt hàng khác, dầu thô của Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt về giá của nhiều nước khác, nhất là khu vực châu Phi. Khi giá dầu lên cao, các khách hàng tiêu thụ có xu hướng tìm các nguồn dầu khác thay thế rẻ hơn, ví dụ từ châu Phi, Trung Đông... Cũng do vậy nên mới đây, những khách hàng Trung Quốc trước đây mua dầu Việt Nam, đã chuyển sang mua dầu của châu Phi. Đây là trở ngại lớn của chúng ta hiện nay. 2.1.4. Những giải pháp đẩy mạnh xúât khẩu : Do năm nay tốc độ khai thác và xuất khẩu dầu khí không đạt được mục tiêu đề ra làm giảm tốc đổ xuất khẩu của cà nước nên Chính phủ cần có chỉ đạo cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tìm cách nâng cao sản lượng khai thác dầu thô trong nước trong phạm vi kỹ thuật cho phép và an toàn mỏ, đồng thời phải đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài để bù lại phần sản lượng thiếu hụt đồng thời hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí tại nước ngoài. Thông qua những cơ chế thoáng hơn về đầu tư nước ngoài, để các nhà đầu tư nước ngoại đến đầu tư vào ngành dầu khí Việt Nam, để không những gia tăng sản lương xuất khẩu dầu thô, mà còn có thể chế biến dầu thô trong nước sau đó xuất khẩu, một mặt nâng cao trị giá xuất khẩu của các mặt hàng liên quan đến dầu thô, mặt khác giảm chi phí cho chính phủ cho vấn đề an ninh năng lương quốc gia. 2.2. DỆT MAY : Dệt may là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây bên cạnh dầu mỏ, thủy sản…. Hiện nay ngành dệt may đã và đang tạo ra hơn 2 triệu việc làm trên cả nước, số lượng lao động này tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà NộI và Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Việt Nam vớI thị trường rộng lớn, lực lượng lao động sẵn có vớI giá rẻ, đặc biệt sau khi chúng ta đã gia nhập WTO rào cản về hạn ngạch được xóa bỏ thì xúât 13
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại khẩu dệt may được xem là mục tiêu trọng tâm phát triển trong thờI kỳ mới. 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu : Về xuât khâu, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2006 đạt 5,8 ́ ̉ tỉ USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Vinatex chiếm trên 1,7 tỉ USD. Nhưng do chủ yếu làm gia công hoặc làm hàng FOB sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu nên kim ngạch nhập khẩu của ngành dệt may cũng... xấp xỉ kim ngạch xuất khẩu (khoảng 5,65 tỉ USD). Trong đó, nhập vải 52%, nguyên phụ liệu 34%, sợi 10%, bông xơ 4%. Hiện Việt Nam đang được xếp hạng 16/153 nước xuất khẩu dệt may trên thế giới. Mục tiêu hướng đến là đưa Việt Nam lên top 10 nước xuất khẩu hàng dệt may. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2000 – 2006 Đơn vị : Triệu USD Năm Kim ngạch 2000 1.892 2001 1.975 2002 2.752 2003 3.689 2004 4.386 2005 4.806 2006 5.800 Mặc dù kết quả xuất khẩu của ngành dệt may đầu năm 2007 không như mong đợi, bởi sự lo ngại cơ chế giám sát của Hoa Kỳ, nhưng niềm tin tăng trưởng cao về kim ngạch của ngành dệt may sẽ vẫn được giữ vững, thậm chí sẽ vượt qua dầu khí để trở thành ngành xuất khẩu số một Việt Nam. Xuất khẩu dệt may trong sáu tháng đầu năm nay đạt 3,43 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không vì các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ lo ngại cơ chế giám sát của Bộ Thương mại nước này thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không thể thấp hơn 30%. Ông Phạm Thế Dũng, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt 7,5 tỷ USD trong năm 2007 và 8-9 tỷ USD trong năm tới hoặc chậm nhất là 2009. Khi mục tiêu này đạt được dệt may sẽ qua mặt ngành dầu 14
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại khí với kim ngạch 8 tỷ USD và ngôi vị đứng đầu mà ngành dầu khí thống trị nhiều năm nay sẽ thuộc về ngành dệt may. 2.2.2. Thị trường tiêu thụ : 2.2.2.1. Thị trường dệt may thế giới : Thị trường dệt may toàn cầu vẫn phát triển mạnh sau khi chế độ hạn ngạch hàng dệt may toàn cầu được bãi bỏ từ đầu năm 2005. Thị trường dệt may thế giới phát triển khả quan hơn dự đoán, trong đó Trung Quốc là nước được lợi nhất khi chế độ hạn ngạch hàng dệt may được xóa bỏ. Trong 7 tháng đầu năm 2005, Trung Quốc đã chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu quần áo và 15,8% tổng kim ngạch hàng dệt của thế giới, nhờ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt tăng 20,5% và kim ngạch xuất khẩu quần áo tăng 22%. Nhiều doanh nghiệp dệt may Liên minh châu Âu (EU) cũng đạt mức tăng hơn 10%, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Đức, Italia và Pháp tăng tương ứng 16,5%, 10,3% và 8%. Ngành dệt may các nước nhỏ như Băngla Đét và Campuchia không bị thua thiệt nhiều như dự đoán ban đầu, trong đó Campuchia đã tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ thêm 17%. Kim ngạch xuất khẩu của Băngla Đét thoạt đầu có bị giảm, nhưng sau đó đã phục hồi. Tuy vậy, các nước cận Xahara châu Phi lại bị thiệt hại khá nặng nề do chưa chuẩn bị đầy đủ để đối phó với thị trường dệt may phi hạn ngạch. Kim ngạch xuất khẩu quần áo của Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan, Mêhicô và một số nước châu Âu có phần sa sút. Báo cáo mới nhất của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) về khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ sau ngày 1/1/2005 đã đánh giá trong các nước châu Á chỉ có Việt Nam có thể cạnh tranh được với Trung Quốc trong xuất khẩu dệt may vào Mỹ. Hội đồng phát triển buôn bán (TDC) về ngành dệt may thế giới công bố kết quả nghiên cứu cho biết hơn 70% đại diện các hãng dệt may và khách hàng tham dự “Tuần lễ mốt và triển lãm thế giới hàng dệt may” vừa tổ chức tại Hồng Kông vẫn tin tưởng rằng thị trường dệt may toàn cầu năm 2006 sáng sủa và xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng hơn năm 2005. 15
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại Theo TDC, việc huỷ bỏ chế độ hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu giữa thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 1/1/2005 tiếp tục làm tăng lợi ích xuất khẩu hàng dệt may sang các khu vực áp dụng chế độ hạn ngạch trước đây như Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu (EU). Có tới 60% các hãng sản xuất hàng dệt may cho rằng mặt hàng dệt may xuất khẩu của họ trong năm nay sẽ tăng trung bình 19% so với năm 2005. Các khu vực có mức tăng trưởng cao nhất trong các thị trường bán lẻ hàng dệt may là Trung Quốc, Tây Âu và Mỹ, mức tăng trung bình khoảng 20% so với năm ngoái. Có tới 60% khách hàng dệt may nói họ đã đặt hàng nhập khẩu mặt hàng này cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị mỗi đơn đặt hàng. 2.2.2.2. Thị trường của hàng dệt may Việt Nam : Nguồn tin từ Hiệp hội Nhập khẩu dệt may Mỹ (USA - ITA) cũng cho biết Việt Nam được coi là nguồn cung lựa chọn thứ 2 sau Trung Quốc (nếu Việt Nam không có khó khăn về hạn ngạch), nhất là đối với các cat. 347/348, 647/648, 338/339, 638/639, 340/640. Hiện Việt Nam có lợi thế là lao động rẻ và chất lượng may tốt hơn so với Ấn Độ (lựa chọn tiếp theo của các nhà nhập khẩu dệt may Mỹ sau Việt Nam). Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết đơn giá xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày càng cao, và các khách hàng lớn của Hoa Kỳ vẫn chọn Việt Nam là thị trường đặt hàng chiến lược. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2006 vào khoảng 2,07 tỉ USD. Hiện nay thị trường tiêu thụ chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam đang là Hoa Kỳ, thị trường Hoa Kỳ hiện chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng trong sáu tháng đầu năm 2007 là 34% so với cùng kỳ vớI kim ngạch xuất khẩu năm 2006 vào khỏang 2.07 tỷ USD. Hai thị trường lớn khác EU và Nhật cũng góp phần tăng tốc kim ngạch xuất khẩu của dệt may. Thị trường Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt là 13.4% và EU là 17.6%. Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam đã xuất khẩu tớI trên 100 nước trên thế giới. 2.2.3. Thuận lợi và khó khăn : 16
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại 2.2.3.1 Thuận lợi : Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dệt may Việt Nam từ chỗ bị khống chế theo hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ thì nay đã được phép xuất theo năng lực và nhu cầu thị trường. Với quy chế của một thành viên WTO, các DN được hưởng điều kiện kinh doanh bình đẳng. Thuế nhập khẩu dệt may Việt Nam vào một số thị trường sẽ giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam thâm nhập các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài vào dệt may Việt Nam sẽ tăng đáng kể, nhất là đầu tư vào hạ tầng của ngành dệt may sẽ tạo điều kiện cho DN sản xuất chủ động, hạ giá thành... đẩy mạnh xuất khẩu. Việt Nam có lợi thế là lao động rẻ và chất lượng may tốt hơn so với Ấn Độ (lựa chọn tiếp theo của các nhà nhập khẩu dệt may Mỹ sau Việt Nam). Đối với thị trường Nhật Bản: hiện nay Nhật không áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may. Hàng dệt may của Việt Nam và Trung Quốc đều được hưởng thuế suất MFN. Hàng may mặc Việt Nam không bị Mỹ áp dụng hạn ngạch, nhưng lại chưa được hưởng thuế suất MFN. Thị trường EU: Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam được hưởng thuế suất MFN và chịu hạn ngạch ở thị trường này. 2.2.3.2. Khó khăn : Đối với các nhà sản xuất dệt may VN, năng suất kém, chất lượng sản phẩm thấp, vấn đề thiếu vốn và kinh nghiệm quản lý là những thử thách lớn đối việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu. Thêm vào đó, chế độ bảo hộ ở các quốc gia nhập khẩu chủ yếu như Mỹ và EU bằng cách áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và hàng rào kỹ thuật đã tạo ra nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất VN. Lao động chịu khó và khéo tay, chi phí nhân công không quá cao. Nhưng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của ngành dệt còn lạc hậu, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của ngành may. Khâu sản xuất nguyên phụ liệu trong nước còn yếu nên ngành dệt may vẫn lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu (bông nhập khẩu chiếm 90%, vải nhập khẩu khoảng 70%). Những yếu tố này khiến giá thành sản phẩm dệt may của Việt Nam bị đội lên cao so với một số đối thủ cạnh tranh. Cũng vì bị động trong khâu nguyên phụ liệu nên doanh nghiệp không thể đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng trong tình hình cạnh 17
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại tranh quyết liệt giữa các nhà cung cấp. Các đối tác ngày càng đưa ra yêu cầu gấp gáp hơn về thời hạn giao hàng. Nếu như trước đây, thời gian tính từ khi ký kết hợp đồng đến lúc giao hàng có thể lên tới 2-3 tháng, thì nay chỉ còn một nửa, vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam càng rơi vào thế bị động hơn. Sự kém cạnh tranh về giá thành, thời hạn giao hàng cùng hàng loạt lý do khác như bất cập trong khả năng buôn bán quốc tế, tiếp cận thị trường, trình độ chuyên môn, thiết kế mẫu mã, trang thiết bị, máy móc đang khiến ngành dệt may Việt Nam trở nên quá bé nhỏ trên đấu trường quốc tế, đặc biệt khi so với "người khổng lồ" Trung Quốc. Trong khó khăn chung đó, tình cảnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên bi quan hơn cả. Với các đơn vị lớn, có tiềm lực mạnh, có năng lực quản lý và tổ chức sản xuất tốt, họ vẫn nhận đơn hàng đều đặn. Cac doanh nghiệp vừa và nhỏ bị lâm vào cảnh vô cùng quẫn bách vì không ́ có đơn đặt hàng. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu là những đơn vị vừa và nhỏ. Điển hình, tại TP HCM trong số 282 doanh nghiệp may mặc thì chỉ có 40 đơn vị có quy mô 200 máy may trở lên, phần còn lại đều là quy mô nhỏ. Ngoài ra, hiện nay vải nhập lậu tràn ngập thị trường. Thị trường vải sợi vừa xuất hiện thêm nhiều mặt hàng mới có xuất xứ từ Ấn Độ được các tiểu thương bày bán cùng với các sản phẩm đến từ Trung Quốc. Vải quần tây của Trung Quốc, Ấn Độ được nhiều tiểu thương ước tính đang chiếm đến một nửa lượng vải tiêu thụ, giá bán rẻ hơn khoảng 20- 30% so với vải Việt Nam. Người tiêu dùng rất khó phân biệt được đâu là vải Ấn Độ, Trung Quốc và vải Việt Nam, vì rất giống nhau, trên mỗi biên vải đều có những chữ như Italy, Anh, Pháp... Vấn đề thiếu hụt lao động cũng là mối quan tâm to lớn của các doanh nghiệp hàng dệt may. Trước mắt, ngành dệt may sẽ gặp phải những khó khăn chính: - Chi phí đầu vào tiếp tục tăng, trong khi nhiều doanh nghiệp phải giảm giá để cạnh tranh cả thị trường trong nước và thế giới. - Sức ép cạnh tranh tại thị trường nội địa cũng rất lớn, do Việt Nam phải thực hiện giảm thuế nhập khẩu còn 0%-5% để hội nhập hoàn toàn vào AFTA. Do VN đã là thành viên của WTO nên phải mở cửa thị trường 18
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại trong nước, và có nguy cơ bị kiện bán phá giá khi xuất khẩu sang nước ngoài. - Việc Mỹ và EU tái áp đặt hạn ngạch đối với Trung Quốc sẽ tạo ra những tác động trái ngược: một mặt vừa là cơ hội để Việt Nam thu hút thêm khách hàng, mặt khác, có khả năng các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tìm cách chuyển tải bất hợp pháp qua Việt Nam hoặc đổ vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam qua buôn lậu. 2.2.4. Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu : Chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt-may đến năm 2010 bao gồm tập trung đầu tư nâng cấp doanh nghiệp, loại bỏ dần các thiết bị cũ, lạc hậu, đầu tư các thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại; đẩy mạnh xúc tiến thị trường, thành lập một số văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ, HongKong, Nhật Bản, EU; đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu của một số doanh nghiệp nổi tiếng như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Thành Công, Việt Thắng. Đầu tư các dự án phát triển ngành công nghiệp phụ liệu dệt may như dự án xây dựng nhà máy xơ polyester; dự án xây dựng công ty cổ phần cung cấp nguyên phụ liệu và dự án kéo sợi của các công ty dệt, trong nỗ lực nhằm khắc phục tình trạng 2/3 nguyên phụ liệu trong công nghiệp dệt may hiện phải nhập khẩu, chưa kể 1 tỷ mét vải nhập khẩu hàng năm để phục vụ cho việc may gia công hàng xuất khẩu. Cần nỗ lực nâng cao đẳng cấp, thương hiệu sản phẩm, tạo khả năng đáp ứng nhanh các đơn hàng và tăng năng lực cạnh tranh. Cụ thể, một số giải pháp được tập đoàn dệt may Việt Nam đưa ra là: Thành lập các trung tâm thiết kế và kinh doanh mẫu thời trang công nghiệp tại Tp.HCM và Hà Nội. Xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may, da giày tại các TP lớn. Mở rộng hệ thống bán lẻ trong và ngoài nước. Tổ chức việc bán lẻ trực tiếp tại nước ngoài với thương hiệu Vinatex. Liên kết mua và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trước mắt, tập trung xây dựng thương hiệu Vinatex và từ 10-20 thương hiệu sản phẩm quốc gia, trong đó chọn 1-2 thương hiệu để tập trung quảng bá ra nước ngoài. Mua bản quyền và liên kết sản xuất với 2-4 thương hiệu nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam... 19
- Lớp NT3-K30 Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tìm ra lối thoát, các doanh nghiệp này phải chuyển sang sản xuất hàng bán thành phẩm (FOB), nhưng làm được việc này không dễ do làm hàng FOB phải có thị trường và khách hàng. Muốn vậy, phải đầu tư nhiều tiền và thời gian để đầu tư cho công tác tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đang định hướng hợp tác với các nước ASEAN để có thể cộng tác với nhau thành một khối sản xuất hàng dệt may. Hướng tới sẽ xây dựng cụm nhà máy tại Campuchia (dự kiến khu biên giới giáp với Mộc Bài và An Giang) nhằm tận dụng lợi thế của Campuchia đã là thành viên WTO để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Năng lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không phải là yếu nhưng trước bối cảnh mới, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phải đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh tìm kiếm thêm thị trường phi hạn ngạch. Đặc biệt, phải xây dựng được mối liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp trong nước để phát huy tối đa năng lực sản xuất toàn ngành. Về phát triển thị trường nội địa Cụ thể, tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đang tìm kiếm địa điểm để mở 4 siêu thị kinh doanh những nhãn hàng dệt may cao cấp của các thành viên trong Tập đoàn. Đây cũng là hướng đi mới mà Vinatex muốn triển khai, nhằm gia tăng sự có mặt của mình tại thị trường nội địa. Năm 2007, Vinatex đặt mục tiêu tập trung mở rộng hệ thống siêu thị bán buôn, bán lẻ Vinatex để có được chỗ đứng vững chắc trước khi các đại gia nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ được mở rộng quyền tham gia vào hệ thống bán lẻ tại Việt Nam. Để có thể tạo dựng được bước phát triển mới, ngoài việc liên kết với các hệ thống siêu thị trong nước đã có để xây dựng mạng lwois siêu thị Vinatex ở các thành phố, thị xã lớn trong cả nước, Vinatex sẽ chủ động bắt tay với các đối tác nước ngoài để tận dụng công nghệ mới, tiên tiến của họ trong phát triển hệ thống siêu thị thời trang. 2.3. LÚA GẠO : Ngành sản xuất lúa gạo nước ta trong những năm vừa qua đã có những bước chuyển tích cực. Nó đã thực sự giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Hàng năm, ngành lúa gạo đã đóng góp từ 12 – 13% trong tổng GDP. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Chính sách tiền tệ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát"
15 p | 1309 | 597
-
Đề cương kinh tế chính trị: Cổ phần hoá doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế
23 p | 263 | 82
-
Báo cáo tiểu luận đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam: Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
48 p | 702 | 82
-
Đề án kinh tế chính trị: Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
36 p | 348 | 80
-
CHUYÊN ĐỀ 2: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
49 p | 216 | 64
-
Bài thuyết trình: Xây dựng mô hình kinh tế lượng phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng
15 p | 441 | 63
-
Tiểu luận: Lợi ích kinh tế và các hình thức phân phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay
33 p | 1171 | 56
-
Đề tài: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO
5 p | 190 | 39
-
Đề tài : “Hãy nêu và phân tích ảnh hưởng của sự phát triển dân số đến kinh tế, xã hội ở Việt Nam.”
21 p | 152 | 31
-
Luận văn đề tài : Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
58 p | 167 | 31
-
Đề tài Kinh tế phát triển: Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội thời kỳ 2001 - 2007
48 p | 215 | 23
-
BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Giấy Tân Mai.BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Giấy Tân Mai.BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Kế toán và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Giấy Tân Mai.
5 p | 373 | 22
-
Đề tài " Kinh tế vĩ mô dựa trên hành vi và hành vi kinh tế vĩ mô" Phần 2
16 p | 139 | 18
-
Đề tài " Kinh tế vĩ mô dựa trên hành vi và hành vi kinh tế vĩ mô" Phần 3
13 p | 139 | 15
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐH: Ứng dụng mô hình Input-Output trong phân tích kinh tế và môi trường - trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam
16 p | 21 | 6
-
Báo cáo Quan hệ đối tác chiến lược Ôtxtraylia nhóm ngân hàng thế giới tại Việt Nam - Chương trình hỗ trợ thương mại và năng lực cạnh tranh cho Việt Nam: Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: Trường hợp của Việt Nam
92 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam hiện nay
125 p | 6 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Thống kế kinh tế: Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi
112 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn