CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012) NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: LĐTBCK – LT31 Hình thức thi:( Viết ) Thời gian thi: 180 phút ( Không kể thời gian chép/ giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) a. Một máy nặng 9 tấn được nâng lên bằng tời và tổ múp theo sơ đồ như hình vẽ. Hãy chọn tời để nâng máy được an toàn. b. Trước khi sử dụng kích để làm việc cần phải chú ý những điểm gì.<br />
<br />
Câu 2: (2 điểm) Trình bày cấu tạo (vẽ hình minh họa) và nguyên lý làm việc của cơ cấu dẫn động máy nghiền hàm. Câu 3: (2 điểm) Nêu những điểm chú ý khi sử dụng palăng điện Câu 4: (3điểm) Nội dung phần này do các trường tự ra đề phù hợp với chương trình đào tạo của từng trường ….., ngày……..tháng……năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012) NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA - LĐTBCK– LT31 Câu I. Phần bắt buộc 1 a. Một máy nặng 9 tấn được nâng lên bằng tời và tổ múp theo sơ đồ 3.0 như hình vẽ. Hãy chọn tời để nâng máy được an toàn. b. Trước khi sử dụng kích để làm việc cần phải chú ý những điểm gì a Tóm tắt: P= 9 tấn n=6 Plv = 5 Pdh = 2 => Tời = ? tấn Giải: - Lực kéo trên nhánh cáp ra tời: 1.5 Nội dung Điểm<br />
<br />
P<br />
S = -----<br />
<br />
Kft<br />
Tra bảng (5 -1): Với n = 6, Plv = 5; Pdh = 2 => K ft = 5 - Thay vào công thức ta có:<br />
<br />
9<br />
S = ----- = 1,8 (tấn)<br />
<br />
5<br />
Vậy với tổ múp đã cho phải chọn tời 2 tấn (tời tay hoặc tời điện ) để nâng máy 9 tấn được an toàn b.<br />
- Những điểm chú ý khi sử dụng:<br />
<br />
1.5<br />
<br />
Trước khi sử dụng kích để làm việc cần phải: + Chọn kích theo tải trọng nâng, không sử dụng quá tải. + Kiểm tra độ chặt đều của các bu lông ghép nắp với vỏ kích + Kiểm tra răng của bánh cóc. Không sử dụng bánh cóc có răng bị sứt, mẻ + Quay thử kích. Chỉ làm việc khi các bộ phận phanh hãm làm việc tốt. Tra đủ dầu, mỡ vào các bộ phận truyền động. - Chọn vị trí đặt kích: + Đế kích cần đặt vào vị trí chắc chắn, ít lún. Nếu cần phải có gỗ kê. + Đầu kích không đặt vào chỗ dễ trượt, chỗ dễ biến dạng vật nâng. + Khi cho kích làm việc, lúc đầu chỉ quay tay quay vài vòng rồi dừng lại để kiểm tra, chỉ tiếp tục sử dụng khi kích làm việc tốt<br />
<br />
2<br />
<br />
+ Thường xuyên lau chùi kích. + Sau từng thời gian làm việc phải bảo dưỡng và thử tải định kỳ. Trình bày cấu tạo (có vẽ hình), nguyên lý làm việc của cơ cấu dẫn động máy nghiền hàm a. Cấu tạo<br />
<br />
2.0 1.0<br />
<br />
Hình 1: Cơ cấu dẫn động máy nghiền hàm. Gồm: Động cơ chính 1, Bộ truyền đai 2, Nối trục 3, Hộp giảm tốc 4, Bộ truyền<br />
<br />
đai 5, Động cơ phụ 6. 1.0 b. Nguyên lý làm việc. Trên (hình1) cơ cấu dẫn động của máy có động cơ 1, bộ truyền đai 2. Để khởi động máy trong trường hợp đã chất tải, trong cơ cấu dẫn động có bố trí thêm cơ cấu dẫn động phụ, gồm động cơ 6 có công suất nhỏ, bộ truyền đai 5, hộp giảm tốc 4 có tỷ số truyền lớn, nối trục 3 để nối với trục của động cơ 1. Đầu tiên khởi động máy bằng cơ cấu dẫn động phụ, sau đó mới đóng điện vào động cơ chính, động cơ phụ sẽ tự ngắt. 3 Nêu những điểm chú ý khi sử dụng palăng điện 2.0<br />
<br />
* Những điểm chú ý khi lắp ráp và sử dụng pa lăng điện: a. Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt đường ray: 0.5 - Đường ray để xe lăn di chuyển phải thăng bằng, thành đường ray để phải thẳng đứng. - Tại chỗ nối tiếp hai đoạn đường ray không được làm vướng bánh xe khi di chuyển qua. - ở cuối đường ray phải đặt chân tỳ bảo hiểm. - Kiểm tra khoảng cách giữa 2 má bánh xe và chiều dày thành đường ray, 0.5 điều chỉnh khoảng cách để đảm bảo cho pa lăng di chuyển êm, an toàn. b. Những điểm chú ý khi sử dụng và bảo quản: - Kiểm tra pa lăng trước khi sử dụng: + Kiểm tra cơ cấu di chuyển, cơ cấu nâng, phanh, kiểm tra đầu khóa cáp vào tang. + Kiểm tra an toàn điện ( độ ẩm của động cơ, dây dẫn điện, bộ nút bấm). + Kiểm tra và bôi mỡ vào vị trí cần thiết. - Chạy thử không tải từng cơ cấu. 0.5 - Thử tải cho pa lăng theo định kỳ: + Thử tải tĩnh: cho tải trọng tăng dần 50%, 100% và 125% tải định mức.<br />
<br />
+ Thử tải động: cho pa lăng mang tải động bằng 110% tải định mức. Trong quá trình thử pa lăng ( kể cả giai đoạn thử không tải và thử có tải) đều phải kiểm tra lại cơ cấu phanh hãm thông qua các nút điều khiển ở bộ nút bấm. - Buộc, móc hàng phải chắc chắn. Phải tính toán khi hạ hàng ít nhất trong 0.5 tang phải còn lại 3 ữ 5 vòng cáp. - Không được đứng dưới móc treo khi làm việc. - Nâng hàng khỏi nền khoảng 100 ữ 200 phải dừng lại kiểm tra khả năng làm việc của phanh, dây, móc treo nếu tốt mới tiếp tục nâng cao. - Không để pa lăng ẩm ướt. Khi làm việc ngoài trời phải có mái che, tránh mưa ướt động cơ điện và phanh hãm. - Trước khi thay ca phải kiểm tra lại toàn bộ cơ cấu, lau chùi và tra dầu mỡ. - Theo định kỳ phải tiến hành bảo dưỡng pa lăng. Trên đây mới chỉ là một loại pa lăng điện có tang cuốn cáp và di chuyển xe lăn cũng bằng điện. Trong thực tế, tuỳ theo điều kiện và tính chất công việc còn có loại pa lăng điện nâng hàng bằng xích và di chuyển bằng dây kéo. Cộng I 7 II. Phần tự chọn Cộng II Cộng (I+II) DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP 3 10 ........., ngày……..tháng……năm 2012 TIỂU BAN RA ĐỀ THI<br />
<br />