intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn

Chia sẻ: Nguyễn Thủy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

320
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn là tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập cho các em học sinh lớp 7. Bên cạnh việc ôn tập kiến thức lý thuyết thì việc thực hành làm đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 7 sẽ giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi và nâng cao kỹ năng trình bày bài tập. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hồ Hảo Hớn

TRƯỜNG THCS HỒ HẢO HỚN HS:…………………………………….. LỚP: 7/…………… Điểm ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017-2018 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, KHỐI LỚP 7 ĐỀ SỐ 01 Nhận xét của giáo viên I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm). Thời gian làm bài 15’ Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn (Mỗi câu 0,25 điểm ) Câu 1. Ca dao tục ngữ nói về tính giản dị là: A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. B. Ngồi mát ăn bát vàng. C. Có chí thì nên. D. Cây ngay không sợ chết đứng. Câu 2. Hành vi thể hiện sống trung thực là: A. Chỉ nói điểm tốt với ba mẹ còn điểm kém thì giấu đi. B. Chân thành góp ý khi bạn mắc khuyết điểm. C. Quay cóp trong giờ kiểm tra. D. Không dám phê bình bạn vì sợ mất lòng. Câu 3. Ca dao tục ngữ nói về đoàn kết tương trợ là: A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ. C. Học hành vất vả kết quả ngọt bùi. D. Bẽ đủa chẵng bẻ được cả nắm. Câu 4. Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là: A. Chỉ kính trọng thầy cô đã dạy mình. B. Thăm hỏi thầy cô nhân dịp 20/11. C. Không làm theo lời thầy, cô đã dạy. D. Chỉ chào hỏi giáo viên trên lớp. Câu 5. Ca dao, tục ngữ nói về lòng yêu thương con người là: A. Uống nước nhớ nguồn. B. Gió chiều nào che chiều ấy. C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. D. Thương người như thể thương thân. Câu 6. Biểu hiện của sự đoàn kết, tương trợ là: A. Chỉ giúp đỡ bạn trong nhóm của mình. B. Ủng hộ người có thế mạnh. C. Giúp người khác mà không toan tính D. Dự họp nhưng không góp ý kiến. . Câu 7. Ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung là: A. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. B. Anh em như thể tay chân ... C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Ăn vóc học hay. Câu 8. Ca dao, tục ngữ nói về tính tự tin là: A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. B. Có cứng mới đứng đầu gió. C. Ăn ngay nói thẳng. D. Con hơn cha là nhà có phúc Câu 9. Câu nói về giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là: A. Kiến tha lâu đầy tổ B. Lá lành đùm lá rách. C. Giấy rách phải giữ lấy lề. D. Học một biết mười. Câu 10. Biểu hiện thể hiện sự tự tin là: A. Mạnh dạn trình bày ý kiến trước tập thể. B. A dua theo bạn học giỏi. C. Không tin tưởng vào bản thân D. Rụt rè trước đám đông. Câu 11. Ca dao tục ngữ thể hiện tính tự trọng là: A. Uống nước nhớ nguồn . B. Ngồi mát ăn bát vàng. C. Ân trả nghĩa đền. D. Đói cho sạch rách cho thơm. Câu 12. Hành vi thiếu giản dị là: A. Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. B. Nói năng, bày tỏ thái độ tự nhiên. C. Quần áo, đầu tóc gọn gàng. D. Diễn đạt dài dòng, dùng từ khó hiểu. TRƯỜNG THCS HỒ HẢO HỚN HS:…………………………………….. LỚP: 7/…………… Điểm ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2017-2018 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, KHỐI LỚP 7 ĐỀ SỐ 02 Nhận xét của giáo viên I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm). Thời gian làm bài 15’ Khoanh tròn chữ cái đầu câu trước câu trả lời đúng (Mỗi câu 0.25điểm ) Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị: A. Làm việc gì cũng qua loa, đại khái. B. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài. C. Nói năng đơn giản, dễ hiểu. D. Ăn mặc cẩu thả, nói năng cộc lốc. Câu 2 : Ca dao tục ngữ nói về tính giản dị là: A. Đói cho sạch, rách cho thơm. B. Tiếng chào cao hơn mâm cổ. C. Có chí thì nên D. Cây ngay không sợ chết đứng. Câu 3: Hành vi nào thể hiện tính trung thực: A. Làm hộ bài cho bạn. B. Quay cóp trong giờ kiểm tra. C. Nhận lỗi thay cho bạn. D. Dũng cảm nhận lỗi. Câu 4: Hành vi thiếu trung thực là: A. Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh với việc sai trái . B. Vì lợi ích riêng mà nói sai sự thật. C. Che giấu khuyết điểm của bản thân. D. Thẳng thắng phê bình khi bạn có khuyết điểm. Câu 5: Hành vi thể hiện lòng yêu thương con người là: A. Chỉ quan tâm giúp đỡ người đã giúp đỡ mình. B. Luôn nghĩ tốt về tất cả mọi người kể cả người làm điều xấu. C. Giúp đỡ người gặp khó khăn mong họ có cuộc sống tốt hơn. D. Giúp đỡ người khác để khi mình gặp khó khăn họ giúp lại. Câu 6: Theo em, thái độ hoặc việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo: A. Chỉ kính trọng vâng lời thầy cô đang dạy mình. B. Thường xuyên đến thăm và viết thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ. C. Cho rằng quan niệm “một chữ cũng là thầy” nay đã lạc hậu không còn giá trị nữa. D. Cho rằng không nhất thiết phải làm theo lời dạy bảo của thầy cô. Câu 7: Biểu hiện của sự đoàn kết tương trợ là: A. Chỉ giúp đỡ bạn trong nhóm của mình. B. Ủng hộ người có thế mạnh. C. Tham gia đánh nhau để bảo vệ bạn thân. D. Giúp đỡ mọi người mà không toan tính. Câu 8: Hành vi nào là biểu hiện của đoàn kết tương trợ. A. Thấy xe bạn hư, bỏ đi luôn. B. Thấy bạn bệnh coi như không có gì xảy ra. C. Không quan tâm đến mọi người xung quanh. D. Giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Câu 9: Biểu hiện góp phần xây dựng gia đình văn hóa là: A. Thường xuyên vắng mặt trong các buổi họp tổ. B. Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc C. Đáp ứng mọi yêu cầu của con cái. D. Không nhiệt tình giúp đỡ hành xóm. Câu 10: Biểu hiện về sự văn minh tiến bộ của một gia đình là: A. Gia đình có nhiều con là hạnh phúc. B.Trong gia đình phải có con trai. C. Trẻ em cũng góp phần xây dựng gia đình văn hóa. D.Việc nhà là việc của mẹ và em gái. Câu 11: Câu nói về giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là: A. Nghe ông bà kể chuyện về truyền thống dòng họ mình. B. Buồn vì dòng họ mình không ai đỗ đạt cao. C. Mặc cảm vì có bố mẹ là người lao động chân tay. D. Không thích nghề của gia đình vì cho rằng nó tầm thường. Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây là thiếu tự tin: A. Không lệ thuộc hay dựa dẫm vào người khác. B. Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình C. Mạnh dạn trình bày ý kiến trước đám đông. D. Tin tưởng vào khả năng của bản thân. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC: 2017-2018. MÔN GDCD KHỐI 7 II.TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 13 (2,5 đ)a/ Thế nào là sống giản dị? Nêu hai việc làm thể hiện sống giản dị ? b/ Vì sao cần phải sống giản dị ? Câu 14(3,5 đ) a/ Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần làm gì ? b/ Có quan điểm sau đây: “Việc nhà là việc của mẹ và con gái”. Em có đồng ý quan điểm trên không? Vì sao? Câu 15 (1đ) Tình huống: Giờ kiểm tra toán, cả lớp đang chăm chú làm bài. Nam làm xong bài, nhìn sang bên trái, thấy đáp số của Bắc khác đáp số của mình, Nam vội vàng sửa lại bài. Sau đó, Nam lại nhìn sang bên phải, thấy Đông làm khác mình, Nam cuống lên định chép nhưng đã muộn, vừa lúc đó, cô giáo nhắc cả lớp nộp bài. Em hãy nhận xét hành vi của Nam trong tình huống trên. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC: 2017-2018. MÔN GDCD KHỐI 7 ĐÁP ÁN : I Trắc nghiệm khách quan : 3 đ ĐỀ 1 Câu 1 A Câu 2 Câu 3 B D Câu 4 Câu 5 B D Câu 6 C Câu 7 A Câu 8 Câu 9 Câu10 Câu 11 Câu12 A,B C A D D ĐỀ 2 Câu 1 C Câu 2 Câu 3 A D Câu 4 Câu 5 B,C C Câu 6 B Câu 7 D Câu 8 Câu 9 Câu10 Câu 11 Câu12 D B C A B II. Tự luận : 7 đ Câu 13: a) (1 đ) + Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội + Sống phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình và xã hội là sống đúng mực hòa hợp với xung quanh, thể hiện sự chân thực và trong sáng từ tác phong đi đứng, cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất. VD: - Không đua đòi quần áo đẹp với bạn bè - Sử dụng sách cũ của anh chị… b) ( 1.5 đ) Cần sống giản dị vì: + Đối với cá nhân: Giản dị giúp ta đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết, để làm những việc có ích cho bản thân và cho mọi người; được mọi người quý mến cảm thông và giúp đỡ. + Đối với gia đình: Lối sống giản dị giúp ta biết tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình. + Đối với xã hội: Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau; loại trừ được những thoái hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại, làm lành mạnh xã hội. Câu 14 : Cần phải xây dựng gia đình văn hóa vì: a)( 2 đ) + Đối với cá nhân: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là những vốn quý, nhưng kinh nghiệm mà các thế hệ con cháu có thể học tập, có thêm sức mạnh để không ngừng vươn lên thể hiện lòn biết ơn của thế hệ hôm nay với thế hệ đi trước. + Đối với xã hội: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc. Nhất là trong thời đại hội nhập điều đó càng có ý nghĩa quan trọng. b) (1.5 đ )HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu các ý chính sau: Không đồng tình quan điểm trên vì chưa biết chia sẽ công việc với nhau giữ các thành viên trong gia đình. Thể hiện tư tưởng lạc hậu vẫn còn trọng nam khinh nữ. Câu 15: (1 đ) Nhận xét hành vi của Nam: Hành vi của nam trong tình huống trên thể hiện tính không kiên định, không tự tin ở chính mình. Mặc khác, còn thể hiện sự gian lận trong kiểm tra thi cử.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2